26/04/2024 17:52Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXIII
Inferno: Canto XXIII

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 20/10/2006 19:22

 

Nguyên tác

Taciti, soli, sanza compagnia
n'andavam l'un dinanzi e l'altro dopo,
come frati minor vanno per via.

Vòlt'era in su la favola d'Isopo
lo mio pensier per la presente rissa,
dov'el parlò de la rana e del topo;

ché più non si pareggia 'mo' e 'issa'
che l'un con l'altro fa, se ben s'accoppia
principio e fine con la mente fissa.

E come l'un pensier de l'altro scoppia,
così nacque di quello un altro poi,
che la prima paura mi fé doppia.

Io pensava così: 'Questi per noi
sono scherniti con danno e con beffa
sì fatta, ch'assai credo che lor nòi.

Se l'ira sovra 'l mal voler s'aggueffa,
ei ne verranno dietro più crudeli
che 'l cane a quella lievre ch'elli acceffa'.

Già mi sentia tutti arricciar li peli
de la paura e stava in dietro intento,
quand'io dissi: «Maestro, se non celi

te e me tostamente, i' ho pavento
d'i Malebranche. Noi li avem già dietro;
io li 'magino sì, che già li sento».

E quei: «S'i' fossi di piombato vetro,
l'imagine di fuor tua non trarrei
più tosto a me, che quella dentro 'mpetro.

Pur mo venieno i tuo' pensier tra ' miei,
con simile atto e con simile faccia,
sì che d'intrambi un sol consiglio fei.

S'elli è che sì la destra costa giaccia,
che noi possiam ne l'altra bolgia scendere,
noi fuggirem l'imaginata caccia».

Già non compié di tal consiglio rendere,
ch'io li vidi venir con l'ali tese
non molto lungi, per volerne prendere.

Lo duca mio di sùbito mi prese,
come la madre ch'al romore è desta
e vede presso a sé le fiamme accese,

che prende il figlio e fugge e non s'arresta,
avendo più di lui che di sé cura,
tanto che solo una camiscia vesta;

e giù dal collo de la ripa dura
supin si diede a la pendente roccia,
che l'un de' lati a l'altra bolgia tura.

Non corse mai sì tosto acqua per doccia
a volger ruota di molin terragno,
quand'ella più verso le pale approccia,

come 'l maestro mio per quel vivagno,
portandosene me sovra 'l suo petto,
come suo figlio, non come compagno.

A pena fuoro i piè suoi giunti al letto
del fondo giù, ch'e' furon in sul colle
sovresso noi; ma non lì era sospetto;

ché l'alta provedenza che lor volle
porre ministri de la fossa quinta,
poder di partirs'indi a tutti tolle.

Là giù trovammo una gente dipinta
che giva intorno assai con lenti passi,
piangendo e nel sembiante stanca e vinta.

Elli avean cappe con cappucci bassi
dinanzi a li occhi, fatte de la taglia
che in Clugnì per li monaci fassi.

Di fuor dorate son, sì ch'elli abbaglia;
ma dentro tutte piombo, e gravi tanto,
che Federigo le mettea di paglia.

Oh in etterno faticoso manto!
Noi ci volgemmo ancor pur a man manca
con loro insieme, intenti al tristo pianto;

ma per lo peso quella gente stanca
venìa sì pian, che noi eravam nuovi
di compagnia ad ogne mover d'anca.

Per ch'io al duca mio: «Fa che tu trovi
alcun ch'al fatto o al nome si conosca,
e li occhi, sì andando, intorno movi».

E un che 'ntese la parola tosca,
di retro a noi gridò: «Tenete i piedi,
voi che correte sì per l'aura fosca!

Forse ch'avrai da me quel che tu chiedi».
Onde 'l duca si volse e disse: «Aspetta
e poi secondo il suo passo procedi».

Ristetti, e vidi due mostrar gran fretta
de l'animo, col viso, d'esser meco;
ma tardavali 'l carco e la via stretta.

Quando fuor giunti, assai con l'occhio bieco
mi rimiraron sanza far parola;
poi si volsero in sé, e dicean seco:

«Costui par vivo a l'atto de la gola;
e s'e' son morti, per qual privilegio
vanno scoperti de la grave stola?».

Poi disser me: «O Tosco, ch'al collegio
de l'ipocriti tristi se' venuto,
dir chi tu se' non avere in dispregio».

E io a loro: «I' fui nato e cresciuto
sovra 'l bel fiume d'Arno a la gran villa,
e son col corpo ch'i' ho sempre avuto.

Ma voi chi siete, a cui tanto distilla
quant'i' veggio dolor giù per le guance?
e che pena è in voi che sì sfavilla?».

E l'un rispuose a me: «Le cappe rance
son di piombo sì grosse, che li pesi
fan così cigolar le lor bilance.

Frati godenti fummo, e bolognesi;
io Catalano e questi Loderingo
nomati, e da tua terra insieme presi,

come suole esser tolto un uom solingo,
per conservar sua pace; e fummo tali,
ch'ancor si pare intorno dal Gardingo».

Io cominciai: «O frati, i vostri mali...»;
ma più non dissi, ch'a l'occhio mi corse
un, crucifisso in terra con tre pali.

Quando mi vide, tutto si distorse,
soffiando ne la barba con sospiri;
e 'l frate Catalan, ch'a ciò s'accorse,

mi disse: «Quel confitto che tu miri,
consigliò i Farisei che convenia
porre un uom per lo popolo a' martìri.

Attraversato è, nudo, ne la via,
come tu vedi, ed è mestier ch'el senta
qualunque passa, come pesa, pria.

E a tal modo il socero si stenta
in questa fossa, e li altri dal concilio
che fu per li Giudei mala sementa».

Allor vid'io maravigliar Virgilio
sovra colui ch'era disteso in croce
tanto vilmente ne l'etterno essilio.

Poscia drizzò al frate cotal voce:
«Non vi dispiaccia, se vi lece, dirci
s'a la man destra giace alcuna foce

onde noi amendue possiamo uscirci,
sanza costrigner de li angeli neri
che vegnan d'esto fondo a dipartirci».

Rispuose adunque: «Più che tu non speri
s'appressa un sasso che de la gran cerchia
si move e varca tutt'i vallon feri,

salvo che 'n questo è rotto e nol coperchia:
montar potrete su per la ruina,
che giace in costa e nel fondo soperchia».

Lo duca stette un poco a testa china;
poi disse: «Mal contava la bisogna
colui che i peccator di qua uncina».

E 'l frate: «Io udi' già dire a Bologna
del diavol vizi assai, tra ' quali udi'
ch'elli è bugiardo, e padre di menzogna».

Appresso il duca a gran passi sen gì,
turbato un poco d'ira nel sembiante;
ond'io da li 'ncarcati mi parti'

dietro a le poste de le care piante.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng địa ngục thứ VIII. Ngục thứ sáu: Bọn đạo đức giả mặc áo chì nặng chĩu…

Lặng lẽ, lẻ loi, không kẻ tháp tùng,
Chúng tôi đi, kẻ trước người sau,
Như hai thầy dòng rong ruổi trên đường.

Từ sự lục đục giữa bọn quỷ,
Tư tưởng tôi quay về chuyện ngụ ngôn Isopo,
Nói về hai con ếch và con chuột.

Cũng chẳng khác gì chuyện mô và ítxa,
Nếu đem so sánh chuyện này với chuyện kia,
Một cách chính xác, đoạn đầu và đoạn cuối.

Rồi như ý này khơi dậy ý khác,
Cứ thêế ý đầu sinh ra ý sau,
Nỗi sợ ban đầu bỗng lớn gấp đôi.

Vì tôi nghĩ rằng: Bọn quỷ,
Tại chúng tôi mà bị chơi khăm và diễu cợt,
Chắc chúng sẽ căm tức chúng tôi.

Sự tức giận cộng thêm tâm địa ác,
Chúng sẽ đuổi theo chúng tôi ráo riết hơn,
Như chó săn muốn chộp thỏ rừng.

Cảm thấy lông tóc dựng lên vì khiếp sợ,
Tôi tụt lại phía sau, nghe ngóng,
- "Thầy ơi, nếu chúng ta không tìm nơi ẩn náu.

Cho cả thầy và con - tôi nói -  con sợ,
Bọn quỷ độc, đang đuổi theo chúng ta,
Con đã nghe thấy và mường tượng ra".

Thầy nói: - "Nếu ta là tấm gương tráng thuỷ,
Cũng không phản chiếu được hình ảnh bên ngoài,
Nhanh hơn là ta tiếp nhận hình ảnh tâm hồn con.

Ý nghĩ của con đã bắt gặp ý nghĩ ta,
Giống cả cử chỉ và diện mạo,
Cùng tạo nên chỉ một ý đồ.

Nếu bờ đê bên kia thoai thoải,
Để chúng ta chuyển sang hố khác,
Chúng ta sẽ thoát cuộc săn đuổi này".

Thầy chưa giảng giải xong kế hoạch,
Thì lũ quỷ đã tới, với cánh xoè rộng,
Không xa gì để có thể bắt được.

Lập tức thầy ôm chặt lấy tôi,
Như một bà mẹ chợt tỉnh giấc vì tiếng động,
Thấy ngọn lửa bốc cháy bên mình.

Bế lấy con rồi vùng chạy trốn,
Lo cho con hơn cả thân mình,
Chỉ kịp khoác vội một manh áo cánh.

Từ đỉnh cao dốc cứng,
Người trượt lưng theo sườn đá,
Xuống cạnh mép một hố ngục khác.

Chưa bao giờ nước kênh chảy nhanh,
Khi đổ vào các gầu,
Để làm quay bánh cối xay.

Lại nhanh bằng thầy tôi trượt trên sườn đá,
Vừa ôm tôi trên ngực,
Như ôm một đứa con, chứ không phải bạn đồng hành.

Khi chân thầy vừa chấm đáy vực sâu,
Ở mỏm đá trên đầu đã hiện ra lũ quỷ,
Nhưng không còn gì đáng sợ nữa!

Vì đấng tối cao giao cho chúng,
Việc cai quản vòng ngục thứ năm,
Đã tước đi của chúng cái quyền rời khỏi nơi đó.

Chúng tôi gặp một toán người,
Vừa lê bước chậm chạp đi vòng quanh,
Vừa khóc than, mệt mỏi và suy sụp.

Họ mặc áo choàng, mũ trùm kín mắt,
Cắt theo kiểu ở Cologno,
Vẫn dành cho các tu sĩ.

Những áo choàng bên ngoài giát vàng chói lọi,
Nhưng bên trong tất cả bằng chì,
Nặng đến nỗi, những áo chì Federigo chỉ như là áo cỏ.

Ôi, những áo khoác nặng nề cho muôn đời muôn kiếp!
Chúng tôi cũng rẽ về bên trái
Như họ, nên vẫn phải nghe than khóc buồn thảm.

Nhưng vì gánh nặng, bọn người kiệt sức đó,
Lê bước đi quá chậm chạp,
Nên mỗi vòng đi, chúng tôi lại có bạn mới cùng hàng.

Tôi nói với thầy tôi: - "Xin thầy thử tìm,
Một ai đó mà hành vi, hoặc tên tuổi quen biết,
Đang vừa đi vừa nhìn về phía thầy".

Một kẻ nghe tôi nói giọng Toscana,
Từ phía sau hét to: "Xin hãy chậm bước,
Hỡi hai người cùng đi trong bóng tối.

Có thể anh sẽ có, từ ta điều muốn biết"
Thầy tôi ngoái lại và bảo: - "Hay chờ nó,
Rồi bước tiếp theo nhịp chân của nó".

Tôi dừng lại và thấy hai người,
Dáng hối hả tiến về phía chúng tôi,
Nhưng chậm chạp vì nặng nề và lối đi chật chội.

Khi đến gần, họ nhìn tôi
Hồi lâu, không thốt nên lời,
Rồi quay lại nói với nhau:

- "Cái người này còn sống, yết hầu còn động đậy
Nếu đã chết thì vì đặc ân gì,
Mà không phải mang áo chì nặng chĩu?"

Rồi họ bảo tôi: - "Này anh bạn Toscana,
Đã đến được ký túc xá những kẻ đạo đức giả sầu thảm,
Nếu không khinh chúng tôi, xin cho biết anh là ai?"

Tôi trả lời: - "Tôi sinh ra và lớn lên,
Trong thành phố lớn bên bờ sống Arno xinh đẹp,
Và thân thể tôi vẫn như tôi từng có.

Còn các ngươi, các ngươi là ai?
Mà đau khổ chảy dài trên má?
Hình phạt gì mà phát ra nhiều tia sáng?"

Một người trả lời: - "Những áo khoác dát vàng này,
Đều bằng chì, rất nặng,
Đến nỗi bàn cân cũng kêu lên ken két!

Chúng tôi thuộc dòng tu hiệp sĩ, người Bologna,
Tôi là Catalano, còn hắn Loderingo,
Được thành phố của anh bầu ra một lần.

Theo thông lệ mỗi lần chỉ bầu một,
Nhưng để giữ an ninh và chúng tôi đã làm tốt,
Mà nay còn nhận thấy quanh vùng Gacdingo."

Tôi vừa bắt đầu: - "Hỡi bọn thầy tu, tội lỗi các ngươi.."
Thì không nói được gì nữa, vì đã thấy,
Một tội nhân nằm trên mặt đất bị đóng cọc căng ra ba phía.

Khi nhìn thấy tôi, hắn vặn vẹo thân mình,
Vừa thở dài làm lay động chòm râu,
Thầy dòng Catalano nhận ra điều đó.

Hắn nói với tôi: - "Cái gã bị đóng đinh mà anh thấy,
Xưa đã khuyên người Fabirien
Hy sinh một người vì dân chúng.

Lãobị để đó trần truồng giữa đường đi,
Rồi anh thấy, và nó phải cảm thấy,
Khi một người đi qua là phải cân họ.

Cùng chịu kiểu hình phạt đó ở trong hố này, còn có bố vợ gã,
Và những người khác trong hội đồng xét xử,
Đã từng gieo đau thương cho người Do thái".

Tôi thấy Virgilio có vẻ ngạc nhiên,
Trước kẻ bị căng thây trên thánh giá,
Hèn hạ biết bao trong đoạ đầy vĩnh viễn.

Rồi quay lại hỏi viên thầy tu:
- "Nếu không phiền, xin hãy cho hay,
Hình như phía bên phải có một lối đi?

Từ đó chúng tôi có thể ra khỏi đây,
Mà không cần đến các hắc thần,
Đến kéo chúng tôi ra khỏi vực này?"

Hắn trả lời: - "Hơn cả ngươi hy vọng,
Có một bờ đá đi theo vòng quanh lớn,
Vượt qua thung lũng thảm sầu.

Nhưng ở đây có một đoạn bị hỏng,
Các ngươi có thể trèo lên từ chỗ đổ nát,
Theo đường dốc từ dưới đáy đi lên".

Sau một lúc cúi đầu suy nghĩ,
Thầy tôi nói: - "Nó lại bịp chúng ta rồi!
Ở lối đó có kẻ đang chờ bắt người phạm tội."

Tên thầy tu nói tiếp: - "Tôi nghe nói ở Bologna,
Rằng quỷ sứ có nhiều tật xấu mà trong các tật đó,
Là nói dối, bố đẻ của mọi trò lừa đảo."

Nghe mấy lời đó thầy tôi liền rảo bước bỏ đi,
Nét mặt lộ xúc động vì giận dữ,
Tôi cũng rời bọn tội nhân nặng trĩu,
Theo dấu chân yêu dấu của người.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XXIII