29/03/2024 12:56Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXXII
Inferno: Canto XXXII

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 20/12/2006 17:35

 

Nguyên tác

S'io avessi le rime aspre e chiocce,
come si converrebbe al tristo buco
sovra 'l qual pontan tutte l'altre rocce,

io premerei di mio concetto il suco
più pienamente; ma perch'io non l'abbo,
non sanza tema a dicer mi conduco;

ché non è impresa da pigliare a gabbo
discriver fondo a tutto l'universo,
né da lingua che chiami mamma o babbo.

Ma quelle donne aiutino il mio verso
ch'aiutaro Anfione a chiuder Tebe,
sì che dal fatto il dir non sia diverso.

Oh sovra tutte mal creata plebe
che stai nel loco onde parlare è duro,
mei foste state qui pecore o zebe!

Come noi fummo giù nel pozzo scuro
sotto i piè del gigante assai più bassi,
e io mirava ancora a l'alto muro,

dicere udi'mi: «Guarda come passi:
va sì, che tu non calchi con le piante
le teste de' fratei miseri lassi».

Per ch'io mi volsi, e vidimi davante
e sotto i piedi un lago che per gelo
avea di vetro e non d'acqua sembiante.

Non fece al corso suo sì grosso velo
di verno la Danoia in Osterlicchi,
né Tanai là sotto 'l freddo cielo,

com'era quivi; che se Tambernicchi
vi fosse sù caduto, o Pietrapana,
non avria pur da l'orlo fatto cricchi.

E come a gracidar si sta la rana
col muso fuor de l'acqua, quando sogna
di spigolar sovente la villana;

livide, insin là dove appar vergogna
eran l'ombre dolenti ne la ghiaccia,
mettendo i denti in nota di cicogna.

Ognuna in giù tenea volta la faccia;
da bocca il freddo, e da li occhi il cor tristo
tra lor testimonianza si procaccia.

Quand'io m'ebbi dintorno alquanto visto,
volsimi a' piedi, e vidi due sì stretti,
che 'l pel del capo avieno insieme misto.

«Ditemi, voi che sì strignete i petti»,
diss'io, «chi siete?». E quei piegaro i colli;
e poi ch'ebber li visi a me eretti,

li occhi lor, ch'eran pria pur dentro molli,
gocciar su per le labbra, e 'l gelo strinse
le lagrime tra essi e riserrolli.

Con legno legno spranga mai non cinse
forte così; ond'ei come due becchi
cozzaro insieme, tanta ira li vinse.

E un ch'avea perduti ambo li orecchi
per la freddura, pur col viso in giùe,
disse: «Perché cotanto in noi ti specchi?

Se vuoi saper chi son cotesti due,
la valle onde Bisenzo si dichina
del padre loro Alberto e di lor fue.

D'un corpo usciro; e tutta la Caina
potrai cercare, e non troverai ombra
degna più d'esser fitta in gelatina;

non quelli a cui fu rotto il petto e l'ombra
con esso un colpo per la man d'Artù;
non Focaccia; non questi che m'ingombra

col capo sì, ch'i' non veggio oltre più,
e fu nomato Sassol Mascheroni;
se tosco se', ben sai omai chi fu.

E perché non mi metti in più sermoni,
sappi ch'i' fu' il Camiscion de' Pazzi;
e aspetto Carlin che mi scagioni».

Poscia vid'io mille visi cagnazzi
fatti per freddo; onde mi vien riprezzo,
e verrà sempre, de' gelati guazzi.

E mentre ch'andavamo inver' lo mezzo
al quale ogne gravezza si rauna,
e io tremava ne l'etterno rezzo;

se voler fu o destino o fortuna,
non so; ma, passeggiando tra le teste,
forte percossi 'l piè nel viso ad una.

Piangendo mi sgridò: «Perché mi peste?
se tu non vieni a crescer la vendetta
di Montaperti, perché mi moleste?».

E io: «Maestro mio, or qui m'aspetta,
si ch'io esca d'un dubbio per costui;
poi mi farai, quantunque vorrai, fretta».

Lo duca stette, e io dissi a colui
che bestemmiava duramente ancora:
«Qual se' tu che così rampogni altrui?».

«Or tu chi se' che vai per l'Antenora,
percotendo», rispuose, «altrui le gote,
sì che, se fossi vivo, troppo fora?».

«Vivo son io, e caro esser ti puote»,
fu mia risposta, «se dimandi fama,
ch'io metta il nome tuo tra l'altre note».

Ed elli a me: «Del contrario ho io brama.
Lèvati quinci e non mi dar più lagna,
ché mal sai lusingar per questa lama!».

Allor lo presi per la cuticagna,
e dissi: «El converrà che tu ti nomi,
o che capel qui sù non ti rimagna».

Ond'elli a me: «Perché tu mi dischiomi,
né ti dirò ch'io sia, né mosterrolti,
se mille fiate in sul capo mi tomi».

Io avea già i capelli in mano avvolti,
e tratto glien'avea più d'una ciocca,
latrando lui con li occhi in giù raccolti,

quando un altro gridò: «Che hai tu, Bocca?
non ti basta sonar con le mascelle,
se tu non latri? qual diavol ti tocca?».

«Omai», diss'io, «non vo' che più favelle,
malvagio traditor; ch'a la tua onta
io porterò di te vere novelle».

«Va via», rispuose, «e ciò che tu vuoi conta;
ma non tacer, se tu di qua entro eschi,
di quel ch'ebbe or così la lingua pronta.

El piange qui l'argento de' Franceschi:
"Io vidi", potrai dir, "quel da Duera
là dove i peccatori stanno freschi".

Se fossi domandato "Altri chi v'era?",
tu hai dallato quel di Beccheria
di cui segò Fiorenza la gorgiera.

Gianni de' Soldanier credo che sia
più là con Ganellone e Tebaldello,
ch'aprì Faenza quando si dormia».

Noi eravam partiti già da ello,
ch'io vidi due ghiacciati in una buca,
sì che l'un capo a l'altro era cappello;

e come 'l pan per fame si manduca,
così 'l sovran li denti a l'altro pose
là 've 'l cervel s'aggiugne con la nuca:

non altrimenti Tideo si rose
le tempie a Menalippo per disdegno,
che quei faceva il teschio e l'altre cose.

«O tu che mostri per sì bestial segno
odio sovra colui che tu ti mangi,
dimmi 'l perché», diss'io, «per tal convegno,

che se tu a ragion di lui ti piangi,
sappiendo chi voi siete e la sua pecca,
nel mondo suso ancora io te ne cangi,

se quella con ch'io parlo non si secca».

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ IX. Vùng thứ nhất ( Caina): Những bá tước ở Mangogna. Vùng thứ hai ( Atenora): Bocca Abbatti, Galenone.

Nếu tôi có những vần thơ khô khốc và dữ dội,
Phù hợp với hố sâu sầu thảm này,
Mà trên đó chồng chất bao địa ngục khác.

Thì tôi sẽ trình bày cốt lõi tư tưởng tôi,
Đầy đủ hơn, nhưng tôi lại không có,
Mặc dầu vậy, tôi vẫn không ngần ngại mà sẵn sàng bày tỏ.

Đây không phải là một việc làm thiếu suy nghĩ,
Đi miêu tả cái đáy này của thế giới,
Cũng không phải là việc của loại ngôn ngữ chỉ biết gọi “bố mẹ”.

Hỡi những Nàng Thơ đã từng giúp Alfione xây thành Tebe,
Hãy đến đây hỗ trợ thơ tôi,
Để ngôn ngữ, không quá xa sự thực.

Hỡi lũ xấu xa tồi tệ nhất,
Đang ở nơi, thật khó khăn khi phải mô tả,
Đến kiếp dê, cừu vẫn còn hơn!

Chúng tôi đang ở dưới thấp, trong hố tối,
Thấp hơn nhiều so với chân khổng lồ,
Mắt vẫn nhìn về vách đá dựng đứng.

Bỗng có tiếng nói: - “Xin chú ý khi đi qua,
Nếu có thể, xin chớ giẫm lên đầu,
Những anh em đau khổ nơi đây”.

Tôi quay lại và thấy ở phía trước,
Ngay dưới chân tôi một cái hồ đóng băng,
Trông giống thủy tinh hơn là nước.

Chưa bao giờ, về mùa đông, sông Danoia ở Ottelicchi,
Hay sông Tanai dưới bầu trời băng giá,
Lại phủ một lớp băng dày đến thế.

Cho dù núi Tambernichi hay núi Pietrapana,
Có đổ sụp xuống đây,
Thì mặt hồ cũng không bị rạn nứt!

Như con ếch đang kêu ì oạp,
Mũi thò lên mặt nước,
Người nông dân nghèo mơ đang mót lúa ngoài đồng.

Những âm hồn đau khổ sống trong băng giá,
Tái xanh tận nơi vẫn biểu hiện niềm xấu hổ,
Răng đập lập cập như cò gặp lạnh.

Mỗi người cúi gằm mặt xuống,
Từ cái miệng rét cóng, từ cặp mắt u buồn,
Mọi bằng chứng đều phơi bày…

Khi tôi đưa mắt nhìn quanh,
Tôi thấy dưới chân tôi hai âm hồn ôm ghì lấy nhau,
Đến nỗi tóc trên đầu hòa lẫn.

Tôi hỏi: - “Các anh là ai, sao ghì nhau chặt vậy?”
Họ liền quay đầu lại,
Và ngẩng mặt nhìn lên.

Hai mắt đã đầm đìa nước mắt,
Chảy dòng dòng xuống môi và đông lại,
Lại gào khóc và ôm ghì nhau mãi.

Chưa bao giờ hai tấm gỗ ghép vào nhau,
Chặt được như vậy; còn họ, như hai con dê đực,
Trong cơn điên giận, húc vào nhau.

Có một âm hồn khác rụng cả hai tai,
Vì lạnh giá, mặt cúi gằm, hỏi tôi:
“Sao nhìn chúng tôi chằm chằm như soi gương vậy?”

Nếu ngươi muốn biết hai hồn này là ai,
Hãy nhớ lại: Thung lũng sông Bisendo,
Xưa là của cha họ, ông Alberto, nay là của họ,

Chúng sinh ra từ một lòng mẹ,
Nhưng nếu ngươi có thể lục tìm khắp ngục Caina,
Thì không ai đáng làm đông thành keo hơn chúng nó.

Cũng không phải tên kia, ngực bị đâm thủng,
Vì một nhát kiếm của Artu;
Cũng không phải tên này, Focarsia hay tên nọ.

Đầu bị che khuất, khiến ta không thấy rõ,
Hắn tên là Sarson Macheroni,
Nếu ngươi là dân Toscana hẳn biết nó là ai.

Bây giờ, để ngươi khỏi bắt ta dông dài hơn nữa,
Ngươi nên biết ta là Canision de Passi
Đang chờ Carlin đến, để được nhẹ bớt tội trạng.”

Tôi còn thấy hàng nghìn gương mặt khác,
Tím bầm vì lạnh, và từ lúc đó tôi cũng run lên,
Và vẫn như thế hễ thấy nước đóng băng.

Trong lúc đó, chúng tôi đi gần vào trung tâm,
Về phía ấy, bồn nén mọi trọng lực,
Và tôi run rẩy trong giá lạnh vĩnh cửu.

Đây là ý muốn, là định mệnh hay ngẫu nhiên,
Tôi không biết, nhưng đang đi qua giữa các cái đầu,
Chân tôi bỗng vấp mạnh vào một khuôn mặt.

Âm hồn đó vừa kêu vừa khóc:
“Sao ngươi lại dẫm lên tôi,
Hay ngươi đến, hành tôi, để trả thù thêm trận Montaberti?”

Tôi nói: “Xin thầy nán lại và đợi con ở đây,
Con muốn thanh toán một nghi vấn với hồn ma này,
Rồi sẽ rảo bước theo mức thầy muốn.”

Thầy tôi dừng lại và tôi nói,
Với kẻ đang lăng nhục tôi dữ dội:
“Ngươi là ai mà quát mắng người khác như thế?”

Hồn nói: “Thế ngươi là ai mà qua miền Antenora,
Và đá mạnh vào má kẻ khác,
Đá mạnh như thể ngươi còn sống?”

Tôi trả lời: - “Ta còn sống,
Chắc việc nổi danh là điều ngươi khao khát
Và muốn ta viết tên ngươi vào thơ của ta?”

Hắn đáp: “Ta mong điều trái lại,
Ngươi đi khỏi đây và chớ làm phiền ta,
Ngươi biết đấy, mua chuộc có nghĩa gì nơi vực thẳm này!”

Nó lại nói: - “Sao lại làm ta trụi tóc,
Ta sẽ chẳng nói họ tên, cũng không cho ngươi biết ta là ai
Cả khi ngươi, một ngàn lần nện xuống đầu ta!”

Tôi đã có trong bàn tay một ít tóc của nó,
Vì tôi nhổ đi nhiều mớ tóc,
Còn nó, mặt vúi gằm xuống đất, miệng sủa lên như chó.

Một tên khác kêu lên: “Bocca, mày sao thế?
Nghiến răng chưa đủ sao,
Lại còn sủa lên, con quỷ nào chọc mày thế?”

Tôi nói với nó: “Giờ ta không cần ngươi nói nữa,
Tên phản bội đê hèn; còn nỗi nhục của ngươi,
Ta sẽ mang lên trên kia với những tin xác thực.”

Hắn trả lời: “Đi đi, cứ kể lại những điều ngươi thích,
Nhưng nếu ngươi ra khỏi chỗ này,
Thì đừng giữ im lặng về cái thằng mỏng môi đó.

Ở đây nó khóc trên bạc vàng của quân Pháp,
Ngươi sẽ có thể nói: Tôi đã thấy Ngài lãnh chúa,
Nơi những tội phạm được giam nơi mát mẻ!

Nếu người ta gặng hỏi ngươi: - Còn những ai nữa,
Thì bên cạnh ngươi là Đức ông Berkeria,
Đã bị dân Firenze cắt cổ.

Xa hơn là Gianni De Soldanieri,
Cùng với Ganelone và Tebaldenalo
Đã mở cửa thành Faensa khi mọi người đang ngủ.”

Chúng tôi rời xa âm hồn này,
Khi đã thấy hai đứa đông lại trong cùng một hố,
Đầu người này đội đầu người kia như đội mũ.

Và giống như người ta ăn bánh khi đói,
Người ở trên cắm răng vào người ở dưới,
Ở nơi bộ óc nối liền với gáy.

Không khác gì Tiedo trong cơn giận dữ,
Gặm thái dương Menalippo,
Chén xong hộp sọ rồi các bộ phận khác.

“Hỡi ngươi – tôi nói – ngươi biểu lộ lòng căm giận
Đối với kẻ mà ngươi ăn, theo cách quá thú vật,
Hãy nói với ta lý do tại sao?

Nếu ngươi có lý để oán hận nó,
Xin cho biết ngươi là ai và tội trạng của nó,
Ta sẽ minh oan cho ngươi trên trần thế,
Nếu ngôn từ ta nói không thành khô cạn”

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XXXII