Hội đồng Trương họ Trương tên Đồng là người cực kỳ yêu thích tranh họa . Một hôm có mấy vị khách quý - nghe nói đâu toàn là những danh sỹ được cho đi Tây học trở về - đến thăm chơi . Cũng đáng công nồng nhiệt tiếp đãi , bởi qua chuyên trò Trương cũng nhận ra đây toàn là những bậc thần họa cả ... Sau một tuần ăn nhậu thỏa thuê , các vị khách hứa trước khi bỏ đi ( tiếp tuc công trình nghiên cứu về hội họa ) sẽ tịnh phòng vẽ tặng Trương một bức họa để đời , đây là bức họa theo trường phái Cực mới và Cực lạ: trường phái Siêu Hình Thức . ( giống như trường phái thơ Tân Hình Thức vậy ).
Qủa nhiên bức Siêu Hình Thức làm Trương cả tháng trời ăn ngủ không yên chỉ chực phát điên lên vì sung sướng .Cả về màu sắc âm sắc đường nét bố cục đều toát lên nét vừa ẩn dụ vừa lộ dụ ... nhất là về ý nghĩa nhân sanh thế cuộc thì cực là toàn hảo . Theo giải thich của tác giả thì bức họa " bước ra tử nền cực thịnh của trào lưu hội họa toàn cầu ...." nghĩa là nó liên kết đông và tây - Thiên Chúa và Phật giáo - già và trẻ - nhân thế và thiên đình - cõi tiên và cõi tuc - v.v và v.v.
Đúng vậy hoàn toàn , bức tranh phong thủy vẽ cảnh tiêu diêu uống rượu đánh cờ có tiên ông và thư đồng trong không gian an lành cực lạc .
Tin hội đồng Trương sở hữu bức tranh bạc vạn ( hồi đó ) lan ra khắp lục tỉnh nam kỳ làm khối người thèm muốn ganh tỵ và cũng lôi cuốn ca ngàn danh sỹ nam kỳ lục tỉnh đến chiêm ngưỡng trầm trồ .
Hôm nọ , một nho sinh đến yết kiến thỉnh nguyện được vào xem tranh . Cung cách người khách làm Trương nể vì nên đích thân tiếp đón và tân tình giải thích ngọn nguồn cơ cảnh của bức Siêu Hình Thức cho khách am tường . Nghe qua mấy lời , bất chợt nhịn không nổi nho sinh bật miệng cười hô hố ... tất nhiên là trứoc khi bắt gặp cái nhìn ngỡ ngàng của chủ nhân gã cũng kip bụm mồm lúng túng xin lỗi lấy để . Rồi như là cảm thấy xấu hổ về mình thay vì ở lại gã nho sinh hấp tấp xin cáo từ .
Vẫn có điều gì đó băn khoăn trong dạ , Trương nhất định không cho khách về một hai đòi muốn đươc hiểu thêm về hội họa - nhất là hội họa siêu hình thức - mà Trương dứt khoát rằng ẩn dưới vẻ ngờ ngệch nho sinh lại chính là một cao nhân tiềm ẩn .
Khách vẫn chẳng lộ ý gì . Ở qua đêm rồi sáng mai từ biệt sớm .
Trương dù thất vọng vẫn ân cần sai gia nhân đưa tiễn đến tận bến đò .
Khi trở về , gia nhân kín đáo đưa lại Trương một bức thư nói là của nho sinh gửi lại dăn Trương chỉ đọc lúc thật bình tâm và nên đọc một mình .
Trương hối hả đóng kín phòng nhấp một ngụm Bình Tâm tửu rồi bóc thư ra đọc .
Chỉ vỏn vẹn mấy chữ thôi :
" lịch sự thì nó mắng : TIÊN SƯ CHA ÔNG " còn hỗn hào thì là nó chửi " TIÊN SƯ CHA THẰNG ĐỒNG "
Trương bừng bừng nổi giận ( không biết giận đám họa sỹ hay giận gã nho sinh ) đeo thêm cặp kiếng ra xem kỹ lại tấm hình .
Qủa thật , bức hình vẽ một cảnh tiêu diêu : từ trái sang phải đầu tiên là một ông TIÊN râu tóc phơ bạc hồn khí siêu phàm ngồi đánh cờ với một ông linh mục - CHA mặc áo chùng đen đeo cây thập giá tổ chảng trước ngược , giữa TIÊN với CHA là một ông SƯ khoác thụng bào đeo chuỗi hạt vừa thưởng lãm ván cờ vừa niêm kinh ha hả , cuối cùng đối diện SƯ là một chú tiểu đồng tóc ba chỏm đứng hầu rượu phong cách đúng là tiểu ĐỒNG thơ trẻ nhưng khuôn mặt thì trăm phần trăm là khuôn mặt hội đồng họ Trương tên ĐỒNG không sai một nốt ruồi . Xem từ trái sang phải từ trước lại sau từ gần đến xa rõ ràng sự bí ẩn sự huyền diệu sự bước ra sự đi tới sự xem thử của cái gọi là SIÊU HÌNH THỨC gói gọn trong giòng chữ của bức thư :lịch sự thì TIÊN SƯ CHA ÔNG còn hỗn hào thẳng thắn thì là TIÊN SƯ CHA THẰNG ĐỒNG !
hỡi ơi chừa cái tât sính ngoại - cái tật ...HÌNH THỨC .

NHÃTHÃO

(tư  THƠTRE.COM )