21/04/2024 03:16Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XII
Inferno: Canto XII

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 24/09/2006 06:38

 

Nguyên tác

Era lo loco ov'a scender la riva
venimmo, alpestro e, per quel che v'er'anco,
tal, ch'ogne vista ne sarebbe schiva.

Qual è quella ruina che nel fianco
di qua da Trento l'Adice percosse,
o per tremoto o per sostegno manco,

che da cima del monte, onde si mosse,
al piano è sì la roccia discoscesa,
ch'alcuna via darebbe a chi sù fosse:

cotal di quel burrato era la scesa;
e 'n su la punta de la rotta lacca
l'infamia di Creti era distesa

che fu concetta ne la falsa vacca;
e quando vide noi, sé stesso morse,
sì come quei cui l'ira dentro fiacca.

Lo savio mio inver' lui gridò: «Forse
tu credi che qui sia 'l duca d'Atene,
che sù nel mondo la morte ti porse?

Pàrtiti, bestia: ché questi non vene
ammaestrato da la tua sorella,
ma vassi per veder le vostre pene».

Qual è quel toro che si slaccia in quella
c'ha ricevuto già 'l colpo mortale,
che gir non sa, ma qua e là saltella,

vid'io lo Minotauro far cotale;
e quello accorto gridò: «Corri al varco:
mentre ch'e' 'nfuria, è buon che tu ti cale».

Così prendemmo via giù per lo scarco
di quelle pietre, che spesso moviensi
sotto i miei piedi per lo novo carco.

Io gia pensando; e quei disse: «Tu pensi
forse a questa ruina ch'è guardata
da quell'ira bestial ch'i' ora spensi.

Or vo' che sappi che l'altra fiata
ch'i' discesi qua giù nel basso inferno,
questa roccia non era ancor cascata.

Ma certo poco pria, se ben discerno,
che venisse colui che la gran preda
levò a Dite del cerchio superno,

da tutte parti l'alta valle feda
tremò sì, ch'i' pensai che l'universo
sentisse amor, per lo qual è chi creda

più volte il mondo in caòsso converso;
e in quel punto questa vecchia roccia
qui e altrove, tal fece riverso.

Ma ficca li occhi a valle, ché s'approccia
la riviera del sangue in la qual bolle
qual che per violenza in altrui noccia».

Oh cieca cupidigia e ira folle,
che sì ci sproni ne la vita corta,
e ne l'etterna poi sì mal c'immolle!

Io vidi un'ampia fossa in arco torta,
come quella che tutto 'l piano abbraccia,
secondo ch'avea detto la mia scorta;

e tra 'l piè de la ripa ed essa, in traccia
corrien centauri, armati di saette,
come solien nel mondo andare a caccia.

Veggendoci calar, ciascun ristette,
e de la schiera tre si dipartiro
con archi e asticciuole prima elette;

e l'un gridò da lungi: «A qual martiro
venite voi che scendete la costa?
Ditel costinci; se non, l'arco tiro».

Lo mio maestro disse: «La risposta
farem noi a Chirón costà di presso:
mal fu la voglia tua sempre sì tosta».

Poi mi tentò, e disse: «Quelli è Nesso,
che morì per la bella Deianira
e fé di sé la vendetta elli stesso.

E quel di mezzo, ch'al petto si mira,
è il gran Chirón, il qual nodrì Achille;
quell'altro è Folo, che fu sì pien d'ira.

Dintorno al fosso vanno a mille a mille,
saettando qual anima si svelle
del sangue più che sua colpa sortille».

Noi ci appressammo a quelle fiere isnelle:
Chirón prese uno strale, e con la cocca
fece la barba in dietro a le mascelle.

Quando s'ebbe scoperta la gran bocca,
disse a' compagni: «Siete voi accorti
che quel di retro move ciò ch'el tocca?

Così non soglion far li piè d'i morti».
E 'l mio buon duca, che già li er'al petto,
dove le due nature son consorti,

rispuose: «Ben è vivo, e sì soletto
mostrar li mi convien la valle buia;
necessità 'l ci 'nduce, e non diletto.

Tal si partì da cantare alleluia
che mi commise quest'officio novo:
non è ladron, né io anima fuia.

Ma per quella virtù per cu' io movo
li passi miei per sì selvaggia strada,
danne un de' tuoi, a cui noi siamo a provo,

e che ne mostri là dove si guada
e che porti costui in su la groppa,
ché non è spirto che per l'aere vada».

Chirón si volse in su la destra poppa,
e disse a Nesso: «Torna, e sì li guida,
e fa cansar s'altra schiera v'intoppa».

Or ci movemmo con la scorta fida
lungo la proda del bollor vermiglio,
dove i bolliti facieno alte strida.

Io vidi gente sotto infino al ciglio;
e 'l gran centauro disse: «E' son tiranni
che dier nel sangue e ne l'aver di piglio.

Quivi si piangon li spietati danni;
quivi è Alessandro, e Dionisio fero,
che fé Cicilia aver dolorosi anni.

E quella fronte c'ha 'l pel così nero,
è Azzolino; e quell'altro ch'è biondo,
è Opizzo da Esti, il qual per vero

fu spento dal figliastro sù nel mondo».
Allor mi volsi al poeta, e quei disse:
«Questi ti sia or primo, e io secondo».

Poco più oltre il centauro s'affisse
sovr'una gente che 'nfino a la gola
parea che di quel bulicame uscisse.

Mostrocci un'ombra da l'un canto sola,
dicendo: «Colui fesse in grembo a Dio
lo cor che 'n su Tamisi ancor si cola».

Poi vidi gente che di fuor del rio
tenean la testa e ancor tutto 'l casso;
e di costoro assai riconobb'io.

Così a più a più si facea basso
quel sangue, sì che cocea pur li piedi;
e quindi fu del fosso il nostro passo.

«Sì come tu da questa parte vedi
lo bulicame che sempre si scema»,
disse 'l centauro, «voglio che tu credi

che da quest'altra a più a più giù prema
lo fondo suo, infin ch'el si raggiunge
ove la tirannia convien che gema.

La divina giustizia di qua punge
quell'Attila che fu flagello in terra
e Pirro e Sesto; e in etterno munge

le lagrime, che col bollor diserra,
a Rinier da Corneto, a Rinier Pazzo,
che fecero a le strade tanta guerra».

Poi si rivolse, e ripassossi 'l guazzo.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VII. Con quái vật Minotoro. Dòng sông máu và những kẻ bạo hành. Con nhân mã Nesso dẫn đường cho Virgilio và Dante.

Đường đi xuống một bờ dốc đứng,
Có con quái vật đứng canh,
Khiến mọi ánh mắt đều nhìn sang hướng khác.

Đó là do tai nạn lở đất năm xưa,
Từ sườn núi Trento giáng xuống Adise,
Vì động đất hay vì núi non thiếu điểm tựa.

Từ đỉnh núi, đất đá đổ ầm ầm,
Tất cả ập xuống cánh đồng,
Tạo nên đường dốc từ trên cao đi xuống.

Đó là đường dốc dẫn xuống vực thẳm,
Trên sườn núi đá sụp đổ,
Phơi bày nỗi ô nhục của Corratti.

Nó được thai nghén trong tượng con bò,
Thoạt thấy chúng tôi, nó tự cắn xé mình,
Bị kích động bởi lòng căm giận.

Nhà thông thái của tôi liền quát:
- “Có lẽ mày nhầm người này là quận công Atene
Đã tặng mày cái chết trên trần thế?

Hãy cút đi đồ súc sinh!
Người này đến đây, đâu phải do chị mày chỉ dẫn,
Mà đến, chỉ để xem những hình phạt của chúng bay”.

Như con bò đực bị tử thương,
Giận giữ đứt tung dây buộc,
Không còn đi được mà chỉ nhảy điên cuồng.

Tôi thấy Minotoro lồng lên,
Đúng lúc đó thầy tôi quát lớn: - “Hãy chạy qua lỗ hổng,
Nó đang phát cuồng, chớ bỏ lỡ thời cơ!”

Thế là chúng tôi đi xuống,
Đất đá lạo xạo dưới chân,
Do tác động của sức nặng khác thường.

Thấy tôi nặng trĩu trầm tư, thầy hỏi:
- “Chắc con đang nghĩ về đường đất lở và con quái vật.
Mà ta vừa dẹp yên cơn điên của nó,

Nhưng ta muốn con hay,
Lần trước khi ta xuống địa ngục này,
Thì lèn đá đó vẫn chưa sụp đổ.

Nhưng nếu ta không lầm thì không lâu,
Trước khi Ngài hạ cố xuống đây,
Cướp của Dite mấy mồi to ở tầng thứ nhất.

Khắp bốn phía của vực sâu thăm thẳm
Chuyển động cực kỳ dữ dội đến nỗi ta lầm tưởng
Vũ trụ xúc động vì tình yêu nên quay trở lại thời hồng hoang.

Thế giới đôi khi vẫn thành hỗn loạn,
Chính lúc đó lèn đá cổ này,
Ở đây và xa hơn sụp đổ.

Nhưng con hãy nhìn xuống dưới,
Đã tới gần dòng sông máu đang sôi,
Nơi đây luộc những kẻ hại người bằng bạo lực.

Ôi, thói hám của mù quáng và cơn giận điên cuồng,
Kích động chúng ta trong cuộc đời ngắn ngủi.
Để rồi bị chìm đắm trong vĩnh viễn khốn cùng.

Tôi thấy một vực lớn hình vòng cung”,
Chiếm trọn một cánh đồng ruộng,
Đúng như thầy hộ tống tôi đã nói.

Giữa dòng sông và vách đá,
Bọn quỷ sứ nửa người, nửa ngựa nối đuôi nhau đi,
Lăm lăm cung tên như thợ săn trên trần thế

Vừa thấy chúng tôi, chúng liền dừng lại,
Ba đứa tách ngay khỏi hàng,
Và cung tên, chuẩn bị sẵn sàng.

Một đứa gầm lên: Bay chịu cực hình gì?
Hỡi hai tên đang từ dốc đi xuống
“Trả lời ngay, nếu không tao bắn!

Thầy tôi đáp: - “Câu trả lời khi tới gần,
Chúng ta sẽ nói với Kiron,
Còn ngươi, sao vẫn bị thói vũ phu sai khiến?”

Rồi quay lại tôi, thầy khẽ bảo: - “Đó là Nesso,
Đã chết vì nàng Dejanira kiều diễm,
Nhưng cuối cùng, cũng trả được thù.

Kẻ đứng giữa, mắt nhìn xuống ngực,
Là Kiron vĩ đại đã nuôi dưỡng Akile
Còn đứa kia là Folo luôn điên cuồng giận dữ”,

Chúng đi, hàng nghìn, hàng nghìn quanh bờ vực.
Dùng tên bắn hạ những hồn định ngoi lên,
Khỏi sông máu khi chưa đền xong tội lỗi.

Chúng tôi tiến đến gần đám quái vật tinh nhanh,
Kiron lấy một mũi tên và dùng đuôi tên,
Gạt râu sang hai bên mép.

Khi đã lộ ra cái mồm rộng hoác,
Nó rỉ tai đồng nghiệp: - “Chúng bay có nhận thấy không,
Cái gã đi sau có thể làm động đậy mọi thứ,

Vậy thì không phải là bước chân của người đã chết!”
Thầy hướng đạo của tôi đã đến bên cạnh,
Con quái vật nửa người nửa ngựa.

Thầy nói: - “Đúng là anh ta còn sống, và chỉ anh ta thôi.
Nên tôi phải dẫn anh ta đi thăm thung lũng thảm sầu.
Anh ta đến vì cần thiết, chứ không phải vì thích thú.

Một vị đã phải bỏ dở cả bài thánh ca hoan hỉ,
Đến giao cho tôi sứ mệnh này,
Anh ta không phải kẻ cướp, còn tôi không phải dân trộm cắp.

Chính Bậc Đức hạnh đó đã khiến tôi cất bước,
Qua đường đi quá đỗi hiểm nghèo,
Hãy cho người của ngươi dẫn chúng tôi đi.

Chỉ cho tôi chỗ nào nông có thể lội qua,
Và dùng lưng cõng giùm anh bạn này,
Anh không phải âm hồn nên không đi được trên không”.

Kiron quay sang phải và bảo Nesso:
“Ngươi quay lại và dẫn họ đi,
Gặp toán canh nào thì bảo tránh ra!”

Chúng tôi lại lên đường với kẻ tháp tùng tin cậy.
Đi dọc bờ sông sục sôi máu đỏ.
Từ đó vang lên tiếng kêu của bọn người bị luộc.

Tôi thấy nhiều kẻ ngập sâu tận mắt,
Quỷ nhân mã bảo tôi: - “Đây là bọn bạo chúa,
Đã cướp máu và của cải người khác.

Đây là nơi chúng khóc than những tội ác bất nhân,
Kìa Alessandro và Dionisio hung dữ,
Đã nhấn chìm Sixilia nhiều năm dài đau khổ.

Và cái trán có bộ tóc đen kịt,
Là Atdolino; còn đứa tóc hung,
Chính là Opitso xứ Etti.

Trên trần thế tên này bị đứa con riêng giết chết”.
Tôi quay sang nhà thơ, nhưng người bảo”
“Kẻ này, người hướng dẫn thứ nhất, còn ta, thứ hai”.

Đi một quãng nữa xa hơn, con nhân mã dừng lại,
Trước một đám tội đồ dường như đang muốn thoát ra,
Khỏi dòng máu sôi ngập sâu tới cổ!

Hắn chỉ một âm hồn đứng riêng một xó,
“Kẻ này trước bàn thờ Chúa,
Đã đâm thủng trái tim, đến nay còn được thờ trên sông Tamasi”.

Tôi thấy nhiều kẻ nhô đầu,
Hoặc nhô nửa người khỏi dòng suối đỏ,
Trong số đó tôi nhận ra nhiều người.

Dòng sông máu càng lâu càng cạn,
Rồi chỉ còn lấp xấp bàn chân,
Đó là nơi chúng tôi vượt qua vực thẳm,

Con nhân mã nói: - “Khi thấy ở mé này,
Dòng sông máu cạn dần,
Thì ngươi phải hiểu rằng:

Ở mé kia dòng sông sẽ dần sâu thêm mãi,
Cho đến khi tiếp nối,
Với nơi mà sự bạo tàn đang rên rỉ.

Đó là nơi công lý thần thánh xử phạt,
Attila, kẻ đã gặp tai ương trên trái đất,
Rồi Piaro cùng Setto

Công lý liên tục làm tuôn nước mắt, bằng lửa đốt,
Của Rinie xứ Coocneto và Rinie dòng họ Passo,
Đã gây bao chiến tranh trên các nẻo đường”.
Nói xong, Nesso quay lại và vượt qua suối đỏ.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XII