Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lại nói về Phong kiều dạ bạc

Xin gửi diễn đàn một bản dịch lục bát:

Nguyệt chìm, tiếng quạ, sương giăng
Lửa chài phong bến, sầu len giấc tàn
Mé Cô Tô chùa Hàn San
Nửa đêm chuông điểm tìm thăm khách thuyền.

Phụng Hà dịch
Ảnh đại diện

Bài thơ bị thất lạc của Phạm Sư Mạnh

Còn bài thơ này của Phạm Sư Mạnh:

咏雲喦山

扪参儮井上雲端 ,
身在碧宵雲漢間 。
下視鲸濤天萬里 ,
長天浮水水浮山 。

Vịnh Vân Nham sơn

Môn Sâm (1), lịch Tỉnh (2) thướng vân đoan,
Thân tại bích tiêu Vân Hán (3) gian.
Hạ thị kình đào thiên vạn lý,
Trường thiên phù thuỷ, thuỷ phù san.

(1) Sâm: sao Sâm
(2) Tỉnh: sao Tỉnh
(3) Vân Hán: sông ở trên trời, do các vì sao hợp lại, vắt ngang giữa không gian

Núi Vân Nham ở xã Thạch Giản, phía nam huyện Nga Sơn trấn Thanh Hoá.
Bắt đầu từ núi Kim Âu huyện Vĩnh Lộc thẳng…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại Đào Duy Từ (1572 – 1634)


 Đào Duy Từ người làng Hoa Trai huyện Ngọc Sơn, nay là huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá. Thân phụ là Đào Tá Hán.
 Lúc còn là học trò nghèo, gặp lúc Lê Mạc đánh nhau, Tá Hán đầu quân theo giúp vua Lê. Nhân lúc Trịnh Kiểm thống lĩnh quan quân vừa chiếm được Thanh Nghệ làm căn cứ vững chắc cho nhà Lê, Tá Hán cao hứng làm bài ca kể công họ Trịnh, có những câu như sau:

Trang quốc sĩ ai bằng…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại Tản Đà (1889–1939)


(Tiếp theo)

4/ Thơ khóc nhầm :

 Mai Lâm là một nhà giáo hay thơ. Ông dạy học ở Cao Bằng, thường đọc thơ Tản Đà và yêu thích cả thơ lẫn người. Ông vẫn ao ước có dịp được giáp mặt nhà thơ, nhưng vì đường sá xa xôi nên chưa có dịp. Năm 1934, bỗng An Nam tạp chí đình bản và Mai Lâm nghe đồn chủ báo (Tản Đà) đã chết. Ông hết sức thương tiếc và ân hận trong đời không còn gặp được nhà thơ nữa.…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại Tản Đà (1889–1939)


 Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1889 tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), con cụ Nguyễn Danh Kế đậu cử nhân triều Tự Đức làm quan đến chức Án sát nên được gọi là Ấm Hiếu. Vì quê ở gần sông Đà và núi Tản Viên, ông lấy bút hiệu là Tản Đà.
 Ông xuất thân trong một dòng họ khoa bảng lâu đời, rất thông minh, học chữ Hán giỏi, nhưng tính phóng khoáng,…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại bà Sương Nguyệt Anh (1863-1920)


 Bà chính tên là Nguyễn Thị Ngọc Khuê, con thứ tư cụ Nguyễn Đình Chiểu, sinh năm Quý Hợi (1863). Vóc người mảnh mai, tư dung thanh nhã, lại nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của thân phụ nên sớm trở nên một trang tài sắc lẫy lừng. Song gặp lúc thời thế đảo điên, lòng người tráo trở, bà kén chọn mãi không tìm được nơi xứng ý, nên đến năm thân phụ tạ thế, bà đã 25 tuổi mà vẫn giữ phòng không.
 Gia đình ở…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại Nguyễn Trọng Cẩn (1900 – 1947)


 Ông sinh năm 1900 tại tỉnh Quảng Bình, bút hiệu Hoài Nam, chuyên học chữ nho trong khi chữ quốc ngữ và chữ Pháp đã phổ biến. Năm Mậu Ngọ(1918) vào kinh đô Huế dự kỳ thi hương cuối cùng nhưng không đỗ, ông ở luôn đó làm nghề viết báo cho mấy tờ báo xuất bản ở Huế như Thần kinh tạp chí, Tràng An báo. Đến năm 1929 hai tờ báo đình bản, ông về quê bốc thuốc và dạy chữ Hán.
 Ông có trí nhớ hơn người,…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại Cao Bá Quát (1809 – 1855)


 
 (Tiếp theo)

10/ Một bọc sinh đôi :

  Khi Tự Đức lên ngôi (1848) thì Cao Bá Quát vẫn còn phải làm một chức quan nhỏ (hành tẩu) ở bộ. Tự Đức nghe tiếng hai anh em họ Cao đã lâu, một hôm bèn cho triệu Cao vào điện để xem mặt và hỏi thử tài học.
Vua ra đùa một vế đối rằng:

Nhất bào song sinh, nan vi huynh nan vi đệ.
 
 Nghĩa là: một bọc sinh đôi, khó làm…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại Cao Bá Quát (1809 – 1855)



  Cao Bá Quát tên chữ là Chu Thần, quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh là nhà thơ nổi tiếng ở thời Nguyễn. Đời bấy giờ thường vẫn gọi ông là “thánh Quát”. Bá Đạt và Bá Quát là anh em song sinh, Bá Đạt ra trước làm anh.Vì sinh đôi, sức khoẻ kém, nên hai ông quặt quẹo luôn, nhờ thuốc men săn sóc lắm nên sau 3 tuổi mới chắc là nuôi được. Lớn lên, cả hai đều thông minh đĩnh ngộ, mười hai…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại Hồ Tông Thốc



 Hồ Tông Thốc người làng Thổ Thành phủ Diễn Châu, (nay thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An), không rõ năm sinh năm mất, sống thời vua Trần Nghệ tông. Thưở nhỏ đã thơ hay, nhưng chưa được nổi tiếng lắm, gặp tết Nguyên tiêu, có đạo nhân là Lê Pháp Quan treo đèn đặt tiệc, mời khách văn chương đến dự làm vui. Thốc nhận thiếp xin đề thơ, làm xong trăm bài thơ ngay trên bữa tiệc. Mọi người xúm lại xem, rất thán phục. Từ…

Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):