25/04/2024 12:30Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc VIII
Inferno: Canto VIII

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi Vanachi vào 19/09/2006 06:29

 

Nguyên tác

Io dico, seguitando, ch'assai prima
che noi fossimo al piè de l'alta torre,
li occhi nostri n'andar suso a la cima

per due fiammette che i vedemmo porre
e un'altra da lungi render cenno
tanto ch'a pena il potea l'occhio tòrre.

E io mi volsi al mar di tutto 'l senno;
dissi: «Questo che dice? e che risponde
quell'altro foco? e chi son quei che 'l fenno?».

Ed elli a me: «Su per le sucide onde
già scorgere puoi quello che s'aspetta,
se 'l fummo del pantan nol ti nasconde».

Corda non pinse mai da sé saetta
che sì corresse via per l'aere snella,
com'io vidi una nave piccioletta

venir per l'acqua verso noi in quella,
sotto 'l governo d'un sol galeoto,
che gridava: «Or se' giunta, anima fella!».

«Flegiàs, Flegiàs, tu gridi a vòto»,
disse lo mio segnore «a questa volta:
più non ci avrai che sol passando il loto».

Qual è colui che grande inganno ascolta
che li sia fatto, e poi se ne rammarca,
fecesi Flegiàs ne l'ira accolta.

Lo duca mio discese ne la barca,
e poi mi fece intrare appresso lui;
e sol quand'io fui dentro parve carca.

Tosto che 'l duca e io nel legno fui,
segando se ne va l'antica prora
de l'acqua più che non suol con altrui.

Mentre noi corravam la morta gora,
dinanzi mi si fece un pien di fango,
e disse: «Chi se' tu che vieni anzi ora?».

E io a lui: «S'i' vegno, non rimango;
ma tu chi se', che sì se' fatto brutto?».
Rispuose: «Vedi che son un che piango».

E io a lui: «Con piangere e con lutto,
spirito maladetto, ti rimani;
ch'i' ti conosco, ancor sie lordo tutto».

Allor distese al legno ambo le mani;
per che 'l maestro accorto lo sospinse,
dicendo: «Via costà con li altri cani!».

Lo collo poi con le braccia mi cinse;
basciommi 'l volto, e disse: «Alma sdegnosa,
benedetta colei che 'n te s'incinse!

Quei fu al mondo persona orgogliosa;
bontà non è che sua memoria fregi:
così s'è l'ombra sua qui furiosa.

Quanti si tegnon or là sù gran regi
che qui staranno come porci in brago,
di sé lasciando orribili dispregi!».

E io: «Maestro, molto sarei vago
di vederlo attuffare in questa broda
prima che noi uscissimo del lago».

Ed elli a me: «Avante che la proda
ti si lasci veder, tu sarai sazio:
di tal disio convien che tu goda».

Dopo ciò poco vid'io quello strazio
far di costui a le fangose genti,
che Dio ancor ne lodo e ne ringrazio.

Tutti gridavano: «A Filippo Argenti!»;
e 'l fiorentino spirito bizzarro
in sé medesmo si volvea co' denti.

Quivi il lasciammo, che più non ne narro;
ma ne l'orecchie mi percosse un duolo,
per ch'io avante l'occhio intento sbarro.

Lo buon maestro disse: «Omai, figliuolo,
s'appressa la città c'ha nome Dite,
coi gravi cittadin, col grande stuolo».

E io: «Maestro, già le sue meschite
là entro certe ne la valle cerno,
vermiglie come se di foco uscite

fossero». Ed ei mi disse: «Il foco etterno
ch'entro l'affoca le dimostra rosse,
come tu vedi in questo basso inferno».

Noi pur giugnemmo dentro a l'alte fosse
che vallan quella terra sconsolata:
le mura mi parean che ferro fosse.

Non sanza prima far grande aggirata,
venimmo in parte dove il nocchier forte
«Usciteci», gridò: «qui è l'intrata».

Io vidi più di mille in su le porte
da ciel piovuti, che stizzosamente
dicean: «Chi è costui che sanza morte

va per lo regno de la morta gente?».
E 'l savio mio maestro fece segno
di voler lor parlar segretamente.

Allor chiusero un poco il gran disdegno,
e disser: «Vien tu solo, e quei sen vada,
che sì ardito intrò per questo regno.

Sol si ritorni per la folle strada:
pruovi, se sa; ché tu qui rimarrai
che li ha' iscorta sì buia contrada».

Pensa, lettor, se io mi sconfortai
nel suon de le parole maladette,
ché non credetti ritornarci mai.

«O caro duca mio, che più di sette
volte m'hai sicurtà renduta e tratto
d'alto periglio che 'ncontra mi stette,

non mi lasciar», diss'io, «così disfatto;
e se 'l passar più oltre ci è negato,
ritroviam l'orme nostre insieme ratto».

E quel segnor che lì m'avea menato,
mi disse: «Non temer; ché 'l nostro passo
non ci può tòrre alcun: da tal n'è dato.

Ma qui m'attendi, e lo spirito lasso
conforta e ciba di speranza buona,
ch'i' non ti lascerò nel mondo basso».

Così sen va, e quivi m'abbandona
lo dolce padre, e io rimagno in forse,
che sì e no nel capo mi tenciona.

Udir non potti quello ch'a lor porse;
ma ei non stette là con essi guari,
che ciascun dentro a pruova si ricorse.

Chiuser le porte que' nostri avversari
nel petto al mio segnor, che fuor rimase,
e rivolsesi a me con passi rari.

Li occhi a la terra e le ciglia avea rase
d'ogne baldanza, e dicea ne' sospiri:
«Chi m'ha negate le dolenti case!».

E a me disse: «Tu, perch'io m'adiri,
non sbigottir, ch'io vincerò la prova,
qual ch'a la difension dentro s'aggiri.

Questa lor tracotanza non è nova;
ché già l'usaro a men segreta porta,
la qual sanza serrame ancor si trova.

Sovr'essa vedestù la scritta morta:
e già di qua da lei discende l'erta,
passando per li cerchi sanza scorta,
tal che per lui ne fia la terra aperta».

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ V và một phần thứ VI. Filippo Azangti, một người Firenze giàu có thuộc phái Đen, bị trừng phạt – Bọn quỉ sứ ngăn không cho Virgilio và Dante vào thành Dite.

Như trên đây đã nói,
Chúng tôi đến dưới chân một ngọn tháp,
Ngước mắt nhìn lên đỉnh cao vút!

Trên đó nhấp nháy hai chấm lửa,
Một chấm khác, xa hơn đáp lại,
Xa đến nỗi phải cố nhìn mới thấy.

Quay về con đường đại dương của các ngành khoa học,
Tôi hỏi: - “Hai đốm lửa kia đang nói gì với nhau?
Ai là kẻ đã tạo ra chúng?”

Thầy đáp: - “Ở đàng kia, cuối dòng nước bẩn,
Con sẽ thấy cái đang đợi chúng ta,
Nếu sương mù không che khuất.

Mũi tên từ dây cung bay đi,
Xứ rách bầu không khí,
Cũng chỉ nhanh bằng chiếc thuyền nhỏ đang lao tới.

Trong nháy mắt đã xé nước, đến trước chúng tôi,
Trên tay lái chỉ một thủy thủ đang gào lên,
“Mày đã đến rồi ư, hỡi âm hồn bị đày ải!”

Thầy tôi liền quát: “Fleza, Fleza,
Gào to làm chi vô ích!
Anh chỉ việc trở chúng tôi qua sông bùn này.”

Như một kẻ đã nhận ra sai lầm,
Từ căng thẳng đổi thành đấu dịu,
Fleza đã nguôi cơn giận.

Thầy tôi bước xuống thuyền,
Rồi quay lại đỡ tôi xuống theo,
Chỉ khi đó chiếc thuyền mới hơi lún xuống!

Ngay sau khi thầy hướng đạo và tôi bước đến,
Con thuyền cổ vội rẽ sóng lướt đi,
Vì còn nhiều việc phải làm với người khác.

Trong lúc thuyền còn lướt trên làn nước chết,
Trước mắt tôi hiện ra một âm hồn bùn bê bết,
Hắn hỏi tôi: - “Anh là ai, sao lại đến trước giờ?”

Tôi đáp: - “Tôi đến nhưng sẽ không ở lại,
Còn anh là ai mà trông ghê như vậy?”
Hồn đáp: - “Anh thấy đấy tôi là một trong những kẻ đang khóc than”.

Tôi đáp: - “Hãy ở lại mà khóc than với tang tóc,
Hỡi âm hồn đáng nguyền rủa,
Ta đã nhận ra ngươi, dù bùn đen nhem nhuốc”.

Hắn giơ cả hai tay về phía chiếc thuyền,
Nhưng thầy tôi đã gạt đi:
“Hãy cút khỏi đây, với những con chó khác”.

Rồi thầy ôm vòng quanh cổ tôi và hôn,
- “Hỡi tâm hồn kiêu hãnh,
Cầu Chúa phù hộ cho người đã thai nghén ra con!

Gã này, trên trần thế là một tên kiêu ngạo,
Trong tâm nó không một chút tình nhân ái,
Nên ở đây nó cũng giận dữ điên khùng.

Bao kẻ trên kia tự xem là những đức vua vĩ đại,
Mà xuống đây là đàn lợn trong đống phân,
Chỉ còn giữ được sự khinh bỉ kinh người”.

Tôi nói: - “Thầy ơi, con mong được thấy,
Hắn chết ngạt trong dòng nước bẩn,
Trước khi chúng ta rời khỏi đầm lầy”.

Thầy tôi đáp: - “Trước khi đến bến bên kia,
Con sẽ được hài lòng,
Một ước muốn như thế sẽ làm con vui sướng”.

Chỉ sau chốc lát, tôi thấy cuộc tra tấn,
Đám âm hồn bùn bê bết khắp đầu,
Khiến tôi đến nay vẫn còn thầm cảm ơn Thượng Đế.

Cả bọn gào lên: “Ê, thằng Filippo Azangti”
Và tên Firenze điên khùng,
Cứ nhè đúng thân mình mà cắn!

Chúng tôi bỏ mặc hắn và xin không nói nữa,
Ập vào tai tôi những lời nức nở khóc than,
Khiến tôi phải chăm chăm nhìn về phía trước.

Vị ân sư của tôi liền bảo:
“Đã đến gần thành phố Dite,
Với một lũ đông đúc bị đày ải nặng nề”.

Tôi nói: “Thưa thầy, con đã thấy những nhà thờ.
Hiện lên rất rõ đàng xa, trong thung lũng.
Rực hồng lên trong lửa đỏ.”

Người đáp: - “Đó là ngọn lửa vĩnh hằng,
Rực cháy bên trong và tỏa ra màu hồng,
Như con thấy nơi Địa ngục thẳm sâu này”.

Cuối cùng chúng tôi đến cạnh một hào sâu
Bao quanh một thành phố đơn độc,
Mà tường thành trông như bằng sắt.

Sau khi lượn quanh một vòng,
Thuyền đưa chúng tôi tới một nơi,
Lão lái đó quát lớn: - “Cổng vào, xuống đi”,

Tôi thấy trên cổng có hơn nghìn quỷ sứ,
Chúng nhảy xuống và hét lên giận dữ:
“Mày là ai, sao chưa chết?

Mà lại dám đến vương quốc của những người đã chết?”
Vị thần thông thái của tôi liền ra dấu hiệu,
Tỏ ý có điều bí mật, muốn bàn riềng với chúng.

Bọn quỷ sứ liền giảm bớt một phần khinh thị,
Và bảo: - “Một mình ngươi vào thôi, còn tên kia thì đi đi.
Sao nó dám liều lĩnh đến vương quốc này?

Nó đành phải trở về một mình theo con đường rồ dại,
Mà nó đã thử, đã biết, còn ngươi ở lại,
Mặc dù ngươi đã dẫn nó qua bao vùng tăm tối”.

Bạn đọc thử nghĩ xem tôi nản chí biết bao,
Khi nghe bấy nhiêu lời độc ác,
Và tôi tin rằng không bao giờ có thể trở về.

- “Ôi thầy dẫn đường kính mến đã hơn bảy lần,
Người cho con sự che chở an toàn,
Đã kéo con ra khỏi bao hiểm nguy đe dọa.

Xin đừng bỏ rơi con, xin đừng làm con tuyệt vọng,
Nếu chúng không cho con đi xuống sâu hơn,
Thì cả hai thầy trò ta cùng nhau quay lại”.

Nhưng vị sư phụ từng dắt dẫn tôi đến đây,
Lại bảo: - “Con đừng sợ, chẳng ai ngăn nổi chúng ta đâu.
Khi đã được uy quyền tối cao cho phép.

Con hãy đợi ta ở đây,
Hãy lấy hi vọng vực dậy tinh thần mệt mỏi,
Ta sẽ không bỏ con lại dưới vực thẳm sâu này”.

Rồi người cha thân yêu của tôi bước đi,
Để tôi ở lại với tâm trạng rối bời,
Nửa tin nửa ngờ, đầu óc căng thẳng.

Không nghe được thầy nói gì với chúng nó,
Nhưng thầy cũng chỉ nói trong chốc lát,
Rồi cả bọn chúng chạy vụt vào trong.

Chúng liền đóng sầm cửa lại ngay trước mũi thầy tôi,
Và người đứng bên ngoài,
Quay lại phía tôi từng bước đi chầm chậm,

Mắt nhìn xuống và không còn vẻ bình tâm,
Người thì thầm trong tiếng thở dài:
“Chúng cấm ta vào nơi đầy ải!”

Rồi người lại nói: “Ta rất bất bình,
Nhưng con chớ ngại, chúng ta sẽ vượt qua cuộc đấu này.
Dù bên trong chúng đang tìm mọi cách ngăn cản.

Trò hỗn láo này của chúng đâu có gì mới mẻ,
Chúng đã từng bày trò ở cổng khác, ít cơ mật hơn,
Cái cổng đó đến nay không còn đóng nữa.

Con đã thấy trên cổng đó những dòng chữ chết”.
Nhưng kìa, trên dốc núi có người đi xuống
Một mình vượt qua các tầng địa ngục
Nhờ người này thành phố sẽ mở cửa cho chúng tôi.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc VIII