27/04/2024 06:47Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XIII
Inferno: Canto XIII

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 26/09/2006 12:39

 

Nguyên tác

Non era ancor di là Nesso arrivato,
quando noi ci mettemmo per un bosco
che da neun sentiero era segnato.

Non fronda verde, ma di color fosco;
non rami schietti, ma nodosi e 'nvolti;
non pomi v'eran, ma stecchi con ṭsco:

non han ś aspri sterpi né ś folti
quelle fiere selvagge che 'n odio hanno
tra Cecina e Corneto i luoghi cólti.

Quivi le brutte Arpie lor nidi fanno,
che cacciar de le Strofade i Troiani
con tristo annunzio di futuro danno.

Ali hanno late, e colli e visi umani,
piè con artigli, e pennuto 'l gran ventre;
fanno lamenti in su li alberi strani.

E 'l buon maestro «Prima che più entre,
sappi che se' nel secondo girone»,
mi comincị a dire, «e sarai mentre

che tu verrai ne l'orribil sabbione.
Peṛ riguarda ben; ś vederai
cose che torrien fede al mio sermone».

Io sentia d'ogne parte trarre guai,
e non vedea persona che 'l facesse;
per ch'io tutto smarrito m'arrestai.

Cred'io ch'ei credette ch'io credesse
che tante voci uscisser, tra quei bronchi
da gente che per noi si nascondesse.

Peṛ disse 'l maestro: «Se tu tronchi
qualche fraschetta d'una d'este piante,
li pensier c'hai si faran tutti monchi».

Allor porsi la mano un poco avante,
e colsi un ramicel da un gran pruno;
e 'l tronco suo griḍ: «Perché mi schiante?».

Da che fatto fu poi di sangue bruno,
ricomincị a dir: «Perché mi scerpi?
non hai tu spirto di pietade alcuno?

Uomini fummo, e or siam fatti sterpi:
ben dovrebb'esser la tua man più pia,
se state fossimo anime di serpi».

Come d'un stizzo verde ch'arso sia
da l'un de'capi, che da l'altro geme
e cigola per vento che va via,

ś de la scheggia rotta usciva insieme
parole e sangue; ond'io lasciai la cima
cadere, e stetti come l'uom che teme.

«S'elli avesse potuto creder prima»,
rispuose 'l savio mio, «anima lesa,
cị c'ha veduto pur con la mia rima,

non averebbe in te la man distesa;
ma la cosa incredibile mi fece
indurlo ad ovra ch'a me stesso pesa.

Ma dilli chi tu fosti, ś che 'n vece
d'alcun'ammenda tua fama rinfreschi
nel mondo sù, dove tornar li lece».

E 'l tronco: «Ś col dolce dir m'adeschi,
ch'i' non posso tacere; e voi non gravi
perch'io un poco a ragionar m'inveschi.

Io son colui che tenni ambo le chiavi
del cor di Federigo, e che le volsi,
serrando e diserrando, ś soavi,

che dal secreto suo quasi ogn'uom tolsi:
fede portai al glorioso offizio,
tanto ch'i' ne perde' li sonni e ' polsi.

La meretrice che mai da l'ospizio
di Cesare non torse li occhi putti,
morte comune e de le corti vizio,

infiamṃ contra me li animi tutti;
e li 'nfiammati infiammar ś Augusto,
che ' lieti onor tornaro in tristi lutti.

L'animo mio, per disdegnoso gusto,
credendo col morir fuggir disdegno,
ingiusto fece me contra me giusto.

Per le nove radici d'esto legno
vi giuro che già mai non ruppi fede
al mio segnor, che fu d'onor ś degno.

E se di voi alcun nel mondo riede,
conforti la memoria mia, che giace
ancor del colpo che 'nvidia le diede».

Un poco attese, e poi «Da ch'el si tace»,
disse 'l poeta a me, «non perder l'ora;
ma parla, e chiedi a lui, se più ti piace».

Ond'io a lui: «Domandal tu ancora
di quel che credi ch'a me satisfaccia;
ch'i' non potrei, tanta pietà m'accora».

Percị ricomincị: «Se l'om ti faccia
liberamente cị che 'l tuo dir priega,
spirito incarcerato, ancor ti piaccia

di dirne come l'anima si lega
in questi nocchi; e dinne, se tu puoi,
s'alcuna mai di tai membra si spiega».

Allor soffị il tronco forte, e poi
si convert́ quel vento in cotal voce:
«Brievemente sarà risposto a voi.

Quando si parte l'anima feroce
dal corpo ond'ella stessa s'è disvelta,
Miṇs la manda a la settima foce.

Cade in la selva, e non l'è parte scelta;
ma là dove fortuna la balestra,
quivi germoglia come gran di spelta.

Surge in vermena e in pianta silvestra:
l'Arpie, pascendo poi de le sue foglie,
fanno dolore, e al dolor fenestra.

Come l'altre verrem per nostre spoglie,
ma non peṛ ch'alcuna sen rivesta,
ché non è giusto aver cị ch'om si toglie.

Qui le trascineremo, e per la mesta
selva saranno i nostri corpi appesi,
ciascuno al prun de l'ombra sua molesta».

Noi eravamo ancora al tronco attesi,
credendo ch'altro ne volesse dire,
quando noi fummo d'un romor sorpresi,

similemente a colui che venire
sente 'l porco e la caccia a la sua posta,
ch'ode le bestie, e le frasche stormire.

Ed ecco due da la sinistra costa,
nudi e graffiati, fuggendo ś forte,
che de la selva rompieno ogni rosta.

Quel dinanzi: «Or accorri, accorri, morte!».
E l'altro, cui pareva tardar troppo,
gridava: «Lano, ś non furo accorte

le gambe tue a le giostre dal Toppo!».
E poi che forse li fallia la lena,
di sé e d'un cespuglio fece un groppo.

Di rietro a loro era la selva piena
di nere cagne, bramose e correnti
come veltri ch'uscisser di catena.

In quel che s'appiatṭ miser li denti,
e quel dilaceraro a brano a brano;
poi sen portar quelle membra dolenti.

Presemi allor la mia scorta per mano,
e menommi al cespuglio che piangea,
per le rotture sanguinenti in vano.

«O Iacopo», dicea, «da Santo Andrea,
che t'è giovato di me fare schermo?
che colpa ho io de la tua vita rea?».

Quando 'l maestro fu sovr'esso fermo,
disse «Chi fosti, che per tante punte
soffi con sangue doloroso sermo?».

Ed elli a noi: «O anime che giunte
siete a veder lo strazio disonesto
c'ha le mie fronde ś da me disgiunte,

raccoglietele al piè del tristo cesto.
I' fui de la città che nel Batista
muṭ il primo padrone; ond'ei per questo

sempre con l'arte sua la farà trista;
e se non fosse che 'n sul passo d'Arno
rimane ancor di lui alcuna vista,
que' cittadin che poi la rifondarno

sovra 'l cener che d'Attila rimase,
avrebber fatto lavorare indarno.
Io fei gibbetto a me de le mie case».

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VII. Ngục thứ hai. Những người tự sát bị biến thành cây. Số phận của Firenze.

Nesso chưa sang đến bờ bên kia,
Thì chúng tôi đã vào một khu rừng,
Chưa từng có dấu vết của lối mòn đi lại!

Lá cây không xanh mà một màu xám xịt,
Cành không thẳng mà vặn vẹo xù xì,
Quả không có mà chỉ toàn gai độc!

Thú rừng xa lánh cả những vùng trồng tỉa,
Từ sông Serina đến tận Coocneto,
Không rừng nào rậm rạp và dữ dằn như thế!

Đây là nơi loài ác điểu Acpi làm tổ,
Đã đuổi dân Troy chạy khỏi thành Strofade,
Vì lời báo trước về một tương lai thê thảm.

Chúng có cánh chim nhưng cổ và mặt người,
Chân có vuốt cong, bụng lớn đầy lông lá,
Và rền rĩ trên những cành cây kỳ lạ.

Thầy tôi bảo: - “Trước khi tiến vào sâu hơn,
Con nên ghi nhớ, con đang ở ngục thứ hai,
Và vẫn ở đó cho tới khi

Đi vào bãi cát rùng rợn,
Hãy nhìn cho kỹ và con sẽ thấy,
Bao sự việc có thể xóa hết lòng tin vào những điều ta nói”.

Khắp nơi nghe tiếng người than khóc,
Nhưng tuyệt nhiên không thấy một bóng người,
Quá sửng sốt tôi vội dừng chân.

Tôi đoán chừng thầy đã nghĩ tôi tin rằng,
Lời than khóc là của những người đang ẩn nấp,
Ở đâu đó sau các lùm cây.

Nên thầy bảo: - “Nếu con bẻ vài cành,
Của một cây nào đó,
Thì thắc mắc của con sẽ lập tức sáng tỏ”.

Tôi bèn giơ tay ra phía trước,
Bẻ một cành của cây ngái gần bên,
Cây bỗng kêu lên: - “Sao lại hành hạ ta như thế?”

Từ chỗ cành gãy máu đen túa chảy,
Cây lại bảo: - “Sao lại tàn hại ta như vậy?
Hay là ngươi không còn chút nhân tình?

Chúng ta, xưa cũng là người, nay là cây,
Bàn tay ngươi nên sẽ sàng mới phải,
Dù chúng ta đã là những linh hồn rắn rết.”

Như một mẩu củi tươi đã cháy một đầu,
Những đầu kia vẫn nghiến răng, rên rỉ...
Tiếng thoát ra ấy là nhờ có gió.

Vậy là từ cành gãy cùng phát ra,
Lời nói và cả máu khiến tôi vô cùng kinh hãi,
Buông rơi cành cây và đứng  im tại chỗ.

Bậc hiền giả của tôi lên tiếng: - “Hỡi linh hồn bị xúc phạm
Nếu từ đầu nó đã có thể tin,
Những gì đọc được trong thơ ta.

Thì với ngươi tay nó đã không chạm tới,
Nhưng sự việc quá khó tin khiến ta cũng dính líu,
Hành động đó, làm nặng trĩu hồn ta!

Xin cho biết ngươi là ai nếu có thể,
Để sửa sai nó sẽ làm sống lại ký ức của ngươi,
Nơi trần thế, mà nó còn có quyền trở lại!”

Cây đáp: - “Người đã thuyết phục được tôi với lời lẽ dịu dàng,
Khiến tôi không thể im lặng, nhưng xin chớ phiền,
Nếu tôi có điểm tô chút nào câu chuyện kể.

Tôi là người giữ hai chìa khóa,
Của trái tim hoàng đế Federicgo,
Khóa, mở lẹ làng, một tay tôi quán xuyến.

Bí mật của Đức Vua tôi giữ kín,
Cực trung thành với chức vụ vinh quang,
Đến quên cả ngủ và coi thường sinh lực.

Thói đố kỵ không hề rời mắt,
Trơ tráo nhòm ngó cung điện Cesra
Cái chết thì chung, còn tật xấu, riêng của cung đình.

Nó nhen dần ngọn lửa chống tôi trong các linh hồn.
Lửa bén dần đến cả hoàng đế Augusto,
Địa vị sướng vui biến thành tang tóc đau buồn.

Tâm hồn tôi, trong tột cùng phẫn uất,
Nghĩ rằng, bằng cái chết, sẽ trốn được sự khinh thường,
Chống lại mình, một người chính trực, tôi đã bất công!

Với gốc rễ mới của thân phận cây cối,
Tôi xin thề chẳng bao giờ phụ lòng tin,
Của Chúa tôi, niềm vinh quang xứng đáng.

Nếu một trong hai người có thể trở về dương thế
Xin bảo vệ giùm ký ức về tôi,
Đang bẹp dí dưới những đòn đố kỵ”

Chờ một lát nhà thơ liền bảo:
- “Hắn đã ngừng đừng bỏ phí thời gian,
Để hỏi thêm, nếu con còn muốn biết”.

Thầy liền tiếp: - “Nếu người ta hết lòng đáp ứng,
Cài điều mà ngươi cầu khẩn,
Thì hỡi hồn đang bị cầm tù xin hãy nói thêm.

Vì sao hồn lại nhập được vào cây,
Và nếu có thể cũng xin cho biết,
Có bao giờ hồn thoát khỏi thân cây?”

Bấy giờ cây thở dài một tiếng thật to,
Rồi gió đồi thành tiếng nói:
- “Chỉ xin trả lời vắn tắt.

Khi một linh hồn dữ dằn,
Tách khỏi xác do chính mình mong muốn,
Thì Miniot sẽ quẳng xuống tầng thứ bảy.

Xuống rừng này, nhưng nào được chọn lựa!
Rơi xuống đâu là tùy sự rủi may!
Ở đó nảy mầm như một hạt mì nâu.

Rồi đâm trồi và biến thành cây hoang dại,
Ác điểu Acpi đến mổ lá ăn,
Gây đau đớn cho cây và tạo cửa cho niềm đau đớn.

Chúng tôi rất muốn trở lại hình hài cũ,
Như mọi người, nhưng chẳng còn cái gì... để nhập,
Thực không đúng, nếu lại được cái chính mình đã vứt đi!

Chúng tôi sẽ kéo xác tới đây,
Chúng sẽ treo trong khu rừng buồn thảm.
Mỗi cái trên cây của oan hồn hung hãn.”

Đang chú ý lắng nghe lời cây nói,
Vì nghĩ rằng cây còn nhiều điều khác nữa,
Bỗng sửng sốt nghe tiếng động ầm ầm.

Tưởng như đang tiến đến phía mình,
Con lợn rừng và cả đoàn thợ săn,
Nghe rầm rĩ tiếng cành cây và thú vật.

Đây rồi, có hai người từ sườn đồi bên trái,
Trần truồng, tơi tả, đang chạy trốn rất nhanh,
Làm gãy bao cành cây, rừng núi.

Người thứ nhất kêu lên: - “Cứu tôi với, cứu tôi với! Ôi Thần Chết!”
Người thứ hai như thấy mình còn quá chậm
Gào lên: - “Lano, chân mày đâu có nhanh như thế.

Khi ở chiến trận Toppo!”
Và như đã hết hơi kiệt sức,
Hắn lao vào, cùng bụi cây kết thành một khổi.

Phía sau chúng kín cả khu rừng,
Một bầy chó đen đói khát đuổi theo,
Như thể chúng vừa được tuột xích!

Chúng ngoạm răng vào người nấp trong bụi,
Xé ra từng mảnh, từng mảnh,
Rồi tha đi những tứ chi thê thảm.

Người bạn đường nắm lấy tay tôi,
Dắt tôi đến bên cây đang than khóc,
Những vết thương đang ròng ròng chảy máu.

- “Ôi, Jacopo Da Santo Andrea,
Nào có ích gì đâu, anh dùng tôi làm nơi ẩn nấp,
Tôi có lỗi gì với cuộc đời anh tội lỗi?”

Thầy tôi dừng lại trước bụi cây,
Và hỏi: - “Ngươi là ai mà xum xuê cành lá,
Máu tuôn trào và lời than đau đớn?”

Cây nói: - “Hỡi những linh hồn mới tới,
Để chứng kiến nỗi đau khổ dã man,
Đã vặt trụi của tôi bao cành lá.

Xin hãy nhặt dùm và gom lại dưới gốc cây sầu thảm.
Tôi là dân của đô thành đã vì thánh Batista,
Mà đuổi đi vị chủ nhà thứ nhất.

Với tài nghệ của mình, Ngài đã làm cho điêu đứng.
Và nay chỉ trên cầu sông Arno
Còn sót lại ít dấu tích của Người.

Thì sau đó, những công dân của đô thành,
Trên đống tro tàn do Attila để lại,
Đã xây dựng lại một cách vô ích,
Và tôi đã biến nhà mình thành giàn treo cổ!”

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XIII