14/09/2024 23:29Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Cổ phong (cổ thể); Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Hán
Đăng bởi Vanachi vào 22/10/2008 10:17
Nguyên tác
瓠子決兮將奈何?
浩浩洋洋兮閭殫為河。
殫為河兮地不得寧,
功無已時兮吾山平。
吾山平兮巨野溢,
魚沸郁兮柏冬日。
正道弛兮離常流,
蚊龍騁兮方遠遊。
歸舊川神哉沛,
不封禪兮安知外?
為我謂河伯兮何不仁,
泛濫不止兮愁吾人。
齧桑浮兮淮泗滿,
久不返兮水維緩。
Phiên âm
Hồ Tử quyết hề tương nại hà?
Hạo hạo dương dương hề lư[1] đàn vi hà.
Đàn vi hà hề địa bất đắc ninh,
Công vô dĩ thì hề Ngô sơn[2] bình.
Ngô sơn bình hề Cự Dã[3] dật,
Ngư phí uất hề bách[4] đông nhật.
Chính đạo thỉ hề ly thường lưu,
Văn long sính hề phương viễn du.
Quy cựu xuyên thần tai bái,
Bất phong thiền[5] hề an tri ngoại?
Vị ngã vị hà bá hề hà bất nhân,
Phiếm lạm bất chỉ hề sầu ngô nhân.
Khiết Tang[6] phù hề Hoài[7], Tứ[8] mãn,
Cửu bất phản[9] hề thuỷ duy hoãn.Dịch nghĩa
Sông Hồ Tử vỡ, biết làm sao đây?
Cuồn cuộn ào ào, tất thảy đều thành sông.
Tất thảy thành sông, đất chẳng yên ổn,
Đê không đắp bồi, núi Ngô bị san bằng.
Núi Ngô bị san bằng, Cự Dã bị ngập,
Cá bơi nhởn nhơ, ngày đông đã gần tới.
Dòng chính bị mất, dòng phụ tách ra,
Muỗi rồng bơi chạy đi xa.
Quay về nơi sông xưa bị ngập thật thương cảm,
Nếu không đi cúng tế thì sao biết nạn ngoài xa này?
Nói giúp ta với hà bá, thực bất nhân,
Nước tràn trề không ngớt, lòng ta sầu.
Khiết Tang trôi nổi, Hoài, Tứ ngập đầy,
Dòng chính mãi không trở lại như cũ, việc đê điều chậm chạp.Bản dịch của Điệp luyến hoa
Hồ Tử vỡ chừ biết làm sao?
Cuồn cuộn ào ào chừ hết thảy thành sông.
Thảy thành sông chừ đất chẳng yên bình,
Đê không đắp bồi chừ núi Ngô bằng.
Núi Ngô bằng chừ Cự Dã ngập,
Cá nhởn nhơ chừ ngày đông sắp.
Dòng chính mất chừ tách dòng ra,
Muỗi rồng chạy chừ bơi đi xa.
Tới sông xưa sao thương cảm,
Chẳng cúng tế chừ sao biết nạn?
Ta nói với hà bá chừ sao bất nhân,
Tràn trề chẳng ngớt chừ lòng ta buồn.
Khiết Tang trôi chừ Hoài, Tứ ngập,
Mãi chẳng về chừ đê phòng chậm.
Hồ Tử ca được chép trong Sử ký phần Hà cừ thư, và Hán thư phần Câu hức chí, sau được Nhạc phủ thi tập xếp vào Tạp ca dao từ. Năm Nguyên Quang thứ 3 (132 tr.CN), sông Hoàng Hà vỡ nhập vào sông Hồ Tử, chảy về hướng đông nam qua đầm Cự Dã và tương thông với hai sông Hoài, Tứ khiến một dải đất Lương, Sở bị lụt liên miên. Năm Nguyên Phong thứ 2 (109 tr.CN), Hán Vũ Đế lên núi Thái Sơn lễ tế trở về, tận mắt thấy cảnh vỡ sông Hồ Tử, bèn thả bạch mã và ngọc bích xuống cầu thần sông, lệnh quần thần chúng quan đem quân lấy gỗ ngăn nước. Khi đó dân Đông Quân đều đã đốt hết củi nên thiếu gỗ, ông bèn sai tới Kỳ Viên chặt trúc bện sọt rồi cho đất vào, chồng lên để ngăn sông. Sau khi trị thuỷ xong, ông thương xót mà viết hai bài ca này, được người đời sau nhận xét là trước tác bao trùm các bậc đế vương đời Tây Hán.
[1] Do chữ 慮, nghĩa cổ là hết thảy, tất cả.
[2] Ngô sơn còn gọi là Ngư sơn 魚山, nay thuộc huyện Đông A, tỉnh Sơn Đông.
[3] Tên một cái đầm thời xưa, còn gọi là Đại Dã 大野, nay ở bắc huyện Cự Dã, tỉnh Sơn Đông, phía bắc liền với Lương Sơn Bạc.
[4] Do chữ 迫, nghĩa là gần, sắp.
[5] Nơi cúng tế đời xưa. Tạ công của trời gọi là phong, tạ công của đất gọi là thiền. Câu này ý nói nếu ông không lên tế trời đất trên núi Thái Sơn, thì làm sao biết là có nạn lụt này ở ngoài ải Hàm Cốc.
[6] Tên đất, ở tây nam huyện Bái, tỉnh Giang Tô.
[7] Tên sông, xuất phát từ núi Đồng Bách ở Hà Nam, chảy về hướng đông qua An Huy, Giang Tô, đến huyện Hu Dị thì chảy vào hồ Hồng Trạch.
[8] Tên sông, xuất phát từ huyện Tứ Thuỷ, tỉnh Sơn Đông, chảy về hướng tây nam qua các huyện Khúc Phụ, Duyện Châu, đến huyện Tế Nam thì nhập vào sông Vận Hà.
[9] Ý nói sau khi nạn lụt đã 20 năm mà sông Hồ Tử vẫn không trở lại dòng chính là Hoàng Hà.