11/05/2024 00:12Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Quá Hà Nội huyện nhị hiếu cố lý

Tác giả: Ngô Thì Vị - 吳時位

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Tây Sơn
Đăng bởi Vanachi vào 29/10/2023 14:30

 

Phiên âm

Trở thuỷ Hoàng Hà độ,
Cải trình biến mịch tân.
Nhân kinh Hà Nội huyện,
Ngẫu phỏng cổ bi văn:
Đinh Lan[1] dữ Quách Cự[2],
Câu thị Hà Nội nhân,
Nhất vị mẫu mai tử,
Nhất khắc mộc phụng thân.
Nhị nhân tịnh xứng hiếu,
Tạc tạc bi trung trần.
Phù Lan vô dung nghị,
Ư Cự, hữu cảm vân,
Ngũ luân bản phi nhất.
Mẫu tử giai đồng cân.
Lưỡng toàn túng vô kế,
Nhất khẩu khởi gia bần.
Cự hiếu hà kỳ dốc,
Sát tử do sát thân,
Cự tâm hà kỳ nhẫn!
Tri hiếu vị tri nhân.
Hoàng kim cẩu bất hoạch.
Cơ tự tàn nhất luân,
Tích đồng ngu dữ bạo,
Tình thị kiểu da chân?
Quan chư Đặng Bá Đạo[3].
Sự thủ, thất tắc quân.
Xử biến quá kỳ chính,
Khủng phi thánh hiền trân.
Nhân nhân hiếu tử tân.
Tế dịch thường bi tâm,
Vận hồ “Thập nhị tứ[4]”.
Tịnh khu Thuấn Mẫn quần.
Nghi hồ Chu phu tử[5],
Thấm ý tưởng hữu nhân,
“Tiểu học” xứng hiếu dã,
Cự danh độc bất văn,
“Xuân thu[6]” trách hiền giả.
Đức xứng phương vi thuần.
Sự thân chí như thử.
Sử nhân hà sở tuần,
Nhược thủ kỳ nhất tiết,
Lan, Cự thành vô phân,
Giai khả khởi ngoan bạc,
Diệc năng thông quỷ thần,
Ngữ thương tuy bất túc,
Hậu thế nan tị lân.
Ngã lai quá danh địa,
Tao hồi mã thủ tân,
Đình tham vọng hiếu lý,
Lỗi lỗi thuỳ gia phần?
Khô bồng lộ bất tiễn,
Hàn thôn sinh mộ vân
Thứ tức tư kỳ hiền,
Dục vấn vô di dân,
Cố ngã khởi năng hiếu,
Hà cảm khinh trí thần.
Điếu hoài “Minh phát[7]” chương,
San nhiên lệ chiêm cân.

Bản dịch của Phạm Trọng Chánh

Lụt lớn qua Hoàng Hà,
Tìm bến đổi đường qua.
Nhân qua huyện Hà Nội,
Vô tình đọc bia xưa.
Đinh Lan và Quách Cự,
Đều dân Hà Nội ta.
Người chôn con nuôi mẹ,
Người khắc tượng mẹ cha.
“Hai người tiếng con hiếu,
Rõ ràng ghi trong bia.”
Đinh Lan chẳng bàn qua,
Chuyện Quách Cự nghĩ xa:
Ngũ luân nào phải một,
Mẹ, con cùng người ta.
Hai đường chẳng bảo toàn,
Một miệng chẳng túng hơn.
Cự chỉ biết có hiếu,
Giết con là giết mình.
Sao Cự lòng tàn nhẫn,
Biết hiếu chẳng biết nhân.
Nếu vàng không bắt được,
Thật tàn hại đạo luân.
Thật ngu và tàn bạo,
Giả dối hay thật nào?
Xem chuyện Đặng Bá Đạo,
(Bỏ con và giữ cháu)
Việc khác lỗi như nhau.
Xử sự đi quá mức,
Không phải điều thánh nhân.
Lòng có nhân có hiếu,
Suy nghĩ xót thương lòng.
Trong “Nhị thập tứ hiếu”,
Thuấn, Mẫn sao ngang hàng?
Đúng vậy Chu phu tử,
Thâm ý có gì khuyên?
Sách “Tiểu học” khen hiếu,
Quách Cự chẳng có tên.
“Xuân thu” trách hiền giả,
Đức xứng mới vẹn toàn.
Thờ cha mẹ thế nào?
Mọi người có thể theo.
Nếu chỉ khen đức tốt,
Cự, Lan khác gì nhau!
Cảm hoá kẻ ngang ngạnh,
Cảm thông cả quỷ thần.
Đạo lý tuy chẳng đủ,
Đời sau khó ví bằng.
Ta đi qua đất này,
Ngựa về nước qua đây,
Nhìn làng người con hiếu,
Lô nhô mộ phần ai?
Đầy đường cây khô dại,
Thôn vắng chiều mây bay.
Than thở nhớ hiền giả,
Muốn hỏi chẳng gặp ai.
Ta vốn chẳng hiểu được,
Dám nghị luận bốc đồng.
Nghĩ nhớ chương “Minh phát”,
Lệ sa ướt cả khăn.
Hà Nội là tên huyện thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Tác giả làm bài này trong thời gian đi sứ nhà Thanh.

[1] Người đời Hán, mồ côi cha mẹ từ lúc còn bé, vì thương nhớ cha mẹ đã tạc tượng gỗ giống hình cha mẹ để thờ.
[2] Người đời Hán, nhà nghèo, mỗi khi ăn cơm mẹ phải xẻ một phần cho cháu. Quách Cự thấy thế định chôn sống con, nhưng đào huyệt thì bắt được vàng.
[3] Đặng Du, người Lương Lăng đời Tấn. Thời vua Hoài Đế, giặc Thạch Lặc vào đánh phá Trung Quốc. Bá Đạo đưa cả nhà chạy trốn. Gặp giặc biết không lưỡng toàn được cả hai con và cháu, con người em ruột, đã để con lại mà dắt cháu đi. Sau làm đến Lại bộ thượng thư. Người đời rất cảm kích về hành vi đó.
[4] Sách Nhị thập tứ hiếu kể 24 người con có hiếu, do Quách Cự Kinh đời Tấn biên soạn. Lý Văn Phức nước ta có dịch diễn ca nôm ra thơ lục bát. Trong đó có Ngu Thuấn, Mẫn Tử Khiên, Đinh Lan, Quách Cự.
[5] Chu Hy đời Tống biên soạn sách Tiểu học.
[6] Kinh Xuân thu do Khổng Tử biên soạn.
[7] Thơ Tiểu nhã trong Kinh thi có câu “Minh phát bất mị, Hữu hoài nhị nhân” (Đến tảng sáng vẫn chưa ngủ được, Vì nhớ đến cha mẹ).

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Ngô Thì Vị » Quá Hà Nội huyện nhị hiếu cố lý