28/04/2024 00:31Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Xuất quốc
出國

Tác giả: Trần Ích Tắc - 陳益稷

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Trần
Đăng bởi Vanachi vào 11/11/2018 16:05

 

Nguyên tác

當年扶義出南邦,
耿耿丹忠對彼蒼。
不是文公逃晉難,
庶幾微子慨殷亡。
箕裘未泯先君烈,
簡策應留後世芳。
寰海車書會同日,
故家遙記越山長。

Phiên âm

Đương niên phù nghĩa xuất nam bang,
Cảnh cảnh đan trung đối bỉ thương.
Bất thị Văn Công[1] đào Tấn nạn,
Thứ cơ Vi Tử[2] khái Ân vong.
Cơ cầu[3] vị mẫn tiên quân liệt,
Giản sách ưng lưu hậu thế phương.
Hoàn hải xa thư[4] hội đồng nhật,
Cố gia dao ký Việt sơn trường.

Bản dịch của nhóm Trần Kính Hoà

Bỏ nước ra đi nhớ tự ngày,
Lòng trung cánh cánh có trời hay.
Chẳng qua Vi Tử buồn Ân mất,
Há phải Văn Công trốn nước ngoài.
Nghề mọn cơ cầu noi nghiệp trước,
Tiếng thơm sử sách để sau nầy.
Ngày nay bốn biển chung đường lối,
Nhà cũ xa trông núi Việt dài.
Bài thơ này được Lê Tắc chép trong An Nam chí lược, nói về việc Trần Ích Tắc bỏ theo hàng nhà Nguyên.

[2] Vi Tử là anh của vua Trụ nhà Ân. Vua Trụ hoang dâm, Vi Tử can ngăn không được, bèn bỏ đi. Sau khi Võ Vương diệt vua Trụ, phong Vi Tử ở nước Tống để nối dòng dõi nhà Ân.
[1] Công tử nhà Tấn, bỏ trốn trong lúc nước có nạn, sau về phục quốc.
[3] Thiên Học ký trong Kinh lễ có câu: “Lương dã chi tử học vi cầu, Lương cung chi tử học vi cơ”, nghĩa là con người thợ đúc khéo, thấy cha thổi chảy các loại kim để hàn đồ, thì bắt chước sưu tầm những miếng da thú nhỏ để làm áo cừu, con người thợ làm cung khéo thấy cha uốn cây điều hoà để làm cung thì bắt chước uốn cây làm thúng. Chữ “cơ cầu” dùng chỉ nối nghiệp cũ của ông cha.
[4] Do chữ “Xa đồng quỹ, thư đồng văn”, nghĩa là xe cùng dấu, sách cùng chữ, ý nói hoàn hải giao thông rộng mở.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Trần Ích Tắc » Xuất quốc