Rút từ
Quế Sơn thi tập (A.469),
Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160),
Nam âm thảo (VHv.2381),
Quốc văn tùng ký (AB.383).
Dương thượng thư tức Dương Khuê, sinh năm Kỷ Hợi (1839), kém Nguyễn Khuyến 4 tuổi, người làng Vân Đình, huyện Ứng Hoà (Hà Tây ngày nay), đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1868), làm quan tới thượng thư, hàm Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, sau thăng Tổng đốc Nam Định. Ông mất năm 1902.
Nguyễn Khuyến làm bài này và tự dịch ra thơ Nôm, nhưng cõ lẽ bài dịch được biết đến nhiều hơn bài gốc.
Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình SGK
Văn học 11 giai đoạn 1990-2006 với tiêu đề
Khóc Dương Khuê, nhưng đã được chuyển thành đọc thêm trong SGK
Ngữ văn 11 từ 2007.
Bản dịch của chính tác giả, chép trong
Quốc văn tùng ký (AB.383),
Nam âm thảo (VHv.2381),
Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160).
[1] Mây chiều cây xuân. Trong bài nhớ Lý Bạch, Đỗ Phủ viết: “Vị bắc xuân thiên thụ, Giang đông nhật mộ vân” (Cây mùa xuân phía bắc sông Vị, Mây buổi chiều ở phía đông Trường Giang). Về sau thường dùng “vân thụ” để nói bạn hữu nhớ nhau.
[2] Đi thi đỗ.
[3] Đại bạch là tên một loại chén uống rượu. Cả câu ý nói rượu rót tràn đầy chén quý.
[4] Lấy từ ý câu “Đông bích đồ thư, Tây viên hàn mặc” (Phủ đông bích để sách vở, Vườn tây để bút mực). Nguyên Đông Bích là biệt danh của sao Bích Tú, một trong Nhị thập bát tú, chủ về sách vở, là phủ “đồ thư” trong thiên hạ.
[5] Theo
Luật lịch chí thì trong một nguyên có 4617 năm, 106 năm đầu là hội dương cửu, trong đó có 9 năm bị hạn tai, cũng gọi là “ách hội”. Ở đây tác giả chỉ lấy ý “vận ách”, không thông đạt.
[6] Cái đấu, cái thăng, đơn vị đo lường ngày xưa. Câu này ý nói: trước cảnh đời đổi thay phải từ quan về, nhà thơ không dám tham công danh bổng lộc nữa.
[7] Trần Phồn đời Hậu Hán, có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi mới hạ xuống, mời ngồi, lúc bạn về lại treo lên.
[8] Câu này nhắc lại tích Bá Nha và Chung Tử Kỳ, hai bạn tri âm. Khi Chung Tử Kỳ mất thì Bá Nha đập nát cây đàn không gảy nữa.
[9] Hai câu này có bản chép “Bước ly loạn nghĩ đâu số lẻ, Phận đẩu thăng có nhẽ tham trời”.
[10] Đoạn này có bản chép:
Tuổi tôi lại còn hơn tuổi bác,
Mà tôi đấu trước bác mấy ngày.
Ai ngờ bác vội về ngay,
Chợt nghe tôi đã chân tay rụng rời.