26/04/2024 22:44Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Ông Sơn tự
翁山寺

Tác giả: Phạm Viết Tuấn - 范曰俊

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
Đăng bởi tôn tiền tử vào 23/01/2020 14:07

 

Nguyên tác

阮翁北地到攻魚,
為避荒年造屋居。
奉佛持經求繼子,
有錢惟望濟貧廬。
古來難覓何人似,
王伯皆忘在草墟。
前代至今香火祀,
依然靈氣點真修。

Phiên âm

Nguyễn ông Bắc địa đáo công ngư,
Vị tị hoang niên tạo ốc cư.
Phụng Phật trì kinh cầu kế tử,
Hữu tiền duy vọng tế bần lư.
Cổ lai nan mịch hà nhân tự,
Vương bá giai vong tại thảo khư.
Tiền đại chí kim hương hoả tự,
Y nhiên linh khí điểm chân tu.

Dịch nghĩa

Ông Nguyễn từ đất Bắc đến nơi đây làm nghề chài cá,
Do vì quê hương gặp năm mất mùa phải dời đi phương khác dựng nhà ở.
Lễ Phật tụng kinh cầu con nối tiếp,
khi có tiền lại nghĩ giúp đỡ những người khốn khó.
Xưa nay tìm đâu được người như thế,
Còn các vị bá vương thì nên quên như đám cỏ xanh.
Việc phụng thờ từ xưa còn bảo lưu hương khói,
Mà khí thiêng vẫn như cũ tô điểm cho việc chân tu.

Bản dịch của Dương Văn Vượng

Tránh năm đói khổ đến đây
Nguyễn công đất Bắc lại hay nghề chài
Cầu con lễ Phật tu trai
Có tiền nghĩ giúp những người khó khăn
Bá vương nằm dưới cỏ năn
Tấm lòng hỉ xả cứu dân đâu nhiều
Khói hương từ thuở tiền triều
Khí thiêng dường vẫn mộ triêu chốn này
Bài thơ được chép trong sách Chư gia đề vịnh vựng tuyển của Bùi Đức Hãn ở thôn Yên Trung, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Ông Nguyễn Duy Châu về ở động Gia Ninh thuộc Phong Châu, quê hương của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Vì quê hương mất mùa nên di cư về xã Kiến Sơ, huyện Kim Bảng, dựng chùa thờ Phật, nhưng ban đầu thì làm nghề chài cá. Chùa nay thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Câu đối của Bùi Đình Tán người xã Phượng Lân, huyện Nam Xang, đỗ tiến sĩ năm Quang Bảo thứ 2 (1556), quan Thừa chính sứ: “Bần giả diệc nhất khâu, tồn dĩ nghĩa hành cư thế thượng; Hiền nhân phi vạn kế, Phật tòng tâm xuất chí thư trung” (Nghèo rồi cũng nấm mồ, việc nghĩa để đời người nhắc nhở; Hiền có dân lắm kẻ, lòng mình là Phật chuyện còn ghi).

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Phạm Viết Tuấn » Ông Sơn tự