19/04/2024 12:44Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXII
Inferno: Canto XXII

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 17/10/2006 19:20

 

Nguyên tác

Io vidi già cavalier muover campo,
e cominciare stormo e far lor mostra,
e talvolta partir per loro scampo;

corridor vidi per la terra vostra,
o Aretini, e vidi gir gualdane,
fedir torneamenti e correr giostra;

quando con trombe, e quando con campane,
con tamburi e con cenni di castella,
e con cose nostrali e con istrane;

né già con sì diversa cennamella
cavalier vidi muover né pedoni,
né nave a segno di terra o di stella.

Noi andavam con li diece demoni.
Ahi fiera compagnia! ma ne la chiesa
coi santi, e in taverna coi ghiottoni.

Pur a la pegola era la mia 'ntesa,
per veder de la bolgia ogne contegno
e de la gente ch'entro v'era incesa.

Come i dalfini, quando fanno segno
a' marinar con l'arco de la schiena,
che s'argomentin di campar lor legno,

talor così, ad alleggiar la pena,
mostrav'alcun de' peccatori il dosso
e nascondea in men che non balena.

E come a l'orlo de l'acqua d'un fosso
stanno i ranocchi pur col muso fuori,
sì che celano i piedi e l'altro grosso,

sì stavan d'ogne parte i peccatori;
ma come s'appressava Barbariccia,
così si ritraén sotto i bollori.

I' vidi, e anco il cor me n'accapriccia,
uno aspettar così, com'elli 'ncontra
ch'una rana rimane e l'altra spiccia;

e Graffiacan, che li era più di contra,
li arruncigliò le 'mpegolate chiome
e trassel sù, che mi parve una lontra.

I' sapea già di tutti quanti 'l nome,
sì li notai quando fuorono eletti,
e poi ch'e' si chiamaro, attesi come.

«O Rubicante, fa che tu li metti
li unghioni a dosso, sì che tu lo scuoi!»,
gridavan tutti insieme i maladetti.

E io: «Maestro mio, fa, se tu puoi,
che tu sappi chi è lo sciagurato
venuto a man de li avversari suoi».

Lo duca mio li s'accostò allato;
domandollo ond'ei fosse, e quei rispuose:
«I' fui del regno di Navarra nato.

Mia madre a servo d'un segnor mi puose,
che m'avea generato d'un ribaldo,
distruggitor di sé e di sue cose.

Poi fui famiglia del buon re Tebaldo:
quivi mi misi a far baratteria;
di ch'io rendo ragione in questo caldo».

E Ciriatto, a cui di bocca uscia
d'ogne parte una sanna come a porco,
li fé sentir come l'una sdruscia.

Tra male gatte era venuto 'l sorco;
ma Barbariccia il chiuse con le braccia,
e disse: «State in là, mentr'io lo 'nforco».

E al maestro mio volse la faccia:
«Domanda», disse, «ancor, se più disii
saper da lui, prima ch'altri 'l disfaccia».

Lo duca dunque: «Or dì : de li altri rii
conosci tu alcun che sia latino
sotto la pece?». E quelli: «I' mi partii,

poco è, da un che fu di là vicino.
Così foss'io ancor con lui coperto,
ch'i' non temerei unghia né uncino!».

E Libicocco «Troppo avem sofferto»,
disse; e preseli 'l braccio col runciglio,
sì che, stracciando, ne portò un lacerto.

Draghignazzo anco i volle dar di piglio
giuso a le gambe; onde 'l decurio loro
si volse intorno intorno con mal piglio.

Quand'elli un poco rappaciati fuoro,
a lui, ch'ancor mirava sua ferita,
domandò 'l duca mio sanza dimoro:

«Chi fu colui da cui mala partita
di' che facesti per venire a proda?».
Ed ei rispuose: «Fu frate Gomita,

quel di Gallura, vasel d'ogne froda,
ch'ebbe i nemici di suo donno in mano,
e fé sì lor, che ciascun se ne loda.

Danar si tolse, e lasciolli di piano,
sì com'e' dice; e ne li altri offici anche
barattier fu non picciol, ma sovrano.

Usa con esso donno Michel Zanche
di Logodoro; e a dir di Sardigna
le lingue lor non si sentono stanche.

Omè, vedete l'altro che digrigna:
i' direi anche, ma i' temo ch'ello
non s'apparecchi a grattarmi la tigna».

E 'l gran proposto, vòlto a Farfarello
che stralunava li occhi per fedire,
disse: «Fatti 'n costà, malvagio uccello!».

«Se voi volete vedere o udire»,
ricominciò lo spaurato appresso
«Toschi o Lombardi, io ne farò venire;

ma stieno i Malebranche un poco in cesso,
sì ch'ei non teman de le lor vendette;
e io, seggendo in questo loco stesso,

per un ch'io son, ne farò venir sette
quand'io suffolerò, com'è nostro uso
di fare allor che fori alcun si mette».

Cagnazzo a cotal motto levò 'l muso,
crollando 'l capo, e disse: «Odi malizia
ch'elli ha pensata per gittarsi giuso!».

Ond'ei, ch'avea lacciuoli a gran divizia,
rispuose: «Malizioso son io troppo,
quand'io procuro a' mia maggior trestizia».

Alichin non si tenne e, di rintoppo
a li altri, disse a lui: «Se tu ti cali,
io non ti verrò dietro di gualoppo,

ma batterò sovra la pece l'ali.
Lascisi 'l collo, e sia la ripa scudo,
a veder se tu sol più di noi vali».

O tu che leggi, udirai nuovo ludo:
ciascun da l'altra costa li occhi volse;
quel prima, ch'a ciò fare era più crudo.

Lo Navarrese ben suo tempo colse;
fermò le piante a terra, e in un punto
saltò e dal proposto lor si sciolse.

Di che ciascun di colpa fu compunto,
ma quei più che cagion fu del difetto;
però si mosse e gridò: «Tu se' giunto!».

Ma poco i valse: ché l'ali al sospetto
non potero avanzar: quelli andò sotto,
e quei drizzò volando suso il petto:

non altrimenti l'anitra di botto,
quando 'l falcon s'appressa, giù s'attuffa,
ed ei ritorna sù crucciato e rotto.

Irato Calcabrina de la buffa,
volando dietro li tenne, invaghito
che quei campasse per aver la zuffa;

e come 'l barattier fu disparito,
così volse li artigli al suo compagno,
e fu con lui sopra 'l fosso ghermito.

Ma l'altro fu bene sparvier grifagno
ad artigliar ben lui, e amendue
cadder nel mezzo del bogliente stagno.

Lo caldo sghermitor sùbito fue;
ma però di levarsi era neente,
sì avieno inviscate l'ali sue.

Barbariccia, con li altri suoi dolente,
quattro ne fé volar da l'altra costa
con tutt'i raffi, e assai prestamente

di qua, di là discesero a la posta;
porser li uncini verso li 'mpaniati,
ch'eran già cotti dentro da la crosta;

e noi lasciammo lor così 'mpacciati.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VIII. Vẫn ngục thứ năm: Bọn ăn hối lộ và bọn cố ý làm sai chức trách. Lũ quỷ sứ tức giận vì bị đánh lừa.

Tôi thấy những kỵ sĩ nhổ trại,
Bắt đầu cuộc tiến công hay diễu binh,
Đôi khi thấy cả những người tháo chạy.

Tôi đã thấy những người chạy thi nơi thôn quê,
Hay ở Aretina, tôi đã thấy diễu hành của kỵ binh,
Tôi đã thấy trận cưỡi ngựa đấu thương.

Theo tiếng kèn Trôm – Pét và tiếng chuông,
Hoặc theo nhịp trống hay tín hiệu trên các thành luỹ,
Theo lễ tục của chúng ta hay các nước.

Nhưng chưa bao giờ tôi thấy cuộc diễu binh,
Theo tiếng tù và kỳ lạ như thế,
Không một chiếc tàu với tín hiệu từ mặt đất hay từ các vì sao.

Chúng tôi đi cùng mười con quỷ,
Ôi những bạn đường hung dữ, nhưng ở nhà thờ thì đi với Thánh
Ở tửu quán thì đi với bợm rượu!

Mắt tôi vấn dán vào lò nhựa,
Để xem những cảnh tượng của nơi xử tội này,
Cả đám người bị nấu trong lò nhựa.

Giống như những con cá heo ra tín hiệu,
Cho các thuỷ thủ bằng cách uốn cong lưng,
Để báo họ cứu tàu mình.

Cũng như vậy để giảm nhẹ hình phạt,
Thỉnh thoảng một tội đồ nổi lưng lên mặt nhựa,
Rồi lại biến nhanh như tia chớp!

Và giống như ở mép hồ nước,
Người ta thường thấy lũ ếch nhô mũi lên,
Còn chân và thân mình thì dấu kín.

Cũng như vậy, bọn tội phạm thoát lên đứng khắp nơi,
Nhưng khi Quỷ Râu Ngược lại gần,
Chúng nhào ngay xuống lò nhựa sôi.

Tôi nhìn thấy… và tới nay tim tôi vẫn còn đập,
Một người vẫn đứng lại, như thường xảy ra thế,
Một con ếch còn ở lại, trong khi các con khác đã nhảy xuống

Ngay tức khắc, Vuốt Chó, con quỷ đứng đối diện,
Lao móc sắt vào bộ tóc đầy nhựa của anh ta.
Và lôi anh ta ra ngoài, tôi tưởng như nhìn thấy

Tôi nhớ tên tất cả lũ quỷ,
Vì đã ghi lại khi chúng được lựa chọn,
Tôi lại nghe chúng kháo chuyện với nhau.

Này Mặt Đỏ cắm vuốt sâu vào lưng nó,
Rồi móc cho tuột da ra,
Tất cả lũ chết tiệt ấy đua nhau la hét.

- “Thưa thầy, tôi nói: Nếu có thể,
Thầy thử hỏi ai là kẻ xấu số kia,
Đã rơi vào tay các địch thủ của mình”.

Người hướng đạo của tôi liền tiến lại gần,
Hỏi anh ta là ai và được trả lời:
- “Tôi sinh ra dưới triều vua Navara.

Mẹ tôi đã khiến tôi phục vụ một lãnh chúa,
Bà đã sinh ra tôi từ một người gớm ghiếc,
Đã huỷ hoại hết của cải và cả bản thân mình.

Rồi tôi thành người hầu của vua Tebando tốt bụng,
Nhưng ở đây tôi bắt đầu đục khoét công quỹ,
Bây giờ phải trình diện nơi nóng bỏng này”.

Quỷ Lợn có hai nanh chĩa ra ngoài mồm,
Liền chứng tỏ cho hắn thấy,
Chỉ một răng thôi cũng đủ rạch ruột hắn ra.

Con chuột đã ở giữa đàn mèo độc ác,
Nhưng Quỷ Râu Ngược dùng tay che hắn,
Và bảo: - “Để yên đấy, rồi ta xiên nó”.

Rồi quay về phía thầy tôi, nó nói:
- “Hỏi nữa đi, nếu người còn muốn biết thêm,
Những điều khác, trước khi lũ kia lột da nó”.

Vị chúa tể của tôi liền hỏi: - “Hãy cho ta biết,
Trong đám tội phạm ở lò nhựa này,
Ngươi có biết kẻ nào dòng dõi la tinh?”

- “Tôi vừa rời một tên, hắn trả lời,
Ôi nếu tôi ở dưới ấy với hắn, có hơn không,
Tôi chẳng sợ móng vuốt hay lao móc.”

Quỷ Gió Độc kêu lên: - “Chúng tao đợi quá lâu rồi”,
Và dùng móc xiên tay kẻ phạm tội,
Xẻ tay ra và lấy đi một mảng thịt.

Quỷ Rồng Ác lại muốn móc phía dưới,
Vào bắp chân kẻ phạm tội,
Nhưng tên đầu bọn đảo mắt một vòng đe doạ.

Khi lũ quỷ đã hơi điềm tĩnh lại,
Kẻ khốn khổ đang nhìn vết thương,
Không chậm chễ, người hướng đạo của tôi liền hỏi:

- “Ai là kẻ mà ngươi nói đã sai lầm,
Khi rời hắn để lên bờ?”
Hắn trả lời: - “Là thầy dòng Gomita,

Ở khu Gianluca, trung tâm của mọi trò gian lận,
Nó nắm trong tay mọi kẻ thù của chủ,
Và đối xử với chúng tốt đến nỗi đứa nào cũng hài lòng.

Hắn thu tiền rồi cho chúng được tự do,
Như hắn nói, trong mọi chức trách,
Hắn không phải là thằng ăn cắp vặt mà là tên đại bịp.

Hắn dùng cách đó với cả Ngài Michele Danche,
Ở Logodoro và nói về đảo Xacdenha,
Thì chẳng bao giờ biết một!

Eo ơi, ngài hãy trông, con quỷ nghiến răng,
Tôi còn có thể nói, nhưng tôi sợ quá,
Nó đang chuẩn vị để cào đầu tôi!”

Quỷ đầu lĩnh liền quay về phía Yêu Tinh,
Nó lừ mắt như sắp choảng nó,
Rồi bảo: - “Cút khỏi đây, đồ ác điểu”.

- “Nếu ngài muốn thấy hoặc nghe gì nữa,
Kẻ bị đày đoạ nói tiếp, vẻ rất sợ hãi,
Tôi sẽ kiếm đến vài người Toscana hay Lombardi”.

Nhưng bọn quỷ hố nhựa phải xa ra một chút,
Để họ khỏi sợ bị báo thù,
Còn tôi thì cứ ngồi lại chỗ này.

Chỉ một mình tôi, tôi gọi được bảy người,
Nếu tôi huýt sáo, theo ám hiệu của chúng tôi,
Mỗi khi một trong chúng tôi ra ngoài.

Nghe câu đó, quỷ Chó Điên hếch mõm lên,
Lắc đầu và nói: - “Hãy xem cái mánh khoé,
Mà nó đã nghĩ đến việc lặn xuống dưới kia.”

Nhưng tên kia vốn nhiều mưu mẹo,
Nó nói: - “Nếu mày mà bỏ trốn,
Tao đâu cần phi nước đại để đuổi theo.

Chỉ một cái vỗ cánh là tao đã ở trên thùng nhựa,
Chúng tao rời mép thùng và đến bờ sông mày ẩn náu,
Thử xem một mình mày có hơn bọn tao không?”

Hỡi bạn đọc, hãy nghe một vố lừa khác,
Khi cả lũ quỷ, đang hướng mắt về phía bên kia,
Người tinh ranh nhất thấy ngay điều phải làm.

Anh chàng Navara khéo chọn thời khắc của nó,
Trụ vững hai chân xuống đất và trong nháy mắt,
Nhảy xuống, tự giải thoát khỏi ý đồ của chúng.

Cả bọn quỷ đều bực tức vì mắc lừa,
Nhất là kẻ đã gây ra sai lầm đó,
Nó lâo lên và thét: - “Ngươi sẽ bị bắt”.

Nhưng vô ích: những cánh của nó,
Không nhanh hơn sự sợ hãi; kẻ kia đã lặn xuống
Còn con quỷ phải rướn ngực lên để bay.

Chẳng khác gì con vịt lặn xuống,
Khi chim cắt lao đến gần,
Rồi lại trồi lên giận dữ và thất vọng!

Nhưng quỷ Băng Giá điên tiết vì vố lừa này,
Cũng sải cánh bay theo bọn chúng,
Mong tóm cổ được tên tẩu thoát!

Và khi tên lừa đảo biến mất,
Nó chĩa móng vuốt vào tên đồng bọn,
Và đâm vào hắn ở trong hố.

Nhưng tên này là một quỷ chim ưng sừng sỏ,
Nó cào cấu lại và cả hai,
Rơi xuống giữa lò nhựa đang sôi.

Sức nóng đã làm cả hai muốn bỏ cuộc,
Cố thoát ra nhưng mà vô vọng,
Vì cánh của chúng đã bết bê đầy nhựa!

Quỷ Râu Ngược cũng tức tối như đồng bọn,
Nó sai bốn con bay sang bờ bên kia,
Chúng hối hả, với sào móc của chúng,

Chúng dàn vị trí, chỗ này, chỗ kia,
Và chìa móc cho hai đứa bê bết nhựa,
Đang bị nấu chín trong bao vỏ cứng,
Còn chúng tôi bỏ mặc chúng vướng chân ở đó.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XXII