19/04/2024 14:13Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Tửu

Tác giả: Nguyễn Khuyến - 阮勸

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Cận đại
Đăng bởi tôn tiền tử vào 13/09/2014 07:13

 

Nguyên tác

天生飲食世皆然,
儀狄應為一小天。
堯舜以前無酒誥,
商周之後有賓筵。
若教麴蘗非佳品,
何以文章更別傳。
吾道至今消索甚,
攜壺獨此醉中仙。

Phiên âm

Thiên sinh ẩm thực thế giai nhiên,
Nghi Địch[1] ưng vi nhất tiểu thiên.
Nghiêu Thuấn dĩ tiền vô Tửu cáo[2],
Thương Chu chi hậu hữu Tân diên[3].
Nhược giao khúc bách phi giai phẩm,
Hà dĩ văn chương cánh biệt truyền.
Ngô đạo chí kim tiêu tác thậm,
Huề hồ độc thử tuý trung tiên.

Dịch nghĩa

Trời sinh ra có ăn, có uống, người đời ai cũng thế,
Bà Nghi Địch cũng đáng làm một vị trời con.
Đời Nghiêu Thuấn về trước chưa có thiên “Tửu cáo”,
Từ Thương Chu về sau có bài thơ “Tân diên”.
Nếu bảo men gạo không phải là phẩm vị tốt,
Thì sao trong văn chương lại có những bài đặc biệt truyền thuật về rượu.
Đạo của chúng ta đến nay đã rời rạc lắm,
Chỉ có lão đeo bầu trong làng say này mới thực là tiên.

Bản dịch của Lê Phụng

Người sinh ăn uống nếp trời
Một bà Nghi Địch đời đời vinh danh
Trước Nghiêu Thuấn rượu thả dàn
Sau Thương Chu mới luận bàn Tân Diên
Ví bằng rượu độc vì men
Sao văn chương vẫn biệt truyền xưa nay
Đạo ta rơi rụng bấy chầy
Đeo bầu riêng một lão này là tiên
Rút từ Quế Sơn thi tập (A.469).

[1] Vợ vua Đại Vũ nhà Hạ, là người đầu tiên chế ra rượu.
[2] Tên một chương trong Kinh thi, chép lời Chu Thành Vương răn Khang Thúc chớ đam mê rượu. Cả câu này ý nói trước đời Nghiêu Thuấn không có truyện ngăn cấm uống rượu.
[3] Bài Tân chi sơ diên chép trong Kinh thi bàn về việc tiếp rượu mời khách. Cả câu này ý nói mọi chuyện nhiêu khê khách sáo trên chiếu rượu chỉ có sau thời Chu Thương. Qua hai câu thứ ba và thứ tư này, người đọc thơ Nguyễn Khuyến chợt nhớ tới hai chữ “hồng hoang” mà Nguyễn Khuyến đã dùng trong sáu bài thơ khác. Hai câu này, tuy không có chữ hồng hoang, nhưng dường chính là định nghĩa chữ này.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Nguyễn Khuyến » Tửu