28/04/2024 02:33Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Tây vãng ca
서왕가

Tác giả: Hye Geun - 혜근

Nước: Hàn Quốc
Đăng bởi hongha83 vào 27/06/2017 18:20

 

Nguyên tác

나도 이럴망정 세상(世上)에 인자(人子)러니
무상(無常)을 생각하니 모두가 거짓것이로세
부모(父母)의 거친 얼굴 죽은 후에 속절 없다
적은 뜻 생각하야 세상을 후리치고
부모(父母)께 하직(下直)하고
단표자(單瓢子) 일납의(一衲衣)로
청려장(靑藜杖)을 빗기 들고 명산을 찾아들어
선지석(善知釋)을 친견(親見)하여 이 마음 밝히리라
천경만론(千經萬論)을 낱낱이 추심(追尋)하여 육적(六賊)을 잡으리라
허공마(虛空馬)를 빗기 타고 막사검(莫邪劒)을 손에 들고
오온산(五蘊山) 들어가니 제산(諸山)은 첩첩(疊疊)하고
사상산(四相山)이 더욱 높다
육근문두(六根門頭)에 자취없는 도적은 나며 들며 하는 중(中)에
번뇌심(煩惱心) 베쳐 놓고 지혜(智慧)로 배를 두어
삼계(三界) 바다 건느리라
염불중생(念佛衆生) 실어 두고 삼승(三乘) 침대에 일승 돛 달아두니
춘풍은 순히 불고 백운(白雲)이 절로난다
인간(人間)을 생각하니 슬프고 서러운지라
염불 하는 중생들아
몇 생을 살냐하고 세상일(世事)만 탐착(貪着)하여 애욕(愛慾)에 잠겼는가
하루로 열두시요 한달도 설은 날에
어느 날에 한가(閑暇)한 경계(境界)를 얻을런고
청정(淸淨)한 불성(佛性)은 사람마다 가지신들 어느 날에 생각하며
항사공덕(恒沙功德)은 본래(本來) 구족(具足)한들 어느 시에 나야 쓸고

서왕(西往)은 멀어지고 지옥(地獄)은 가깝도다
이 보시소 어르신에 권하노니 종제선근(種諸善根) 심으시소
금생(今生)에 하온 공덕(功德) 후생에 수(受)하나니
백년탐물(百年貪物)은 하루 아침 듯글이오
삼일 하온 염(念)은 백천만겁(百千萬劫)에
다함 없는 보배로세 어와 이 보배
역천겁이(歷千劫而) 불고(不古)하고 극만세이(極萬世而) 장금(長今)이라
건곤(乾坤)이 넓다한들 이 마음에 미칠손가
일월(日月)이 밝다한들 이 마음에 미칠손가
삼세제불(三世諸佛) 이 마음 알으시고
육도중생(六道衆生)은 이 마음을 져바릴 세
삼계윤회(三界輪廻)를 어느 날에 그칠는고
적은 덧 생각하며 마음을 깨쳐 먹고
태호(太昊)를 생가하니 산첩첩(山疊疊) 수잔잔(水潺潺)
풍슬슬(風瑟瑟) 화명명(花明明)하고 송죽(松竹)은 낙락(落落)한데
화엄(華嚴)바다 건네 저어 극락세계(極樂世界) 들어가니
칠보금지(七寶錦地)에 칠보망(七寶網)을 둘렀시니
구경(求景)하기 더욱 좋아 구품연대(九品蓮臺)에
염불소리 잦아 있고 청학백학(靑鶴白鶴)과 앵무공작(鸚鵡孔雀)과
금봉청봉(金鳳靑鳳)은 하나니 염불일세
청풍이 건듯부니 염불소리 요요함에
어와 슬프다 우리도 인간에 나왔다가
염불 말고 어이 할고
나무아미타불(南無阿彌陀佛)

Bản dịch của Vũ Thị Thanh Tâm

Như bao chúng sinh, tôi sống trong thế gian này
Khi thấu tỏ vô thường, thấy đều là ảo mộng
Tấm thân phụ mẫu trao, khi nằm xuống, chẳng đem theo được
Vượt qua vòng thế tục, chỉ mang theo suy nghĩ của mình
Chia tay phụ mẫu ra đi, một bầu nước tôi mang, một áo tăng tôi mặc
Hướng về núi Minh sơn, gậy lê dài chống bước
Tầm đạo nơi người Thiện tri thức, học chính kiến thắp sáng tâm hồn
Tìm đến vạn quyển thiên kinh, truy tầm cho mình chân lý
Đuổi lục tặc khỏi lòng vương vấn, biến mình thành ngựa rỗng rong chơi
Tay mang theo thanh kiếm chém tà, nhắm đến Ngũ Uẩn sơn thẳng diệt
Núi tiếp núi, trùng trùng điệp điệp, cao nhất là núi Tứ Tương sơn
Trên cánh cửa Lục căn, tôi bỏ đi tự ngã; giữa những nỗi sầu muộn, tôi đoạn phiền não tâm
Chèo thuyền trí huệ thong dong, tôi vượt biển Tam giới
Chúng sinh những ai niệm Phật, ba cỗ xe đưa đến Niết Bàn
Giong thuyền Nhất thừa, gió xuân căng buồm phơi phới
Mây trắng đến bao quanh bầu bạn, tôi nghĩ về cuộc sống nhân gian
Hỡi chúng sinh đau khổ, mà lòng không thường niệm Phật Đà
Chúng ta được bao nhiêu lần sống, tham vướng chi ái dục trên đời?
Mỗi ngày năm canh sáu khắc, ba mươi ngày trải mỗi trăng
Phật tính thanh tịnh chẳng của riêng ai, trong chúng sinh người người đều có
Điều ấy một khi hiểu được, công đức nhiều như cát sông Hằng
Bản lai vốn sẵn đủ đầy, nhưng điều ấy, khi nào mới ngộ?
Cõi Tây phương Tịnh Độ ở xa, mà địa ngục gần trong gang tấc
Luật nhân quả, chúng sinh phải thuộc, nếu muốn đời tươi tốt đơm hoa
Những công đức đời nay gieo hạt, đến đời sau hái quả ngọt ngào
Suốt trăm năm ôm giữ lòng tham, một sáng kia bụi trần gom hết
Niệm tên Phật chăm chỉ ba ngày, ấy chính là trăm năm phước báu
Phiền não tránh xa ngàn đại kiếp, ức triệu đời ân phúc vẫn nguyên
Càn khôn dẫu to lớn muôn phần, liệu có rộng bằng tâm trí?
Nhật nguyệt dẫu rạng rỡ, liệu có sáng tựa tinh thần?
Chư Phật trong ba thế giới, chứng cho tâm trí chân thành
Thấu tỏ sáu đạo chúng sinh, giác ngộ nơi nơi toả rạng
Tam giới luân hồi, bất cứ ngày nào luôn nhớ
Giây phút giác ngộ, tâm trí bỗng nhiên bừng sáng thênh thang!
Núi điệp điệp, suối róc rách từ giây phút tâm tỉnh thức
Gió xào xạc, hoa tươi thắm, thông trúc reo ca khắp đất trời
Biển Hoa Nghiêm từ nay tôi đến, Cực Lạc phương tôi đã đi về
Võng Thất Bảo tôi qua, đất Thất bảo gấm hoa tôi nhập
Tôi hạnh phúc ngắm nhìn cõi Phật, chín tầng sen tươi nở Phật đài
Anh vũ, khổng tước, hạc trắng, hạc vàng, cùng đồng thanh niệm danh Đức Phật
Chim phụng vàng, phụng xanh quy tụ, cùng với tôi ca tụng tên Người
Cả gió xanh trong lành thổi tới, cũng rì rầm niệm Phật cùng tôi
Chẳng còn nữa muộn phiền đau khổ, khi nhân gian hoà thanh niệm Phật
Nam mô A Di Đà Phật!

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Hye Geun » Tây vãng ca