26/04/2024 15:34Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Chân Định huyện, Cao Mại tổng, Bác Trạch xã Phạm quận công bi văn
真定縣高邁總博澤社范郡公碑文

Tác giả: Doãn Khuê - 尹奎

Thể thơ: Tản văn; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Nguyễn
Đăng bởi tôn tiền tử vào 27/01/2020 17:11

 

Nguyên tác

大丈夫處世立奇功樹偉業而能保全始終光蔭前後者幾。

黎景興年間上將范郡公起自風埃乃能夫人之所難能其積之修之必有自矣。

公吾州真定博澤產也歷宦至特進輔國上將軍宣力功臣提督神武四衛軍事務都督府右都督炎郡公上柱國上秩卒贈太保賜諡忠武褒封福神雄毅英烈端肅勤恪大王。其英聲俊列吳州近世名將所褒然特出者!

公沒後九十三稔國朝嗣德九年丙辰之夏公次孫范廷侃的曾孫范廷倘就予謂曰:昔先祖為黎功臣廟所本邑之西南有墓在。間遭兵火未及銘誌祈為壽之以言仍抄出制誥封贈各道及討賊陳詞一本見視其積功累仁宅心制行之原委則溯如也。

噫,公奮行伍之中一旦紀績沂常銘名太室此豈全靠材武已哉!蓋其積善必有以享天地之報顧今所可鏡者戰功耳。

竊放當黎之末群盜肆起公奮力效忠身經百戰其初試也銀家之破賊屯青蘭之攻偽莫檻午儀於古隴遇狂伍於山西所向無不推靡。至於討賊梂一事則尤其武烈之始終較看者自掙江擂江之戰而經勾而天蓬而香岱使彼不能據巢穴。經五六年間塗山蘇系鱗門漫海平朗寧舍六頭萬靈以至昌河富野郁門東隴經門南索前後數十餘戰。隨彼所到四攻圍而賊世日蹙。及其案鎮海陽也彼不敢近。尋煽誘于獾愛間公又奉為安督鎮攻于范江進于迷山直低仙里海口長驅重疊山頭再追于夔淩于黃梅以及務?淚貧生縛賊梂而大?黥觀是以列功臣授功爵頒世業民三十社世業田六百五十畝為當日諸將之冠。

夫阮有梂黎朝之最黠賊也宿聚東北間與官兵抗拒党夥滋蔓通于獾愛出沒閃倏經十餘年間。輕搖尚書海郡公范公為之統領而左之右之協力心以殲仇虜者公其第一焉。觀其陳詞有曰:軍令中嚴秋豪無犯。曰極勦窮追不遑啟處。曰雪夜經造山溪經幾羊腸烏跡甚為艱險蓋鐵石其心有死無二!自非忠義之氣有以大過人者而疇能如是家世之締績生平之操覆皆可於此乎徵矣!其保有爵祿後先光慶也宜哉。

公生辛巳年陞郡公爵景興之十三年壬申也。以二十五年終壽陸拾肆。

考贈都指揮使。妣封序夫人。男三女八。長諱廷伊。景興三十九年討平逆衍蒙封為英烈將軍都指揮使伊壽侯領宣光協鎮。卒贈特進輔國上將軍參督諡聰果。第二男諱陳善黎昭統元年為兵部協理提督四衛御營麟洋侯。黎運式微昭皇出亡在外尋沒入內地圖存公左右追隨備歷艱險幽燕羈靮經十六年。上國特頒驕騎校尉以中義著聞。經蒙國朝訪錄嘉獎。第三男諱廷佳陰弘信大夫。女皆適良族。至今族姓頗衍。蓋其流澤尚來艾也。

嗚呼!江山如昨忠烈名存今姑据所見聞以垂來鑒。若夫所謂譔述使德之光爛然於筆楮之外則非予之陋之所可能也。是為記。

皇朝嗣德玖年陸月貳拾捌日。

戊戌科同進士諒平道御史原銜休養府內後生舒朗尹奎葆光甫拜撰。

奉寫表曾孫丁未科秀才陳嘉瑞字記。

Phiên âm

Đại trượng phu xử thế lập kỳ công, thu vĩ nghiệp nhi năng bảo toàn thuỷ chung quang ấm tiền hậu giả kỷ.

Lê Cảnh Hưng niên gian Thượng tướng Phạm Quận công khởi tự phong ai nãi năng phù nhân chi sở nan năng, kỳ tích chi tu chi tất hữu tự hỹ.

Công ngô châu Chân Định Bác Trạch sản dã, lịch hoạn chí Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Tuyên lực công thần, Đề đốc thần vũ tứ vệ quân sự vụ Đô đốc phủ hữu Đô đốc Viêm Quận công Thượng trụ quốc Thượng trật; tốt tăng Thái bảo, tứ thuỵ Trung Vũ, Bao phong phúc thần, Hùng Nghị, Anh Liệt, Đoan Túc Cần Khác Đại Vương. Kỳ Anh thanh tuấn liệt ngô châu cận thế danh tướng sở bao nhiên đặc xuất giả!

Công một hậu cửu thập tam nẫm quốc triều Tự Đức cửu niên, Bính Thìn chi hạ công thứ tôn Phạm Đình Khản, đích tằng tôn Phạm Đình Thảng tựu dư vị viết: “Tích Tiên tổ vi Lê công thần, miếu sở bản ấp chi Tây Nam, hữu mộ tại. Gian tao binh hoả, vị cập minh chí, Kỳ vị thọ chi dĩ ngôn, nhưng sao xuất Chế cáo, phong tặng các đạo, cập thảo tặc trần từ nhất bản kiến thị, kỳ tích công luỹ nhân trạch tâm chế hạnh chi nguyên uỷ tắc tố như dã.

Y! Công phấn hàng ngũ chi trung, nhất đán kỷ tích thường minh danh thái thất, thử khởi toàn kháo tài vũ dĩ tai! Cái kỳ tích thiện tất hữu dĩ hưởng, thiên địa chi báo cố kim sở khả kính giả chiến công nhĩ.

Thiết phỏng đương Lê chí mạt, quần đạo tứ khởi, công phấn hiệu lực trung, thân kinh bách chiến kỳ sơ thí dã Ngân Già chi phá tặc đồn, Thanh Lan chi công nguỵ Mạc, hạm Cổ Nghi ư Cổ Lũng, ngộ cuồng ngũ ư Sơn Tây, sở hướng vô bất suy mỹ! Chí ư thảo tặc Cầu nhất sự, tắc vưu kỳ vũ liệt chi thuỷ chung hiệu khán giả tự Tranh Giang, Lôi Giang chi chiến, nhi Kinh Câu, nhi Thiên Bồng, nhi Hướng Đại, sử bi bất năng cứ sào huyệt. Kinh ngũ lục niên gian Đồ Sơn, Tô Hệ, Lân Môn, Mạn Hải, Bình Lãng, Ninh Xá, Lục Đầu, Vạn Linh dĩ chí Xương Hà, Phú Dã, Úc Môn, Đông Lũng, Kinh Môn, Nam Sách, tiền hậu số thập dư chiến. Tuỳ bỉ sở đáo, tử hạ công vi, nhi tặc thế nhật xúc. Cập Kỳ án trấn Hải Dương dã, bỉ bất cảm cận. Tầm phiến dụ vụ Hoan Ái gian, công hựu phụng vi An Đốc trấn công vu Phạm Giang, tiến vu Mê Sơn, trực đê Tiên Lý hải khẩu, trường khu Trùng Điệp sơn đầu, tái truy vu Quỳ Lăng, vu Hoàng Mai, dĩ cập Vụ?Lệ Bần, sinh phọc tặc Cầu nhi đại? kình quan. Thị dĩ liệt công thần, thụ công tước, ban thế nghiệp, dân tam thập xã, thế nghiệp điền lục bách ngũ thập mẫu, vi đương nhật chư tướng chi quán.

Phù Nguyễn Hữu Cầu Lê triều chi tối hiệp tặc dã, túc tụ Đông bắc gian giữ quan binh kháng cự đảng khoả tư mạn, thông vu Hoan Ái xuất một thiểm thúc kinh thập dư niên gian. Kinh Dao Thượng thư Hải quận công Phạm công vi chi thống lĩnh, nhi tả chi hữu chi, hiệp lực tâm dĩ tiêm cừu lỗ giả, công kỳ đệ nhất yên. Quan kỳ trần từ hữu viết: “Quân lệnh trung nghiêm thu hào vô phạm”. Viết: “Cực tiễu cùng truy, bất hoàng khải xứ”. Viết tuyết dạ kinh tạo sơn khê kinh kỷ dương trường, ô tích, thậm vi gian hiểm,” cái thiết thạch kỳ tâm, hữu tử vô nhị! Tự phi trung nghĩa chi khí hữu dĩ đại quá nhân giả nhi trù năng như thị! Gia thế chi đề tích, sinh binh chi thao phúc giai khả ư thử hồ trưng hĩ! Kỳ bảo hữu tước lộc hậu tiên quang khánh dã nghi tai.

Công sinh Tân Tỵ niên thăng Quận công tước Cảnh Hưng chi thập tam niên Nhâm Thân dã. Dĩ nhị thập ngũ niên chung, thọ lục thập tứ.

Khảo tặng Đô chỉ huy sứ. Tỷ phong Tự phu nhân. Nam tam, nữ bát. Trưởng huý Đình Y. Cảnh Hưng tam thập cửu niên, thảo bình nghịch diễn, mông phong vi Anh Liệt tướng quân Đô chỉ huy sứ, Y Thọ hầu, lĩnh Tuyên Quang Hiệp trấn. Tốt tặng Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng tướng quân Tham Đốc Thuỵ Thông quả. Đệ nhị nam huý Trần Thiện, Lê Chiêu Thống nguyên niên vi Binh Bộ Hiệp Lý Đề Đốc Tứ vệ Ngự doanh Lân Dương Hầu. Lê Vận Thức vi Chiêu Hoàng xuất vong tại ngoại, Tầm một nhập nội địa đồ tồn công tả hữu truy tuỳ, bị lịch gian hiểm mâm yên cơ, đích kinh thập lục niên. Thượng quốc đặc ban Kiêu Kỵ Hiệu Uý dĩ trung trứ văn. Kinh mông Quốc Triều phong lục gia trưởng. Đệ tam nam huý Đình Nhai, ấm Hoằng Tín đại phu. Nữ giai thích lương tộc. Chí kim tộc tính phả diễn. Cái kỳ lưu trạch trượng lai ngải dã!

Ô hô! Giang sơn như tạc trung liệt danh tồn Kim cô cứ sở kiến văn dĩ thuỳ lai giám. Nhược phù sở vị soạn thuật sử đức chi quang lạn nhiên ư bút chử chi ngoại, tắc phi dư chi lâu chi sở khả năng dã. Thị vi ký.

Hoàng triều Tự Đức cửu niên, lục nguyệt nhị thập bát nhật.

Mậu Tuất khoa Đồng Tiền sĩ, Lang Bình đạo Ngự sử nguyên hàm hưu dưỡng phủ nội hậu sinh Thư Lãng Doãn Khuê Bảo Quang phủ bái soạn.

Phụng tả biểu tằng tôn Đinh Mùi Khoa Tú tài Trần Gia Thuỵ tự ký.

Bản dịch của Nguyễn Tiến Đoàn

Bậc đại trượng phu ở đời lập công to dựng nghiệp lớn mà giữ trọn vẹn được trước sau, làm rạng rỡ đời trước để đức cho đời sau thì có ít.

Thời vua Lê Cảnh Hưng, thượng tướng là cụ Quận công họ Phạm dấy lên trong lúc phong trần, lại làm nên cái mà người khác khó làm được. Vậy thì sự rèn luyện và chứa góp hẳn có từ gốc vậy!

Cụ là người làng Bác Trạch huyện Chân Định tỉnh ta (tỉnh Nam Định cũ), cụ làm quan đến chức Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Tuyên lực công thần Đề đốc thần vũ tứ vệ quân, sự vụ Đô đốc, Phủ hữu đô đốc Viêm quận công, Thượng trụ quốc thượng trật, lúc cụ mất được vua phong chức Thái bảo, sau đặt cho tên Thuỵ (hèm) là Trung Vũ, được phong là Phúc thần Hùng nghị oanh liệt đoan túc cần khác đại vương. Tiếng tăm lừng lẫy của cụ so với các bậc danh tướng thời gần đây trong tỉnh nhà thì trội hơn cả.

Sau khi cụ mất 93 năm, mùa hè năm Bính Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 9, cháu thứ của cụ là Phạm Đình Khản và chắt đích tôn là Phạm Đình Thảng đến nói với tôi rằng; “Tổ tiên ngày trước là công thần triều Lê, miếu thờ ở phía Tây Nam làng, mộ cũng là đấy. Vì gặp lúc binh hoả chưa kịp khắc bia, nay nhờ viết cho lời văn bia để kỷ niệm lâu dài”. Rồi các ông đưa ra bản sao các bài chế cáo, phong tặng và tờ trình bày về việc đánh giặc, trong đó ghi đầy đủ đầu cuối về công lao, cách tập luyện của cụ.

Ôi, cụ phấn đấu trong hàng ngũ quân đội mà một sớm được ghi công trạng, nổi tiếng tăm, điều đó đâu có phải chỉ những giỏi về tài võ lược mà thôi đâu, đó chính là do chứa góp những điều tốt nên được báo đền. Ngày nay điều đáng noi gương là những chiến công của cụ.

Xét về cuối đời nhà Lê, giặc cướp nổi lên khắp nơi, cụ đem lòng trung nghĩa đánh giặc hàng trăm trận: buổi đầu phá đồn giặc ở Ngân Già, đánh nguỵ Mạc ở Thanh Lan, bắt Ngộ Nghi ở Cổ Lũng, diệt giặc Mạnh ở Sơn Tây. Cụ đi đến đâu giặc đều thua, đến như việc “giặc Cầu” thì càng oanh liệt. Từ các trận đánh ở Tranh Giang, Đôi Giang rồi đến các trận Kinh Câu, Thiên Bồng và Hương Đại, khiến cho bọn giặc không giữ yên được sào huyệt. Trải qua 5, 6 năm, nào các trận đánh Đồ Sơn, Tô Hệ, Lâm Môn, Mạn Hải, Bình Lãng, Ninh Xá, Lục đầu, Vạn Vân cho đến các trận ở Xương Hà, Phú Dã, Úc Môn, Đồng Lũng, Kinh Môn, Nam Sách - trước sau hơn chục trận. Giặc đến dâu cụ bao vây ráo riết. Thế giặc ngày một co lại. Khi cụ đóng quân ở Hải Dương giặc không dám tới gần. Khi thế giặc đương thịnh ở vùng Châu Hoan, Châu Ái, cụ lại vâng mệnh vua làm An đốc trấn, đánh giặc ở Phạm Giang rồi tiến tới Mê Sơn, đuổi giặc thẳng tới cửa bể Tiên Lý, lại đuổi giặc ở núi Trùng Điệp, ở Quỳ Lăng, ở Hoàng Mai, Bến Bần, rồi bắt sống được giặc Cầu, thực là oanh liệt. Do đó cụ được xếp bậc công thần, được phong chức tước, được ban ruộng thế nghiệp ở 30 xã với số ruộng 650 mẫu. Cụ là tướng lĩnh đứng đầu thời bấy giờ.

Ôi Nguyễn Hữu Cầu là một giặc rất mạnh ở triều Lê, chiếm giữ vùng Đông Bắc chống với quan quân triều đình. Thế giặc lan tràn cả đến vùng châu Hoan, Châu Ái, lúc ẩn lúc hiện khoảng hơn 10 năm. Quan Thượng thư Kinh giao là Quận công họ Phạm giữ chức thống lĩnh, cụ cùng với viên quan này đồng tâm hiệp lực để đánh giặc. Xem như trong bài “Trần từ” cụ nói: “Lệnh quân rất nghiêm túc, không được xâm phạm của dân dù chỉ mảy may”. Cụ lại nói “dẹp tận gốc, đuổi đến cùng, không được yên nghỉ một nơi”. Cụ còn nói: “Đêm lạnh vượt suối trèo đèo muôn vàn hiểm trở”, đó là tấm lòng kiên quyết vững như sắt đá, dù chết không hài lòng nếu không phải là bậc trung nghĩa trội hơn hẳn sao có thể như thế được; công gây dựng từ bao đời, cách rèn luyện hàng ngày biểu hiện ra việc làm đủ chứng tỏ vậy. Cho nên cụ được hưởng tước lộc, làm rạng rỡ đời trước để âm đức cho đời sau thực là đáng lắm!

Cụ sinh năm Tân Tỵ (1701), thăng tước Quận công năm Cảnh Hưng 13 (tức là năm Nhâm Thân 1752). Cụ mất năm cảnh Hưng 25 thọ 64 tuổi.

Thân phụ của cụ được phong là Đô chỉ huy sứ. Thân mẫu của cụ được phong là Tự phu nhân. Cụ có 3 con trai, 8 con gái. Con trưởng của cụ tên huý là Đình Y, năm Cảnh Hưng, thứ 39 đánh được giặc Diễn, được phong là Anh liệt tướng quân Đô chỉ huy sứ Y thọ hầu, giữ chức Hiệp trấn Tuyên Quang. Lúc mất được phong tặng Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Tham đốc, tên Thuỵ là Thông Quả. Con trai thứ hai của cụ tên huý là Trần Thiện. Chiêu Thống năm đầu làm Binh bộ Hiệp lý, Đề đốc tứ vệ, ngự doanh Ngân dương hầu. Vận nhà Lê đến lúc suy, vua Chiêu Thống phải chạy ra nước ngoài rồi mất ở đấy. Ông theo vua trải qua bao gian khổ ở nước ngoài 16 năm. Triều nhà Thanh cảm lòng trung nghĩa của ông nên phong tước là Kiêu Kỵ hiệu Uý, quốc triều chép công khen thưởng. Con trai thứ 3 cụ huý là Đình Nhai, được phong là Hoằng tín đại phu. Các con gái cụ đều lấy chồng ở các họ danh vọng. Đến ngày nay họ hàng đông đúc đó là nhờ phúc ấm của cụ còn để lại.

Than ôi non sông như cũ, trung nghĩa vẫn còn. Nay căn cứ vào các điều mắt thấy tai nghe ghi chép lại để đời sau được biết. Còn như nói rằng “dùng văn chương để làm rạng rỡ đức tính của cụ thì tôi không dám”.

Nay ghi: Ngày 28 tháng 6 năm Tự Đức thứ 9 (1856).

Đồng tiến sĩ khoa Mậu Tuất giữ chức Ngự sử đạo Lạng - Bình nguyên hàm về hưu, kẻ hậu sinh ở làng Ngoại Lãng huyện Thư Trì cùng Phủ là Doãn Khuê hiệu Bảo Quang.

Người khắc chữ: Tú tài Trần Gia Thuỵ, chắt ngoại.
Bia dựng tại đầu hồi bên hữu từ đường họ Phạm hiện ở thôn Bác Trạch, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, thờ Quận công Phạm Đình Sĩ và con là Lân Dương hầu Phạm Trần Thiện.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Doãn Khuê » Chân Định huyện, Cao Mại tổng, Bác Trạch xã Phạm quận công bi văn