24/04/2024 15:21Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Trảm xà kiếm phú
斬蛇劍賦

Tác giả: Sử Hy Nhan - 史希顏

Thể thơ: Phú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Trần
Đăng bởi Vanachi vào 18/07/2008 07:02

 

Nguyên tác

後車兮鮑臭,長城兮血腥;
龍興兮沛邑,鹿走兮咸京。

拔青萍之銛刃,誅白帝之陰精。掃風塵於六合,郭宇宙而一清。斯為漢家之神器,而斬蛇之所以得名也。

是劍也,萃坤六之貞,具乾九之剛。工之以造化,煆之以陰陽。秋水湛兮鐔鍔,冰霜凜兮鋒芒。晝佩兮日失色,夜匣兮月吐光。彗星為之退舍,夭魅為之伏藏。白璧明珠,未足擬其價;吳鉤巨闕,安得與其當。

想其:送徒驪山,夜經澤畔。見巨蛇之當道,致前行之驚返。赫王威之震怒,奮壯志之精悍,拔之以斬,劃然而斷。素靈於是乎潛泣,炎祚於是乎赫闡。芒碭之瑞氣起,軹道之玉璽獻。誅垓下之喑嗚,戮淮陰之逆叛,可謂物之神而劍之善也。

然嘗聞之:凡物之寶,因人之珍。彼干將之靈,莫邪之神,不際英明之主,神武之君;則徒埋精於豐獄,韜采於龍津。曷若斯劍,親遇高皇。亙千古之不泯,留嘉英而愈章。

賦未畢,客難之曰:生文明之時者,不談威武之功;登雍熙之朝者,不言戰伐之事。厥今聖朝,昇平極治。混四海於一家,同車書於文軌。包干戈以虎皮,銷鋒鏑為農器。和氣盎乎九州,仁風薰乎兩際。子方翱翔鳳儀之庭,舞蹈奏韶之地。反而之區區騁雕虫之末技,稱雜伯之蹟,昧帝王之懿。奚時務之不通,為有識之所鄙。

賦者喜而歌曰:
劍乎!劍乎!不祥之器!
聖人不得已而用之,誠非所貴。
猗歟聖朝,崇文盛世。
天下一統兮,安然無事。
縱有是劍兮,將焉用彼。

Phiên âm

Hậu xa hề bão xú, trường thành hề huyết tinh;
Long hưng hề Bái ấp, lộc tẩu hề Hàm Kinh.

Bạt Thanh Bình chi tiêm nhận, tru Bạch Đế chi âm tinh. Tảo phong trần ư lục hợp, quách vũ trụ nhi nhất thanh. Tư vi Hán gia chi thần khí, nhi trảm xà chi sở dĩ đắc danh dã.

Thị kiếm dã, tuỵ Khôn lục chi trinh, cụ Kiền cửu chi cương. Công chi dĩ tạo hoá, hà chi dĩ âm dương. Thu thuỷ trạm hề đàm ngạc, băng sương lẫm hề phong mang. Trú bội hề nhật thất sắc, dạ hạp hề nguyệt thổ quang. Tuệ tinh vị chi thoái xá, yêu mị vị chi phục tàng. Bạch bích minh châu, vị túc nghĩ kỳ giá; Ngô Câu, Cự Khuyết, an đắc dữ kỳ đương.

Tưởng kỳ: tống đồ Ly Sơn, dạ kinh trạch bạn. Kiến cự xà chi đương đạo, trí tiền hành chi kinh phản. Hách vương uy chi chấn nộ, phấn tráng chí chi tinh hãn, bạt chi dĩ trảm, hoạch nhiên nhi đoạn. Tố linh ư thị hồ tiềm khấp, Viêm tộ ư thị hồ hách xiển. Mang Đãng chi thuỵ khí khởi, Chỉ Đạo chi ngọc tỉ hiến. Tru Cai Hạ chi âm ô, lục Hoài Âm chi nghịch bạn, khả vị vật chi thần nhi kiếm chi thiện dã.

Nhiên thường văn chi: phàm vật chi bảo, nhân nhân chi trân. Bỉ Can Tương chi linh, Mạc Da chi thần, bất tế anh minh chi chủ, thần vũ chi quân; tắc đồ mai tinh ư Phong ngục, thao thái ư Long Tân. Hạt nhược tư kiếm, thân ngộ Cao hoàng. Cắng thiên cổ chi bất dẫn, lưu gia anh nhi dũ chương.

Phú vị tất, khách nạn chi viết: “Sinh văn minh chi thời giả, bất đàm uy vũ chi công; đăng ung hi chi triều giả, bất ngôn chiến phạt chi sự. Quyết kim thánh triều, thăng bình cực trị. Hỗn tứ hải ư nhất gia, đồng xa thư ư văn quĩ. Bao can qua dĩ hổ bì, tiêu phong đích vi nông khí. Hoà khí áng hồ cửu châu, nhân phong huân hồ lưỡng tế. Tử phương ngao tường phượng nghi chi đình, vũ đạo tấu Thiều chi địa. Phản nhi chi khu khu sính điêu trùng chi mạt kỹ, xưng tạp bá chi tích, muội đế vương chi ý. Hề thời vụ chi bất thông, vi hữu thức chi sở bỉ”.

Phú giả hỷ nhi ca viết:
Kiếm hồ! Kiếm hồ! Bất tường chi khí!
Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi, thành phi sở quí.
Y dư thánh triều, sùng văn thịnh thế.
Thiên hạ nhất thống hề, an nhiên vô sự.
Túng hữu thị kiếm hề, tương yên dụng bỉ!

Bản dịch của Nguyễn Ngọc San

Xe sau máu thối, thành dài máu tanh;
Rồng bay đất Bái, hươu chạy Hàm Kinh.

Tuốt cây kiếm sắc Thanh Bình, chém loài âm tinh Bạch Đế. Quét gió bụi sạch sáu phương, rạng thế gian trong một vẻ. Đó là vật thần của nhà Hán, bởi chưng chém rắn mà được tên ấy vậy.

Thanh kiếm này, họp đức trinh chính của hào Lục quẻ Khôn, đủ khí kiên cường của hào Cửu quẻ Kiền. Do cái khéo léo của tạo hoá làm ra, nhờ chất tinh của âm dương rèn được. Lưỡi gươm sáng như nước thu, mũi gươm quắc tựa băng giá. Ngày đeo thì mặt trời mờ ánh, đêm cất thì vầng trăng loé vàng. Sao Chổi cũng vì nó lùi xa, yêu ma cũng vì nó ẩn náu. Đồ bạch bích minh châu, sáng chưa tầy giá; kiếm Ngô Câu, Cự Khuyết, chẳng dám so ngang.

Nhớ xưa: Hán Cao Tổ dắt phu đến Ly Sơn, giữa đêm kéo qua bờ đầm, thấy rắn lớn nằm ngang đường, bọn đi đầu sợ mà lùi bước. Cao Tổ nổi cơn sấm sét, tỏ chí anh hùng, tuốt kiếm mà chém, rắn đứt làm đôi. Tinh Bạch Đế do đó mà khóc thầm, ngôi nhà Hán vì vậy mà dấy lên. Đất Mang, Đãng điềm lành hiển hiện, đình Chỉ Đạo ấn qui đem dâng. Diệt tên hầm hè đất Cai Hạ, trừ kẻ phản bạn hạt Hoài Âm; người là thanh kiếm thần rất sắc bén vậy.

Song ta thường nghe rằng: vật sở dĩ quí là do ở người. Kìa gươm Can Tương, Mạc Da dẫu có linh thiêng, nhưng nếu không gặp chúa anh minh, vua thần võ, thì cũng như kiếm Long Tuyền, Thái A chôn vùi ở ngục Phong Thành, bến Long Tân mà thôi. Sao bằng thanh kiếm này được vào tay Hán Cao Tổ, tiếng tăm không bị mai một, danh thơm lưu lại ngàn thu.

Bài phú này chưa làm xong, có người đến chất vấn rằng: "Sinh thời văn minh không nên bàn chuyện uy võ, ở đời thịnh trị chớ nên nói chuyện chiến tranh. Hiện nay triều thánh ta đương lúc thăng bình cực trị, thu bốn bể lại làm một nhà, bánh xe cùng một cỡ, chữ viết cùng môt lối, bọc giáo gươm trong da hùm, rèn binh khí làm nông cụ. Khí hoà đầy cá chín châu, gió nhan hun khắp đất trời. Ngươi phải như con chim phượng đẹp nhảy múa hoà theo khúc nhạc Thiều, cớ sao lại bo bo cái nghề nhỏ mọn đẽo gọt con sâu, tán tụng sự tích của bọn tạp há, làm mờ tối đức tốt của bậc đế vương, không am hiểu thời thế, khiến kẻ thức giả coi khinh".

Kẻ làm bài phú này vui mừng mà làm bài ca rằng:
Kiếm này! Kiếm này! Là vật chẳng lành!
Bậc thánh túng kế mới dùng mi, phải đâu vật quí.
Ôi! Thánh triều ta, đời thịnh chuộng văn tự.
Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị.
Dầu có kiếm này, dùng đến làm chi!
Với tác phẩm này, Sử Hy Nhan được coi là một trong những tác giả văn xuôi chữ Hán hiếm hoi của lịch sử văn chương Việt Nam thời kỳ đầu. Bài phú được viết theo một lối dẫn dắt vừa kể, vừa gợi, vừa bình khá hấp dẫn. Đoạn đầu lược kể và khen ngợi công nghiệp dựng nên nhà Hán của Lưu Bang với thanh gươm quý chém rắn mở đường. Kế đó, mượn lời người khác, ông lại phủ nhận ý trên, mà cho rằng: dùng nhân và hoà mà bình được thiên hạ, mới hợp, mới đúng. Qua đó, Sử Hy Nhan đã đề cao đường lối vương đạo - cai trị bằng lòng nhân ái, hoà phục, mà phê phán lối cai trị bằng bá đạo - lấy vũ lực làm phương tiện. Tư tưởng ấy của ông so với đương thời và cả trường kỳ lịch sử quả thực rất táo bạo, tiến bộ, mang đậm tính chất nhân đạo. Cùng với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Trảm xà kiếm phú đã làm cho tư tưởng vương đạo của thời Trần được biểu hiện khá đầy đủ.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Sử Hy Nhan » Trảm xà kiếm phú