25/04/2024 15:15Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXIV
Caput XXIV

Tác giả: Heinrich Heine

Nước: Đức
Đăng bởi hongha83 vào 09/08/2015 15:57

 

Nguyên tác

Wie ich die enge Sahltrepp' hinauf
Gekommen, ich kann es nicht sagen;
Es haben unsichtbare Geister mich
Vielleicht hinaufgetragen.

Hier, in Hammonias Kämmerlein,
Verflossen mir schnell die Stunden.
Die Göttin gestand die Sympathie,
Die sie immer für mich empfunden.

»Siehst du« - sprach sie -, »in früherer Zeit
War mir am meisten teuer
Der Sänger, der den Messias besang
Auf seiner frommen Leier.

Dort auf der Kommode steht noch jetzt
Die Büste von meinem Klopstock,
Jedoch seit Jahren dient sie mir
Nur noch als Haubenkopfstock.

Du bist mein Liebling jetzt, es hängt
Dein Bildnis zu Häupten des Bettes;
Und, siehst du, ein frischer Lorbeer umkränzt
Den Rahmen des holden Porträtes.

Nur daß du meine Söhne so oft
Genergelt, ich muß es gestehen,
Hat mich zuweilen tief verletzt;
Das darf nicht mehr geschehen.

Es hat die Zeit dich hoffentlich
Von solcher Unart geheilet,
Und dir eine größere Toleranz
Sogar für Narren erteilet.

Doch sprich, wie kam der Gedanke dir,
Zu reisen nach dem Norden
In solcher Jahrzeit? Das Wetter ist
Schon winterlich geworden!«

»Oh, meine Göttin!« - erwiderte ich -
»Es schlafen tief im Grunde
Des Menschenherzens Gedanken, die oft
Erwachen zur unrechten Stunde.

Es ging mir äußerlich ziemlich gut,
Doch innerlich war ich beklommen,
Und die Beklemmnis täglich wuchs -
Ich hatte das Heimweh bekommen.

Die sonst so leichte französische Luft,
Sie fing mich an zu drücken;
Ich mußte Atem schöpfen hier
In Deutschland, um nicht zu ersticken.

Ich sehnte mich nach Torfgeruch,
Nach deutschem Tabaksdampfe;
Es bebte mein Fuß vor Ungeduld,
Daß er deutschen Boden stampfe.

Ich seufzte des Nachts, und sehnte mich,
Daß ich sie wiedersähe,
Die alte Frau, die am Dammtor wohnt;
Das Lottchen wohnt in der Nähe.

Auch jenem edlen alten Herrn,
Der immer mich ausgescholten
Und immer großmütig beschützt, auch ihm
Hat mancher Seufzer gegolten.

Ich wollte wieder aus seinem Mund
Vernehmen den 'dummen Jungen',
Das hat mir immer wie Musik
Im Herzen nachgeklungen.

Ich sehnte mich nach dem blauen Rauch,
Der aufsteigt aus deutschen Schornsteinen,
Nach niedersächsischen Nachtigall'n,
Nach stillen Buchenhainen.

Ich sehnte mich nach den Plätzen sogar,
Nach jenen Leidensstationen,
Wo ich geschleppt das Jugendkreuz
Und meine Dornenkronen.

Ich wollte weinen, wo ich einst
Geweint die bittersten Tränen -
Ich glaube, Vaterlandsliebe nennt
Man dieses törichte Sehnen.

Ich spreche nicht gern davon; es ist
Nur eine Krankheit im Grunde.
Verschämten Gemütes, verberge ich stets
Dem Publiko meine Wunde.

Fatal ist mir das Lumpenpack,
Das, um die Herzen zu rühren,
Den Patriotismus trägt zur Schau
Mit allen seinen Geschwüren.

Schamlose schäbige Bettler sind's,
Almosen wollen sie haben -
Ein'n Pfennig Popularität
Für Menzel und seine Schwaben!

Oh, meine Göttin, du hast mich heut
In weicher Stimmung gefunden;
Bin etwas krank, doch pfleg ich mich,
Und ich werde bald gesunden.

Ja, ich bin krank, und du könntest mir
Die Seele sehr erfrischen
Durch eine gute Tasse Tee;
Du mußt ihn mit Rum vermischen.«

Bản dịch của Trần Đương

Giờ đây khó lòng mà nói được
Tôi đã lên cầu ấy thế nào
Có lẽ các vị thần giấu mặt
Nâng tôi lên những sợi dây cầu

Trong phòng nhỏ của Ham-mô-ni-ax
Những phút giờ đã cuốn trôi nhanh
Tôi luôn được cảm tình sâu sắc
Mà bấy lâu Thần Nữ đã dành

"Chàng thấy không? Xưa kia... Nàng nói
Ta đã từng quý nhất danh ca
Người từng hát bài "CHÚA CỨU THẾ"
Cùng thiên cầm vật báu ngân nga

"Đến bây giờ trên nóc tầng com-mốt
Vẫn để nguyên bức tượng thi hào
Nhưng bao tháng năm ròng, ai biết
Tượng chỉ làm nơi đặt mũ chao

"Giờ ta quý yêu chàng biết mấy
Chân dung chàng trông đến dễ thương!
Viền nguyệt quế viền quanh khung đấy
Ta đem treo ở sát đầu giường

"Chỉ có điều, xưa kia lắm lúc
Chàng đã từng mắng các con ta
Bị xúc phạm, tim ta đau buốt
Thôi, từ nay đừng để xảy ra

"Với thời gian, ta luôn hi vọng
Tật xấu kia sẽ được chữa lành
Cuộc sống sẽ vì chàng, nhân nhượng
Và bọn hề hết thói gian manh

"Chàng hãy nói, cớ sao lại thế
Chàng tìm về phương bắc làm chi?
Giữa giá lạnh ngập tràn không khí
Lại một mùa đông nữa đang về..."

Ơi Thần Nữ! Tôi liền đáp lại
Nguyên cớ này ẩn giấu sâu xa
Bao ý nghĩ bừng lên, trỗi dậy
Vào phút giờ chẳng hợp lòng ta

Vẻ bề ngoài, ta vui vẻ lắm
Nhưng bên trong đầy những u sầu!
Niềm u uất mỗi ngày một lớn
Thương nhớ quê day dứt trong đầu

Không khí Pháp vốn là nhẹ nhõm
Cũng bắt đầu trĩu nặng lòng tôi
Tôi trở lại quê nhà đôi tháng
Nếu không thì chết ngạt mất thôi!

Tôi nhớ lắm, mùi than bùn sực nức
Hơi thuốc lào của Đức toả lan
Chân tôi bước mà nào bước được
Cứ bồng bềnh trên đất quê hương

Tôi sùi sụt trong đêm, tôi ước
Một ngày kia gặp lại Mẹ già
Nhớ bà mẹ sống bên cổng đập
Nhớ Lốt-tê đang ở cạnh nhà

Cả bố nữa, ông già cao quý
Người trao niềm âu yếm cho tôi
Con nhớ cha, nhiều đêm đẫm lệ
Ôi trái tim nhân hậu của Người...

Tôi lại muốn nghe từ miệng bố
Lời mắng yêu: "Thằng bé dại khờ!"
Như nốt nhạc vang lên từ đó
Trong tim tôi mỗi phút mỗi giờ!

Tôi nhớ làn khói xanh đang toả
Từ bao nhiêu ống khói dâng lên
Tiếng hoạ mi Xắc-xông miền Hạ
Những cánh rừng dẻ mọc bình yên

Tôi nhớ những quảng trường thuở nhỏ
Những chặng đường đau khổ đời tôi
Ôi cái thuở mang cây thánh giá
Cùng vòng gai vương miện của đời

Tôi muốn khóc, như xưa từng khóc
Lệ tôi rơi, cay đắng vô biên
Tôi tin lắm: Tình yêu Tổ quốc
Là cả niềm thương nhớ phát điên!

Tôi không thích nói điều ấy nữa
Đó chỉ là căn bệnh kinh niên
Trước công chúng, vết thương một thuở
Tôi giấu đi, hổ thẹn, ưu phiền

Nỗi bất hạnh làm ta buồn tủi
Cũng rung rinh bao trái tim người
Lòng yêu nước bày ra hết thảy
Cả đau thương, ung nhọt của đời!

Lũ hành khất cầu xin bất nhã
Xoè tay xin bố thí trăm miền
Từng đồng xu chia đều khắp cả
Xứ Sva-ben và xứ Men-xen

Hỡi Nữ Thần! Hôm nay Người đã
Tìm trong ta cảm hứng yếu mềm
Ốm một chút, ta rồi sẽ khóc
Ta tự mình chăm sóc bình yên

Phải, ta ốm, và Người có thể
Làm hồn ta tươi tỉnh lại ngay
Bằng một cốc trà thơm mới mẻ
Có rượu Rum pha nữa, càng hay...

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Heinrich Heine » Khúc XXIV