23/04/2024 16:08Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XIV
Inferno: Canto XIV

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 30/09/2006 10:23

 

Nguyên tác

Poi che la carità del natio loco
mi strinse, raunai le fronde sparte,
e rende'le a colui, ch'era già fioco.

Indi venimmo al fine ove si parte
lo secondo giron dal terzo, e dove
si vede di giustizia orribil arte.

A ben manifestar le cose nove,
dico che arrivammo ad una landa
che dal suo letto ogne pianta rimove.

La dolorosa selva l'è ghirlanda
intorno, come 'l fosso tristo ad essa:
quivi fermammo i passi a randa a randa.

Lo spazzo era una rena arida e spessa,
non d'altra foggia fatta che colei
che fu da' piè di Caton già soppressa.

O vendetta di Dio, quanto tu dei
esser temuta da ciascun che legge
cị che fu manifesto a li occhi miei!

D'anime nude vidi molte gregge
che piangean tutte assai miseramente,
e parea posta lor diversa legge.

Supin giacea in terra alcuna gente,
alcuna si sedea tutta raccolta,
e altra andava continuamente.

Quella che giva intorno era più molta,
e quella men che giacea al tormento,
ma più al duolo avea la lingua sciolta.

Sovra tutto 'l sabbion, d'un cader lento,
piovean di foco dilatate falde,
come di neve in alpe sanza vento.

Quali Alessandro in quelle parti calde
d'India vide sopra 'l suo stuolo
fiamme cadere infino a terra salde,

per ch'ei provide a scalpitar lo suolo
con le sue schiere, accị che lo vapore
mei si stingueva mentre ch'era solo:

tale scendeva l'etternale ardore;
onde la rena s'accendea, com'esca
sotto focile, a doppiar lo dolore.

Sanza riposo mai era la tresca
de le misere mani, or quindi or quinci
escotendo da sé l'arsura fresca.

I' cominciai: «Maestro, tu che vinci
tutte le cose, fuor che ' demon duri
ch'a l'intrar de la porta incontra uscinci,

chi è quel grande che non par che curi
lo 'ncendio e giace dispettoso e torto,
ś che la pioggia non par che 'l marturi?».

E quel medesmo, che si fu accorto
ch'io domandava il mio duca di lui,
griḍ: «Qual io fui vivo, tal son morto.

Se Giove stanchi 'l suo fabbro da cui
crucciato prese la folgore aguta
onde l'ultimo d́ percosso fui;

o s'elli stanchi li altri a muta a muta
in Mongibello a la focina negra,
chiamando "Buon Vulcano, aiuta, aiuta!",

ś com'el fece a la pugna di Flegra,
e me saetti con tutta sua forza,
non ne potrebbe aver vendetta allegra».

Allora il duca mio parḷ di forza
tanto, ch'i' non l'avea ś forte udito:
«O Capaneo, in cị che non s'ammorza

la tua superbia, se' tu più punito:
nullo martiro, fuor che la tua rabbia,
sarebbe al tuo furor dolor compito».

Poi si rivolse a me con miglior labbia
dicendo: «Quei fu l'un d'i sette regi
ch'assiser Tebe; ed ebbe e par ch'elli abbia

Dio in disdegno, e poco par che 'l pregi;
ma, com'io dissi lui, li suoi dispetti
sono al suo petto assai debiti fregi.

Or mi vien dietro, e guarda che non metti,
ancor, li piedi ne la rena arsiccia;
ma sempre al bosco tien li piedi stretti».

Tacendo divenimmo là 've spiccia
fuor de la selva un picciol fiumicello,
lo cui rossore ancor mi raccapriccia.

Quale del Bulicame esce ruscello
che parton poi tra lor le peccatrici,
tal per la rena giù sen giva quello.

Lo fondo suo e ambo le pendici
fatt'era 'n pietra, e ' margini dallato;
per ch'io m'accorsi che 'l passo era lici.

«Tra tutto l'altro ch'i' t'ho dimostrato,
poscia che noi intrammo per la porta
lo cui sogliare a nessuno è negato,

cosa non fu da li tuoi occhi scorta
notabile com'è 'l presente rio,
che sovra sé tutte fiammelle ammorta».

Queste parole fuor del duca mio;
per ch'io 'l pregai che mi largisse 'l pasto
di cui largito m'avea il disio.

«In mezzo mar siede un paese guasto»,
diss'elli allora, «che s'appella Creta,
sotto 'l cui rege fu già 'l mondo casto.

Una montagna v'è che già fu lieta
d'acqua e di fronde, che si chiaṃ Ida:
or è diserta come cosa vieta.

Rea la scelse già per cuna fida
del suo figliuolo, e per celarlo meglio,
quando piangea, vi facea far le grida.

Dentro dal monte sta dritto un gran veglio,
che tien volte le spalle inver' Dammiata
e Roma guarda come suo speglio.

La sua testa è di fin oro formata,
e puro argento son le braccia e 'l petto,
poi è di rame infino a la forcata;

da indi in giuso è tutto ferro eletto,
salvo che 'l destro piede è terra cotta;
e sta 'n su quel più che 'n su l'altro, eretto.

Ciascuna parte, fuor che l'oro, è rotta
d'una fessura che lagrime goccia,
le quali, accolte, foran quella grotta.

Lor corso in questa valle si diroccia:
fanno Acheronte, Stige e Flegetonta;
poi sen van giù per questa stretta doccia

infin, là ove più non si dismonta
fanno Cocito; e qual sia quello stagno
tu lo vedrai, peṛ qui non si conta».

E io a lui: «Se 'l presente rigagno
si diriva coś dal nostro mondo,
perché ci appar pur a questo vivagno?».

Ed elli a me: «Tu sai che 'l loco è tondo;
e tutto che tu sie venuto molto,
pur a sinistra, giù calando al fondo,

non se' ancor per tutto il cerchio ṿlto:
per che, se cosa n'apparisce nova,
non de' addur maraviglia al tuo volto».

E io ancor: «Maestro, ove si trova
Flegetonta e Letè? ché de l'un taci,
e l'altro di' che si fa d'esta piova».

«In tutte tue question certo mi piaci»,
rispuose; «ma 'l bollor de l'acqua rossa
dovea ben solver l'una che tu faci.

Letè vedrai, ma fuor di questa fossa,
là dove vanno l'anime a lavarsi
quando la colpa pentuta è rimossa».

Poi disse: «Omai è tempo da scostarsi
dal bosco; fa che di retro a me vegne:
li margini fan via, che non son arsi,
e sopra loro ogne vapor si spegne».

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VII. Ngục thứ ba. Sa mạc cát dưới trận mưa lửa. Dòng sông máu. Nguồn gốc của các sông dưới Địa Ngục.

Xúc động vì tình đồng hương
Tôi nhặt những lá rơi tản mát,
Trả lại cho cây giờ đã lặng im tiếng nói.

Rồi chúng tôi đi tới noi,
Điểm phân giới vòng ngục hai với vòng ba,
Và thấy một cảnh tượng khủng khiếp khác của công lý.

Để trình bày những việc là này,
Xin nói rõ là chúng tôi tới một trảng cát,
Không một cây nào mọc nổi nơi đây.

Khu rừng đau thương như vòng hoa bao quanh,
Một cái hố to buồn thảm,
Chúng tôi dừng lại ở ngay sát rìa.

Khoảng trống là một lớp cát dầy khô cằn,
Có lẽ không khác gì bãi cát,
Mà xưa kia chân Caton đã phải xéo qua.

Ôi, sự báo thù của Chúa, đáng sợ biết bao!
Với những ai đọc những dòng này,
Về những gì bày ra trước mắt tôi lúc đó.

Tôi thấy từng lũ âm hồn trần truồng,
Tất cả đều khóc lóc cực thảm thương,
Và hình như phải chịu hình phạt khác nhau.

Có những người nằm dài trên mặt đất,
Những kẻ khác thì ngồi thu mình lại,
Một số khác cứ phải đi lại liên hồi.

Bọn đi vòng tròn đông nhất,
Những kẻ nằm liệt trong đau đớn ít hơn.
Nhưng mồm lại không ngừng than vãn!

Theo một nhịp chậm chạp trên khắp trảng cát,
Mưa lửa rơi, những bông lửa to phồng,
Như hoa tuyết trên núi Anpe ngày lặng gió.

Giống như Alessandro trong những vùng nóng nực
Ở Ấn Độ thấy rơi xuống chân mình,
Những ngọn lửa, xuống tới đất vẫn còn bốc cháy!

Thế là ông đã lệnh cho quân sĩ,
Giập xuống đất từng đốm lửa,
Đang tách riêng thì dễ dập tắt hơn.

Cứ thế trận lửa nóng trút xuống bất tận,
Giống như bùi nhùi đã bén lửa,
Cát cũng bốc cháy nhân gấp đôi nỗi đau đớn.

Thế là không bao giờ dừng cuộc khiêu vũ,
Của những bàn tay khốn khổ vùng vẫy chỗ nọ chỗ kia,
Gạt khỏi thân mình những vết cháy mới lan.

Tôi liền hỏi: - “Thưa thầy, người đã thắng được
Mọi trở ngại, ngoại trừ bọn quỷ sứ hung dữ,
Đã ùa ra chống lại ta ở cổng thành.

Kia là ai? Cái người to lớn hình như chẳng quan tâm,
Đến lửa cháy; chỉ nằm mắt gườm gườm hung bạo,
Chắc đến mưa giông cũng chẳng phá rối nổi anh ta.”

Cái người đó khi nhận ra,
Tôi đang hỏi thầy về lão ta,
Liền quát lớn: - “Ta sống sao, chết vậy!

Dù cho Giove có làm mệt người thợ rèn của ông,
Và nổi cơn thịnh nộ, đã cầm lưỡi tầm sét nhọn,
Để đâm ta trong ngày cuối cuộc đời.

Dù cho Thần còn làm mệt những người khác,
Trong lò rèn đen đúa ở Mongibello,
Đã thét gọi: - Hỡi Vunvano hãy giúp ta, giúp ta!

Hoặc như Thần đã làm ở trận Flegara,
Dốc toàn bộ sức lực giáng vào ta,
Nhưng cũng chẳng trả thù gì được!”

Bấy giờ người hướng dẫn của tôi mới mạnh mẽ lên tiếng,
Mạnh như tôi chưa từng nghe bao giờ,
- “Ôi, Capaneo, thói kiêu ngạo của ngươi.

Chẳng hề giảm bớt; ngươi sẽ còn bị trừng phạt nặng hơn,
Nhưng không sự đầy đọa nào ngoài sự điên cuồng của ngươi,
Lại xứng đáng với tính hung hãn của ngươi!”

Rồi quay lại phía tôi với vẻ dịu dàng,
Người nói: “Đây là một trong bảy ông vua,
Đã vây thành Tebe; anh ta đã và hình như

Vẫn coi khinh và đánh giá thấp chư thần,
Nhưng như ta đã nói với anh ta,
Cái thói khinh mạn ấy là đồ trang sức hợp với anh ta.

Bây giờ hãy theo chân ta, và luôn chú ý,
Đừng đặt chân vào chỗ cát đang bốc lửa,
Hãy đi nép sát về phía mé rừng.”

Im lặng, chúng tôi đi tới nơi,
Một con suối nhỏ từ rừng chảy ra,
Màu nước đỏ khiến tôi rùng mình.

Giống như con suối chảy từ hồ Bulicame,
Để chia cho những người phạm tội,
Con suối này chảy xuống bãi cát.

Lòng suối và hai bờ,
Đều lát đá, cũng như hai bên lề,
Nhờ thế tôi nhận biết đây là lối đi.

- “Trong mọi điều ta đã chỉ dẫn cho con,
Từ khi chúng ta vượt qua cửa này,
Mà lối vào không ngăn cấm bất cứ ai.

Không cái gì trong những điều con đã thấy,
Lại đáng chú ý hơn con suối này,
Nó làm mọi ngọn lửa dịu đi cùng nó”.

Người hướng dẫn tôi nói vậy và tôi vội cầu xin,
Người ban cho tôi bài giảng rộng hơn,
Những hiều biết mà người đã gợi cho tôi lòng ham muốn.

Người liền nói: - “Ngoài khơi này có một xứ điêu tàn,
Mà người ta gọi là đảo Kerreta,
Dưới sự trị vì của một nhà vua, xưa mọi người đều lương thiện.

Ở đó có một quả núi tên là Ida,
Xưa kia, rừng cây, sông núi tốt tươi,
Nhưng nay không còn nữa, chỉ còn lại hoang vu.

Xưa Rea đã chọn nơi này làm cái nôi,
Cho con trai yêu quí của mình và để dấu kín hơn,
Mỗi khi đứa bé khóc lại làm phát ra nhiều tiếng động lớn hơn.


Đứng thẳng trong lòng núi là một ông già cao lớn
Quay lưng lại Dammiata,
Và nhìn về Roma như một tấm gương.

Cái đầu tạo bằng vàng tinh luyện,
Hai cánh tay và ngực bằng bạc nguyên chất,
Từ đó đến hết thân là bằng đồng.

Phần dưới bằng sắt chọn lọc,
Nhưng chân phải lại bằng đất nung,
Và ông già đứng trụ trên chân này hơn chân kia.

Mỗi phần, trừ phần bằng vàng,
Đều có vết nứt, từ đó nước mắt ứa ra,
Tụ đọng lại và xuyên thủng hang núi.

Trong thủy lũng này dòng nước ấy chảy qua sỏi đá,
Tạo thành các sông Akeronte, Stigie và Flezetota
Rồi chảy xuống thấp nữa theo dòng khe hẹp.

Xuống tới điểm mà ở đó người ta không thể xuống,
Tạo thành đầm Cosito;  đó là đầm gì?
Ngươi sẽ thấy, nên ở đây ta không nói đến”.

Tôi bèn hỏi thầy: - “Nếu con suối này,
Chảy đến từ thế giới chúng ta,
Tại sao chỉ hiện ra ở bờ bên này?”

Người đáp: - “Con đã biết rằng Địa ngục hình tròn,
Và mặc dầu con đã làm một hành trình dài,
Nhưng luôn theo mé trái và hướng đi xuống đáy.

Con vẫn chưa đi quanh hết một vòng,
Do đó nếu có điều mới lạ gì xuất hiện,
Thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên”.

Tôi lại hỏi thầy: - “Thưa thầy,
Sông Flezetota và Lete ở đâu? Một sông thì thầy không nói đến
Sông kia thầy bảo do nước mắt tuôn đầy”.

- “Những câu hỏi của con đều làm ta thích,
Nhưng sự sục sôi của dòng nước đỏ,
Đã là lời giải đáp cho một trong hai câu hỏi đó.

Con sẽ thấy sông Lete, nhưng ở ngoài vực này,
Ở đó mọi âm hồn đến để rửa ráy,
Khi lỗi lầm đã được chuộc đền”.

Rồi thầy nói: - “Nay đã tới lúc phải rời khu rừng này,
Hãy nhìn và theo đúng sau ta,
Bờ nào không cháy là đường đi được,
Trên những bờ ấy lửa đà tắt ngấm!”

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XIV