25/04/2024 21:06Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Luận thi kỳ 12
論詩其十二

Tác giả: Nguyên Hiếu Vấn - 元好問

Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Nam Tống, Kim
Đăng bởi Vanachi vào 31/12/2007 15:37

 

Nguyên tác

望帝春心托杜鵑,
佳人錦瑟怨華年。
詩家總愛西昆好,
獨恨無人作鄭箋。

Phiên âm

Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên[1],
Giai nhân cẩm sắt[2] oán hoa niên.
Thi gia tổng ái Tây Côn[3] hảo,
Độc hận vô nhân tác “Trịnh tiên[4]”.

Dịch nghĩa

Lòng xuân của vua Thục gửi vào đỗ quyên,
Giai nhân đàn gấm oán hận hoa niên (tuổi xuân).
Thi gia đều công nhận Tây Côn là hay,
Chỉ hận rằng không có ai làm chú giải như Trịnh Huyền.

Bản dịch của Điệp luyến hoa

Thục đế lòng xuân gửi đỗ quyên,
Giai nhân đàn gấm hận hoa niên.
Tây Côn ai cũng đều yêu mến,
Chỉ tiếc không ai giống Trịnh Huyền.
Bài này luận thơ Lý Thương Ẩn 李商隱. Đại ý nói thơ Lý Thương Ẩn hoa lệ mà thâm thuý, những ký thác của ông khiến người đời không giải mã nổi. Nguyên Hiếu Vấn so sánh thơ ông với các sách kinh điển, tuy nhiên không có ai đóng vai trò của Trịnh Huyền chú giải được thơ Lý Thương Ẩn để người đời hiểu thấu đáo.

[1] Câu thơ Lý Thương Ẩn trong bài Cẩm sắt, ý là Vọng Đế nước Thục xưa sau khi chết hồn phách hoá thành đỗ quyên để gửi gắm lòng xuân của mình. Hàm ý của bài thơ này còn mang nhiều giả thuyết, có thể là một bài thơ điếu người chết, hoặc vịnh vật, hoặc nhớ người, hoặc tự thương thân,...
[2] Cũng trong bài Cẩm sắt của Lý Thương Ẩn. Người đẹp trong khi ôm đàn gấm, cũng là để thổ lộ nỗi buồn than về tuổi trẻ của mình.
[3] Dương Ức 楊億, Tiền Duy Diễn 錢惟演, Lưu Quân Đẳng 劉筠等 đầu đời Bắc Tống phỏng thơ Lý Thương Ẩn, gọi là Tây Côn thể. Tuy nhiên, ở đây Nguyên Hiếu Vấn dùng hai chữ “Tây Côn” chỉ ám chỉ thơ Lý Thương Ẩn chứ không chỉ Tây Côn thể.
[4] Sách chú giải Mao thi do Trịnh Huyền 鄭玄 đời Đông Hán viết. Ông là một học giả có tiếng về kinh sách, từng chú giải Mao thi, Chu lễ, Chu dịch, Xuân thu.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Nguyên Hiếu Vấn » Luận thi kỳ 12