Trang trong tổng số 5 trang (44 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Từ bài thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải,

Để ca ngợi công ơn  mở cõi to lớn của hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), một nhà thơ nổi tiếng vào thế kỷ trước có làm bài thơ sau:

Cảm Vịnh Hai Bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa

Hồng Lạc ta đâu hiếm nữ tài
Nghìn xưa Trưng Triệu đã từng oai
Noi gương Khoa, Vạn, hai công chúa
Một sớm ra đi mở đất đai

Mối tình hữu nghị Việt Chiêm Miên
Thần xỉ mong sao được vững bền;
Chúa Sãi bao năm nhờ diệu kế,
Giữ miền Nam Á đặng bình yên.

Đời vốn quen dùng sức lửa binh,
Gây…
Ảnh đại diện

Đọc “Ai Tư Vãn”,nhớ công chúa Ngọc Hân…

Phần soạn thêm :

1.Nhân đây xin được đính chính :

Số đâu có số lạ đời,
Con vua mà lại hai đời chồng vua.

Đó là hai câu ca dao vẫn còn lưu truyền trong dân gian tại vùng đất cố đô Huế cho đến những năm đầu thế kỷ XX. Nó phản ánh một thực tế lịch sử. Song cái nguy hại là nhiều người đã hiểu lầm câu ca dao kia ám chỉ vào công chúa Lê Ngọc Hân. Thậm chí, một tác giả đã viết cả một bài báo.

Đó là một sự lầm lẫn.Thực tế, Ngọc Hân chưa từng bao giờ lấy vua Gia Long mà đó chính em gái của bà…
Ảnh đại diện

Đọc “Ai Tư Vãn”,nhớ công chúa Ngọc Hân…

3. Thêm một ý kiến khác:

Theo bài “Triều Nguyễn với Lê Ngọc Hân” đăng trên  tạp chí Xưa Và Nay, Đỗ Đức Hùng viết :

Trước đây trong một số bài viết của mình, tôi cũng theo ý kiến cho rằng công chúa Ngọc Hân đã mất từ trước khi triều Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn.

Song khi đọc kỹ lại "Quốc sử di biên", tập thượng, bản dịch Sài Gòn 1973, tr.136., tôi thấy tác giả đời Nguyễn là Phan Thúc Trực (1808 - 1852), chép rõ ràng như sau:

" Nguyên năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Lê Cảnh Hưng, vua Lê…
Ảnh đại diện

Đọc “Ai Tư Vãn”,nhớ công chúa Ngọc Hân…

Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có lần phát biểu, lịch sử của Việt Nam thường pha trộn truyền thuyết và hiện thực. Mà cành hoa đào vua Quang Trung tặng Ngọc Hân công chúa là một ví dụ cụ thể.

Vì theo khảo cứu của giáo sư, chi tiết cành hoa đào bích xuân Kỷ Dậu 1789  là chuyện không hề xảy ra. Thế nhưng, người dân Việt hầu như ai cũng biết và tin câu chuyện đẹp đẽ này có thật và xem đó như là biểu tượng của một tình yêu mãi sáng trong.

I. Vắn tắt tiểu sử Lê Ngọc Hân (1770 - 1799):

Lê Ngọc…
Ảnh đại diện

Tản mạn về loài mai hoa trắng

IV.Một bài thơ hay của cố HT Mãn Giác có nhắc đến  mai :
 
Nhớ chùa
 
Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng
Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười
Tôi nhớ làm sao…
Ảnh đại diện

Tản mạn về loài mai hoa trắng

Mai Khâu Tự


Cũng là một thắng cảnh nổi tiếng  của Gia Định, mà ngày nay nhiều người thường lầm với Mai Sơn
1/ Đôi nét  lịch sử:

Hiện nay ở Mai Khâu, vẫn còn một ngôi chùa cổ tục gọi là chùa Gò (Phụng Sơn Tự), tọa lạc  số 1408 đường 3 tháng 2, quận 11, thành phố HCM.
Chùa được Thiền sư Liễu Thông tạo lập vào đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1904, Thiền sư Tuệ Minh cho xây cất lại. Nhiều tượng thờ ở chùa do nhóm thợ Sa Đéc tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XX.
Chùa được đại trùng tu vào năm 1960…
Ảnh đại diện

Tản mạn về loài mai hoa trắng

II.Mai Sơn Tự Và Mai Khâu Tự

Mai sơn va Mai Khâu. Mai Sơn và Mai Khâu đều có nghĩa là gò cây Mai (hay gò Mai), nên nhiều người hoặc đã lầm tưởng hai gò này là một, hoặc đã lầm gò này với một gò kia. Thật ra, đó là hai gò khác nhau, và cả trên hai gò này đều có chùa, đó là Mai Sơn tự và Mai Khâu tự.

Mai Sơn Tự

Mai Sơn là tên một gò đất cao ở Phú Lâm, góc đường Hùng Vương (đường lục tỉnh cũ) và Nguyển Thị Nhỏ,Quận 11, Tp HCM. Xưa kia trên gò có trồng nhiều cây mai nên gọi như thế.

Ảnh đại diện

Tản mạn về loài mai hoa trắng

Tản mạn về Mai mù u

Trong nhiều loại mai, có một loại mai cũng trổ hoa màu trắng. Đó là Mai mù u (hay còn gọi là Nam mai, Bạch mai) tên khoa học là Ochrocarpus siamensis var.odoratissimus Pierre thuộc họ Guttiferae, hiện còn lại rất ít ở nước ta.
Nó chỉ là loài tương cận với cây mù u hiện mọc hoang nhiều nơi ở miền Nam; càng không phải là loài mai vàng, mai trắng thuộc họ Ochnaceae thường trổ mỗi dịp xuân về…(xem ảnh )

Chính loài Nam mai này thuở trước ở Mai Sơn Tự, đã  khơi nguồn cảm hứng…
Ảnh đại diện

Bùi Hữu Nghĩa, trong buổi “chiều mưa gió” của một vương triều.

Và Tự thuật :

I. Râu tóc giục ta già,
Gan ruột khó bày ra
Mong cùng cảnh xuân cả,
Ước Bắc Đẩu chiếu qua…

II.Mưa đổ, trời như thủng
Triều dâng nước chảy tràn
Đường đời bùn nước lấm,
Vườn tược cỏ mọc lan
Muỗi như sấm quanh gối,
Ếch tựa trống chiều ran
Tóc sương thương đời lụi,
Rượu một chén sầu tan .

(Bài thơ dài, nên chỉ chép phần
dịch thơ của Nhà thơ Vũ Đình Liên )…

V.Tạm kết chuyện :

Tôi muốn chép lại mấy câu cuối cũng do tôi viết ở bài Nhớ Nguyễn Thông để làm đoạn kết…
Ảnh đại diện

Bùi Hữu Nghĩa, trong buổi “chiều mưa gió” của một vương triều.

III.Lúc “quân tiền hiệu lực”ở Vĩnh Thông, Châu đốc:

Biên giới phía Tây Nam vào những năm sau 1835 là nơi hai dân tộc luôn va chạm nhau về quyền lợi, về đất đai… Do vậy, lực lượng biên phòng của hai phía thường xuyên va chạm.Trong một lần đối đầu,BHN và một số lính bị bắt. Nhiều người Khơ-me ở Láng Thé (Trà Vinh) hay tin kéo đến cấp trên của đối phương, kể hết đầu đuôi vụ án ngày nào và họ còn tha thiết xin thế mạng. Nhờ vậy, ông được phóng thích và đưa về Tịnh Biên (An Giang)…

Và chính ở nơi…

Trang trong tổng số 5 trang (44 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):