18/04/2024 03:19Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXV
Canto XXV

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 30/10/2006 02:06

 

Nguyên tác

Al fine de le sue parole il ladro
le mani alzò con amendue le fiche,
gridando: «Togli, Dio, ch'a te le squadro!».

Da indi in qua mi fuor le serpi amiche,
perch'una li s'avvolse allora al collo,
come dicesse 'Non vo' che più diche';

e un'altra a le braccia, e rilegollo,
ribadendo sé stessa sì dinanzi,
che non potea con esse dare un crollo.

Ahi Pistoia, Pistoia, ché non stanzi
d'incenerarti sì che più non duri,
poi che 'n mal fare il seme tuo avanzi?

Per tutt'i cerchi de lo 'nferno scuri
non vidi spirto in Dio tanto superbo,
non quel che cadde a Tebe giù da' muri.

El si fuggì che non parlò più verbo;
e io vidi un centauro pien di rabbia
venir chiamando: «Ov'è, ov'è l'acerbo?».

Maremma non cred'io che tante n'abbia,
quante bisce elli avea su per la groppa
infin ove comincia nostra labbia.

Sovra le spalle, dietro da la coppa,
con l'ali aperte li giacea un draco;
e quello affuoca qualunque s'intoppa.

Lo mio maestro disse: «Questi è Caco,
che sotto 'l sasso di monte Aventino
di sangue fece spesse volte laco.

Non va co' suoi fratei per un cammino,
per lo furto che frodolente fece
del grande armento ch'elli ebbe a vicino;

onde cessar le sue opere biece
sotto la mazza d'Ercule, che forse
gliene diè cento, e non sentì le diece».

Mentre che sì parlava, ed el trascorse
e tre spiriti venner sotto noi,
de' quali né io né 'l duca mio s'accorse,

se non quando gridar: «Chi siete voi?»;
per che nostra novella si ristette,
e intendemmo pur ad essi poi.

Io non li conoscea; ma ei seguette,
come suol seguitar per alcun caso,
che l'un nomar un altro convenette,

dicendo: «Cianfa dove fia rimaso?»;
per ch'io, acciò che 'l duca stesse attento,
mi puosi 'l dito su dal mento al naso.

Se tu se' or, lettore, a creder lento
ciò ch'io dirò, non sarà maraviglia,
ché io che 'l vidi, a pena il mi consento.

Com'io tenea levate in lor le ciglia,
e un serpente con sei piè si lancia
dinanzi a l'uno, e tutto a lui s'appiglia.

Co' piè di mezzo li avvinse la pancia,
e con li anterior le braccia prese;
poi li addentò e l'una e l'altra guancia;

li diretani a le cosce distese,
e miseli la coda tra 'mbedue,
e dietro per le ren sù la ritese.

Ellera abbarbicata mai non fue
ad alber sì, come l'orribil fiera
per l'altrui membra avviticchiò le sue.

Poi s'appiccar, come di calda cera
fossero stati, e mischiar lor colore,
né l'un né l'altro già parea quel ch'era:

come procede innanzi da l'ardore,
per lo papiro suso, un color bruno
che non è nero ancora e 'l bianco more.

Li altri due 'l riguardavano, e ciascuno
gridava: «Omè, Agnel, come ti muti!
Vedi che già non se' né due né uno».

Già eran li due capi un divenuti,
quando n'apparver due figure miste
in una faccia, ov'eran due perduti.

Fersi le braccia due di quattro liste;
le cosce con le gambe e 'l ventre e 'l casso
divenner membra che non fuor mai viste.

Ogne primaio aspetto ivi era casso:
due e nessun l'imagine perversa
parea; e tal sen gio con lento passo.

Come 'l ramarro sotto la gran fersa
dei dì canicular, cangiando sepe,
folgore par se la via attraversa,

sì pareva, venendo verso l'epe
de li altri due, un serpentello acceso,
livido e nero come gran di pepe;

e quella parte onde prima è preso
nostro alimento, a l'un di lor trafisse;
poi cadde giuso innanzi lui disteso.

Lo trafitto 'l mirò, ma nulla disse;
anzi, co' piè fermati, sbadigliava
pur come sonno o febbre l'assalisse.

Elli 'l serpente, e quei lui riguardava;
l'un per la piaga, e l'altro per la bocca
fummavan forte, e 'l fummo si scontrava.

Taccia Lucano ormai là dove tocca
del misero Sabello e di Nasidio,
e attenda a udir quel ch'or si scocca.

Taccia di Cadmo e d'Aretusa Ovidio;
ché se quello in serpente e quella in fonte
converte poetando, io non lo 'nvidio;

ché due nature mai a fronte a fronte
non trasmutò sì ch'amendue le forme
a cambiar lor matera fosser pronte.

Insieme si rispuosero a tai norme,
che 'l serpente la coda in forca fesse,
e il feruto ristrinse insieme l'orme.

Le gambe con le cosce seco stesse
s'appiccar sì, che 'n poco la giuntura
non facea segno alcun che si paresse.

Togliea la coda fessa la figura
che si perdeva là, e la sua pelle
si facea molle, e quella di là dura.

Io vidi intrar le braccia per l'ascelle,
e i due piè de la fiera, ch'eran corti,
tanto allungar quanto accorciavan quelle.

Poscia li piè di retro, insieme attorti,
diventaron lo membro che l'uom cela,
e 'l misero del suo n'avea due porti.

Mentre che 'l fummo l'uno e l'altro vela
di color novo, e genera 'l pel suso
per l'una parte e da l'altra il dipela,

l'un si levò e l'altro cadde giuso,
non torcendo però le lucerne empie,
sotto le quai ciascun cambiava muso.

Quel ch'era dritto, il trasse ver' le tempie,
e di troppa matera ch'in là venne
uscir li orecchi de le gote scempie;

ciò che non corse in dietro e si ritenne
di quel soverchio, fé naso a la faccia
e le labbra ingrossò quanto convenne.

Quel che giacea, il muso innanzi caccia,
e li orecchi ritira per la testa
come face le corna la lumaccia;

e la lingua, ch'avea unita e presta
prima a parlar, si fende, e la forcuta
ne l'altro si richiude; e 'l fummo resta.

L'anima ch'era fiera divenuta,
suffolando si fugge per la valle,
e l'altro dietro a lui parlando sputa.

Poscia li volse le novelle spalle,
e disse a l'altro: «I' vo' che Buoso corra,
com'ho fatt'io, carpon per questo calle».

Così vid'io la settima zavorra
mutare e trasmutare; e qui mi scusi
la novità se fior la penna abborra.

E avvegna che li occhi miei confusi
fossero alquanto e l'animo smagato,
non poter quei fuggirsi tanto chiusi,

ch'i' non scorgessi ben Puccio Sciancato;
ed era quel che sol, di tre compagni
che venner prima, non era mutato;

l'altr'era quel che tu, Gaville, piagni.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VIII. Vẫn ngục thứ bảy: Những kẻ lừa đảo, Vanni Fucci. Sự biến hoá khủng khiếp của hai tên kẻ cắp.

Khi đã nói xong, tên kẻ cắp
Giơ hai tay lên trời tạo hình một quả vả,
Rồi thét lên: - "Này Chúa trời, hãy bắt lấy, ta cho ngươi đấy!"

Từ phút đó, những con rắn thành bạn tôi,
Vì một con đã quấn quanh cổ hắn,
Như muốn nói: "Tao không cho phép mày nói thêm gì nữa!"

Một con khác, quấn chặt hai tay,
Rồi quấn nút ở phía trước,
Khiến hắn không còn có thể cựa quậy.

Pistoia, Pistoia, sao ngươi không quyết định,
Tự hoá thành tro mà biến đi ngay,
Vì ngươi đã vượt tổ tiên trong điều ác?

Qua tất cả các hố giam của Địa ngục tối tăm,
Chưa từng thấy âm hồn nào hỗn xược với Chúa Trời như thế,
Kể cả bọn rơi xuống từ tường thành Tebe!

Hắn chạy trốn không nói thêm một lời,
Một tốp quỷ đầu người hình ngựa chạy tới,
Hét lên giận dữ: - "Nó đâu rồi, cái thằng vô đạo?"

Tôi không tin rằng ở vùng Maremma,
Lại có nhiều rắn như hắn mang trên mình,
Tới tận chỗ bắt đầu cái mặt!

Hắn cõng trên lưng và sau gáy,
Một con rồng, cánh đang dang rộng,
Sẵn sàng phun lửa vào bất kỳ ai!

Thầy tôi bảo: - "Kẻ này là Caco,
Sống trong hang núi Aventino,
Nó thường làm đổ hàng hồ máu.

Hắn không đi theo đường của anh em hắn,
Do vụ trộm mà  hắn đã cuỗm,
Đàn gia súc lớn ở gần nơi hắn ở.

Những việc làm khuất tất của hắn đã chấm dứt.
Dưới mũi chuỳ của Ecule, mà lẽ đó,
Định ra một trăm đòn nhưng hắn không chịu nổi mười!"
Trong khi thầy tôi nói, con quỷ đã lỉnh đi,
Có ba âm hồn đã đến phía dưới chúng tôi,
Mà cả tôi và thầy không nhận thấy.

Cho đến lúc chúng kêu lên: - "Ô! Các ngươi là ai vậy?"
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi liền bị ngắt quãng,
Và chúng tôi chỉ còn lưu ý đến họ.

Tôi không quen họ, nhưng đã xảy ra,
Cái điều tình cờ vẫn đến,
Một đứa trong bọn bỗng gọi tên đứa khác"

- "Sianfa, nó ở đâu rồi?"
Và để cho thầy hướng dẫn chú ý,
Tôi đặt một ngón tay lên trước miệng.

Hỡi bạn đọc, nếu bạn chậm tin,
Điều tôi sắp nói thì cũng chẳng có gì lạ,
Vì chính tôi đã chứng kiến mà vẫn thấy khó tin!

Trong khi tôi đang sán mắt vào họ,
Thì một con rắn sáu mươi chân lao vào,
Một người trong bọn họ và dính chặt anh ta.

Với hai chân giữa nó bó chặt bụng anh ta,
Với hai chân trước nó trói chặt hai tay,
Rồi mổ hết má này sang má khác.

Hai chân sau nó bám vào hai đùi,
Luồn cái đuôi qua háng anh ta,
Rồi chếch về phía sau hai quả thận.

Chưa bao giờ có cây tầm gửi bám vào cây khác,
Lại chặt bằng con vật kinh khủng này,
Dùng thân mình quấn chặt thân khác.

Chúng dính với nhau như cả hai,
Đều bằng sáp nóng và lẫn cả màu sắc,
Cả kẻ này lẫn kẻ kia, không còn gì giống trước.

Tất cả biến hoá như vì sức nóng,
Trên tờ giấy diện ra một màu nâu,
Chưa phải là đen nhưng màu trắng mất dần.

Hai kẻ tội đò kia nhìn thấy và kêu lên:
- "Ôi! Anhen, sao mày biến đổi nhanh thế!
Xem này, bây giờ mày không còn nữa, không hai mà cũng không một!

Hai cái đầu chỉ còn lại một,
Hai diện mạo đã bị trộn lẫn xuất hiện,
Thành một bộ mặt mới, nơi cả hai trước đây đều biến mất!

Từ tứ chi của họ hình thành hai cánh tay,
Với hai chân, bụng và thân mình,
Thành những chân tay mà ta chưa từng thấy.

Toàn bộ dáng vẻ ban đầu đã bị xoá sạch
Hình ảnh bị làm hỏng như là hai, hoặc không gì cả,
Rồi bỏ đi, theo bước chân chầm chậm.

Như một con thằn lằn dưới ngọn roi,
Của ngày đầu hè nắng gắt, chuyển đồi bụi cây,
Như một tia chớp vụt qua đường.

Cũng như vậy, một con rắn lửa nhỏ,
Xám và đen như một hạt tiêu,
Vụt nhảy lên bụng của hai tội nhân còn lại.

Đâm thủng một kẻ, đúng ở chỗ cơ thể,
Mà mỗi chúng ta khi mới sinh ra tiếp nhận thức ăn ban đầu,
Rồiẳơi xuống, nằm duỗi thẳng trước anh ta.

Kẻ bị thương nhìn con rắn không nói gì,
Rồi đứng thẳng trên hai chân mà ngáp,
Như bị giấc ngủ hay cơn sốt tấn công!

Anh ta nhìn con rắn, con rắn nhìn anh ta,
Anh ta từ vết thương, con rắn từ lỗ miệng,
Cung phun ra làn khói mạnh, rồi hai làn khói đụng nhau.

Xin nhà thơ Lucano hãy giữ im lặng,
Đừng nói gì về Senbello và Nasidio bất hạnh,
Và lắng nghe những điều tôi sắp phát ra.

Cũng xin nhà thơ Ovidio từng nói về Casmo và Aretussa,
Rằng trong thơ ông, người này đã biến thành rắn, người kia thành suối,
Tôi chẳng ghen tị với ông về điều đó.

Bời chưa bao giờ ông thấy hai thực thể,
Mặt đối mặt rồi chuyển đổi,
Đến mức chuyển đổi cả bản chất của chúng.

Chúng biến đổi tương ứng theo thể lệ:
Con rắn thì xẻ đuôi làm hai như cái chĩa,
Rồi kẻ bị thương nối khớp với chân mình.

Chân và đùi hợp lại với nhau,
Nhanh đến mức chỉ trong khoảnh khắc,
Chỗ khớp nối không còn dấu vết.

Cái đuôi bị xẻ làm đôi mang dần lại hình dáng,
Đã mất đi ở chỗ khác; và da của nó
Trở nên mềm mại, còn ở kẻ kia thì cứng lên.

Tôi thấy hai cánh tay thu gọn vào trong nách,
Và hai chân của con vật, vốn ngắn,
Lại dài ra theo mức hai cánh tay ngắn lại.

Rồi hai chân sau vặn xoắn với nhau,
Tạo ra cái bộ phần mà con người vẫn dấu đi,
Còn kẻ khốn khổ lại thấy từ đó mọc ra hai chân.

Trong khi làn khói vẫn che phủ cả hai,
Có màu sắc mới, khiến cho lông mọc lên,
Trên da kẻ này và trụi đi ở kẻ kia.

Kẻ này đứng lên và kẻ kia ngã xuống,
Nhưng vẫn không đổi hướng những cái nhìn báng bổ.
Dưới cái mõm của mỗi bên đang biến đổi

Kẻ dứng kéo mõm về phía thái sương,
Và từ chỗ vật liệu còn dư,
Mọc ra hai cái tai , chỗ hai má phẳng.

Phần dư thừa còn lại ở phía trước,
Tạo thành một cái mũi cho bộ mặt,
Những cái môi phình ra đúng mức thích đáng.

Kẻ nằm nhô mõm về phía trước,
Và thu hai tai vào trong đầu,
Như con ốc sên thu sừng của nó lại.

Lưỡi của nó trước kia là một và nói năng linh hoạt
Nay xẻ ra, trong lúc cái lưỡi bị xẻ đôi ở kẻ kia,
Lại khớp lại và làn khói tan.

Âm hồn bị hành tội đã biến thành thú vật,
Vừa chạy trốn vào khe của hố ngục vừa rít lên
Còn kẻ kia theo sau và khạc vào mông nó.

Nó quay cái lưng mới toanh của hắn,
Nói với một kẻ khác: "Ta muốn Buoso,
Phải bò bốn chân như ta đã làm trên lối đi này."

Tôi đã thấy như vậy ở ngục thứ bảy,
Việc lột xác, đổi xác và điều lạ kỳ này,
Là sự tạ lõi nếu ngòi bút của tôi có phần lúng túng.

Nhưng dù cho mắt tôi có hơi hỗn loạn,
Sự can đảm của tôi có phần giảm sút,
Ba âm hồn đó cũng không thể chạy trốn hay ẩn dấu được.

Tôi đã không nhận ra Pucsio Siancato,
Anh ta là kẻ duy nhất, trong số ba âm hồn,
Cùng xuất hiện lúc đầu, mà không bị biến đổi,
Còn kẻ kia là người mà lâu đài Gavinle sẽ còn than khóc.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XXV