28/03/2024 17:00Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Thần thái dương và Thần gió bấc
Phébus et Borée

Tác giả: Jean de La Fontaine

Nước: Pháp
Đăng bởi hongha83 vào 11/03/2009 10:07

 

Nguyên tác

Borée et le soleil virent un voyageur
           Qui s’était muni par bonheur
Contre le mauvais temps. On entrait dans l’automne,
Quand la précaution aux voyageurs est bonne:
Il pleut, le soleil luit, et l’écharpe d’Iris
           Rend ceux qui sortent avertis
Qu’en ces mois le manteau leur est fort nécessaire;
Les Latins les nommaient douteux, pour cette affaire.
Notre homme s’était donc à la pluie attendu:
Bon manteau bien doublé, bonne étoffe bien forte.
«Celui-ci, dit le vent, prétend avoir pourvu
A tous les accidents; mais il n’a pas prévu
           Que je saurai souffler de sorte
Qu’il n’est bouton qui tienne; il faudra, si je veux,
           Que le manteau s’en aille au diable.
L’ébattement pourrait nous en être agréable:
Vous plaît-il de l’avoir ? - Eh bien, gageons nous deux,
           Dit Phébus, sans tant de paroles,
A qui plus tôt aura dégarni les épaules
           Du cavalier que nous voyons.
Commencez : je vous laisse obscurcir mes rayons.»
Il n’en fallut pas plus. Notre souffleur à gage
Se gorge de vapeurs, s’enfle comme un ballon,
           Fait un vacarme de démon,
Siffle, souffle, tempête, et brise en son passage
Maint toit qui n’en peut mais, fait périr maint bateau,
           Le tout au sujet d’un manteau.
Le cavalier eut soin d’empêcher que l’orage
           Ne se pût engouffrer dedans;
Cela le préserva. Le vent perdit son temps;
Plus il se tourmentait, plus l’autre tenait ferme;
Il eut beau faire agir le collet et les plis.
           Sitôt qu’il fut au bout du terme
           Qu’à la gageure on avait mis,
           Le soleil dissipe la nue,
Récrée et puis pénètre enfin le cavalier,
           Sous son balandras  fait qu’il sue,
           Le contraint de s’en dépouiller:
Encor n’usa-t-il pas de toute sa puissance.

           Plus fait douceur que violence.

Bản dịch của Lê Trọng Bổng

Thần thái dương và thần gió bấc
Cùng nhận ra một bác đi đường
Người ngựa mang đủ vật dùng
Lo thời tiết xấu bất thường tấn công
Đã sang thu, dự phòng rất tốt
Cho những ai cất bước đường xa
Mưa rơi, ánh nắng chói loà
Cầu vồng báo trước cho ta biết rằng
Tấm áo choàng là cần hết sức
Phải mang theo trong suốt mùa này
Mỗi lần đi đó đi đây
Dân Trung Ý gọi người vầy đa nghi
Vậy bác đi đường kia đã ngợ
Trời sẽ mưa nên có mang theo
Một tấm áo choàng tuyệt chiêu
Gồm hai lần  vải bền siêu nhập vào
"Anh chàng này tưởng đâu đã đủ
Để chống bao sự cố trên đời
Thần gió bấc nói - Được thôi
Nhưng y không lượng sức tôi thế nào
Tôi sẽ thổi rụng ào hết cúc
Tôi muốn thì áo tuột bay luôn
Phen này rung lắc ra tuồng
Chẳng biết Ngài có thích không mà làm?'
Không lắm lời lan man đến vậy
Thần thái dương đáp lại nhẹ nhàng:
"Chúng mình đánh cuộc đàng hoàng
Xem ai lột được áo choàng bác kia
Ông hãy bắt đầu đi, tôi thuận
Cứ làm mờ tia nắng của tôi"
Thần thái dương vừa dứt lời
Thần gió bấc vốn mấy đời thổi thuê
Há họng thu hơi về hít hết
Phình to dần như chiếc khí cầu
Ầm ầm quỷ khốc thần sầu
Rít lên, thổi mạnh, ào ào phong ba
Đập vỡ bao mái nhà mệt oải
Nhấn chìm bao xuồng máy tầu thuyền
Chỉ vì chiếc áo nói trên
Không chịu thua, gió quất lên thân hình
Bác kỵ sĩ luôn tìm mọi cách
Ngăn không cho dông lách áo choàng
Giữ cho cổ, nếp an toàn
Gió càng xoáy khoẻ bác càng kiên tâm
Đến khi hết thời gian đặt cuộc
Thần thái dương liền tước hết mây
Cho bác ấm lên phút giây
Sau cho tia nắng chui vào đầy thân
Lớp vải chần mồ hôi ướt đẫm
Buộc bác ta cởi tấm áo choàng
Thần dùng ít sức rõ ràng

Dịu dàng hơn hẳn cả ngàn hung hăng
Dựa theo truyện của Esope.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Jean de La Fontaine » Thần thái dương và Thần gió bấc