30/03/2024 06:34Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Bát ai thi kỳ 7 - Cố trước tác lang biếm Thai Châu tư hộ Huỳnh Dương Trịnh công Kiền
八哀詩其七-故著作郎貶台州司戶滎陽鄭公虔

Tác giả: Đỗ Phủ - 杜甫

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Thịnh Đường
Đăng bởi tôn tiền tử vào 28/02/2015 09:54

 

Nguyên tác

鶢鶋至魯門,
不識鐘鼓饗。
孔翠望赤霄,
愁思雕籠養。
滎陽冠眾儒,
早聞名公賞。
地崇士大夫,
況乃氣精爽。
天然生知姿,
學立游夏上。
神農極闕漏,
黃石愧師長。
藥纂西極名,
兵流指諸掌。
貫穿無遺恨,
薈蕞何技癢。
圭臬星經奧,
蟲篆丹青廣。
子雲窺未遍,
方朔諧太枉。
神翰顧不一,
體變鐘兼兩。
文傳天下口,
大字猶在榜。
昔獻書畫圖,
新詩亦俱往。
滄洲動玉陛,
宣鶴誤一響。
三絕自禦題,
四方尤所仰。
嗜酒益疏放,
彈琴視天壤。
形骸實土木,
親近唯几杖。
未曾寄官曹,
突兀倚書幌。
晚就芸香閣,
胡塵昏坱莽。
反復歸聖朝,
點染無滌蕩。
老蒙台州掾,
泛泛浙江槳。
覆穿四明雪,
饑拾楢溪橡。
空聞紫芝歌,
不見杏壇丈。
天長眺東南,
秋色餘魍魎。
別離慘至今,
斑白徒懷曩。
春深秦山秀,
葉墜清渭朗。
劇談王侯門,
野稅林下鞅。
操紙終夕酣,
時物集遐想。
詞場竟疏闊,
平昔濫吹獎。
百年見存歿,
牢落吾安放。
蕭條阮咸在,
出處同世網。
他日訪江樓,
含淒述飄蕩。

Phiên âm

Viên cư[1] chí Lỗ môn,
Bất thức chung cổ hưởng.
Khổng thuý vọng xích tiêu,
Sầu tứ điêu lung dưỡng.
Huỳnh Dương quán chúng nho,
Tảo văn danh công thưởng.
Địa sùng sĩ đại phu,
Huống nãi khí tinh sảng.
Thiên nhiên sinh tri tư,
Học vị du hạ thượng.
Thần Nông[2] cực khuyết lậu,
Hoàng Thạch[3] quý sư trưởng.
Dược toản tây cực danh,
Binh lưu chỉ chư chưởng.
Quán xuyên vô di hận,
Hội tụi hà kỹ dạng[4].
Khuê nghiệt tinh kinh áo.
Trùng triện đan thanh quảng.
Tử Vân[5] khuy vị biến,
Phương Sóc hài thái uổng.
Thần hàn Cố[6] bất nhất,
Thể biến Chung[7] kiêm lưỡng.
Văn truyền thiên hạ khẩu,
Đại tự do tại bảng.
Tích hiến thư hoạ đồ,
Tân thi diệc câu vãng.
Thương Châu[8] động ngọc bệ,
Huyên hạc ngộ nhất hưởng.
“Tam tuyệt[9]” tự ngự đề,
Tứ phương vưu sở ngưỡng.
Thị tửu ích sơ phóng,
Đàn cầm thị thiên nhưỡng.
Hình hài thực thổ mộc,
Thân cận duy kỷ trượng.
Vị tằng ký quan tào,
Đột ngột ỷ thư hoảng.
Vãn tựu vân hương các,
Hồ trần[10] hôn ưởng mãng.
Phản phục quy thánh triều.
Điểm nhiễm vô địch đãng.
Lão mông Thai Châu duyện,
Phiếm phiếm Chiết Giang tưởng.
Phúc xuyên Tứ Minh[11] tuyết,
Cơ thập Do Khê tượng.
Không văn Tử chi ca[12],
Bất kiến Hạnh Đàn[13] trượng.
Thiên trường diểu đông nam,
Thu sắc dư võng lượng.
Biệt ly thảm chí kim,
Ban bạch đồ hoài nẵng.
Xuân thâm Tần sơn tú,
Diệp truỵ Thanh Vị lãng.
Kịch đàm vương hầu môn,
Dã thuế lâm hạ ưởng.
Thao chỉ chung tịch hàm,
Thì vật tập hà tưởng.
Từ trường cánh sơ khoát,
Bình tích lạm xuy tưởng.
Bách niên kiến tồn một,
Lao lạc ngô an phóng.
Tiêu điều Nguyễn Hàm[14] tại,
Xuất xử đồng thế võng.
Tha nhật phỏng giang lâu,
Hàm thê thuật phiêu đãng.

Dịch nghĩa

Chim viên cư tới cửa nước Lỗ,
Không biết rằng đang có buổi lễ lớn chiêng trống vang.
Con chim công ngẩng nhìn trời đỏ rực,
Nỗi buồn nung nấu trong lòng.
Nơi Huỳnh Dương vượt hẳn các nhà nho,
Sớm được biết tiếng ông.
Đất thường tôn kính một sĩ đại phu,
Huống chi ông tính người thanh cao.
Trời sinh, ông có óc thông minh,
Đat tới mức học cao mà không bị phạt vì vi phạm lễ giáo.
Nêu rõ hết những thiếu sót của Thần Nông,
Khiến người cầm đầu quân cũng thấy thẹn.
Biên tập tên cây thuốc ở vùng tây,
Về quân sự truyền lại chiến thuật.
Thông xuốt không có để lại sai sót gì,
Sao lại rụt rè nhận là góp nhặt?
Ông hiểu được quy luật sâu xa của các vì sao,
Trong ngành hội hoạ làm rõ nhiều chi tiết tỉ mỉ.
Phú của Tử Vân nhòm chưa được phổ quát,
Tính chọc cười của Đông Phương Sóc quá thừa.
Cái tinh tuý của văn học thì Cố Giới Xa không phải chỉ có một,
Các hình thức biến đổi do Chung Diêu đặt ra, Trịnh Kiền gom được cả hai.
Văn của ông được người đời truyền miệng,
Lối viết chữ lớn của ông còn treo trên bảng.
Xưa kia ông dâng bản viẽt chữ lối thư pháp,
Thơ mới làm cũng được đề cập tới.
Vang tới bệ ngọc nơi Thương Châu,
Chim hạc lầm tưởng là âm thanh của chính chúng.
Nhà vua tự tay phê ba chữ “Tam tuyệt”,
Khắp bốn phương đều trông ngóng.
Ham rượu nên càng cởi mở,
Đàn địch để được thấy cõi trời.
Thân thể ông thật như gỗ đất,
Gần gũi chỉ có ghế ngồi với gậy chống.
Chưa từng được ghi tên trong sổ bộ các quan,
Mà bỗng nhiên dựa nơi màn phòng sách.
Dự vào gác Vân hương có trễ,
Bụi Hồ mờ dầy đặc.
Được quay trở về làm việc trong triều,
Vết nhơ đó chẳng cần tẩy trừ.
Già khờ được bổ về giữ chức duyện ở Thai Châu,
Lênh đênh mái chèo sông Chiết.
Giày dẫm tuyết núi Tứ Minh,
Đói thì lượm trái lật ở Do Khê.
Không nghe khúc hát “Tử chi”,
Không gặp ông cụ ở Gò Mơ.
Trời rộng nhìn về phía đông nam,
Sắc mùa thu thấy hiện rõ quỉ võng lượng.
Cho đến nay còn buồn vì nỗi chia ly,
Già rồi mà vẫn còn ăm ắp chuyện xưa.
Giữa xuân cây tươi nơi núi vùng Tần,
Lá rơi trên sông Thanh vị sáng loáng.
Tại cửa các vương hầu đàm luận rôm rả,
Càng xe bỏ hoang ngay dưới rừng.
Viết lách cả buổi tối say mê,
Thời tiết lẫn cạnh vật đều gom lại để nhớ lâu.
Chốn văn chương rốt cuộc bị bỏ lơ,
Thời trước quá thổi phồng.
Cuộc đời thấy có kẻ còn sống người chết,
Vất vưởng làm sao mà tôi bỏ đi cho được.
Xơ xác còn lại Nguyễn Hàm,
Ra làm quan hay ở ẩn cũng cùng một lưới đời như nhau.
Chừng nào ghé lại lầu bên sông,
Nén buồn mà thuật lại quãng đời lang bạt.

Bản dịch của Phạm Doanh

Con chim biển tới bên cửa Lỗ,
Chiêng trống vang chẳng rõ lễ nào.
Chim công đứng ngóng trời cao,
Trong lòng cứ mãi nỗi sầu nấu nung.
Các nhà nho Huỳnh-dương vượt trội,
Sớm nghe tên ông nổi vang lên.
Đất tôn quan lớn bậc trên,
Huống chí tính khí hạo nhiên trên đời.
Trí thông minh nhờ trời sẵn có,
Học hỏi lại hơn cả mọi người.
Thần nông còn quá sơ sài,
Hoàng Thạch thấy ngượng về tài hành quân.
Vùng Hồ, cây thuốc tên biên soạn,
Mà việc quân bàn toán cũng tài.
Xuyên qua mọi thứ chẳng sai,
Lùm xùm khéo để cho người ngứa ran.
Luật các sao chuyển vần huyền bí,
Hội hoạ thêm nét vẽ lạ thường.
Tử Vân chưa thấy đến cùng,
Mà Phương Sóc cũng uổng công khôi hài.
Văn không chỉ một tài, ông Cố,
Lối ông Chung gộp cả hai bên.
Văn thì thiên hạ miệng truyền,
Chữ lớn thư pháp vẫn còn bảng trưng.
Nhớ xưa ông đã từng dâng chữ,
Thơ mới làm vua ngự coi tường.
Dạt dào lan tới bệ vàng,
Bầy hạc lại tưởng tiếng vang của đàn.
Vua tự tay viết ban: ba nhất,
Khiến bốn phương càng khát vọng trông.
Ham rượu nên tính buông tuồng
Đàn ca tưởng lạc tới vùng trên mây.
Hình hài thật giống cây trên đất,
Ghế, gậy luôn quanh quất bên mình.
Sổ quan chưa được ghi danh,
Tấm màn phòng sách thình lình dựa theo.
Gác Vân Hương, tuổi cao mới dự,
Bụi xứ Hồ bao phủ khá lâu.
Trở về làm việc tại triều,
Vết nhơ gột sạch chẳng điều tiếng chi.
Thai Châu, thân già về làm duyện,
Sông Chiết chèo quanh quẩn đó đây.
Tứ minh, tuyết núi lội lầy,
Đói lượm hạt dẻ rơi đầy Do Khê.
Không nghe khúc "Tử chi" vang vọng,
Ông Hạnh Đàn cũng chẳng thấy đâu.
Nơi đông nam ngó trời cao,
Quỉ ma đầy rẫy ẩn vào sắc thu.
Chia ly cho tới giờ, buồn thảm,
Những chuyện xưa luôn ám ảnh hoài.
Cuối xuân núi Tần tốt tươi,
Trên sóng sông Vị lá rơi từng làn.
Nơi nhà sang luận bàn rôm rả,
Ngay dưới rừng cứ hạ càng xe.
Tờ giấy suốt buổi say mê,
Trời đất gom để nhớ về mai sau.
Trong làng văn nay sao vắng vẻ,
Nghĩ chuyện xưa hơi quá suy tôn.
Trăm năm kẻ mất, người còn,
Tôi chẳng thể gạt nỗi buồn đìu hiu.
Nguyễn Hàm vẫn tiêu điều nơi đó,
Lưới đời đi hay ở, cùng chung.
Khi nào có ghé lầu sông,
Cuộc đời phiêu lãng, cầm lòng kể ra.
(Năm 766)


[1] Một loại chim biển. Đây mượn trong sách Quốc ngữ, nói về chim biển lánh nạn khi có biển động.
[2] Theo truyền thuyết người dạy dân trồng trọt.
[3] Hoàng Thạch Công tương truyền là người đã truyền thụ kiến thức quân sự cho Trương Lương.
[4] Tác giả tự chú: Trịnh Kiền có viết sách Hồ bản thảo (Loại cây cỏ vùng Hồ, 7 quyển), và Hội tụi (40 quyển). Khi viết quyển này, Tô Nguyên Minh có đề nghị tên Hội tuý 會粹 (Lựa lọc cái tinh tuý), chữ từ lời tựa sách Nhĩ nhã 爾雅 nói về mục đích sách là thu thập những cái hay của của truyện xưa. Trịnh Kiền đổi thành Hội tụi, có nghĩa là cỏ thấp mà rậm, chỉ ý viết rông rài toàn chuyện vặt.
[5] Hiệu của Dương Hùng, nhà viết phú nổi danh thời Hán.
[6] Cố Giới Xa 顧誡奢 mà Đỗ Phủ từng quen năm 748 khi còn ở Trường An, thường được coi là nhà thư pháp nổi tiếng (bát phân văn học).
[7] Theo lịch sử thư pháp, trước kia có lối lệ thư (lối xưa), Chung Diêu phân thêm một lối nữa là khải thư (lối nay) thành hai lối, nên gọi là Chung thể. Chung Diêu (151-230) hiệu Nguyên Thường, người Dĩnh Xuyên, Trường Xã (nay là Trường Cát, Hà Nam). Chung Diêu là thế hệ thứ hai kế thừa lối của Thái Ung 蔡邕, chủ yếu là khải thư. Thái Ung truyền cho Thôi Viện 崔瑗, Thôi Viện truyền cho con gái là Văn Cơ 文姬, rồi Văn Cơ mới truyền lại cho Chung Diêu. Chung Diêu truyền lại cho Vệ phu nhân, Vệ phu nhân truyền lại cho Vương Hy Chi 王羲之 và ông này truyền lại cho con là Vương Hiến Chi 王獻之.
[8] Cảnh tiên, ám chỉ cung vua.
[9] Đường Minh Hoàng khen thi, hoạ và thư pháp của Trịnh Kiền là “ba cái nhất”.
[10] Trịnh Kiền được cử vào vùng tây nhiều năm.
[11] Thuộc Chiết Giang.
[12] Khúc hát của người ở ẩn. Tương truyền cuối đời Tần, bốn ông đầu bạc ẩn tại Thương Sơn (Thương Sơn tứ hạo) là Đông Viên công 東園公, Kỳ Lý Quý 綺里季, Hạ Hoàng công 夏黄公, Lộ Lý tiên sinh 甪里先生 vào núi ở ẩn, sống đến bạc đầu, làm ra.
[13] Chữ mượn từ Nam Hoa kinh, thiên Ngư phủ: “Khổng Tử du hồ Truy Duy chi lâm, hưu toạ hồ Hạnh Đàn chi thượng” 孔子遊乎緇帷之林,休坐乎杏壇之上 (Khổng Tử đi chơi trong rừng Màn Đen, ngồi nghỉ trên Gò Mơ).
[14] Tự Trọng Dung, người Khai Phong, Hà Nam, cháu Nguyễn Tịch. Cả hai chú cháu đều thuộc nhóm Trúc Lâm thất hiền. Theo lời chú của tác giả, Trịnh Kiền với ông Trịnh Thẩm 鄭審 đương giữ chức bí thư giám, cùng nổi tiếng trên văn đàn. Trịnh Thẩm bị đày tới Giang Lăng nên mới nhắc tới Nguyễn Hàm (Trịnh Thẩm) với lầu sông (Giang Lăng). Liên hệ huyết thống giữa Nguyễn Tịch với Nguyễn Hàm hệt như của Trịnh Kiền với Trịnh Thẩm.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Đỗ Phủ » Bát ai thi kỳ 7 - Cố trước tác lang biếm Thai Châu tư hộ Huỳnh Dương Trịnh công Kiền