19/03/2024 10:19Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Đăng La Phù tuyệt đính phụng đồng Tưởng, Vương nhị đại phu tác
登羅浮絕頂奉同蔣王二大夫作

Tác giả: Khuất Đại Quân - 屈大均

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Minh
Đăng bởi tôn tiền tử vào 09/04/2019 00:18

 

Nguyên tác

霃霃太古雲,
至今未開辟。
山氣日洶涌,
隨風灑精液。
觸石生洪波,
微茫在咫尺。
登山若浮海,
舟航即輕策。
浮山復浮去,
與羅萬里隔。
僅餘玉女峰,
娟娟在肘腋。
蓬萊無根蒂,
左股長為客。
鐵橋苦拘繫,
峰峰合體魄。
一氣膠漆之,
洞天在肝膈。
雷風吐噏時,
氤氳相損益。
峩峩在虛無,
蕩踏難留迹。
如何太華山,
乃巨靈為擘?
便道通句曲,
大天有阡陌。
玉笥一南竅,
日月暗相射。
朱明本火府,
草木多純赤。
朱竹含葳蕤,
紅翠美毛翮。
南禺亦丹穴,
鳳族以千百。
口銜芙蓮花,
紛紛墮瑤席。
珠尾若揚麾,
往來拂巾舄。
麻姑何秀峙,
散髮至腰脊。
上下飛峰間,
不肯相扶掖。
筋力盡青冥,
漸與空天迫。
微軀若鴻毛,
順風思一擲。
衫袖即飆車,
不用浮丘伯。
神明自鼓舞,
鸞鶴惟所擇。
便攜二大夫,
八極恣揮斥。
神仙雖惝怳,
此中有窟宅。
真道苦無言,
與天日相索。
聰明乃塵垢,
陶鑄有微責。
雖復游無窮,
亦自悲人役。
神山有離合,
依依且朝夕。
鰲首或浮沉,
廣大日以積。
彌縫費造化,
隨波恐流易。
分水一泉源,
自天通地脈。
瀑布縱橫飛,
與海相潮汐。
天雞一咿喔,
扶桑日半白。
海日長三丈,
玄黄始一隙。
光明未麗天,
外體已赫赫。
搖蕩二石樓,
燒空如琥珀。
生長暘谷旁,
鬱儀日親炙。
中夜已寅賓,
導引成肥碩。
鹹池灼欲焦,
滄涼吾自適。
一下曜真臺,
人間愁踧踖。
百慮生黄埃,
世務嬰繁劇。
三山居水下,
船交苦風逆。
賫去童男女,
三千良可惜。
羅浮即方丈,
甘心自古昔。
南岳一佐命,
仙卿此註籍。
大夫代天工,
于此宜區畫。
雖無封禪書,
名山望潤澤。

Phiên âm

Trầm trầm thái cổ vận,
Chí kim vị khai tịch.
Sơn khí nhật hung dũng,
Tuỳ phong sái tinh dịch.
Xúc thạch sinh hồng ba,
Vi mang tại chỉ xích.
Đăng sơn nhược phù hải[1],
Chu hàng tức khinh sách.
Phù Sơn[2] phục phù khứ,
Dữ La vạn lý cách.
Cận dư Ngọc nữ phong,
Quyên quyên tại trửu dịch.
Bồng Lai[3] vô căn đế,
Tả cổ[4] trường vi khách.
Thiết Kiều[5] khổ câu hệ,
Phong phong hợp thể phách.
Nhất khí giao tất chi,
Động thiên[6] tại can cách.
Lôi phong thổ hấp thời,
Nhân nân tương tổn ích.
Nga nga tại hư vô,
Đãng đạp nan lưu tích.
Như hà Thái Hoa san,
Nãi vi Cự Linh[7] phách?
Tiện đạo thông Cú Khúc[8],
Đại thiên[9] hữu thiên mạch.
Ngọc Tứ[10] nhất nam khiếu[11],
Nhật nguyệt ám tương xạ.
Chu Minh[12] bản hoả phủ[13],
Thảo mộc đa thuần xích.
Chu trúc[14] hàm uy nhuy,
Hồng thuý[15] mỹ mao cách.
Nam Ngung[16] diệc Đan Huyệt[17],
Phượng tộc dĩ thiên bách.
Khẩu hàm phù liên hoa,
Phân phan truỵ dao tịch.
Châu vĩ nhược dương huy,
Vãng lai phất cân tích.
Ma Cô[18] hà tú trĩ,
Tán phát[19] chí yêu tích.
Thượng hạ phi phong gian,
Bất khẳng tương phù dịch.
Càn lực tận thanh minh[20],
Tiệm dữ không thiên bách.
Vi khu nhược hồng mao,
Thuận phong tự nhất trịch.
Sam tụ tức tiêu xa,
Bất dụng Phù Khâu Bá[21].
Thần minh[22] tự cổ vũ,
Loan hạc duy sở trạch.
Tiện huề nhị đại phu[23],
Bát cực tứ huy xích.
Thần tiên tuy thảng hoảng,
Thử trung hữu quật trạch[24].
Chân đạo khổ vô ngôn,
Dữ thiên nhật tương sách.
Thông minh nãi trần cấu,
Đào chú hữu vi trách.
Tuy phục du vô cùng,
Diệc tự bi nhân dịch.
Thần sơn[25] hữu ly hợp[26],
Y y thả triêu tịch.
Ngao thủ hoặc phù trầm,
Quảng đại nhật dĩ tích.[27]
Di phùng[28] phí tạo hoá,
Tuỳ ba khủng lưu dịch[29].
Phân thuỷ nhất tuyền nguyên,
Tự thiên thông địa mạch.
Bộc bố tung hoành phi,
Dữ hải tương triều tịch.
Thiên kê[30] nhất y ốc,
Phù Tang[31] nhật bán bạch.
Hải nhật trường tam trượng,
Huyền hoàng[32] chỉ nhất khích.
Quang minh vị lệ thiên,
Ngoại thể dĩ hách hách.
Dao đãng nhị thạch lâu[33],
Nhiễu không như hổ phách.
Sinh trưởng Dương Cốc[34] bàng,
Úc Nghi[35] nhật thân chích.
Trung dạ dĩ dần tân,
Đạo dẫn[36] thành phì thạc.
Hàm Trì[37] chước dục tiêu,
Thương lương ngô tự thích.
Nhất hạ Diệu Chân[38] đài,
Nhân gian sầu súc tích.
Bách lự sinh hoàng ai,
Thế vụ anh phồn kịch.
Tam sơn[39] cư thuỷ hạ,
Thuyền giao khổ phong nghịch.
Tê khứ đồng nam nữ,
Tam thiên lương khả tích.
La Phù tức Phương Trượng,
Cam tâm tự cổ tích.
Nam nhạc nhất tá mệnh[40],
Tiên khanh thử chú tịch[41].
Đại phu[42] đại thiên công,
Vu thử nghi thu hoạch.
Tuy vô phong thiện thư[43],
Danh sơn vọng nhuận trạch[44].

Bản dịch của Lê Xuân Khải

Mây thái cổ nặng trĩu
Đến nay chưa mở mang
Khí núi bay ngùn ngụt
Theo gió mưa mù giăng
Gặp đá cuộn thành sóng
Trời còn cách tấc gang
Núi như nổi trên biển
Gậy là chèo thuyền sang
Phù Sơn lại trôi dạt
Cách La vạn dặm trường
Chỉ còn đỉnh Ngọc Nữ
Sát nách dáng dịu dàng
Bồng Lai không gốc rễ
Vế trái đấy tách ngay
Thiết Kiều cố víu níu
Đỉnh non thành dẫy hàng
Khí thiên nhiên gắn lại
Trong lòng mang động hang
Sấm gió hít và thở
Đất trời tự giảm tăng
Vút trời cao vòi vọi
Trôi dạt dấu không mang
Núi Thái Hoa sao lại
Bị Cự Linh xẻ ngang?
Cú Khúc đường thông tiện
Đại thiên có trời riêng
Ngọc Tứ ở Nam khiếu
Nhật nguyệt chiếu soi hằng
Chu Minh vốn hoả phủ
Cỏ cây đỏ vẫn thường
Um tùm cây trúc đỏ
Hồng Thuý đẹp mầu lông
Nam Ngung có hang phượng
Có nghìn trăm phượng hoàng
Ngậm hoa sen trong mỏ
Chiếu ngọc hạ tầng tầng
Đuôi vểnh như cờ dựng
Qua khăn giầy phớt ngang
Ma Cô đứng thẳng đẹp
Tóc xoã đến ngang lưng
Bay bên trên dưới núi
Không cùng nhau đỡ nâng
Cố gắng lên cao vút
Với tầng không dần ngang
Thân tựa chiếc lông nhỏ
Thuận gió toan một quăng
Áo là xe chở gió
Phù Khâu Bá không dùng
Tinh thần tự hăng hái
Chọn loan hạc mặc lòng
Hai đại phu tay dắt
Tám cực mặc vẫy vùng
Thần tiên tuy chẳng thấy
Nơi này có động hang
Chân lý khó mà nói
Nơi trời tìm lẽ hằng
Thông minh là bụi bặm
Hun đúc đã sẵn sàng
Lên chơi nơi trời đất
Nỗi buồn người bâng khuâng
Núi, thần có tan hợp
Sớm chiều còn vấn vương
Đầu ngao chìm hoặc nổi
Rộng lớn ngày một tăng
Chắp vá công tạo hoá
Sợ theo sóng đổi dòng
Chia nước một nguồn suối
Mạch đất từ trời thông
Thác nước bắn tung toé
Cùng với biển triều dâng
Gà trời khi cất tiếng
Trời hồng đất Phù Tang
Biển mặt trời ba trượng
Đất trời một khe ngang
Khi trời vừa hé rạng
Mặt đất đã sáng bừng
Lắc lư hai lầu đá
Như hổ phách trời hồng
Sống ở bên Dương Cốc
Úc Nghi nóng ngày hằng
Nửa đêm đã mời khách
Đạo dẫn thêm nở nang
Hàm Trì đốt muốn cạn
Mát mẻ ta tự ưng
Diệu Chân đài đã xuống
Nhân gian buồn mênh mang
Cõi đời nhiều lo lắng
Việc đời luôn buộc ràng
Ba núi ở ngoài biển
Gió ngược không thuận sang
Đem theo trai gái nhỏ
Ba nghìn nghĩ mà thương
La Phù là phương trượng
Từ xua đã cam lòng
Nam Nhạc là tá mệnh
Thần tiên ghi rõ ràng
Đại phu thay trời hãy
Quy hoạch đây thành vùng
Phong thiện thư không có
Danh sơn mong nêu hằng
La Phù là một núi nổi tiếng ở Việt Trung, nằm bên bờ bắc sông Đông Giang tỉnh Quảng Đông, giữa các huyện xứ Tăng Thành: Bác La, Hà Nguyên, dài hơn 100km. La Sơn từ cổ đã có, tương truyền núi Phù Sơn ở phía tây La Sơn, nguyên là một nhánh của Bồng Lai, từ ngoài biển trôi vào liền với núi La Sơn, cho nên gọi là La Phù. Theo truyền thuyết, Cát Hồng thời Đông Tấn được tiên thuật ở đây, trên núi có động. Đạo giáo xếp vào: “Đệ nhất động thiên”. Tuyệt đính chỉ đỉnh chính của núi La Phù là đỉnh Phi Vân. Tưởng tức Tưởng thiếu tham Tân Điền, chưa rõ thân thế. Vương tức Vương cấp gián Hoàng My, thọ Hựu Đán, tên chữ là Ấu Hoa, người Cáp Dương. Tác phẩm có Hoàng My thi tập.

Bài thơ này miêu tả cảnh tráng quan của núi La Phù, qua cảnh tượng tự nhiên thể hiện sự day dứt không yên, cuộc sống trần thế có trăm nỗi lo âu, thể hiện nỗi lo của nhà thơ trước cảnh rối ren buổi đầu Thanh, và ý chí không khuất phục đối với triều đại mới.

[1] Lên núi trong biển mây cũng như thuyền đi trên biển, cây gậy gọn nhẹ trong tay là mái chèo.
[2] Phù Sơn ở trong biển mây, tựa lại trôi đi, cách La Sơn vạn dặm.
[3] Liệt tử chép: phía đông Bột Hải có năm trái núi. Bồng Lai là một trái trong đó. “Nhưng chân của năm núi không cắm vào đâu, thường theo sóng triều mà đi về, không được đứng yên”.
[4] Chỉ Phù Sơn, tương truyền là một nhánh của Bồng Lai.
[5] Tên núi, vì dáng bắc ngang như cây cầu nên có tên.
[6] Ý là có trời đất riêng trong động, thế nên đạo gia gọi đây là nơi ở của tiên. Núi La Phù có nhiều động lạ nổi tiếng, Chu Minh là động nổi tiếng nhất trong 18 động thiên ở Đào Nguyên. Can, cách: can tạng và hoành cách nô, đây chỉ nơi sâu thẳm của núi. Hai câu “Nhất khí” ý là: khí của thiên nhiên tác dụng vào eo núi, hình thành nên nhiều hang động.
[7] Thần xẻ đôi Hoa Sơn trong thần thoại cổ đại.
[8] Tên núi, lại có tên là Kỷ Sơn, Địa Phế Sơn, nay ở huyện Cú Dung, Giang Tây, dưới núi có đệ bát động cung của đạo gia, tên là động thiên của Kim Đàn Hoá Dương, tương truyền thông với mọi động thiên khác.
[9] Mao Quân nội truyện: “Đại thiên chi nội, hữu địa trung thiên động tam thập lục sở” (Trong đại thiên, trong đất có 36 nơi thuận động).
[10] Sách đạo gọi: trong Tam thập lục tiểu động thiên, ước có 17 động thiên, tên là Thái huyền pháp lạc thiên, Ở huyện Vĩnh Tân, Giang Tây.
[11] Đời Đường, Giang Tây thuộc Tây Đạo, Giang Nam, nên gọi là Nam Khiếu.
[12] Sách đạo gọi động núi La Phù là Chu Minh Huy chân chi động thiên.
[13] Phương nam thuộc hoả, nên gọi động thiên ở đây là “hoả phủ”.
[14] Tên khác của thiết trúc, thân màu sắt, hơi đỏ, mắt chia ra từng đốt.
[15] Tên chim, ở đây chỉ chung các loại chim.
[16] Thời cổ Quảng Châu là phiên ngung.
[17] Tên đất truyền thuyết ở Đông Hải, sinh ra đan phượng.
[18] Mé đông núi La Phù có đỉnh Ma Cô. Ma Cô nguyên là nhân vật trong thần thoại, mượn để đặt tên núi.
[19] Chỉ các loại hoa cỏ giây leo mọc khắp núi.
[20] Trời cao. Câu này ý là tác giả cùng hai vị Tưởng Vương dùng hết sức lực lên đến đỉnh cao.
[21] Nhân vật trong thần thoại. Liệt tiên truyện chép: Vương Tử Kiều thích thổi sáo, Phù Khâu Bá dẫn ông cưỡi hạc chơi Tung Sơn.
[22] Chỉ tinh thần của con người. Hai câu ý nói tự tinh thần của mình cổ vũ, tựa như tuỳ ý muốn cưỡi loan hay hạc bay lên trên không.
[23] Chỉ Tưởng Tân Điền, Vương Hoàng My.
[24] Động huyệt dưới đất, đây chỉ động thiên của Cát Hồng luyện đan tu đạo.
[25] Chỉ núi La Phù.
[26] Núi La núi Phù có khi tan khi hợp.
[27] Liệt tử chép: Đông Bột hải có 5 núi, di động theo nước thuỷ triều. Trời sợ trôi sang tây cực, mất nơi ở của các Thánh, bèn lệnh cho thần Vũ Cương sai 15 cự ngao dùng đầu đội, năm núi mới đứng yên. Núi mà đầu ngao đội, tức chỉ Phù Sơn. Ý hai câu này là đầu ngao có lúc nổi lúc chìm, khu vực La Phù sơn càng tích càng lớn.
[28] Chỉ sức sáng tạo của tự nhiên.
[29] Trôi tản ra. Hai câu này ý là: La Sơn, Phù Sơn hợp lại khó khăn, theo sóng trôi tản ra lại dễ dàng.
[30] Thần thoại nói trên trời có con gà, hễ gáy lên thì gà trong thiên hạ theo đó cùng gáy.
[31] Tên nước thời cổ đại. Lương thư - Phù Tang quốc truyện: Phù Tang ở mé đông cách nước Đại Hán hơn hai vạn dặm, đất này nhiều cây phù tang, nên dùng làm tên đất. Theo phương hướng, ước vị trí tương đương với Nhật Bản, cho nên sau này theo đó gọi thay cho tên Nhật Bản.
[32] Màu đen và vàng, phân biệt ra trời và đất, sau dùng để chỉ trời đất. Hai câu này chỉ thái dương từ biển đã lên cao ba trượng, trời đất chỉ vừa mới lộ ra một tia sáng.
[33] La Phù chỉ chưởng đồ của Trâu Sư Chính: Có lầu đá lớn nhỏ, cách nhau năm dặm, dáng đều cao vươn mây, bốn trụ thềm kép, như cái lầu, lên đó có thẻ nhìn ra biển xanh, nửa đêm thấy mặt trời mới mọc. Câu này chỉ lầu đá tựa như ẩn hiện dưới ánh sáng mặt trời.
[34] Nơi mặt trời mọc trong thần thoại.
[35] Tiên chạy mặt trời trong thần thoại.
[36] Một loại thuật dưỡng sinh của nhà thuốc cổ đại.
[37] Đầm lớn ở phương đông, nơi mặt trời tắm trong thần thoại.
[38] Một trong những thắng cảnh trong núi La Phù.
[39] Chỉ ba núi thần Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu. Sử ký - Tần Thuỷ Hoàng bản ký: Nhóm người Tề Từ Thị dâng thư, nói trong biển có ba núi thần, có người tiên ở, xin được tray tịnh cùng với đồng nam nữ ra cầu. Thế là cho Từ Thị đem mấy nghìn đồng nam nữ ra biển cầu người tiên. Còn Hán thư chép: Ba ngọn núi đó ở ngoài Bột Hải, người đi không xa... chưa đến nơi, trông như mây; đến nơi, ba núi thần đó ở dưới nước, nước ngập. Lo rằng đến nơi gió sẽ thổi thuyền đi, cuối cùng cũng không thể đến được.
[40] Đế vương cổ đại kiến lập vương triều, tự cho là mình vâng mệnh trời, nên gọi bề tôi phụ tá là tá mệnh. Ý câu này là La Phù sơn là phụ tá cho Hành sơn.
[41] Ý nói thần tiên sớm đã xếp La Phù sơn và hàng danh sơn trong sổ sách.
[42] Chỉ Tưởng Tân Điền, Vương Hoàng My.
[43] Chỉ bài Phong thiện văn của Tư Mã Tương Như ca tụng công đức của Hán Vũ Đế.
[44] La Phù sơn không giống như núi Thái Sơn có địa vị hiển hách trong mắt kẻ thống trị, song hy vọng được bút mực của văn nhân nhắc nhở ca ngợi. Ngụ y không tung hô lấy lòng triều mới của di dân triều Minh.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Khuất Đại Quân » Đăng La Phù tuyệt đính phụng đồng Tưởng, Vương nhị đại phu tác