26/04/2024 23:37Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Quá Hoàng Châu thành đề Đông Pha tiên sinh từ

Tác giả: Đinh Nho Hoàn - 丁儒完

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
Đăng bởi DNH vào 21/04/2017 09:59

 

Phiên âm

Hoàng Châu giang thượng nguyệt điều điều
Hương tiến tiên từ[1] số chú thiêu
Trúc tựu giao đằng hàn bích bút
Nhã ca khuê động lục dương kiêu
Biều ca khuyển mẫu long thuỳ biện
Chu phiếm yên ba hạc tự phiêu
Xích tích hoàng thường như đắc lộ
Thương sinh ưng bất khiếu thanh miêu[2]

Dịch nghĩa

Giữa dòng Hoàng Giang mặt trăng như bị kéo dài ra
Trên bàn thờ đền Tiên mấy nén hương dâng tiến đã cháy tàn
Cành trúc sà xuống con giao long ngọn bút xanh lạnh
Điệu nhã ca bên cầu Lục Dương vang động
Ai nhận ra con rồng uống rượu ngân ca giữa cánh đồng
Thuyền trôi trong khói sóng đàn hạc bơi theo
Giày đỏ quần vàng nếu mà được đắc đạo
Dân đen đã chẳng phải oán trách phép thanh miêu

Bản dịch của Đinh Nho Hồng

Hoàng Giang trăng kéo dài thêm
Hương nhang dâng tiến đền Tiên cháy hồng
Nhã ca vang động Lục Dương
Cành tre sà xuống giao long, bút mòn
Rồng ca, uống rượu giữa đồng
Hạc bơi, thuyền lướt trên sông sóng tràn
Lên Tiên giày đỏ quần vàng
Nào Thanh miêu bị oán than nợ nần
[1] Đền Tiên là đền thờ Tô Đông Pha, ông được coi là Thi tiên.
[2] Một loại thuế nông nghiệp đời Đường. Phép thanh miêu là chính sách do Vương An Thạch thời Bắc Tống đặt ra: Lúc giáp hạt, chính quyền cho nông dân vay, đến ngày mùa phải trả nợ. Các nhà nho thường phê phán chính sách này. Ý hai câu thơ cuối trong bài là: Nếu tu hành mà có thể lên Tiên được thì người dân đã khỏi phải vay nợ lúa non và oán trách phép thanh miêu của Vương An Thạch.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Đinh Nho Hoàn » Quá Hoàng Châu thành đề Đông Pha tiên sinh từ