Trang trong tổng số 12 trang (118 thông báo)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Những bông hoa không chết - Lưu Quang Vũ

Tập thơ "Những bông hoa không chết" nằm trong phần di cảo, gồm những bài thơ của Lưu Quang Vũ viết trong khoảng thời gian 1971-1975 mới được em gái của nhà thơ là TS. Lưu Khánh Thơ xuất bản (NXB Lao Động, 2008) nhân dịp 20 năm ngày mất của nhà thơ đã được hoàn thành đăng trên Thi Viện. Những bài trong tập thơ này, một số đã có trên Thi Viện từ trước nay tập hợp lại, những bài còn lại được demmuadong gõ thêm và gửi lên. Mời các bạn xem tại: http://www.thivien.net/vi...ID=Qi1k7Fg0H60W9XhHpHwNrA

Như vậy phần tác giả Lưu Quang Vũ đã có 4 tập thơ hoàn chỉnh:
1. Hương cây (1968) - 20 bài, do hongha83 biên tập
2. Mây trắng của đời tôi (1989) - 30 bài, do hongha83 biên tập
3. Bầy ong trong đêm sâu (1993) - 40 bài, do hongha83 biên tập
4. Những bông hoa không chết (2008) - 35 bài, do demmuadong biên tập

Hoàn thành đăng "Thơ Bạch Cư Dị" của Ngô Văn Phú

Toàn bộ các tác phẩm của Bạch Cư Dị do nhà văn, dịch giả Ngô Văn Phú tuyển dịch trong "Thơ Bạch Cư Dị" (NXB Hội nhà văn, 2006) đã được đăng trên Thi Viện. Các bạn có thể xem các tác phẩm này tại đây: http://www.thivien.net/se...g%C3%B4+V%C4%83n+Ph%C3%BA

Số bài thơ của tác giả Bạch Cư Dị, nhà thơ hiện thực và là một trong 3 tác giả thơ Đường lớn nhất, hiện nay là 214 bài: http://www.thivien.net/vi...ID=GTDxHQP8eUITUxph4otjnA

Hoàn thành đăng thơ Lý-Trần

Chúng tôi đã hoàn thành đăng tải các tác phẩm thơ trong bộ "Hán văn Lý-Trần" lên Thi Viện, gồm các tác phẩm còn lại của những tác giả trong giai đoạn từ khoảng trước triều Lý (cuối thế kỷ X) đến đầu đời Hậu Lê (đầu thế kỷ XV). Do Thi Viện chỉ tập trung vào thơ nên ngoài việc đăng tất cả các bài thơ-phú trong đó, chúng tôi lược bỏ một số bài tản văn, ký, luận,... mà chỉ đăng những bài có giá trị tham khảo cao, tổng cộng gồm 765 bài (chủ yếu là chữ Hán) của 126 tác giả.

Danh sách các tác giả Lý-Trần: http://www.thivien.net/se...amp;Age[]=50&Age[]=51
Danh sách các bài thơ Lý-Trần: http://www.thivien.net/se...amp;Age[]=50&Age[]=51

Các tác phẩm này hầu hết đều được lấy từ bộ "Hán văn Lý Trần" bản điện tử tại trang web của trường Đại học An Giang: http://www1.agu.edu.vn/gs...-8-00&a=p&p=about

Một số bài chúng tôi có bổ sung thêm bản dịch hoặc tham khảo thêm từ các nguồn khác. Cũng có một số bài do nguồn bị thiếu phần chữ Hán, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung trong thời gian sớm nhất bằng cách tham khảo từ sách in.

Thay đổi nhỏ...

1. Tại trang chủ, bài thơ mới nhất được hiện sẽ chỉ giới hạn trong số những bài đã được kiểm duyệt (thay vì bài nào mới gửi lên sẽ ngay lập tức xuất hiện ở trang chủ như trước đây).

2. Trong phần Tin nhắn cá nhân, chúng tôi đã thêm mục đánh dấu những tin nhắn cần lưu ý và thể hiện bằng màu vàng. Các bạn có thể chọn những tin nhắn cần đánh dấu trong danh sách rồi chọn "Đánh dấu chú ý" ở cuối trang. Việc bỏ đánh dấu chú ý cũng hoàn toàn tương tự.

Xem danh sách thơ có phân nhóm/không phân nhóm

Bên cạnh tên mỗi tác giả đã có thêm biểu tượng để chuyển đổi chế độ xem danh sách thơ trong tác giả đó không phân nhóm hoặc có phân nhóm.
Ở chế độ xem phân nhóm, các bài thơ sẽ được liệt kê trong danh sách các nhóm đã tạo ra trong tác giả đó (như trước đây). Ở chế độ không phân nhóm, các bài thơ sẽ được sắp xếp theo tên bài thơ trong một danh sách duy nhất.
Chọn chế độ xem chỉ hữu ích khi có các nhóm bài thơ được tạo trong phần tác giả đó.

Thơ Nguyễn Trãi

Thi Viện đã hoàn thành việc biên tập lại "Ức Trai thi tập" và "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi dựa theo bản "Nguyễn Trãi toàn tập" của Đào Duy Anh, do NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 1976. Ngoài "Ức Trai thi tập" theo bản Đào Duy Anh có 99 bài thơ chữ Hán, chúng tôi bổ sung thêm 3 bài trong bản Lê Cao Phan (năm 2000). "Quốc âm thi tập" có 254 bài thơ chữ Nôm.
Những bài thơ của Nguyễn Trãi có thể được xem ở đây: http://www.thivien.net/vi...ID=NlHfXoUXzue8FcsdIodRLQ

Thay đổi nhỏ...

1. Những tác giả/nhóm bài đã có đầy đủ thơ sẽ được ban quản trị đánh dấu và biểu thị bằng biểu tượng bên cạnh tên tác giả/nhóm bài. Sau khi đánh dấu, tác giả/nhóm bài đó sẽ được khoá và không nhận gửi thêm những bài thơ mới. Việc đánh dấu này chỉ mang ý nghĩa những bài thơ của tác giả/nhóm bài đó còn lưu truyền đến nay đã được gửi đầy đủ, chứ không ám chỉ việc có đầy đủ các tác phẩm của tác giả/nhóm bài đó.

2. Chúng tôi đã áp dụng CAPTCHA đối với việc đăng ký thành viên mới, nhằm tránh những trường hợp đăng ký tự động.

Yêu cầu nguyên tác với thơ tiếng nước ngoài

Thi Viện trước đây đã có quy định về việc gửi thơ tiếng nước ngoài, yêu cầu phải có bản gốc hoặc một bản dịch tiếng thứ 3 để đối chiếu: http://www.thivien.net/notice_view.php?ID=29
Tuy nhiên trong thời gian qua, quy định này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Từ nay quy định này sẽ được áp dụng triệt để với những bài thơ mới gửi. Vậy xin thông báo để các bạn lưu ý.

Hiện tại, các thứ tiếng nước ngoài mà chúng tôi có thể kiểm duyệt được bao gồm: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Trung-Hán. Những bản dịch không trung thành với nguyên tác sẽ được xoá và chuyển sang diễn đàn.

Những bài thơ không có nguyên bản, và cũng không có bản dịch sang thứ tiếng thứ 3, các bạn có thể gửi lên diễn đàn.

Phân cấp chi tiết các giai đoạn văn học (tiếp)

Chúng tôi đã hoàn thành việc sắp xếp lại tất cả các bài thơ và tác giả Việt Nam và Trung Quốc trên Thi Viện vào các giai đoạn tương ứng. Điều này làm đơn giản hoá việc tìm kiếm các bài thơ liên quan đến giai đoạn văn học khác nhau.

Ví dụ, bạn có thể tìm những bài cổ thi Việt Nam, cũng có thể lọc những bài thơ trong giai đoạn Lý-Trần, hay chỉ tìm những bài thơ viết vào đời nhà Trần.

Phân cấp chi tiết các giai đoạn văn học

Thi Viện đang thử nghiệm việc phân cấp chi tiết hơn các giai đoạn văn học Trung Quốc và Việt Nam. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ chuyển các tác giả vào các giai đoạn con giúp cho việc phân loại chi tiết hơn. Hiện tại xin có những lưu ý sau:

1. Việc phân kỳ văn học Việt Nam nhìn chung khá phức tạp, và hiện tại vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau chưa đi đến thống nhất. Ở đây chúng tôi chỉ phân chia một cách tương đối, với mục đích chính là giúp việc tìm kiếm và tra cứu được thuận tiện.

2. Có những giai đoạn không thể áp dụng năm lịch sử chính xác. Ví dụ như triều Nguyễn của Việt Nam đến năm 1945 mới chính thức kết thúc, nhưng vì mục đích chính của Thi Viện là phân chia các giai đoạn và trào lưu thơ ca, nên chúng tôi lấy năm 1887, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc, và giai đoạn sau đó sẽ được gọi là thời kỳ Cận đại.

3. Về tên gọi các giai đoạn văn học Việt Nam, hiện tại cũng có nhiều quan điểm trái chiều. Có học giả gọi giai đoạn hiện nay là Đương đại, có người gọi văn học Cổ đại là Truyền thống, có sách dùng giai đoạn 1930-1945 là Cận đại,... Ở đây chúng tôi chỉ áp dụng một cách gọi.

4. Việc phân chia giai đoạn mới chỉ được áp dụng cho Việt Nam và Trung Quốc, do hai nước này có số lượng tác giả và số lượng thơ vượt trội. Các nước khác do chưa có nhiều tác giả, nên việc phân chia chưa thực sự cần thiết.

Việc phân chia giai đoạn chỉ đang được thử nghiệm, hiện tại có bất ký ý kiến gì, mong được thảo luận thêm trên diễn đàn.

Trang trong tổng số 12 trang (118 thông báo)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm thông báo:

Tiêu đề:

Nội dung: