Trang trong tổng số 2 trang (14 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Xuân Chiến địa, thơ của nữ sĩ Ngân Giang

Giới thiệu một thi tài bị lãng quên:
Xuân Chiến địa, thơ của nữ sĩ Ngân Giang


Nữ sĩ Ngân Giang (1916-2002) tìm đến với phong trào cách mạng - Đó là vào năm 1935 - Bắt đầu bằng việc làm giao thông cho Đoàn Thanh niên cộng sản. Cũng từ thời gian này, bút lực của nữ sĩ càng thêm sung sức hơn. Vào một đêm mật thám Pháp đã tới nhà khám xét, tra hỏi vì "cô Hạnh Liên (Ngân Giang) đã làm thơ kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước dán ở Đền Ngọc Sơn".

Mẹ chồng, vì lo cho sự an toàn của gia đình,…
Ảnh đại diện

Giới thiệu bài thơ: Trưng nữ vương của Ngân Giang

Giới thiệu bài thơ  
Trưng nữ vương của Ngân Giang

Rằng ngày xưa ấy Ngân Giang
Một dòng sông lạnh muôn ngàn sao rơi

Nữ sĩ Ngân Giang sinh năm 1916 mất năm 2002. Bà đã vang bóng một thời với sở trường thơ mang hơi hướng Đường Thi.
Suốt một đời người, nữ sĩ làm trên 4000 bài thơ, về số lượng này có thể nói bà là một nhà thơ có tác phẩm thơ nhiều nhất, nhì ở Việt Nam.

Thi sĩ Đông Hồ khi bình giảng bài Trưng nữ vương, ông đã quá xúc động trước vẻ đẹp mỹ lệ của thơ nên đã đột tử (vỡ mạch…
Ảnh đại diện

Nhà thơ yêu nước: Học Lạc

Giới thiệu nhà thơ yêu nước:

Học Lạc (1842-1915)

I.Tiểu sử sơ lược:

Học Lạc tên thật là Nguyễn Văn Lạc, có biệt hiệu là Sầm Giang.
Ông có trí thông minh từ thuở nhỏ, nhà nghèo nên được tuyển thẳng vào ngạch học sinh, ngạch do triều đình nhà Nguyễn đặt ra, được cấp lương và được học tại trường của quan Đốc học địa phương.
Do đó, người ta mới gọi là Học sinh Lạc, dần dần lại bỏ mất chữ "sinh", còn lại hai chữ  "Học Lạc" chắc là để tiện xưng hô.

Ông người làng Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Mỹ…
Ảnh đại diện

Đọc câu “Lửa hồng Nhật Tảo…”

Đọc câu “Lửa hồng Nhật Tảo…”
Nhớ nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt

I.Huỳnh Mẫn Đạt - nhà thơ Việt Nam (1807 - 1883)

Quê ông ở làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định ( nay thuộc TP. HCM ); có sách cho rằng ông là người ở Rạch Giá - Kiên Giang.
Ông đỗ Cử nhân khoa Tân Mão (1831), làm quan dưới thời Tự Đức: Án Sát Định Tường; Tuần phủ Hà Tiên, Tuần phủ Châu Đốc…

Ông không những là một vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước mà ông còn là người nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai;…
Ảnh đại diện

Đọc bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực

Kiếm bạt  Kiên Giang…

“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”
(Nguyễn Trung Trực)

(Viết nhân kỷ niệm lần 139 ngày hi sinh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực)

I.Nguyễn Trung Trực (1837- 1868), vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ

Ông, người thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Hạ, huyện Cửu An, tỉnh Gia Định (xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời sống bằng nghề chài lưới. Ông còn có tên…
Ảnh đại diện

Từ bài thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải,

Để ca ngợi công ơn  mở cõi to lớn của hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), một nhà thơ nổi tiếng vào thế kỷ trước có làm bài thơ sau:

Cảm Vịnh Hai Bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa

Hồng Lạc ta đâu hiếm nữ tài
Nghìn xưa Trưng Triệu đã từng oai
Noi gương Khoa, Vạn, hai công chúa
Một sớm ra đi mở đất đai

Mối tình hữu nghị Việt Chiêm Miên
Thần xỉ mong sao được vững bền;
Chúa Sãi bao năm nhờ diệu kế,
Giữ miền Nam Á đặng bình yên.

Đời vốn quen dùng sức lửa binh,
Gây…
Ảnh đại diện

Đọc “Ai Tư Vãn”,nhớ công chúa Ngọc Hân…

Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có lần phát biểu, lịch sử của Việt Nam thường pha trộn truyền thuyết và hiện thực. Mà cành hoa đào vua Quang Trung tặng Ngọc Hân công chúa là một ví dụ cụ thể.

Vì theo khảo cứu của giáo sư, chi tiết cành hoa đào bích xuân Kỷ Dậu 1789  là chuyện không hề xảy ra. Thế nhưng, người dân Việt hầu như ai cũng biết và tin câu chuyện đẹp đẽ này có thật và xem đó như là biểu tượng của một tình yêu mãi sáng trong.

I. Vắn tắt tiểu sử Lê Ngọc Hân (1770 - 1799):

Lê Ngọc…
Ảnh đại diện

Tản mạn về loài mai hoa trắng

Tản mạn về Mai mù u

Trong nhiều loại mai, có một loại mai cũng trổ hoa màu trắng. Đó là Mai mù u (hay còn gọi là Nam mai, Bạch mai) tên khoa học là Ochrocarpus siamensis var.odoratissimus Pierre thuộc họ Guttiferae, hiện còn lại rất ít ở nước ta.
Nó chỉ là loài tương cận với cây mù u hiện mọc hoang nhiều nơi ở miền Nam; càng không phải là loài mai vàng, mai trắng thuộc họ Ochnaceae thường trổ mỗi dịp xuân về…(xem ảnh )

Chính loài Nam mai này thuở trước ở Mai Sơn Tự, đã  khơi nguồn cảm hứng…
Ảnh đại diện

Bùi Hữu Nghĩa, trong buổi “chiều mưa gió” của một vương triều.

Bùi Hữu Nghĩa,

Trong buổi “chiều mưa gió” của một vương triều.

Thủ Khoa Nghĩa là con người hiếu thảo, thương yêu vợ con; liêm chính, cương trực ở chốn quan trường. Đặc biệt ông luôn tha thiết với dân, với nước; bao giờ cũng rèn luyện & xem trọng hai chữ làm người…

I.Tóm tắt tiểu sử:

Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi, sinh năm Đinh Mão 1807 (năm Gia Long thứ sáu) tại Rạch Bà Đồ, thôn Long Tuyền, phủ Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh; nay thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.Ông mất…
Ảnh đại diện

Điểm qua mấy vần thơ viết về "người vợ" thuở xưa...

Điểm qua mấy vần thơ
viết về "người vợ" thuở xưa...

Lắm lúc nghĩ đến những gì còn chồng chất trên vai người mình yêu mến, lòng chợt vang lên câu nói: "Bất kỳ mái ấm nào, thảy đều có phần đóng góp của người vợ tốt"...Song, đề tài thấm đượm nghĩa tình này, dường như chưa bao giờ được xem là một chủ đề lớn.
Nói cách khác, trong văn học viết của ta cách nay mấy thế kỷ (xin phép được giới hạn khoảng thời gian), số bài dành cho đối tượng ấy không nhiều. Có thể một phần vì các nho sĩ-vừa là nhà thơ,…

Trang trong tổng số 2 trang (14 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):