12/09/2024 20:08Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
Đăng bởi hongha83 vào 21/04/2014 18:46
Nguyên tác
三十余年別故鄉,
龍山古剎并先堂。
奉親常望家中弟,
每睡猶聞寺內香。
前李造成碑尚在,
後陳改建譜斯彰。
今回相見皆歡喜,
簷下兒孫勸菊芳。
Phiên âm
Tam thập dư niên biệt cố hương,
Long Sơn cổ sát[1] tịnh tiên đường.
Phụng thân thường vọng gia trung đệ,
Mỗi thuỵ do văn tự nội hương.
Tiền Lý tạo thành bi thượng tại,
Hậu Trần cải kiến phổ tư chương.
Kim hồi tương kiến giai hoan hỉ,
Thiềm hạ nhi tôn khuyến cúc phương.Dịch nghĩa
Hơn ba mươi năm xa nơi quê cũ
Cứ nhớ tới cảnh chùa cổ Long Sơn và chốn phần mộ tiên tổ
Việc hiếu với mẹ cha ở nhà cậy có em trai
Mỗi lúc mơ màng vẫn tưởng có mùi hương trên chùa thoang thoảng bay sang
Chùa dựng từ thời Lý hãy còn bia chép
Về sau thời Trần sửa lại, sử ấy còn ghi trong phả rõ rệt
Nay về nơi quê cũ ai thấy cũng vui vẻ hỏi han
Dưới thềm con cháu đua nhau chúc mừng chén cúc thơm thoBản dịch của Dương Văn Vượng
Xa quê ba chục năm thừa
Nhớ Long Sơn tự nơi nhà tổ tiên
Hiếu thân cậy có đàn em
Ngủ đi mơ thấy hương thơm bên chùa
Bia nêu từ Lý đế xưa
Sau Trần sửa lại phả ghi còn truyền
Nay về ai cũng hân hoan
Cúc thơm con cháu chúc tràn chén vui
Bài này chép trong sách Thiên gia thi tuyển của Nguyễn Đức Huy xã An Nhân, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương.
Nguyên chú: Câu đối của Trương Hán Siêu môn khách của Trần Quốc Tuấn treo ở chính điện nơi thờ Phật mẫu Pháp Phong và tứ pháp: “Bất thị tây lai Phật tại bản phương ngôn ngũ pháp; Khởi phi đông hữu thần do tâm nội xuất thiên kỳ” (Chẳng ở tây đưa về, Phật tại quê ta năm pháp đủ; Đừng rằng đông chẳng có, thần trong tâm khảm lắm phương hay).
[1] Chùa cổ Long Sơn. Tức chùa Đọi xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Mới tu sửa thêm một hạng mục như hành lang, nhà bia. Chùa này do Hoàng hậu Ỷ Lan thời Lý xây dựng. Hiện còn tấm bia lớn quy cách 162×209, đặt trên ổ rồng rất đặc biệt. Mặt chính ghi việc vua Lý dựng tháp Sùng Thiện Diên Linh, mặt sau ghi: “Thiên Nam Động chủ lưu đề” có niên hiệu Quang Thuận thứ 8 (1467). Trên bia còn khắc một bài thơ Đường luật của Lê Thánh Tông và ghi việc Hoàng hậu Linh Nhân cúng ruộng và tam bảo.