26/04/2024 05:46Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XI
Inferno: Canto XI

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 23/09/2006 13:12

 

Nguyên tác

In su l'estremità d'un'alta ripa
che facevan gran pietre rotte in cerchio
venimmo sopra più crudele stipa;

e quivi, per l'orribile soperchio
del puzzo che 'l profondo abisso gitta,
ci raccostammo, in dietro, ad un coperchio

d'un grand'avello, ov'io vidi una scritta
che dicea: "Anastasio papa guardo,
lo qual trasse Fotin de la via dritta".

«Lo nostro scender conviene esser tardo,
ś che s'ausi un poco in prima il senso
al tristo fiato; e poi no i fia riguardo».

Coś 'l maestro; e io «Alcun compenso»,
dissi lui, «trova che 'l tempo non passi
perduto». Ed elli: «Vedi ch'a cị penso».

«Figliuol mio, dentro da cotesti sassi»,
comincị poi a dir, «son tre cerchietti
di grado in grado, come que' che lassi.

Tutti son pien di spirti maladetti;
ma perché poi ti basti pur la vista,
intendi come e perché son costretti.

D'ogne malizia, ch'odio in cielo acquista,
ingiuria è 'l fine, ed ogne fin cotale
o con forza o con frode altrui contrista.

Ma perché frode è de l'uom proprio male,
più spiace a Dio; e peṛ stan di sotto
li frodolenti, e più dolor li assale.

Di violenti il primo cerchio è tutto;
ma perché si fa forza a tre persone,
in tre gironi è distinto e costrutto.

A Dio, a sé, al prossimo si p̣ne
far forza, dico in loro e in lor cose,
come udirai con aperta ragione.

Morte per forza e ferute dogliose
nel prossimo si danno, e nel suo avere
ruine, incendi e tollette dannose;

onde omicide e ciascun che mal fiere,
guastatori e predon, tutti tormenta
lo giron primo per diverse schiere.

Puote omo avere in sé man violenta
e ne' suoi beni; e peṛ nel secondo
giron convien che sanza pro si penta

qualunque priva sé del vostro mondo,
biscazza e fonde la sua facultade,
e piange là dov'esser de' giocondo.

Puossi far forza nella deitade,
col cor negando e bestemmiando quella,
e spregiando natura e sua bontade;

e peṛ lo minor giron suggella
del segno suo e Soddoma e Caorsa
e chi, spregiando Dio col cor, favella.

La frode, ond'ogne coscienza è morsa,
pụ l'omo usare in colui che 'n lui fida
e in quel che fidanza non imborsa.

Questo modo di retro par ch'incida
pur lo vinco d'amor che fa natura;
onde nel cerchio secondo s'annida

ipocresia, lusinghe e chi affattura,
falsità, ladroneccio e simonia,
ruffian, baratti e simile lordura.

Per l'altro modo quell'amor s'oblia
che fa natura, e quel ch'è poi aggiunto,
di che la fede spezial si cria;

onde nel cerchio minore, ov'è 'l punto
de l'universo in su che Dite siede,
qualunque trade in etterno è consunto».

E io: «Maestro, assai chiara procede
la tua ragione, e assai ben distingue
questo baràtro e 'l popol ch'e' possiede.

Ma dimmi: quei de la palude pingue,
che mena il vento, e che batte la pioggia,
e che s'incontran con ś aspre lingue,
perché non dentro da la città roggia

sono ei puniti, se Dio li ha in ira?
e se non li ha, perché sono a tal foggia?».
Ed elli a me «Perché tanto delira»,

disse «lo 'ngegno tuo da quel che ṣle?
o ver la mente dove altrove mira?
Non ti rimembra di quelle parole

con le quai la tua Etica pertratta
le tre disposizion che 'l ciel non vole,
incontenenza, malizia e la matta

bestialitade? e come incontenenza
men Dio offende e men biasimo accatta?
Se tu riguardi ben questa sentenza,

e rechiti a la mente chi son quelli
che sù di fuor sostegnon penitenza,
tu vedrai ben perché da questi felli

sien dipartiti, e perché men crucciata
la divina vendetta li martelli».
«O sol che sani ogni vista turbata,

tu mi contenti ś quando tu solvi,
che, non men che saver, dubbiar m'aggrata.
Ancora in dietro un poco ti rivolvi»,

diss'io, «là dove di' ch'usura offende
la divina bontade, e 'l groppo solvi».
«Filosofia», mi disse, «a chi la 'ntende,

nota, non pure in una sola parte,
come natura lo suo corso prende
dal divino 'ntelletto e da sua arte;

e se tu ben la tua Fisica note,
tu troverai, non dopo molte carte,
che l'arte vostra quella, quanto pote,

segue, come 'l maestro fa 'l discente;
ś che vostr'arte a Dio quasi è nepote.
Da queste due, se tu ti rechi a mente

lo Geneś dal principio, convene
prender sua vita e avanzar la gente;
e perché l'usuriere altra via tene,

per sé natura e per la sua seguace
dispregia, poi ch'in altro pon la spene.
Ma seguimi oramai, che 'l gir mi piace;

ché i Pesci guizzan su per l'orizzonta,
e 'l Carro tutto sovra 'l Coro giace,
e 'l balzo via là oltra si dismonta».

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VII. Trật tự giam giữ dưới địa ngục. Tội bạo hành và tội gian lận

Từ mép một bờ vách dựng đứng,
Do những tảng đá lớn xếp vòng tròn,
Chúng tôi nhìn thấy bao nhiêu điều đáng sợ.

Trước cảnh tượng khủng khiếp,
Và mùi thối sộc lên từ vực thẳm,
Chúng tôi đến núp sau một ngôi mộ.

Ngôi mộ đó có ghi dòng chữ:
Nơi giam Giáo hoàng Annatasio,
Mà Fotanh đã lái chệch đường chính thống.

- “Dừng một lát rồi hẵng xuống,
Cho quen dần mùi hôi thối,
Và cũng để thêm phần cẩn trọng!”

Thầy bảo thế và tôi thưa lại:
- “Ta nên tranh thủ cho khỏi phí thời gian!”
Thầy lại bảo: - “Con sẽ thấy là ta đã nghĩ đến”.

Hãy nhìn kia, sau những tảng đá,
Là ba tầng ngục nhỏ,
Và hẹp hơn những tầng con đã qua.

Nhưng cả ba đều chật ních những tâm hồn tội lỗi,
Để con hiểu được những điều sẽ thấy,
Ta sẽ nói tại sao, thế nào chúng bị buộc ở đây.

Trong các tội mà trời xanh căm ghét,
Tội bất công là tội cuối cùng,
Xúc phạm kẻ khác bằng bạo lực hay gian lận.

Gian lận là tội riêng của con người
Nên Thượng đế càng thêm căm ghét,
Ném chúng xuống tận đáy sâu và gia tăng hình phạt.

Vòng thứ nhất giành cho các tội đồ bạo lực,
Được xây dựng và chia thành ba vòng ngục,
Vì bạo lực có thể xúc phạm đến ba ngôi:

Thượng đế, bản thân và đồng loại,
Xúc phạm đến hình hài hay của cải,
Con có thể hiểu nhờ một suy luận đơn giản.

Người ta có thể gây trọng thương hay chết chóc.
Xúc phạm đến người khác hoặc tài sản,
Phá hoại, đốt nhà hay cướp bóc.

Vì vậy, những hung đồ sát nhân gây thương tích cho người khác.
Cùng bọn côn đồ, trộm cướp đều bị cực hình,
Theo từng nhóm ở vòng ngục thứ nhất.

Con người cũng có thể xúc phạm bản thân mình,
Xúc phạm đến tài sản của mình,
Trong vòng ngục thứ hai họ hối hận trong niềm vô vọng.

Những ai tự xóa sổ thân mình,
Chơi trò đỏ đen và vung tiền phung phí,
Rồi khóc than khi lẽ ra sẽ được hài lòng.

Người ta cũng có thể xúc phạm đến Chúa,
Bằng sự phủ nhận hay lời nguyền rủa,
Khinh miệt thiên nhiên và thành quả của Trời.

Chính vì vậy vòng ngục trật hẹp nhất,
In dấu ấn lên bọn Sodoma và Caootsa,
Cả những ai từ trong tim khinh miệt Chúa Trời.

Tội gian lận làm thương tổn mọi lương tâm,
Có thể gây ra cho chính kẻ tin mình,
Hay với kẻ đối với mình không tin cậy.

Thói tật sau này chỉ cắt đứt,
Mọi liên hệ tình thương mà Tạo hóa đã sinh ra,
Vì vậy chỗ của chúng là ở vòng hai tù ngục.

Bọn đạo đức giả, bọn phù thủy cùng quân xu nịnh,
Bọn dối trá, trộm cắp, bọn buôn thần bán thánh,
Bọn ma cô, cờ gian bạc lận và mọi rác rưởi cùng loại.

Thói tật kia đã làm lãng quên,
Tình yêu từ tự nhiên đem lại và tình yêu tiếp tục,
Từ đó tạo ra lòng tin đặc biệt.

Vì lẽ đó, vòng ngục hẹp nhất,
Là điểm trung tâm của vũ trụ, nơi ngự trị của Dite,
Bọn phản bội bị chôn vùi vĩnh viễn”.

Tôi thốt lên: - “Ôi tôn sư!
Lập luận bao sáng tỏ, đã giảng giải cho con cặn kẽ,
Cái vực thẳm này và bọn tội nhân bị cầm giữ.

Nhưng hãy nói cho con hay: Bọn người trong đầm lầy hôi thối,
Đang bị gió mưa hành hạ,
Và chịu đựng bao lời gay gắt.

Sao họ không phải thụ hình trong đô thành lửa cháy,
Nếu Thượng đế cực kỳ căm giận họ.
Nếu không, sao họ lại bị cực hình?”

- “Tại sao ư? Người đáp, sao hôm nay con lầm lạc thế?
Khác với tính cách thường ngày,
Hay đầu óc con còn mục đích nào khác?

Sao con không nhớ những lời này,
Từng được diễn giải trong sách Đạo đức,
Về ba điều mà Thượng đế không ưa.

Thói buông tuồng, hiểm độc và thú tính điên cuồng.
Và hình như thói buông tuồng,
Xúc phạm Thượng đế ít hơn nên hình phạt có phần nào giảm nhẹ.

Nếu con ôn lại lời nói đó,
Rồi điểm lại trong trí nhớ xem họ là ai,
Mà đang phải chịu cực hình ngoài thành lửa.

Con sẽ hiểu tại sao những tên độc ác này,
Bị tách ra nhưng tại sao vẫn bị trừng phạt,
Tuy làm Thượng đế ít căm giận hơn.”

- “Ôi, Mặt trời đã chỉnh lại cái nhìn con bối rối,
Khiến con hài lòng khi được giải đáp mọi nghi ngờ
Nhưng với con nghi ngờ cũng ngang bằng hiểu biết.

Xin thầy hãy trở lại một chút,
Thầy vừa nói nghề cho vay nặng lãi,
Xúc phạm lòng nhân từ thần thánh – xin giảng cho con thắc mắc này”.

Người đáp: - “Triết học với những ai nghiên cứu.
Đã giảng rõ không phải chỉ một lần,
Rằng tự nhiên có trước.

Tri thức thần thánh và Nghệ thuật,
Và nếu ngươi xem kỹ sách vật lý,
Người sẽ thấy ngay trong mấy trang đầu.

Rằng nghệ thuật của con người trong chừng mực có thể
Vẫn đi theo tự nhiên như đồ đệ đi theo sư phụ,
Như thể nghệ thuật là con cháu của Thượng đế,

Cả hai, nghệ thuật và tự nhiên nếu con còn nhớ.
Ngay những câu mở đầu chương Sáng thế,
Rằng loài người kiếm sống và tiến lên,

Còn kẻ cho vay nặng lãi lại theo đường khác.
Khinh miệt tự nhiên và nghệ thuật,
Vì niềm hi vọng chúng đặt ở nơi khác,

Nhưng bây giờ hãy theo ta, ta muốn lên đường.”
Chòm ngư tinh đã lấp lánh ở chân trời,
Và chòm Đại hùng tinh trải theo luồng gió Tây – Bắc,
Và xa xa vách đá hạ thấp dần.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XI