Thông báo, tin tức mới nhất

  • Thêm mục Tiêu điểm tác giả (14/01/2022 15:30)

    Mục Tiêu điểm tác giả gồm 10 tác giả được hệ thống lựa chọn để giới thiệu, được hiển thị trên trang chủ và được cập nhật tự động một tuần một lần. Trong mỗi lần cập nhật, hệ thống sẽ thêm vào một tác giả mới và bỏ bớt một tác giả trước đó. Tác giả mới được thêm vào được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên từ cơ sở dữ liệu, không phân biệt quốc gia, số bài thơ, và cũng đảm bảo tiêu chí không lặp lại trong 100 lần lựa chọn gần nhất. Danh sách đầy đủ lịch sử 100 tác giả được giới thiệu gần nhất cũng được hiển thị trong trang mở rộng tại đây.
  • Cho phép liên kết tài khoản Thi Viện và tài khoản Facebook (09/10/2021 20:23)

    Trước đây, tài khoản tạo trên Thi Viện và tài khoản khi đăng nhập qua Facebook hoạt động độc lập và không liên kết được với nhau. Từ nay, Thi Viện cho phép một tài khoản đăng ký trên Thi Viện có thể được liên kết với một hoặc nhiều tài khoản Facebook. Để liên kết, hãy đăng nhập vào tài khoản chính, sau đó chuyển tới Trang cá nhân rồi chọn "Liên kết tài khoản Facebook mới". Từ đó trở đi, bạn có thể đăng nhập vào cùng một tài khoản theo cả hai cách. Sau khi đã liên kết, bạn cũng có thể huỷ để liên kết lại tài khoản Facebook với tài khoản chính khác.
  • Một số thiết bị cũ không truy cập được Thi Viện từ ngày 1/10/2021 (02/10/2021 14:59)

  • Mở các tuyển tập thơ chung và riêng (20/05/2020 08:50)

  • Cho phép đánh dấu nhiều dịch giả trong bài dịch (23/12/2019 10:42)

Thơ mới: Tháng 9 nhặt đi từng sợi tóc (Nguyễn An Bình)

Con sẻ nhỏ xa đàn từ thuở ấy
Bay theo mùa lạc mất dấu thời gian
Thả sợi tơ hồng trên tàn trứng cá
Trôi dạt về đâu áo lụa tình nhân.

Tháng chín về người bỏ trường đi mất
Dòng sông thu khuất bóng khói quê nhà
Nghe tiếng vọng vàng rơi theo sắc nắng
Trên vai người gầy guộc hạt mưa sa.

Chiếc lá đỏ trong sân trường muốn khóc
Để hồn tôi thao thiết buổi quay về
Nhặt ký ức cho đi từng sợi tóc
Lẻ bạn tình chim hót biết ai nghe.

Đời mang đi khúc ca buồn hạnh ngộ
Còn lại tiếng cười quanh quất đây thôi
Thoáng chút hương hoa thuở em mười tám
Ở một góc đường đành rẻ chia đôi.

Như suối cạn lòng khô bày sỏi đá
Dòng sông xưa lạc mất dấu cội nguồn
Nghe tháng chín thì thầm trong góc khuất
Thuở yêu người còn đậm dấu môi hôn.


9/9/2022

 

Thơ thành viên mới: Trăng tắt (Kỷ Hạ)

Tan hoang một cõi chữ không hình
Ngõ vắng đìu hiu tiếng lặng thinh
Âm hồn bay bổng trong góc tối
Khe khẽ chạm tay, một đoá quỳnh

Trong đêm, quỳnh sáng cả trời thu
Hờn câm một khối thứ âm u
Sat sát bên bờ nhìn mặt bể
Uỷ mị hay cho mướt trơn tru

Giăng ngang một sợi-ánh tơ đêm
Đầu lả tay vờn nhung gối chêm
Nõn kéo hồn ta xa thân thể
Cất khúc đê mê lẫn dịu êm

Kim sa từng tấc nắm trong tay
Bi thiết vang câu chút tình đày
Ánh ngà trăng sáng say nhưng tỉnh
Sương khói che mờ ai có hay

Một khắc hồn tôi ai rút cạn
Trăn trối nửa lời trút hơi cùng
Bảng lảng hơi đêm màu chạng vạng
Lơ mơ khung cảnh ánh linh lung

30/8/2023

Trích diễm

Son phấn có hồn chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

–– Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du)

Tác giả mới

Thơ Việt mới

Thơ dịch mới

Thơ thành viên mới

Diễn đàn

 

Tiêu điểm

Ấm Bảy có tên là Muôn, dòng họ Trương, cháu của Trương Quang Đản ở Mỹ Khê, Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Ông là một nhà thơ trữ tình nổi tiếng ở miền núi Ấn sông Trà.
Thơ tiêu biểu: Khóc vợ bài 1Khóc vợ bài 2
Gunhild Bricken Kristina Lugn (14/11/1948 - 9/5/2020) là nhà thơ, nhà viết kịch, Viện sĩ Viện Hàn lâm Thuỵ Điển. Bà sinh ở Tierp, Uppland. Thơ Lugn mang tinh thần mỉa mai, buồn, bộc bạch, đầy chất u-mua phi lý, tàn nhẫn. Thơ bà xoay quanh những chủ đề như sự cô đơn, cái chết, nỗi sợ tuổi già, sợ chết,…
Đàm Tự Đồng 譚嗣同 (1865-1898) tự Phục Sinh 復生, hiệu Tráng Phi 壯飛, còn tự xưng là Hoa Tương chúng sinh 華相眾生, Đông Hải Khiên Minh thị 東海褰冥氏, Liêu Thiên nhất các chủ 廖天一閣主. Ông là người Hán, quê ở Hồ Nam. Tuổi trẻ đã có chí lớn, tài văn chương. Ông đã đề xướng nền chính trị mới, sáng lập Nam Học hội. Năm Quang Tự 24 (1898) ông tham gia phong trào Duy Tân do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu khởi xướng. Sau khi thất bại ông khảng khái hy sinh.
Từ Diễn Đồng (1866-1918) hiệu Long Tài, là một nhà thơ Việt Nam ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra tại làng Hà Hồi, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội) trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm 1906, ông đỗ tú tài (nên tục gọi là Tú Đồng hoặc là Tú Từ), nhưng không…
Vô Ngôn Thông 無言通 (759?-826) vốn là một vị thiền sư từ Trung Quốc, đệ tử của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải. Năm 820, sư qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ 建初, ngày nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Sư mất năm 826, và phái thiền của sư kéo dài được 17 thế hệ. Những thiền…
Thơ tiêu biểu: Thị tịch
Thanh Giang 清江 người Cối Kê 會稽, làu thông kinh sách, sống khoảng năm Đại Lịch, Trinh Nguyên đời Đường, tề danh cùng Thanh Trú 清晝, xưng là Cối Kê nhị Thanh. Thơ có một quyển.
Thơ tiêu biểu: Thất tịch
Nguyễn Vũ Tiềm sinh năm 1940 tại Gia Lâm, Hà Nội. Bút danh: Hướng Thiện. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Tác phẩm:
- Nữ hoàng trái cây (1987)
- Chia tay võ sĩ dế (1988)
- Thức đợi hoa quỳnh (1991)
- Thương nhớ tài hoa (1992)
- Người thám hiểm thời gian (1993)
- Hoài nghi và Tin cậy (2004)
- Hương Giao thừa (1994)
- Sương Hồ Tây, mây Tháp Bút (2011)

Hàn Câu 韓駒

Hàn Câu 韓駒 (?-1135) là nhà thơ cuối thời Bắc Tống đầu thời Nam Tống. Là thi sĩ thuộc phái Giang Tây. Ông tự là Tử Thương 子蒼, hiệu là Mâu Dương 牟陽, người Tiên Tỉnh, Lăng Dương (nay là huyện Nghiên, tỉnh Tứ Xuyên). Người đời gọi ông là Lăng Dương tiên sinh. Từng theo học Tô Triết. Đã đảm nhiệm các chức…
Đằng Bạch 滕白 người đời Tống sơ, từng làm Hộ bộ phán quan, Nam diện tiền chuyển vận sứ, Công bộ lang trung. Thơ ông có Đằng công bộ tập một quyển nhưng đã thất truyền, nay còn 6 bài.
Thơ tiêu biểu: Yến
Đoạn Nhai Liễu Nghĩa 斷崖了義 (1263-1334) là thiền sư đời Tống, họ Thang 湯, quê ở Đức Thanh, Hồ Châu, Trung Quốc. Ăn chay từ thuở nhỏ, cùng mẹ tụng kinh Pháp Hoa. Về sau lên núi Thiên Mục, đến thất Tử Quan bái kiến thiền sư Cao Phong Diệu trình kệ và được xuất gia. Năm 70 tuổi sư đến ở chùa Chánh Tông tại núi Sư Tử cho đến ngày viên tịch. Được vua ban thuỵ hiệu là Phổ Độ đại sư.
Thơ tiêu biểu: Kệ