26/04/2024 23:23Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXXI
Inferno: Canto XXXI

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 15/12/2006 19:01

 

Nguyên tác

Una medesma lingua pria mi morse,
sì che mi tinse l'una e l'altra guancia,
e poi la medicina mi riporse;

così od'io che solea far la lancia
d'Achille e del suo padre esser cagione
prima di trista e poi di buona mancia.

Noi demmo il dosso al misero vallone
su per la ripa che 'l cinge dintorno,
attraversando sanza alcun sermone.

Quiv'era men che notte e men che giorno,
sì che 'l viso m'andava innanzi poco;
ma io senti' sonare un alto corno,

tanto ch'avrebbe ogne tuon fatto fioco,
che, contra sé la sua via seguitando,
dirizzò li occhi miei tutti ad un loco.

Dopo la dolorosa rotta, quando
Carlo Magno perdé la santa gesta,
non sonò sì terribilmente Orlando.

Poco portai in là volta la testa,
che me parve veder molte alte torri;
ond'io: «Maestro, di', che terra è questa?».

Ed elli a me: «Però che tu trascorri
per le tenebre troppo da la lungi,
avvien che poi nel maginare abborri.

Tu vedrai ben, se tu là ti congiungi,
quanto 'l senso s'inganna di lontano;
però alquanto più te stesso pungi».

Poi caramente mi prese per mano,
e disse: «Pria che noi siamo più avanti,
acciò che 'l fatto men ti paia strano,

sappi che non son torri, ma giganti,
e son nel pozzo intorno da la ripa
da l'umbilico in giuso tutti quanti».

Come quando la nebbia si dissipa,
lo sguardo a poco a poco raffigura
ciò che cela 'l vapor che l'aere stipa,

così forando l'aura grossa e scura,
più e più appressando ver' la sponda,
fuggiemi errore e cresciemi paura;

però che come su la cerchia tonda
Montereggion di torri si corona,
così la proda che 'l pozzo circonda

torreggiavan di mezza la persona
li orribili giganti, cui minaccia
Giove del cielo ancora quando tuona.

E io scorgeva già d'alcun la faccia,
le spalle e 'l petto e del ventre gran parte,
e per le coste giù ambo le braccia.

Natura certo, quando lasciò l'arte
di sì fatti animali, assai fé bene
per tòrre tali essecutori a Marte.

E s'ella d'elefanti e di balene
non si pente, chi guarda sottilmente,
più giusta e più discreta la ne tene;

ché dove l'argomento de la mente
s'aggiugne al mal volere e a la possa,
nessun riparo vi può far la gente.

La faccia sua mi parea lunga e grossa
come la pina di San Pietro a Roma,
e a sua proporzione eran l'altre ossa;

sì che la ripa, ch'era perizoma
dal mezzo in giù, ne mostrava ben tanto
di sovra, che di giugnere a la chioma

tre Frison s'averien dato mal vanto;
però ch'i' ne vedea trenta gran palmi
dal loco in giù dov'omo affibbia 'l manto.

«Raphél maì amèche zabì almi»,
cominciò a gridar la fiera bocca,
cui non si convenia più dolci salmi.

E 'l duca mio ver lui: «Anima sciocca,
tienti col corno, e con quel ti disfoga
quand'ira o altra passion ti tocca!

Cércati al collo, e troverai la soga
che 'l tien legato, o anima confusa,
e vedi lui che 'l gran petto ti doga».

Poi disse a me: «Elli stessi s'accusa;
questi è Nembrotto per lo cui mal coto
pur un linguaggio nel mondo non s'usa.

Lasciànlo stare e non parliamo a vòto;
ché così è a lui ciascun linguaggio
come 'l suo ad altrui, ch'a nullo è noto».

Facemmo adunque più lungo viaggio,
vòlti a sinistra; e al trar d'un balestro,
trovammo l'altro assai più fero e maggio.

A cigner lui qual che fosse 'l maestro,
non so io dir, ma el tenea soccinto
dinanzi l'altro e dietro il braccio destro

d'una catena che 'l tenea avvinto
dal collo in giù, sì che 'n su lo scoperto
si ravvolgea infino al giro quinto.

«Questo superbo volle esser esperto
di sua potenza contra 'l sommo Giove»,
disse 'l mio duca, «ond'elli ha cotal merto.

Fialte ha nome, e fece le gran prove
quando i giganti fer paura a' dèi;
le braccia ch'el menò, già mai non move».

E io a lui: «S'esser puote, io vorrei
che de lo smisurato Briareo
esperienza avesser li occhi miei».

Ond'ei rispuose: «Tu vedrai Anteo
presso di qui che parla ed è disciolto,
che ne porrà nel fondo d'ogne reo.

Quel che tu vuo' veder, più là è molto,
ed è legato e fatto come questo,
salvo che più feroce par nel volto».

Non fu tremoto già tanto rubesto,
che scotesse una torre così forte,
come Fialte a scuotersi fu presto.

Allor temett'io più che mai la morte,
e non v'era mestier più che la dotta,
s'io non avessi viste le ritorte.

Noi procedemmo più avante allotta,
e venimmo ad Anteo, che ben cinque alle,
sanza la testa, uscia fuor de la grotta.

«O tu che ne la fortunata valle
che fece Scipion di gloria reda,
quand'Anibàl co' suoi diede le spalle,

recasti già mille leon per preda,
e che, se fossi stato a l'alta guerra
de'tuoi fratelli, ancor par che si creda

ch'avrebber vinto i figli de la terra;
mettine giù, e non ten vegna schifo,
dove Cocito la freddura serra.

Non ci fare ire a Tizio né a Tifo:
questi può dar di quel che qui si brama;
però ti china, e non torcer lo grifo.

Ancor ti può nel mondo render fama,
ch'el vive, e lunga vita ancor aspetta
se 'nnanzi tempo grazia a sé nol chiama».

Così disse 'l maestro; e quelli in fretta
le man distese, e prese 'l duca mio,
ond'Ercule sentì già grande stretta.

Virgilio, quando prender si sentio,
disse a me: «Fatti qua, sì ch'io ti prenda»;
poi fece sì ch'un fascio era elli e io.

Qual pare a riguardar la Carisenda
sotto 'l chinato, quando un nuvol vada
sovr'essa sì, ched ella incontro penda;

tal parve Anteo a me che stava a bada
di vederlo chinare, e fu tal ora
ch'i' avrei voluto ir per altra strada.

Ma lievemente al fondo che divora
Lucifero con Giuda, ci sposò;
né sì chinato, lì fece dimora,

e come albero in nave si levò.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng địa ngục thứ IX. Những kẻ khổng lồ quanh hố ngục. Khổng lồ Anteo đặt Virgilio và Dante xuống đáy vực sâu.

Cùng cái lưỡi đó, lúc đầu đã cắn tôi,
Làm đỏ má này, rồi má kia,
Sau đó lại đắp thuốc cho tôi.

Giống như người ta nói, mũi giáo của Akinle
Và cha chàng, là nguyên nhân,
Của điều bất hạnh ở lúc đầu, nhưng về sau là của điều may mắn,

Chúng tôi quay lưng lại thung lũng buồn thảm,
Men theo đường bao quanh,
Vượt qua mà không nói một lời.

Ở đó là đêm hơn là ngày,
Nên tầm nhìn của tôi không tiến được xa,
Bỗng tôi nghe một tiếng tù và mạnh mẽ.

To đến mức át được tiếng sấm rền,
Tôi vội hướng mắt nhìn về phía,
Từ nơi âm thanh vọng tới.

Sau cuộc thất trận đớn đau,
Khi vua Carlo Malgno bị mất đội quân thần thánh,
Orlando cũng không rúc tù và ghê gớm đến thế.

Tôi vừa quay đầu về phía ấy,
Và tưởng như trông thấy rất nhiều tháp cao,
Tôi vội hỏi: - "Thưa thầy, đây là đâu?"

Thầy đáp: - "Vì khi con nhìn,
Từ quá xa, xuyên qua bóng tối,
Nên dẫn đến sai lầm trong phán đoán.

Khi đến tận nơi, con sẽ thấy,
Giác quan ta nhầm lẫn biết bao do khoảng cách,
Nhưng hãy cố rảo bước lên một chút".

Rồi một cách thân ái, người cầm lấy tay tôi,
Và nói: - "Để lúc chúng ta đến gần,
Cho con thấy sự việc bớt kỳ lạ,

Con nên biết, đấy không phải những ngọn tháp mà là những người khổng lồ,
Họ đứng quanh hố, vòng quanh bờ,
Tất cả đều bị che từ rốn xuống dưới.

Rồi khi sương mù bắt đầu tan,
Khi mắt dần dần nhìn được rõ hơn,
Những gì trước đó bị hơi nước trong không khí che khuất.

Giống như vậy, tôi nhìn xuyên qua màn tối dày đặc,
Khi tiến lại gần bờ hơn,
Sự lầm lẫn biến dần và nỗi sợ hãi tăng lên.

Vì giống như trên tường thành bao quanh,
Lâu đài Montelegion có nhiều tháp tô điểm,
Cũng như vậy trên đỉnh cao vòng quanh hố.

Đứng sừng sững, thay cho tháp, lộ đến nửa thân,
Là những người khổng lồ khủng khiếp,
Mà Giove trên trời, vẫn hăm doạ, mỗi khi gây sấm sét.

Và tôi đã nhìn được mặt một kẻ trong bọn họ,
Đôi vai, bộ ngực và phần bụng,
Và cánh tay buông thõng xuống dọc sườn.

Tạo hoá tất nhiên đã hành động đúng,
Khi thôi, không tạo ra những sinh vật đó,
Để tước đi của thần Marte những chiến binh như vậy.

Nhưng nếu tạo hoá không hề hối tiếc,
Là đã sinh ra voi và cá ống thì một người giỏi quan sát,
Sẽ đánh giá việc này là đúng và thận trọng.

Bởi vì nếu năng lực của lý trí,
Kết hợp với ác tâm và bạo lực,
Thì con người không thể nào đối phó nổi.

Khuôn mặt của người khổng lồ dài và đồ sộ,
Như quả thông bằng đồng đen ở nhà thờ San Pietro ở Roma,
Những bộ phần khác đều có tỉ lệ tương ứng.

Thành hố che khuất mất thắt lưng,
Nhưng vẫn thấy được  phần trên,
Mà đến ba người Forison cũng không thể khoe khoang.

Là với tới được bộ tóc của ông ta,
Đúng vậy, tôi thấy có tới ba mươi gang tay lớn,
Từ bờ miệng hố lên tới điểm cài khuy áo choàng.

"Raphel mai amèche zabi almi"
Bỗng kêu lên cái mồm gớm ghiếc,
Cái mồm này thật không hợp với bài thánh ca dịu dàng.

Người hướng đạo của tôi liền bảo: - "Bớ linh hồn ngốc nghếch,
Hãy giữ lấy và dùng cái tù và của ngươi làm nhẹ bớt,
Cơn giận dữ hay dục vọng của ngươi lôi cuốn.

Hãy tìm ở cổ, người sẽ thấy sợi dây,
Trói buộc ngươi, hỡi linh hồn lú lẫn,
Nó kia kìa, ngang trước tấm ngực đồ sộ của ngươi".

Rồi người bảo tôi: - "Nó tự buộc mình,
Nó là Menborotto, đã có ý tưởng điên khùng,
Không muốn loài người trên trái đất dùng chung một ngôn ngữ

Hãy để nó đấy, đừng nói nữa, vô ích,
Bởi mọi ngôn ngữ với nó, cũng như
Ngôn ngữ của nó đối với mọi người, chẳng ai hiểu nổi!"

Chúng tôi đi tiếo con đường của mình,
Theo mé trái; cách một khoảng tên nỏ bắn,
Lại hiện ra một khổng lồ khác, đồ sộ hơn, dữ tợn hơn.

Người thợ cả nào đã trói nổi hắn ta
Tôi không biết, nhưng tay trái hắn bị trói ra đàng trước,
Còn tay phải thì ra đàng sau.

Bởi một dây xiềng, quấn chặt anh ta,
Từ cổ đến chân, quấn đến năm vòng,
Cái phần thân thể nhìn thấy được.

Nhà thông thái nói - "Tên kiêu căng này muốn thử,
Dùng sức mạnh của mình chống lại Giove tối cao,
Và phần thưởng dành cho nó là như vậy đấy!

Tên nó là Fiante, nó đã chứng minh khả năng của mình,
Khi các khổng lồ làm cho cách thần linh sợ hãi,
Nó sẽ không còn cử động được cánh tay đã vung lên."

Tôi nói: - "Con rất muốn, nếu có thể,
Nhìn tận mắt để hiểu rõ,
Khổng lồ quá khổ Braiacco".

Thầy trả lời: - "Con sẽ được thấy Anteno,
Ở cách đây không xa, nó nói được và không bị xích,
Chính anh ta sẽ đưa chúng ta xuống tận đáy địa ngục.

Còn kẻ mà con muốn thấy lại ở xa hơn,
Hắn bị trói và cũng như anh này,
Nếu mặt hắn cũng không dữ tợn hơn".

Chưa bao giờ người ta thấy một trận động đất,
Lại lay chuyển một ngọn tháp mạnh đến thế,
Như khi Fiante vặn vẹo sống lưng.

Cũng chưa bao giờ tôi sợ chết đến thế,
Mà để giết chết tôi, riêng nỗi sợ cũng đủ,
Nếu rôi không trông thấy những vòng xích trói nó.

Chíng tôi lại đi theo đường của chúng tôi,
Đến chỗ Anteo đang đứng, lộ ra ngoài hố,
Tới mười hai sải, không kể đầu.

- "Hỡi người, trong thung lũng may mắn,
Nơi Sipion thừa hưởng vinh quang của ngươi
Khi Anibal cùng bản bộ quay lưng tháo chạy

Ngươi đã thu được chiến lợi phẩm một ngàn sư tử,
Nếu ngươi tham gia trận đánh cao cả,
Của các anh em ngươi, người ta tin rằng:

Ngươi sẽ chiến thắng những người con của trái đất,
Hãy mang chúng tôi xuống đáy hố và chớ xem thường việc đó,
Xuống nơi hầm Cosito bị đóng băng.

Đừng đưa chúng tôi tới Tisio, cũng như tới Tifo
Con người này có thể cho cái mà ở đây người ta muốn,
Hãy cúi xuống và đừng có vặn mõm nữa.

Con người này có thể cho ngươi vinh quang trên trần thế,
Vì anh ta còn sống và một cuộc sống dài lâu còn chờ đợi anh ta,
Nếu Đấng tối cao không gọi anh ta về trước hạn"

Thầy tôi nói vậy và người khổng lồ lập tức,
Chìa tay ra để nhấc thầy lên,
Hai bàn tay mà xưa kia Ecule đã từng nếm sức bóp chặt.

Khi cảm thấy mình đã được nâng lên,
Thầy liền bảo tôi: - "Lại gần đây, để ta nắm lấy con"
Rồi thầy và tôi chỉ làm thành một.

Giống như tháp Carisenda,
Nếu ta từ dưới nhìn lên, về phía tháp nghiêng,
Đúng lúc có một đám mây bay qua.

Thì tôi thấy Anteo cũng như vậy,
Khi tôi đang chờ xem anh ta cúi xuống,
Và lúc ấy, thật tình tôi chỉ muốn chuồn đi nơi khác.

Nhưng rất nhẹ nhàng anh đặt chúng tôi xuống,
Cái vực sâu thăm thẳm, nơi đang dày vò Luysife và Giuda.
Anh không cúi nghiêng ở đó lâu,
Mà liền đứng thẳng dậy như cột buồm của một con tàu.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XXXI