28/03/2024 23:17Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Chiến thành nam
戰城南

Tác giả: Khuyết danh Trung Quốc

Thể thơ: Cổ phong (cổ thể); Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Hán
Đăng bởi Vanachi vào 27/10/2008 12:46

 

Nguyên tác

戰城南,死郭北,
野死不葬烏可食。
為我謂烏:
「且為客豪!
野死諒不葬,
腐肉安能去子逃!」

水深激激,
蒲葦冥冥,
梟騎戰斗死,
駑馬徘徊鳴。
梁築室,
何以南,何以北?
禾黍不獲君何食?
愿為忠臣安可得?
思子良臣,
良臣誠可思:
朝行出攻,
暮不夜歸!

Phiên âm

Chiến thành nam, tử quách bắc[1],
Dã tử[2] bất táng ô khả thực.
Vị ngã vị ô:
“Thả vị khách[3] hào[4]!
Dã tử lượng[5] bất táng,
Hủ nhục an năng khứ tử[6] đào!”

Thuỷ thâm khích khích,
Bồ vi minh minh,
Kiêu kỵ[7] chiến đấu tử,
Nô mã[8] bồi hồi minh.
Lương trúc thất[9],
Hà dĩ nam, hà dĩ bắc[10]?
Hoà thử bất hoạch quân hà thực?
Nguyện vi trung thần an khả đắc?
Tư tử[11] lương thần,
Lương thần thành khả tư:
Triêu hành xuất công,
Mộ bất dạ quy!

Bản dịch của Điệp luyến hoa

Chiến nam thành, chết bắc quách,
Chết hoang không táng, mồi cho quạ.
Nói quạ giùm ta:
“Vì khách khóc gào!
Chết hoang tất không táng,
Thịt rữa cho ngươi, tránh được sao!”

Nước trong chảy xiết,
Lau cỏ âm u.
Tuấn mã anh dũng chết,
Ngựa yếu bồi hồi kêu.
Nhà trên cầu cất,
Vì sao nam, vì sao bắc?
Vua ăn gì nếu lúa không gặt?
Muốn thành trung thần làm sao được?
Thương kẻ lương thần,
Lương thần thực đáng thương:
Sớm đi chinh chiến,
Tối chẳng trở về.
Chiến thành nam là một thiên nhạc phủ cổ từ.

[1] Thành nam, quách bắc ở đây có ý nghĩa tương hỗ. Câu này ý nói cả nam và bắc thành đều có chiến sự và đều có người chết. Ở trong thành gọi là thành, ở ngoài thành gọi là quách.
[2] Dã tử ý nói chết không có người thân đem xác chôn.
[3] Những người chết vì chiến sự đa phần là lính từ nơi khác tới, nên gọi là khách.
[4] Do chữ 嚎, nghĩa là khóc gào, ở đây là khóc điếu người chết.
[5] Lượng ở đây là tất nhiên, tất yếu.
[6] Ngôi thứ hai khi nói, ở đây chỉ bầy quạ.
[7] Tuấn mã thiện chiến, cũng ám chỉ người thiện chiến.
[8] Ngựa không tốt, cũng ám chỉ người vụng chiến đấu.
[9] Lương là cầu; trúc thất có nơi chú là công sự nơi chiến địa, e không phải. Câu này ngờ bị thiếu một chữ thừa 乘 hay đăng 登, giá 架 ở trước, có nghĩa là làm nhà ở trên cầu. Thi kinh có dùng thừa viên 乘垣 (leo lên tường), thừa ốc 乘屋 (leo lên nhà). Tả truyện có dùng đăng thức 登軾 (lên xe).
[10] Hai câu ý nói, thường thường chỉ dựng nhà sinh sông nơi thuận tiện, vì sao phải nam chinh bắc chiến nhọc sức người.
[11] Ở đây chỉ người chiến sĩ.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Khuyết danh Trung Quốc » Chiến thành nam