Ở Việt Nam có hai ngôi chùa mang tên Hương Tích, một ở Hà Đông và một ở Hà Tĩnh. Bài thơ này nói về chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh. Hương Tích cổ tự (chùa Hương) toạ lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Nguồn:
Hoàng Việt thi tuyển (Tồn Am Bùi Huy Bích), NXB Văn học, 2007
[1] Vốc nước lên lại thấy mùi thơm. Ở đây chỉ đường lên chùa có suối thơm Hương Tuyền.
[2] Đá trắng. Trong
Thiên Lộc huyện phong thuỷ cổ chí của Lưu Công Đạo năm 1811 đã mô tả: Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am. Thơ của Nguyễn Thiếp, danh sĩ thời Lê-Trịnh và Tây Sơn:
Hương Tích ngôi chùa đời Trần
Dựng trên ngọn núi đẹp nhất Ngàn Hống
Am cũ còn lưu lại đá trắng
Nền Trang Vương xưa chỉ những thông xanh
(Thái Kim Đỉnh dịch)
[3] Tương truyền chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh (thuộc tỉnh Hà Tĩnh) có thờ bà công chúa, con gái vua Trang Vương nước Sở ở Trung Quốc. Tuổi lớn, bà không chịu lấy chồng, bỏ quê nhà sang tu ở Việt Nam, đắc đạo trở về cứu tật cho vua cha. Người sau lập chùa thờ bà ở đây gọi là Hương Tích nghĩa là "ghi dấu thơm". Bên chùa có bức thành gọi là thành Trang Vương.