21/04/2024 01:49Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XVII
Inferno: Canto XVII

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 05/10/2006 11:16

 

Nguyên tác

«Ecco la fiera con la coda aguzza,
che passa i monti, e rompe i muri e l'armi!
Ecco colei che tutto 'l mondo appuzza!».

Ś comincị lo mio duca a parlarmi;
e accennolle che venisse a proda
vicino al fin d'i passeggiati marmi.

E quella sozza imagine di froda
sen venne, e arriṿ la testa e 'l busto,
ma 'n su la riva non trasse la coda.

La faccia sua era faccia d'uom giusto,
tanto benigna avea di fuor la pelle,
e d'un serpente tutto l'altro fusto;

due branche avea pilose insin l'ascelle;
lo dosso e 'l petto e ambedue le coste
dipinti avea di nodi e di rotelle.

Con più color, sommesse e sovraposte
non fer mai drappi Tartari né Turchi,
né fuor tai tele per Aragne imposte.

Come tal volta stanno a riva i burchi,
che parte sono in acqua e parte in terra,
e come là tra li Tedeschi lurchi

lo bivero s'assetta a far sua guerra,
coś la fiera pessima si stava
su l'orlo ch'è di pietra e 'l sabbion serra.

Nel vano tutta sua coda guizzava,
torcendo in sù la venenosa forca
ch'a guisa di scorpion la punta armava.

Lo duca disse: «Or convien che si torca
la nostra via un poco insino a quella
bestia malvagia che colà si corca».

Peṛ scendemmo a la destra mammella,
e diece passi femmo in su lo stremo,
per ben cessar la rena e la fiammella.

E quando noi a lei venuti semo,
poco più oltre veggio in su la rena
gente seder propinqua al loco scemo.

Quivi 'l maestro «Accị che tutta piena
esperienza d'esto giron porti»,
mi disse, «va, e vedi la lor mena.

Li tuoi ragionamenti sian là corti:
mentre che torni, parleṛ con questa,
che ne conceda i suoi omeri forti».

Coś ancor su per la strema testa
di quel settimo cerchio tutto solo
andai, dove sedea la gente mesta.

Per li occhi fora scoppiava lor duolo;
è di qua, di là soccorrien con le mani
quando a' vapori, e quando al caldo suolo:

non altrimenti fan di state i cani
or col ceffo, or col piè, quando son morsi
o da pulci o da mosche o da tafani.

Poi che nel viso a certi li occhi porsi,
ne' quali 'l doloroso foco casca,
non ne conobbi alcun; ma io m'accorsi

che dal collo a ciascun pendea una tasca
ch'avea certo colore e certo segno,
e quindi par che 'l loro occhio si pasca.

E com'io riguardando tra lor vegno,
in una borsa gialla vidi azzurro
che d'un leone avea faccia e contegno.

Poi, procedendo di mio sguardo il curro,
vidine un'altra come sangue rossa,
mostrando un'oca bianca più che burro.

E un che d'una scrofa azzurra e grossa
segnato avea lo suo sacchetto bianco,
mi disse: «Che fai tu in questa fossa?

Or te ne va; e perché se' vivo anco,
sappi che 'l mio vicin Vitaliano
sederà qui dal mio sinistro fianco.

Con questi Fiorentin son padoano:
spesse fiate mi 'ntronan li orecchi
gridando: "Vegna 'l cavalier sovrano,

che recherà la tasca con tre becchi!"».
Qui distorse la bocca e di fuor trasse
la lingua, come bue che 'l naso lecchi.

E io, temendo no 'l più star crucciasse
lui che di poco star m'avea 'mmonito,
torna'mi in dietro da l'anime lasse.

Trova' il duca mio ch'era salito
già su la groppa del fiero animale,
e disse a me: «Or sie forte e ardito.

Omai si scende per ś fatte scale:
monta dinanzi, ch'i' voglio esser mezzo,
ś che la coda non possa far male».

Qual è colui che ś presso ha 'l riprezzo
de la quartana, c'ha già l'unghie smorte,
e triema tutto pur guardando 'l rezzo,

tal divenn'io a le parole porte;
ma vergogna mi fé le sue minacce,
che innanzi a buon segnor fa servo forte.

I' m'assettai in su quelle spallacce;
ś volli dir, ma la voce non venne
com'io credetti: 'Fa che tu m'abbracce'.

Ma esso, ch'altra volta mi sovvenne
ad altro forse, tosto ch'i' montai
con le braccia m'avvinse e mi sostenne;

e disse: «Gerion, moviti omai:
le rote larghe e lo scender sia poco:
pensa la nova soma che tu hai».

Come la navicella esce di loco
in dietro in dietro, ś quindi si tolse;
e poi ch'al tutto si sent́ a gioco,

là 'v'era 'l petto, la coda rivolse,
e quella tesa, come anguilla, mosse,
e con le branche l'aere a sé raccolse.

Maggior paura non credo che fosse
quando Fetonte abbandoṇ li freni,
per che 'l ciel, come pare ancor, si cosse;

né quando Icaro misero le reni
sent́ spennar per la scaldata cera,
gridando il padre a lui «Mala via tieni!»,

che fu la mia, quando vidi ch'i' era
ne l'aere d'ogne parte, e vidi spenta
ogne veduta fuor che de la fera.

Ella sen va notando lenta lenta:
rota e discende, ma non me n'accorgo
se non che al viso e di sotto mi venta.

Io sentia già da la man destra il gorgo
far sotto noi un orribile scroscio,
per che con li occhi 'n giù la testa sporgo.

Allor fu' io più timido a lo stoscio,
peṛ ch'i' vidi fuochi e senti' pianti;
ond'io tremando tutto mi raccoscio.

E vidi poi, ché nol vedea davanti,
lo scendere e 'l girar per li gran mali
che s'appressavan da diversi canti.

Come 'l falcon ch'è stato assai su l'ali,
che sanza veder logoro o uccello
fa dire al falconiere «Omè, tu cali!»,

discende lasso onde si move isnello,
per cento rote, e da lunge si pone
dal suo maestro, disdegnoso e fello;

coś ne puose al fondo Gerione
al piè al piè de la stagliata rocca
e, discarcate le nostre persone,

si dilegụ come da corda cocca.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Địa ngục. Tầng thứ VII, Ngục thứ ba: Dante đến xem bọn cho vay nặng lãi. Virgilio và Dante cưỡi trên lưng quái vật Gierion để xuống vực sâu.

Con quái vật có cái đuôi sắc nhọn,
Vượt qua được núi và húc đổ cả tường thành,
Đã làm xú uế thế gian.

Thầy hướng dẫn nói với tôi như vậy,
Rồi ra hiệu cho con vật lại gần
Con đường chúng tôi đang đi.

Hình ảnh ghê tởm của sự gian giảo,
Tiến đến, gác đầu và nửa thân lên bờ,
Còn cái đuôi thì không kéo lên.

Nó có bộ mặt của một người ngay thẳng,
Vẻ bên ngoài hiền hậu biết bao!
Nhưng phần còn lại là một con rắn!

Nó có hai chân đầy lông lá,
Lưng, ngực và hai bên sườn,
Nổi cuộn cục và u tròn.

Cả người Thổ, người Tacta cũng không bao giờ
Dệt hay thêu những tấm vải sặc sỡ đến thế
Cả nàng Aranhe cũng không làm điều tương tự.

Giống như một con thuyền đã được kéo lên,
Một nửa trên bờ, một nửa còn ở dưới nước,
Như thường thấy tại nơi bọn Phổ phàm ăn.

Giống như con hải ly ngồi rình bắt cá,
Con vật đáng ghét này cũng ngồi,
Trên mép bờ đá, cát bao quanh.

Đuôi của nó quất trong không khí,
Chỉa lên cao cái mút đầy nọc độc,
Nó cũng vũ trang cái đuôi như con bọ cạp.

Thầy hướng dẫn nói: - “Bây giờ,
Đi vòng một chút để tới chỗ con vật xấu xa,
Đang nằm dài đàng kia.”

Khi đã tới nơi con vật,
Tôi thấy xa hơn một chút trên bãi cát,
Có nhiều người ngồi trên bờ vực thẳm.

Thầy tôi bảo: - “Để con có thể mang theo,
Một hiểu biết đầu đủ về tầng ngục này,
Hãy đi đến nơi để xem cực hình của họ.

Nhưng ở đó chỉ nên nói ngắn thôi,
Trong lúc chờ ta đi nói với con vật,
Cho chúng ta mượn đôi vai mạnh mẽ của nó.”

Một lần nữa, tôi lại một mình đơn độc,
Đi xa hơn trên mép bờ của tầng thứ bảy,
Tới nơi đám người sầu não đang ngồi.

Nỗi đau đớn lộ ra ngoài ánh mắt,
Thỉnh thoảng họ lấy tay chống đỡ,
Khi với tàn lửa, khi với mặt đất nóng bỏng.

Cũng không khác gì mấy con chó trong mùa hè,
Dùng chân, dùng mõm để đối phó,
Khi bị rận hay ruồi châu đốt.

Lúc tôi đã chú mục nhìn kỹ vài người,
Trong số đang chịu trận mưa lửa tàn khốc đó
Không nhận ra ai, nhưng tôi thấy.

Ở cổ mỗi người, đeo một túi tiền,
Có màu sắc và in hình gì đó,
Mắt của họ hình như chỉ nhìn xuống.

Khi đã đến giữa bọn họ, tôi thấy,
Một mảnh màu xanh da trời trên cái túi màu vàng,
Có hình ảnh một con sư tử.

Rồi tiếp tục quan sát,
Tôi thấy một túi khác, màu đỏ như máu,
Có hình con ngỗng trắng, trắng hơn cả bơ!

Một người lại có cái túi màu trắng,
In hình con lợn cái lớn, màu xanh da trời!
Nó hỏi tôi: - “Anh đang làm gì trong cái hố này?

Hãy mau đi khỏi đây, hình như anh còn sống,
Cần biết rằng anh bạn Vitaliano của tôi,
Sẽ chiếm chỗ này, bên trái tôi.

Giữa cánh Firenze này, tôi là dân Padu,
Nhiều lúc họ làm tôi điếc cả tai,
Khi họ gào lên: - “Hãy đến đây vua của các hiệp sĩ”.

Anh ta mang cái túi có hình ba con dê đực,
Nói xong anh ta méo miệng và thè lưỡi ra ngoài,
Giống như một con bò đang liếm mũi!

Còn tôi sợ làm thầy phật ý,
Vì Người đã dặn tôi đừng lưu lại quá lâu,
Tôi trở về, bỏ lại những âm hồn mệt mỏi.

Tôi thấy người hướng dẫn tôi đã trèo lên,
Trên lưng của con vật hung dữ,
Người bảo tôi: - “Bây giờ hãy mạnh mẽ và can đảm lên.

Từ nay chúng ta sẽ đi bằng cái thang này,
Con hãy trèo lên phía trước, ta muốn ngồi sau,
Để cái đuôi nó không làm con đau”.

Như một người bị nhiễm bệnh sốt rét,
Cảm thấy cơn ớn lạnh đầu tiên và móng tay đã bạc,
Toàn thân run rẩy khi thấy bóng mát.

Tôi đứng như thế khi thoạt nghe thầy nói,
Nhưng sự xấu hổ đã thúc ép tôi,
Tăng lòng can đảm cho anh hầu bên ông chủ tốt.

Tôi đành ngồi lên cái lưng gớm ghiếc,
Tôi muốn nói: - “Xin thầy hãy ôm chặt lấy con”,
Nhưng chẳng thốt lên lời!

Nhưng thầy, người đã nhiều lần cứu tôi,
Thoát bao cơn hiểm nghèo, ngay khi tôi vừa trèo lên,
Đã vòng tay ôm và giữ lấy tôi.

- “Bây giờ, đi đi, Gierion, người nói,
Vòng bay rộng và hạ xuống từ từ,
Hãy nhớ tới khối nặng mới mà ngươi phải trở”.

Giống như một chiếc tàu nhỏ rời bến,
Nó hơi lùi lại về phía sau,
Rồi khi cảm thấy không còn bị vướng,

Nó cuốn đuôi lại ở dưới ngực,
Căng ngực ra rồi bơi đi như một con lươn,
Dừng hai chân kéo không khí về mình.

Tôi tin không nỗi sợ nào lớn hơn,
Cả khi Fetonte buông lỏng dây cương,
Khiến trời bốc cháy như ta đã thấy.

Cả khi chàng Icaro khốn khổ,
Cảm thấy sáp chảy tan và lông rụng xuống,
Và tiếng người cha thét lên: “Con sai đường rồi!”

Như nỗi sợ của tôi khi tôi thấy,
Mình ở giữa bốn bề không khí,
Không thấy gì, ngoài con quái vật.

Nó bơi đi, chầm chậm, chầm chậm
Lượn vòng rồi hạ xuống dần, nhưng tôi chỉ nhận ra điều đó,
Nhờ gió từ dưới thổi lên, đập vào mặt tôi.

Tôi đã nghư tiếng thác nước, ở phía bên phải,
Réo khủng khiếp ở bên dưới chúng tôi,
Và cúi nhìn xuống dưới thấp.

Bấy giờ tôi còn sợ hơn khi thấy thác nước,
Vì thấy những đống lửa và nghe những lời than khóc,
Run rẩy tôi khép chặt đùi lại.

Tôi lại thấy, điều mà trước đó không thấy được,
Nhờ vòng lượn hạ xuống dần,
Những điều đau thương từ bốn phía cứ lại gần.

Như con chim cắt bay lượn đã quá lâu,
Nhưng rồi chẳng thấy mồi, cũng chẳng thấy chim nhử,
Khiến chủ săn phải bảo: “Thôi, xuống đi”.

Nó mệt mỏi hạ xuống nơi đã nhanh nhẹn bay lên,
Sau hàng trăm vòng lượn, nó đậu xuống,
Cách xa ông chủ giận dữ và bực bội.

Như vậy Gierion đặt chúng tôi xuống đáy,
Đứng ở chân vách đá dựng đứng,
Và khi đã trút bỏ được chúng tôi,
Nó biến đi, nhanh như một mũi tên rời khỏi dây cung.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XVII