29/03/2024 20:45Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Những đôi giày từ xứ Lublin
Kinderschuhe aus Lublin

Tác giả: Johannes Robert Becher

Nước: Đức
Đăng bởi hongha83 vào 13/12/2017 07:34

 

Nguyên tác

Von all den Zeugen, die geladen,
vergess ich auch die Zeugen nicht.
Als sie in Reihn den Saal betraten,
erhob sich schweigend das Gericht.

Wir blickten auf die Kleinen nieder,
ein Zug zog paarweis durch den Saal.
Es war, als tönten Kinderlieder,
ganz leise, fern, wie ein Choral.

Es war ein langer bunter Reigen,
der durch den ganzen Saal sich schlang.
Und immer tiefer ward das Schweigen
bei diesem Gang und Kindersang.

Voran die Kleinsten von den Kleinen,
sie lernten jetzt erst richtig gehn
- auch Schuhchen können lachen, weinen -,
ward je ein solcher Zug gesehn?

Es tritt ein winzig Paar zur Seite,
um sich ein wenig auszuruhn,
und weiter zieht es in die Weite -
es war ein Zug von Kinderschuhn.

Man sieht, wie sie den Füßchen passten -
sie haben niemals weh getan,
und Händchen spielten mit den Quasten,
das Kind zog gern die Schuhchen an.

Ein Paar aus Samt, ein Paar aus Seiden,
und eines war bestickt sogar
mit Blumen, wie sie ziehn, die beiden,
sind sie ein schmuckes Hochzeitspaar.

Mit Bändchen, Schnallen und mit Spangen,
zwerghafte Wesen, federleicht -
und viel sind viel zu lang gegangen
und sind vom Regen durchgeweicht.

Man sieht die Mutter, auf den Armen
das Kind, vor einem Laden stehn:
“Die Schuhchen, die, die weichen, warmen,
ach Mutter, sind die Schuhchen schön!”

“Wie soll ich nur die Schuhchen zahlen.
Wo nehm das Geld ich dafür her....”
Es naht ein Paar von Holzsandalen,
es ist schon müd und schleppt sich schwer.

Es muss ein Strümpfchen mit sich schleifen,
das wund gescheuert ist am Knie....
Was soll der Zug? Wer kann `s begreifen?
Und diese ferne Melodie....

Auch Schuhchen können weinen, lachen....
Da fährt in einem leeren Schuh
ein Püppchen wie in einem Nachen
und winkt uns wie im Märchen zu.

Hier geht ein Paar von einem Jungen,
das hat sich schon als Schuh gefühlt,
das ist gelaufen und gesprungen
und hat auch wohl schon Ball gespielt.

Ein Stiefelchen hat sich verloren
und findet den Gefährten nicht,
vielleicht ist der am Weg erfroren -
ach, damals fiel der Schnee so dicht....

Zum Schluss ein Paar, ganz abgetragen,
das macht noch immer mit, wozu?
Als hätte es noch was zu sagen,
ein Paar zerrissener Kinderschuh.

Ihr heimatlosen, kinderlosen,
wer schickte euch? Wer zog euch aus?
Wo sind die Füßchen all, die bloßen?
Ließt ihr sie ohne Schuh zu Haus?

Der Richter kann die Frage deuten.
Er nennt der toten Kinder Zahl.
....ein Kinderchor. Ein Totenläuten.
Die Zeugen gehen durch den Saal.

Die Deutschen waren schon vertrieben,
da fand man diesen schlimmen Fund.
Wo sind die Kinder nur geblieben?
Die Schuhe tun die Wahrheit kund:

Es war ein harter dunkler Wagen.
Wir fuhren mit der Eisenbahn.
Und wie wir in dem Dunkel lagen,
so kamen wir im Dunkel an.

Es kamen aus den Ländern allen
viel Schuhchen an in einem fort,
und manche stolpern schon und fallen,
bevor sie treffen ein am Ort.

Die Mutter sagte: “Wie viel Wochen
wir hatten schon nichts Warmes mehr?
Nun werd ich uns ein Süppchen kochen.”
Ein Mann mit Hund ging nebenher:

“Es wird sich schon ein Plätzchen finden”,
so lachte er, “und warm ist`s auch,
hier braucht sich keiner abzuschinden....”
bis in den Himmel kroch ein Rauch.

“Es wird euch nicht an Wärme fehlen,
wir heizen immer tüchtig ein.
Ich kann Lublin nur warm empfehlen,
bei uns herrscht ewiger Sonnenschein.”

Und es war eine deutsche Tante,
die uns im Lager von Lublin
empfing und “Engelspüppchen” nannte,
um uns die Schuhchen auszuziehn,

und als wir fingen an zu weinen,
da sprach die Tante: “Sollt mal sehn,
gleich wird die Sonne prächtig scheinen,
und drum dürft ihr jetzt barfuss gehn....

Stellt euch mal auf und lasst euch zählen,
so, seid ihr auch hübsch unbeschuht?
Es wird euch nicht an Wärme fehlen,
dafür sorgt unsere Sonnenglut....

Was, weint ihr noch? `s ist eine Schande!
Was tut euch denn, ihr Püppchen, weh?
Ich bin die deutsche Märchentante!
Die gute deutsche Puppenfee.

`s ist Zeit, ihr Püppchen, angetreten!
Was fällt euch ein denn, hinzuknien.
Auf, lasst uns singen und nicht beten!
Es scheint die Sonne in Lublin!”

Es sang ein Lied die deutsche Tante.
Strafft sich den Rock und geht voraus,
und dort, wo heiß die Sonne brannte,
zählt sie uns nochmals vor dem Haus.

Zu hundert, nackt in einer Zelle,
ein letzter Kinderschrei erstickt....
Dann wurden von der Sammelstelle
die Schuhchen in das Reich geschickt.

Es schien sich das Geschäft zu lohnen,
das Todeslager von Lublin.
Gefangenenzüge, Prozessionen.
Und - eine deutsche Sonne schien....

Wenn Tote einst als Rächer schreiten
und über Deutschland hallt ihr Schritt
und weithin sich die Schatten breiten -
dann ziehen auch die Schuhchen mit.

Ein Zug von aber tausend Zwergen,
so ziehen sie dahin in Reihn,
und wo die Schergen sich verbergen,
dort treten sie unheimlich ein.

Sie schleichen sich herauf in Stiegen,
sie treten in die Zimmer leis.
Die Henker wie gefesselt liegen
und zittern vor dem Schuldbeweis.

Es wird die Sonne brennend scheinen.
Die Wahrheit tut sich allen kund.
Es ist ein großes Kinderweinen,
ein Grabgesang aus Kindermund....

Der Kindermord ist klar erwiesen.
Die Zeugen all bekunden ihn.
Und nie vergess ich unter diesen
die Kinderschuhe aus Lublin.

Bản dịch của Trần Đương

Trong tất cả những chứng nhân được đưa tới
Các hình ảnh này tôi có thể nào quên!
Khi chứng nhân bước vào, theo đội ngũ
Cả phiên toà đứng dậy, lặng im

Cả một đoàn, sóng đôi nhau lặng lẽ
Chúng tôi nhìn những bóng dáng trẻ thơ
Tưởng lúc đó vang lên bài ca con trẻ
Nghe xa xôi... như khúc nhạc nhà thờ

Đó là một chuỗi dài, sặc sỡ
Nối theo nhau, uốn lượn khắp gian nhà
Và sự lặng im muốn chìm sâu hơn thế nữa
Trong dáng đi này, trong tiếng trẻ thơ

Đi đầu là những dáng hình nhỏ nhất
Chúng bây giờ cũng mới tập đi
Những chiếc giày con như biết cười biết khóc
Chưa bao giờ tôi thấy cảnh tượng kia!

Tạt sang bên, một đôi giày nhỏ xíu
Muốn nghỉ hơi một chút dọc đường
Rồi đi tiếp. Những đôi giày thơ ấu
Nối thành hàng, như đang buổi hành hương

Ai cũng thấy: Những bàn chân vừa khớp
Chẳng bao giờ nhức nhối ở đây
Và những bàn tay chơi núm len, xúc xắc
Em bé nào chẳng thích đi giày!

Một đôi bằng nhung, một đôi bằng lụa
Có một đôi còn được kết liền
Chúng xúng xính bên nhau, sặc sỡ
Vui như đôi bạn trẻ hồn nhiên

Có dây buộc, có khuy cài, kẹp tóc
Những thân hình bé xíu, nhẹ như bông
Chúng đã đi, trong mưa dầm, lăn lóc
Tự lâu rồi, sũng ướt, lại khô cong

Tưởng như thấy bà mẹ nào đương ẵm
Đứa con thơ, trước một quầy hàng:
“Những chiếc giày vừa mềm vừa ấm
Đẹp làm sao! Xin mẹ sắm cho con”

“Mẹ cũng muốn... Nhưng chúng ta phải trả
Con ơi con, mẹ lấy tiền đâu?...”
Đến gần kia là một đôi giày gỗ
Đang nặng nề lê bước theo sau

Một chiếc tất được tết vao trong đó
Đầu gối ai mang một vết thương rồi
Giày tiếp nối - Ai nào hiểu rõ?
Cả tiếng rì rầm khúc nhạc xa xôi

Những đôi giày con cũng biết cười biết khóc
Cứ như trong cổ tích, tự thời nào
Như thuyền nhỏ, một chiếc giày đơn độc
Chở búp bê trong đó vẫy chào

Một đôi khác, hẳn là chú bé
Đã từng đi, từng nhảy, từng chơi
Đôi giày ấy, của bao đứa trẻ
Từng đùa vui tung bóng lên trời

Một chiếc ủng nhỏ nhoi lẻ chiếc
Không tìm ra bạn cũ nơi đây
Hẳn nó đã dọc đường chết rét
Vào cái năm tuyết trắng rơi đầy

Tận sau cùng, một đôi giày rách nát
Dáng mệt nhoài, vẫn gắng gượng đi
Một đôi giày trẻ con, xơ xác
Hẳn là đang muốn nói điều gì

Ôi những đôi giày không quê hương, không trẻ nhỏ!
Ai gửi tới đây, ai đã tháo nó ra?
Những bàn chân các em đâu rồi, tất cả?
Sao giày để các em đi chân đất ở nhà?...

Vị chánh án có thể trả lời câu hỏi đó
Ông nêu lên số trẻ bị thiêu
Vọng tiếng chuông của người quá cố
Các chứng nhân vẫn tiếp tục theo vào

Phát xít Đức từ lâu bị tống cổ
Và người ta tìm được những thứ này
Ở đâu ở đâu, bao nhiêu em nhỏ?
Muốn rõ ư, nghe tâm sự những đôi giày:

Đó là một toa xe tối tăm, u ám
Ngỡ một chuyến vui bằng xe lửa, cùng nhau
Nhưng sự thật nào ai tường tỏ
Chúng em tới đây trong tăm tối những nấm mồ

Chúng em đến từ nhiều đất nước
Có nhiều em đã bị mất giày
Một số em ngã lăn ra vì vấp
Trước khi các em tới được nơi đây

Người mẹ nói: “Đã bao tuần như thế
Chẳng có gì một chút để cầm hơi!
Giờ mẹ sẽ đi đun súp nhé...”
Và người đàn ông dắt chó tiếp lời:

“Rồi ai cũng sẽ tìm ra chỗ đứng
- Lão cười to - mà cũng ấm cả thôi -
Chẳng ai phải mất thì giờ lo lắng...”
Cho đến khi làn khói toả lên trời

“Các em sẽ chẳng thiếu gì hơi ấm
Chúng tôi đêm ngày đốt nóng ở đây
Xứ Lublin tràn đầy ngột ngạt
Ở đây ở đây khói toả đêm ngày”

Và tiếp đó là một mụ người Đức
Đón chúng em trong trại Lublin
Mụ nói đến “súp tiên” ngon nhất
Và cởi giày từng đứa chúng em

Khi chúng em bắt đầu kêu khóc
Mụ nói ngay: “Chớ có ngại ngần
Mặt trời sẽ bùng lên, sáng rực
Và các em được phép bước chân trần

Các em tưởng tượng xem, và hãy nghe mụ kể:
Các em vẫn rất xinh, dù chẳng có giày!
Hơi nóng ở đây tràn trề, đấy nhé
Mặt trời sẽ mang hơi nóng lại ngay

Kìa các em vẫn khóc ư? Tệ quá!
Ai làm các em đau? Những búp bê xinh?
Ta là một người Đức từ trong truyện cổ
Là một nàng tiên xinh đẹp hiền lành!

Thôi nhé, đến giờ rồi, mau xếp hàng nghiêm chỉnh!
Ai làm gì đâu mà quỳ gối, các em?
Đứng lên chứ, hát lên, chẳng cần cầu nguyện
Mặt trời hồng đang toả sáng Lublin

Mụ người Đức xướng lên một bài hát
Vuốt váy phẳng phiu rồi vượt trước chúng em
Và ở đó, nơi mặt trời như thiêu đốt
Đứng trước nhà, mụ đếm lại từng em

Hàng trăm em đánh trần trong xà lim chật chội
Tiếng các em kêu bỗng ngưng tắt nửa chừng
Rồi những đôi giày con được đem xếp lại
Mang đến kho, thành tàng trữ của riêng

Thế là nên một cửa hàng rồi đó
Cái trại giết người ở xứ Lublin
Những tù nhân, những đoàn người phẫn nộ
Và - một mặt trời nước Đức đã mọc lên

Những người chết xưa kia muốn trả thù, gào thét
Trên nước Đức này sẽ rầm rập bước chân
Họ sẽ toả ra, từ xa, tít tắp
Và các đôi giày cũng nhịp bước hành quân

Hàng nghìn chú lùn đi trong hàng lớn
Nối tiếp nhau thành một đoàn tàu
Và nơi đâu lũ côn đồ lẩn trốn
Các chú lùn cũng dẫm nát, chẳng tha đâu!

Các chú men theo cầu thang, từng bậc
Xông vào từng ngõ ngách, căn phòng
Bọn sát nhân như bị trói ghì, phủ phục
Và run lên trước tội ác khôn cùng

Mặt trời sẽ bừng lên, chói sáng
Sự thật làm mọi người thêm dũng cảm, bền gan
Đó là tiếng khóc của trẻ thơ bất tận
Một điệu hát xuống mồ, từ miệng các em

Chuyện đã rõ. Các em thơ bị giết
Những chứng nhân đều vạch mặt chỉ tên
Và tất cả, chẳng ai quên được hết
Những đôi giày từ xứ Lublin

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Johannes Robert Becher » Những đôi giày từ xứ Lublin