25/04/2024 20:39Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XIV
Caput XIV

Tác giả: Heinrich Heine

Nước: Đức
Đăng bởi hongha83 vào 06/08/2015 21:34

 

Nguyên tác

Ein feuchter Wind, ein kahles Land,
Die Chaise wackelt im Schlamme;
Doch singt es und klingt es in meinem Gemüt:
"Sonne, du klagende Flamme!"

Das ist der Schlußreim des alten Lieds,
Das oft meine Amme gesungen -
»Sonne, du klagende Flamme!« Das hat
Wie Waldhornruf geklungen.

Es kommt im Lied ein Mörder vor,
Der lebt' in Lust und Freude;
Man findet ihn endlich im Walde gehenkt
An einer grauen Weide.

Des Mörders Todesurteil war
Genagelt am Weidenstamme;
Das haben die Rächer der Feme getan -
"Sonne, du klagende Flamme!"

Die Sonne war Kläger, sie hatte bewirkt,
Daß man den Mörder verdamme.
Ottilie hatte sterbend geschrien:
»Sonne, du klagende Flamme!«

Und denk ich des Liedes, so denk ich auch
Der Amme, der lieben Alten;
Ich sehe wieder ihr braunes Gesicht,
Mit allen Runzeln und Falten.

Sie war geboren im Münsterland,
Und wußte, in großer Menge,
Gespenstergeschichten, grausenhaft,
Und Märchen und Volksgesänge.

Wie pochte mein Herz, wenn die alte Frau
Von der Königstochter erzählte,
Die einsam auf der Heide saß
Und die goldnen Haare strählte.

Die Gänse mußte sie hüten dort
Als Gänsemagd, und trieb sie
Am Abend die Gänse wieder durchs Tor,
Gar traurig stehen blieb sie.

Denn angenagelt über dem Tor
Sah sie ein Roßhaupt ragen,
Das war der Kopf des armen Pferds,
Das sie in die Fremde getragen.

Die Königstochter seufzte tief:
»O Falada, daß du hangest!«
Der Pferdekopf herunterrief:
»O wehe! daß du gangest!«

Die Königstochter seufzte tief:
»Wenn das meine Mutter wüßte!«
Der Pferdekopf herunterrief:
»Ihr Herze brechen müßte!«

Mit stockendem Atem horchte ich hin,
Wenn die Alte ernster und leiser
Zu sprechen begann und vom Rotbart sprach,
Von unserem heimlichen Kaiser.

Sie hat mir versichert, er sei nicht tot,
Wie da glauben die Gelehrten,
Er hause versteckt in einem Berg
Mit seinen Waffengefährten.

Kyffhäuser ist der Berg genannt,
Und drinnen ist eine Höhle;
Die Ampeln erhellen so geisterhaft
Die hochgewölbten Säle.

Ein Marstall ist der erste Saal,
Und dorten kann man sehen
Viel tausend Pferde, blankgeschirrt,
Die an den Krippen stehen.

Sie sind gesattelt und gezäumt,
Jedoch von diesen Rossen
Kein einziges wiehert, kein einziges stampft,
Sind still, wie aus Eisen gegossen.

Im zweiten Saale, auf der Streu,
Sieht man Soldaten liegen,
Viel tausend Soldaten, bärtiges Volk,
Mit kriegerisch trotzigen Zügen.

Sie sind gerüstet von Kopf bis Fuß,
Doch alle diese Braven,
Sie rühren sich nicht, bewegen sich nicht,
Sie liegen fest und schlafen.

Hochaufgestapelt im dritten Saal
Sind Schwerter, Streitäxte, Speere,
Harnische, Helme, von Silber und Stahl,
Altfränkische Feuergewehre.

Sehr wenig Kanonen, jedoch genug,
Um eine Trophäe zu bilden.
Hoch ragt daraus eine Fahne hervor,
Die Farbe ist schwarzrotgülden.

Der Kaiser bewohnt den vierten Saal.
Schon seit Jahrhunderten sitzt er
Auf steinernem Stuhl, am steinernen Tisch,
Das Haupt auf den Armen stützt er.

Sein Bart, der bis zur Erde wuchs,
Ist rot wie Feuerflammen,
Zuweilen zwinkert er mit dem Aug',
Zieht manchmal die Braunen zusammen.

Schläft er oder denkt er nach?
Man kann's nicht genau ermitteln;
Doch wenn die rechte Stunde kommt,
Wird er gewaltig sich rütteln.

Die gute Fahne ergreift er dann
Und ruft: »Zu Pferd! zu Pferde!«
Sein reisiges Volk erwacht und springt
Lautrasselnd empor von der Erde.

Ein jeder schwingt sich auf sein Roß,
Das wiehert und stampft mit den Hufen!
Sie reiten hinaus in die klirrende Welt,
Und die Trompeten rufen.

Sie reiten gut, sie schlagen gut,
Sie haben ausgeschlafen.
Der Kaiser hält ein strenges Gericht,
Er will die Mörder bestrafen -

Die Mörder, die gemeuchelt einst
Die teure, wundersame,
Goldlockichte Jungfrau Germania -
"Sonne, du klagende Flamme!"

Wohl mancher, der sich geborgen geglaubt,
Und lachend auf seinem Schloß saß,
Er wird nicht entgehen dem rächenden Strang,
Dem Zorne Barbarossas! - - -

Wie klingen sie lieblich, wie klingen sie süß,
Die Märchen der alten Amme!
Mein abergläubisches Herze jauchzt:
"Sonne, du klagende Flamme!"

Bản dịch của Trần Đương

Làn gió ẩm, vùng quê trơ khấc
Trên đường lầy, khấp khểnh, xe lăn...
Tự lòng ta, vẫn ngân câu hát:
"Hỡi mặt trời, ngọn lửa trừ gian!"

Câu hát cuối của bài ca xưa cũ
U già ta vẫn hát thuở nào
"Hỡi mặt trời..." lời ca, ngọn lửa...
Từng vang lên như còi réo rừng sâu...

Tên sát nhân hiện lên trong bài hát
Tên sát nhân phè phỡn, say nồng
Một ngày kia bị đem treo cổ
Trên cành dương liễu xám, khô cong

Bản án đã nêu lên tội hắn
Được đóng đinh vào một góc thân cây
Những kẻ báo thù xứ Phê-mơ trị hắn
"Hỡi mặt trời..." - ngọn lửa của ta đây!

Chính mặt trời là người phát giác
Và tố ra tên kẻ sát nhân
Có tội phải đền - không thể khác!
Người khuất xưa kia từng thét bao lần

Và khi nghĩ đến bài hát đó
Tôi bâng khuâng nhớ tới u già
Bà cụ thân yêu, mặt đầy sương gió
Những đường nhăn in dấu ngày qua

U từng thuộc rất nhiều chuyện cổ
Chuyện thần tiên, ma quỷ, ly kỳ
Quê Muyn-xtơ cũng là xứ sở
Của dân ca, làn điệu lâm li...

Tim tôi đập bồi hồi biết mấy
Khi nghe u kể chuyện ngày xưa:
Nàng công chúa một mình ngồi chải
Mái tóc vàng trên bãi hoang sơ

Nàng công chúa phải đi chăn ngỗng
Chẳng khác chi một gái nô tì
Trời chập tối, ngỗng về qua cổng
Nàng đứng im: chân chẳng buồn đi

Bởi có chiếc đầu lâu của ngựa
Được đóng ngay trước cổng vào ra
Con ngựa ấy, thật là khốn khổ
Nàng vẫn thường cưỡi nó đi xa

Nàng công chúa sụt sùi than vãn:
- Ngựa của ta bị chết treo rồi!
Chiếc đầu ngựa đáp lời, cúi xuống:
- Trốn làm sao, khổ lắm, bà ơi!

Nàng công chúa sụt sùi than vãn:
- Nếu mẹ ta mà biết chuyện này!
Chiếc đầu ngựa đáp lời, cúi xuống:
- Trái tim Người sẽ vỡ ra ngay!

Tôi nín thở, nghe u kể tiếp
Giọng u già trang trọng, nhỏ dần
U đã kể về vua Rốt-bát
Vị đế vương bí ẩn, siêu phàm

U đảm bảo: Vua ta vẫn sống
Không như nhiều học giả tưởng đâu!
Người đang trốn trong rừng núi vắng
Cùng bạn bè chiến đấu trước sau

Khip-hoi-dơ là tên núi ấy
Tận bên trong có một hang sâu
Đèn toả ánh lung linh, huyền bí
Những căn phòng chót vót vòm cao

Phòng thứ nhất - đó là chuồng ngựa
Có hàng nghìn chú ngựa đứng ăn
Ngựa được thắng bằng vàng rực rỡ
Bên rất nhiều máng cỏ vây quanh

Cả chuồng ngựa, yên cương đóng sẵn
Nhưng lạ thay: không chú ngựa nào
Cất tiếng hý, xoay lưng, dậm cẳng
Chúng lặng im như sắt đúc vào

Phòng thứ hai, hàng nghìn lính tráng
Nằm dọc ngang trên những lớp rơm
Những chú lính hồn nhiên, râu rậm
Vẻ hiên ngang, chiến đấu ngoan cường

Từ đầu đến chân, đều mang vũ khí
Những chàng trai ngoan ngoãn nhường này
Nhưng rất lạ: không ai cựa quậy
Họ nằm im và ngủ rất say

Phòng thứ ba: ngổn ngang, chồng chất
Những búa, gươm, giáo mác, mũ che
Những áo giáp đúc nên bằng thép
Súng hoả mai thời cổ ê hề

Súng đại bác, ít thôi, nhưng đủ
Để tạo nên bộ vũ khí xinh xinh
Trên cao vót, cờ bay rực rỡ
Cờ ba màu: vàng, đỏ và đen

Phòng thứ tư: dành cho Hoàng đế
Người ở đây bao thế kỷ rồi!
Đều từ đá, đúc nên bàn ghế
Vua trầm ngâm, tay đỡ thân Người

Người để râu mọc dài tới đất
Râu của Người đỏ tựa lửa kia
Cũng có lúc thấy Người chớp mắt
Và đôi lần nhíu nhíu hàng mi

Người đương ngủ hay Người suy tưởng
Nào ai hay ai tỏ điều này!
Nhưng vừa lúc phút giờ đã điểm
Người rùng mình, đứng dậy, vươn vai

Người giật lấy ngọn cờ cao quý
Và hô to: Lên ngựa, mau mau!
Các chiến hữu rùng rùng đứng dậy
Đất vang lên tiếng mũ đội đầu

Từng kỵ sĩ nhảy lên lưng ngựa
Ngựa hý lên, tiếng hý vang trời!
Họ vùn vụt lao ra trận địa
Kèn giục quân, rung cả núi đồi!

Bởi vì họ thảy đều đẫy giấc
Ngựa phi nhanh, chiến đấu kiên cường
Vị hoàng đế vẫn nghiêm nét mặt:
Lũ sát nhân! Tội chúng phải đền!

Lũ sát nhân ngày xưa chém giết
Giéc-ma-nia óng ả tóc vàng
Nàng trinh nữ vô vàn thân thiết
Hỡi mặt trời, ngọn lửa trừ gian!

Cũng có kẻ giấu mình, yên chỗ
Tưởng rằng y đã thoát chết rồi
Nhưng, cả hắn cũng đem treo cổ:
Y thoát sao cơn giận của Người!

Thật êm ái, thật là dịu ngọt
Câu chuyện xưa... u kể bao lần
Tự lòng tôi, vang lên, thánh thót:
"Hỡi mặt trời, ngọn lửa trừ gian!"

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Heinrich Heine » Khúc XIV