Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

khitieu

buithison đã viết:
ĐÊM DÀI
                                             Truyện ngắn

Nghe tiếng thở đều đều của chồng, Xuân len lén trở dậy kéo chăn đắp lại cho anh rồi bật điện ngốn tiếp cuốn tiểu thuyết đang đọc dở hồi chiều. Chồng Xuân mở choàng mắt, càu nhàu:
- Cô có để cho tôi được yên không? Suốt cả ngày họp hành bận bịu, tối đến chỉ muốn được ngủ một giấc mà cũng không xong.
... ........................                                 
  Anh năm nỉ nom thật tội nghiệp:
- Em bỏ quá cho anh được không? Anh thật là không phải với em  … Anh cũng thèm được có thời gian đọc sách cùng em lắm chứ!
Cô đưa tay bịt lấy miệng chồng, hai hàng nước mắt tuôn trào trên má:
- Thôi, em biết rồi, anh đừng nói gì nữa. Anh ngủ tiếp đi, mai còn đi sớm…
Ngoài kia, tiếng gà đã le te gáy sáng.
                                                     BTS

@Buithison

Truyện ngắn "Đêm dài" làm cho người đọc cảm động quá. Cô Xuân quả thật là một người đàn bà hạnh phúc trên thế gian này. Hạnh phúc là ở chỗ có được người chồng hiểu biết vợ sâu sắc. Vì xuất thân từ một nhà giáo dậy văn, tuy đã tiến thân theo con đường hoạt động chính trị nhưng vẫn còn giữ được bản chất rất lãng mạn và tâm lý vốn có của mình. Điều này không dễ chút nào với những người đã có chức có quyền trong tay. Chúc Sơn có những sáng tác tuyệt vời như thế và hơn thế nữa.
                 KT 6.8.10  
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

CHIẾC CÚC ÁO
                                      Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn

          Đã nửa năm trôi qua kể từ ngày anh vĩnh viễn ra đi, chị vẫn còn bàng hoàng sửng sốt vì không thể tin được anh lại có thể xa chị nhanh đến thế! Mới ngày nào, ngồi ngoài ban công ngắm trăng, hai người bàn nhau dự định khi được nghỉ hưu sẽ chuyển vào Xà Dề Phìn quê anh, làm một ngôi nhà sàn xinh xắn bên bờ suối, trồng một vạt hoa lưu ly trên triền dốc, rồi đào ao thả cá, xung quanh ao chỉ trồng toàn cây đỗ trọng thôi. Hai người sớm chiều chăm sóc hoa, nuôi cá, làm thơ. Thực phẩm hàng ngày lấy từ ao vườn nhà, không phải đi xe máy cả chục cây số ra thị trấn mua nữa. Nghe anh nói say sưa, chị thầm cảm ơn trời, đất đã se duyên cho chị gặp được người đàn ông vừa có đầu óc thực tế vừa lãng mạn.
       Rồi căn bệnh cao huyết áp bất ngờ quật ngã anh khi anh đi cơ sở chẳng may trượt chân ngã trên núi. Sáu tháng qua chị ra vào ngẩn ngơ như người mất hồn. Các con đều có tổ ấm riêng của chúng. Căn nhà hai tầng với những gian phòng khách dành cho bạn hữu từ các huyện bạn, từ tỉnh và cả Trung ương đến nghỉ cùng anh chị mỗi khi lên Sìn Hồ công tác bây giờ trở nên trống trải, thừa thãi. Đêm nào chị cũng bị mất ngủ triền miên. Bật điện sáng choang từng gian phòng, chị nhìn như thôi miên vào từng đồ vật anh và chị thường cùng nhau dọn dẹp, thay đổi vị trí vào các ngày nghỉ. Nhìn đâu chị cũng tưởng như trông thấy hình bóng, ánh mắt, nụ cười, nghe thấy giọng nói, tiếng hát, tiếng đọc thơ trầm ấm của anh.
         Hôm nay là chủ nhật, trời nắng to, lấy hết can đảm, chị mở chiếc tủ đứng bằng gỗ lát lấy quần áo của anh đem lên sân thượng phơi. Chị ấp iu từng chiếc áo của anh vào ngực, nhớ lại mỗi lần đi công tác xa, chị mua về từng chiếc áo cho anh. Đôi mắt lấp lánh niềm vui, anh cười bảo:
- Em có khiếu thẩm mỹ thật đấy! Chiếc áo nào em mua cho anh cũng vừa như in, mà màu sắc, kiểu dáng mới giản dị, trang nhã làm sao...
         Chị lườm yêu anh:
- Chuyện! Hai mươi năm cùng chung sống, chả nhẽ em lại không nhớ các số đo của chồng sao? Mà chồng mình đẹp trai, tài hoa thế này, mình phải cho ăn mặc giản dị, nền nã thôi, để diện vào có mà “trộm” nhòm...
        Nói đùa cho vui vậy chứ, chị thừa biết ở thời nay những người đàn ông có chức, có quyền, có tiền mà lúc nào cũng si mê chung tình với vợ như anh quả là rất hiếm.
       Ấp mớ áo của anh lên mặt, chị hít hà mùi mồ hôi nồng nồng của anh còn vương phảng phất trên áo và tưởng tượng như anh vừa đi công tác xa về.
       Phơi từng chiếc áo lên mắc, chị giật mình nhìn thấy chiếc áo gilê thổ cẩm anh thích mặc nhất ... chiếc áo đã tuột mất chiếc cúc trên cùng. Nước mắt chị lã chã tuôn rơi...
        Trước hôm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng huyện Sìn Hồ, anh nhỏ nhẹ bảo chị:
- Em ơi! Áo anh bị đứt một chiếc cúc. Em đơm giùm anh nhé! Ngày mai, anh muốn mặc chiếc gilê này bên trong bộ complê màu sẫm…
Lúc đó, chị đang mải đọc báo nên chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Sáng hôm sau, sắp đến giờ mít tinh, nhìn thấy chiếc áo chưa đơm được cúc, anh đành lấy cái áo gilê màu ghi ra mặc. Nét mặt anh không vui nhưng nể chị, anh không nỡ trách.
        Rồi một lần khác, được tin báo ngày mai đoàn cán bộ dân vận của Trung ương lên Sìn Hồ công tác, anh ngần ngừ một chút, rồi như sực nhớ ra, anh vui vẻ hỏi chị:
- À, em ơi! Chiếc áo thổ cẩm của anh, em đã đơm cúc lại cho anh chưa nhỉ?
         Lúc đó, đang mải chấm bài cho học sinh nên chị nói:
- Anh có những năm cái áo gilê mà em mua cho, tại sao anh lại cứ thích dùng cái áo “bố bản” ấy nhỉ?
         Anh bảo:
- Chiếc áo này đơn giản, song nó lại là kỷ niệm ân tình với anh, em ạ!
         Chị biết ngay anh lại sắp kể chuyện ngày xưa đi làm công tác xóa mù chữ, anh đã cứu được một bé trai người Thái khi nó trèo lên cây sổ bên suối hái quả, chẳng may rơi tõm xuống dòng Nậm Mạ. Mẹ cháu bé đã thức một đêm, khâu tay và hoàn tất chiếc áo thổ cẩm tặng anh nên chị vội vàng cắt ngang lời anh:
- Anh thật là vẽ chuyện. Mặc áo nào mà chả được!
         Rồi chị đứng dậy, chọn chiếc gilê màu xám cho anh mặc trong bộ complê màu cà phê sữa.
        Lần thứ ba, kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), anh tìm đâu được một chiếc cúc màu trắng, rồi cặm cụi ngồi trong buồng đơm cúc. Vừa lúc chị đi chợ về nhìn thấy, chị giằng lấy chiếc áo từ tay anh.
- Trời ơi là trời! Có ai lại đem một chiếc cúc màu trắng đơm vào chiếc áo thổ cẩm có hàng cúc màu xám như anh không? Đợi bao giờ em mua được chiếc cúc cùng màu, em đơm lại cho anh không được sao?
         Anh chống chế:
- Dù là cái cúc trên cùng không giống ba cái cúc ở dưới nhưng khi anh cài complê lại thì ai nhìn thấy sự khác nhau đó nào? Em cứ để anh mặc cái áo này, hôm nay trong buổi tọa đàm có rất nhiều thầy, cô giáo dân tộc ở vùng sâu, vùng xa về dự. Mình mặc chiếc áo này gần gũi với anh, chị em hơn...
         Chị kiên quyết cất chiếc áo vào tủ, khóa lại:
- Để là để thế nào? Buổi trưa liên hoan trời nóng, anh phải cởi áo complê bên ngoài ra. Nhìn thấy hàng cúc có hai loại, hai màu khác nhau, người ta sẽ đánh giá vợ anh là người như thế nào?
         Tục ngữ có câu “quá tam ba bận”. Chẳng hiểu vì bận, vì không thích chiếc áo hay không thích chồng mình mặc chiếc áo ấy, hàng năm rồi chị vẫn không tìm được chiếc cúc đồng màu đơm lại áo cho anh.
Hai hàng nước mắt tuôn trào trên đôi gò má nhợt nhạt vì thương nhớ người đã khuất, vì nỗi ân hận dày vò, chị nức nở:
      - Em ... có lỗi... với anh nhiều quá, anh ơi!

                                                   BTS
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khitieu



@Buithison

   Câu chuyện "Chiếc cúc áo" rất đơn giản, nhưng do người viết đã khéo léo đưa tình huống lên đến kịch tính cao độ rồi kết thúc làm câu chuyển hết sức hấp dẫn. Chúc em thành công tiếp tục nhé.
           KT 8.8.10
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MẸ CON NGƯỜI ĐÀN BÀ DƯỚI CHÂN NÚI ĐÁ Ô

                                       Truyện ngắn của: Bùi Thị Sơn

      Nghe tin Chẻo Kim Sun, thằng bạn thân nhất của tôi hồi còn học đại học Văn hoá sắp lấy vợ, tranh thủ hai ngày nghỉ, tôi tức tốc xách ca táp, trèo lên xe ca về Sìn Hồ thăm bạn.
      Không muốn la cà chơi lâu ở huyện, thay vì ăn cơm quán và đi xe ôm vào xã, tôi quyết định mua ba cái bánh mì, một mình túc tắc đi bộ lên Tả Phìn. Vừa đi vừa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chẳng mấy chốc tôi đã đến được Trung Tâm giáo Dục Thường Xuyên của huyện. Bên cạnh  ngôi trường mới xây hai tầng, những dãy nhà cấp bốn trước đây dùng làm lớp học nay là ký túc xá cho cán bộ cơ sở về dự khoá đào tạo. Lúc này cán bộ, giáo viên và học viên đang lợp mái ngói bị tốc do trận mưa đá lớn vào đêm qua. Thấy hai cô gái mặc trang phục Dao má đỏ hây hây đang khệ nệ khiêng một nồi nước chè xanh to đùng đi đến gần, tôi ngỏ ý xin nước uống. Ca nước chè xanh đượm hương núi, hương rừng cùng ánh nhìn trong veo, hồn hậu của hai nàng sơn nữ khiến như tôi khoẻ lại, tiếp tục dấn bước.Vượt hết con dốc ngoằn ngoèo như con giun khổng lồ trườn trên sườn núi, tôi dừng lại nhìn lên ngọn núi Đá Ô ở phía xa, nhớ lại chuyến về thăm Tả Phìn lần đầu tiên...
                      * * *
     Năm năm trước, tôi và Kim Sun đang học năm thứ nhất  ở trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Một hôm Kim Sun rủ tôi:
     -Này Vinh đen ! Hè này mày về Tả Phìn quê tao chơi đi. Sẽ có những  bất ngờ lý thú dành cho mày đấy!
     Tôi gật đầu đồng ý và đúng hẹn, Kim Sun đưa tôi về thăm quê. Vừa đến nơi, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy ngay cạnh nhà Kim Sun một ngọn núi đá nhỏ khum khum hình cái Ô - ở dưới có cả tảng đá hình trụ giống cán ô. Trên đỉnh núi cao là các cây cổ thụ, dây leo đan xen nhau chằng chịt. Chao ôi ! Giữa cao nguyên lộng gió này, ngay cạnh nhà thằng Kim Sun bạn thân của tôi, trời đất đã ban tặng cho Tả Phìn một cảnh quan kỳ thú!

    Đang đắm mình ngoạn cảnh, tôi chợt giật bắn mình khi nghe thấy tiếng trẻ con khóc ré, rồi tiếng đàn bà  hét thất thanh. Tôi và Kim Sun chạy ào xuống chân núi Đá Ô. Bên cạnh túp lều dột nát, xiêu vẹo, một người đàn bà chừng bốn mươi tuổi đang giẫy giụa trong đống cám lợn nghi ngút khói. Sun hỏi đứa bé gái khoảng mười ba tuổi đang tái xanh mặt mũi mấy câu bằng tiếng dân tộc, rồi giải thích ngay cho tôi:
   - Con bé này đang bưng nồi cám lợn khỏi bếp thì tuột tay, mẹ nó  lúi húi nhặt củi bị nồi cám lợn đổ ập lên người. Thôi tao và mày về nhà buộc chăn khiêng bà ấy xuống trạm y tế huyện đi!
   Chặng đường từ nhà Kim Sun đến trung tâm y tế huyện cách chừng năm cây số. Cũng may là dốc nên chúng tôi đi chưa đầy hai tiếng đồng hồ đã tới nơi. Đứa con gái đi sau vừa ôm quần áo cho mẹ vừa khóc thút thít. Đêm ấy tôi và Sun phải ở lại trung tâm y tế huyện – coi như là người nhà của bệnh nhân. Trong khi Sun đi làm các thủ tục, tôi an ủi  người đàn bà đang rên rỉ:
    -Cố lên cô ạ! Nay mai cô sẽ đỡ  ngay thôi!
    Người đàn bà gật đầu, từ khóe mắt ứa ra những giọt nước  to, tròn, lóng lánh... Dưới ánh điện, tôi sững sờ nhận ra mắt bà ta có màu xanh biêng biếc, buồn và đẹp đến nao lòng. Sau khi đã sơ cứu, cô y tá cho một liều thuốc an thần để bà  ngủ  được yên giấc. Thấy mẹ  đã   cất tiếng ngáy khò khò, cô bé len lén cởi chiếc khăn trùm to tướng trên đầu mẹ, đặt bà gối lên chiếc áo mang theo. Lại một lần nữa tôi sững sờ nhận ra: tóc của bà  vàng ươm, mềm mại và  óng mượt như tơ... Tại sao ở nơi sơn cùng cốc tận  này lại có một người đàn bà khác lạ  đến thế ? Chắc là hồi còn trẻ bà ta phải đẹp lắm đây! Tôi lén nhìn đứa bé gái : Nét mặt, ánh mắt, hàm răng, mái tóc thì đúng là bản sao của mẹ nó...
      Hôm sau, tôi  đem điều thắc mắc ấy hỏi Sun. Sun nói:
      - Cái nhà ấy, cả bản ai cũng ghét. Vì nó là con của thằng giặc Pháp mà...
     Sau đó,  chắp nối  những câu chuyện rời rạc của người dân trong vùng, tôi được biết: Người đàn bà đó tên là Tẩn Mý Khé. Ngày xưa, mẹ của Khé tên là U Mẩy đẹp nổi tiếng khắp vùng Dao Phăng Xô Lin, Tả Phìn .Nhà nghèo, mới mười sáu tuổi U Mẩy đã có biết bao trai bản nhòm ngó. Thế rồi một lần  lủi thủi một mình vào rừng lấy củi, U Mẩy bị thằng lính Pháp ông lá tua tủa đầy mình cưỡng hiếp...Khi biết mình có thai, xấu hổ với dân bản, cô toán tính ăn lá ngón tự tử. Song lại nghĩ thương đứa bé vô tội. Vượt qua lời ong tiếng ve, cô quyết tâm một mình sinh con. Mí Khé được sinh ra vào mùa xuân năm 1954, sau khi thực dân Pháp đã rút khỏi Sìn Hồ.
      Mười sáu tuổi, cô Tẩn Mý Khé đẹp rực rỡ như bông hoa Tuy Líp ở phía trời Âu, một vẻ đẹp pha trộn Âu - Á dù đó là kết quả của tội lỗi chứ không phải từ một tình yêu. Trai bản ai cũng mê mẩn ngắm nhìn cô mỗi khi cô đi nương, đi suối. Nhưng không ai dám gần cô, càng không dám nói chuyện với cô. Ông bà, bố mẹ họ đều căn dặn:  
    - Nó là con của thằng giặc Pháp. Thằng giặc Pháp  ác lắm, nó làm khổ dân bản mình nhiều rồi. Mình không chơi với nó được đâu
   Ngoài ba mươi tuổi, cô Tẩn Mý Khé vẫn chưa có ai ngó ngàng tới. Vào tuổi ấy ở quê cô, người ta đã có con đàn con đống, thậm chí đã có cháu nội, cháu ngoại rồi kia đấy!  Mặc dù nghèo, buồn tủi, cô đơn, cô Khé vẫn đẹp lắm...Một vẻ đẹp man rợ, lạnh lùng khó tả...
      Rồi đùng một cái, năm Khé ba mươi ba tuổi, người ta thấy cô béo đẫy, phổng phao như một bé gái  mới dậy thì. Cuối năm, cô sinh một bé gái giống cô như tạc đặt tên là Mý Thim. Mỗi lần người ta hỏi cha đứa bé là ai, cô chỉ lắc đầu , ứa nước mắt nói:
      - Nó là con gái của tôi, chỉ riêng mình tôi thôi, không của ai  cả...
    Bảy tuổi, Mý Thim đi chăn trâu, cắt cỏ cho hàng xóm, rồi đi lấy củi một mình. Lúc nào rỗi nó lại lén nhìn trộm lớp học đầu bản với ánh mắt khát khao, thèm thuồng nom thật tội. Thầy Hưng dạy lớp một thỉnh thoảng ngó ra thấy đứa con gái nhỏ xíu cứ thập thò ngoài cửa lớp nhưng mỗi lần gọi vào là nó lại ù té chạy. Thầy hỏi cả lớp:
   -Bạn ấy là con nhà ai mà sao không đi học ?
   Bọn trẻ con nhao nhao:
   -Mẹ nó là con của thằng Pháp...
   -Nó là đứa con không có bố. ..
   -Nhà nó xấu quá! Không ai chơi với nó mà ...
   Ngay tối hôm đó, thầy Hưng đến gặp trưởng bản( bố của Chẻo Kim Sun) tìm hiểu về gia đình Mý Thim. Thầy đề nghị trưởng bản cho họp dân lại, giải  thích cho mọi người hiểu: " Mý Thim không có tội. bà Mý Khé mẹ nó cũng không có tội. Nó có quyền được đi học như mọi người".
   Lúc đó Chẻo Kim Sun đang học lớp bảy trường Thiếu niên dân tộc huyện. Cậu tranh thủ ngày chủ nhật về thăm bố mẹ, rào lại cái vườn rau cải đắng trước nhà. Cậu thấy thầy giáo Hưng nói phải lắm. Lúc bấy giờ cậu mới để ý tới cô bé hàng xóm dưới chân núi Đá Ô còm nhom song  xinh đẹp lạ thường.
   Ngày hôm sau, Mý Thim đến lớp. Nó học sáng dạ lắm. Thầy giáo bảo tới đâu nó biết tới đó  làm bọn con trai, con gái trong lớp đều phải kiêng  nể. Phải tội nhà nghèo quá, chỉ có một mẹ một con, chắt bóp tằn tiện lắm  mẹ nó mới có tièn mua giấy bút cho nó học… Ngay nơi ở của hai mẹ con cũng phải nhờ hàng xóm dựng cho một túp lều toàn những cây cong queo, vẹo vọ...
   Tai nạn xảy ra với bà Mý Khé khiến Mý Thim đang học lớp sáu phải nghỉ học để ở nhà trông nom săn sóc mẹ. Bà con dân bản thương tình, người cho nó vay bát gạo, người cho củ sắn, bắp ngô để nó nuôi mẹ ... Chuyện này, khi xuống trường, Chẻo Kim Sun mới kể lại cho tôi nghe. Nước mắt tôi chảy ướt dẫm cả gối khi nghe Sun kể chuyện hai mẹ con bà Mý Khé và Mý Thim...
(Còn nữa)
                         * * *
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

(Tiếp  theo)
                         * * *
     Tháng sáu năm 2004, chúng tôi ra trường. Tôi được nhận công tác tại Sở Văn hóa Lai Châu còn Chẻo Kim Sun thì trở về làm việc tại Phòng Văn hóa huyện Sìn Hồ. Nó tâm sự sẽ giành  nhiều thời gian sưu tầm chuyện cổ dân gian và các bài dân ca cổ xưa của dân tộc Dao: " Còn lâu tao mới lấy vợ. Chỉ người nào am hiểu, yêu quý vốn văn hóa của dân tộc tao, tao mới lấy". Thế mà ra trường chưa đầy một năm, anh chàng đã ti toe đòi lấy vợ. Chắc cô nàng hấp dẫn lắm đây! Lúc còn  học ở trường , bao cô gái trong lớp phải lòng nó – Chàng trai Dao khôi ngô tuấn tú, hát hay, học giỏi  lại nói chuyện dí dỏm đến là duyên. Đến tôi là bạn trai mà còn say  như điếu đổ cái cách nói chuyện của nó: Đôi mắt tinh nghịch hấp háy; chiếc răng khểnh vừa ngộ nghĩnh, vừa có vẻ kênh kiệu  cứ chòi ra như chọc tức mọi người. Đôi khi đang kể một câu chuyện vui, đến đoạn mọi người muốn nghe nhất, nó dừng lại đi tìm nước uống, hoặc huýt sáo một điệu nhạc lạ hoắc nào đó... cho đến khi mọi người giục cuống, giục  cuồng :
   - Nào kể tiếp đi Sun!
   - Rồi sao nữa hả Sun ?
   - Năn nỉ đấy!Kể đi!
   Nó còn khề khà chán rồi mới tiếp... Tôi đồ rằng cái cách nói chuyện ấy đã hớp hồn bọn con gái Thái, gái Tày, gái Kinh... chứ không chỉ vì mẽ bảnh bao bề ngoài của nó...
                          
                      ***
   Mải nhớ lại những kỷ niệm vui buồn cùng thằng bạn thân, tôi đã đến chân núi Đá Ô. Nhìn quanh quẩn mãi, chẳng thấy túp lều dột nát xiêu vẹo năm xưa của con bà Mý Khé đâu. Giữa những ngôi nhà trình tường cổ kính, một ngôi nhà tooc xi xinh xắn, lợp ngói prô xi măng dỏ trông thật đáng yêu. Trước cửa nhà là  một vườn hoa hồng xen lay ơn trắng, có hoa mười giờ hồng tươi viền xung quanh. Tôi tò mò hỏi người đàn bà đeo kính đang cắm cúi xem một quyển sách cũ kỹ đã sờn gáy:
   - Bác làm ơn cho cháu hỏi...
   Người đàn bà ngẩng đầu lên khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng:
   - Ôi! Cô Khé! Cô là Tẩn Mý Khé phải không?
   - Vâng! Tôi là  Khé đây!
   Người đàn bà nhoẻn miệng cười, ánh  mắt xanh biếc lấp lánh niềm vui:
   - Hình như tôi đã gặp anh rồi thì phải?
   - Vâng! Cháu là Vinh, bạn của thằng Sun Đấy cô ạ!
   - Trời! Cậu Vinh, tôi vẫn hỏi thằng Sun về cậu luôn đấy. Cậu lấy vợ chưa? Sao lâu quá cậu mới lên Sìn Hồ?
   - Vâng! Cháu vừa ra trường được một năm. Cũng bận rộn nhiều công việc quá. Nghe tin thằng Sun sắp cưới vợ, cháu mới lên thăm nó, nhân thể thăm cô và em Mý Thim.
    Bà cười rạng rỡ, hai khóe miệng ẩn hiện hai dấu phẩy duyên dáng, nom bà béo và trẻ hơn năm xưa tôi gặp. Tôi hỏi tiếp :
  - Cô ơi! Thằng Sun nó lấy vợ ở đâu đấy cô?
  - Nó lấy vợ ở cái nhà này dấy mà!
  - À thì ra… Nó là con rể cô đấy! Mà sao bây giờ cô nói tiếng Kinh giỏi thế, cô còn biết đọc sách nữa cơ à?
  - Ừ! Từ hồi con Mý Thim đi học lớp hai, nó  đã  dạy cô  tập nói tiếng Kinh. Cả tập đọc, tập viết nữa... Sau thời gian nghỉ học, bây giờ nó xin học tiếp lớp bảy tại trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện, nơi cháu vừa đi qua đấy!
  "À, thảo nào tôi cứ ngờ ngợ xốn xang khi đón ca nước chè xanh từ tay cô gái trẻ…Mý Thim giờ phổng phao và đẹp thế rồi ư?"
   Bà Mý Khé mời tôi vào nhà, lấy nước ra mời tôi, rồi thủ thỉ kể chuyện:
  - Thằng Kim Sun công tác ở Phòng văn hóa huyện. Bố  nó mua cho nó một chiếc Ware RS để sáng đi tối về. Nhà cùng xóm nhưng người ở dưới chân núi, người ở lưng chừng núi Đá Ô, nên mẹ con cô cũng chẳng để ý đến gia đình nhà ấy. Mình biết thân biết phận mình rồi, chẳng dám "Thấy người sang bắt quàng làm họ" đâu. Song hôm nào nó cũng đi về qua ngõ nhà mình, chào hỏi tử tế nên mình cũng nhớ nó, thấy nó là người vừa có học vừa có tình có nghĩa.
   Thế rồi đêm đêm cứ thấy nó xách đèn pin đi hết nhà này đến nhà khác. Cô đoán nó muốn tìm con gái làm vợ.
   Đêm ấy, cô đang dạy con Mý Thim hát. Đó là những bài dân ca Dao ngày xưa mẹ cô truyền lại... Ban đầu hai  mẹ con thủ thỉ hát nho nhỏ vừa đủ nghe, sau con bé thích quá, cứ hát to dần làm cô cũng vui lây… Bỗng có tiếng gõ cửa liếp, rồi tiếng thằng Kim Sun:
  - Cháu đây, cháu là Kim Sun đây cô.
   Cô vội mở cửa mời Kim Sun vào nhà. Nó nói ngay:
  - Cháu đang sưu tầm ca dao, dân ca dân tộc Dao. Đêm nào cháu cũng vào nhà bà con trong bản nghe họ hát. Hôm nay,tình cờ về qua đây cháu mới được nghe cô và em Mý Thim hát. Hay quá! Cô và em hát lại cho cháu nghe bài lúc nãy đi cô.
   Mý Thim đỏ bừng hai má. Cô giục mãi nó mới dám hát nho nhỏ theo cô. Kim Sun bật cái đài cát sét bé tí đeo bên hông. Cô và Mý Thim vừa hát xong, nó tua lại cho hai mẹ con nghe.Chao ôi! Giọng hát hai mẹ con mình cũng hay lắm đấy!
   Thế rồi từ đó, đêm nào Kim Sun cũng đến nghe cô và Mý Thim hát. Cô còn gửi cho nó tập sổ ghi chép những truyện cổ dân gian mà cô tẩn mẩn ghi lại theo những gì mà cô nghe mẹ kể từ tấm bé. Nó cầm tập sổ, rưng rưng nói :
   - Cô ơi! Kho tàng văn hóa dân gian dân tộc mình ở đây, ở ngay gần nhà cháu mà cháu cứ đi tìm mãi đâu đâu...
Thế rồi thứ bảy, chủ nhật nào nó cũng về. Cô cháu suốt  ngày ghi chép hí hoáy, có hôm quên cả cơm nước.
   Khi tập “Truyện dân gian dân tộc Dao – Sìn Hồ” được nhà xuất bản Văn hóa dân tộc cho in, thằng Sun mừng như vớ được kho báu. Nó phóng xe máy vào tận ngõ nhà cô, tay cầm tập sách, miệng hét toáng lên:
 - Cô ơi! Sách của cô cháu mình được in rồi !
   Thấy Mý Thim đang phơi quần áo ở sân, nó cầm hai tay con bé xoay mấy vòng:
 - Thim ơi anh vui quá!
   Mý Thim cười mà nước mắt giàn giụa.
   Thế rồi chúng nó yêu nhau từ lúc nào chẳng ai biết. Cô mừng vui khôn xiết. Đời mẹ cô, đời cô quá khổ rồi. Con Mý Thim nó phải có cuộc sống khác đời bà nó, mẹ nó chứ. Song cô lại lo gia đình ông trưởng bản không đồng ý. Nhưng Kim Sun giỏi lắm, nó đã thuyết phục được gia đình…
Câu chuyện tới đó thì một người đàn bà trạc tuổi cô Mý Khé đeo lu cở bước vào nhà:
  - Mý Khé ơi ! Tao đem rau cải đắng về cho mày đây này!à, có cán bộ đến chơi đấy à ?
   Cô Mý Khé giới thiệu :
 - Đây là cô San Chiêm, bạn thân của cô từ nhỏ. Còn đây là cháu Vinh, bạn của thằng Kim Sun. Nó lên dự đám cưới thằng Kim Sun với con Mý Thim đấy.
  Cô San Chiêm cười đôn hậu:
 - Thế thì vui quá rồi ! Cán bộ, mày ở đây chiều nay ăn cơm với hai người nhà tao đi. Chiều nay con Mý Thim cũng về nhà đấy. Để tao lấy cái măng chua lên đây cùng ăn nhé!

  Cô San Chiêm đi rồi, cô San Chiêm đi rồi, cô Mý Khé kéo tôi lại gần, thủ thỉ:
- Này Vinh ơi, cô San Chiêm là người bạn gái thân nhất của cô từ tấm bé… dù mọi người khinh rẻ mẹ cô và cô, nhưng San Chiêm vẫn thương yêu cô lắm. Đến khi cô San Chiêm lấy chồng thì cô buồn lắm, cô giận dỗi với cô ấy vì cảm thấy mình bị bỏ rơi. Nhưng trời không cho cô San Chiêm – người con gái đẹp người đẹp nết ấy hạnh phúc được làm mẹ !

Tưởng ai chứ cô San Chiêm thì tôi có nghe qua lời kể của Kim Sun, và cũng qua Kim Sun tôi được biết đôi bạn gái ấy có mối thân tình kỳ lạ, nghe như câu chuyện dan gian chính hiệu của người Dao. Câu chuyện như sau:
(Còn nữa)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

(Tiếp theo và hết)

   Cô San Chiêm lấy được một người đàn ông hoạt bát, năng nổ và tốt bụng, nhưng sau hơn mười năm chung sống họ vẫn không có con. Thương Mý Khé thui thủi một mình, San Chiêm nẩy ra ý định để chồng sang gá nghĩa với bạn. San Chiêm bàn bạc với chồng, rồi hai người cùng sang nhà Mý Khé nói ra điều ấy. Ban đầu Mý Khé bừng bừng tức giận, cảm thấy bị xúc phạm vì cho rằng người ta coi khinh mình, đem ra làm vật lấp chỗ trống. Mý Khé đập bàn đuổi hai người ra khỏi nhà. Chờ chồng bước khỏi cửa, San Chiêm ôm lấy Mý Khé khóc nức nở:
    - Khé ơi! Tao và mày khổ quá! Chúng mình đều đẹp, đều tốt và khỏe mạnh mà tao thì không thể có con rồi. Còn mày người ta chỉ thích mà khồng giám lấy. Chúng mình phải có một đứa con. Con mày đẻ ra cũng là con của tao thôi, Mý Khé à...
     Đêm ấy, San Chiêm ở lại ngủ với Mý Khé. Hai người ôm nhau khóc suốt đêm rồi nhắc lại bao kỷ niệm vui buồn thời ấu thơ, vui thì ít, buồn thì nhiều...
     Một lần Mý Khé bị cảm, hai vợ chồng San Chiêm sang đánh cảm, nấu cháu trứng gà cho cô ăn. Cô Mý Khé ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy cô thấy minh nằm trong vòng tay người đàn ông khỏe mạnh, A Pao – chồng của San Chiêm. A Pao vuốt tóc cô, nhẹ nhàng nói:
    - Em không đồng ý thì thì... San Chiêm bảo thương em, thương tôi, thương cả San Chiêm nên muốn hai người mình...
     Mý Khé bảo:
    - Anh về với San Chiêm đi! Không làm như thế được đâu!
     A Pao gật đầu... mở cửa. Tự dưng Mý Khé gọi giật lại: "A Pao! ở lại với em đêm nay đi! Em buồn và cô đơn quá..."
      ... Nửa đêm, cảm thấy có lỗi với người bạn gái thân thiết, hiền lành tử tế, Mý Khé buông A Pao ra:
    - A Pao ơi về với San Chiêm đi...Em không thể giữ anh được nữa rồi, từ nay anh đừng đến gặp em nữa, em không dám nhìn mặt anh nữa rồi!
     Câu nói có điểm gở, hơn nửa tháng sau A Pao bị cảm rồi ra đi đột ngột. Mý Khé và San Chiêm ôm nhau khóc ròng rã bao đêm. Nhưng rồi Mý Khé thấy trong người có sự thay đổi. Một mầm sống đang cựa mình run rẩy. Cô lại đến tâm sự cùng San Chiêm, lại ôm nhau cười, Con Mý Thím ra đời sau đó. Nó được San Chiêm yêu thương chăm bẵm, coi như con đẻ. Bí mật ấy chỉo có Mý Khé và San Chiêm biết. Rồi dần dà cả bản đều biết.
      Nhớ lại chuyện cũ do Kim Sun kể, tôi thầm cảm phục trước quyết định chọn vợ của bạn. Nó thật là con người chí tình, chí lý. Vừa lúc đó, Kim Sun thồ một bao xi măng về. Vừa thấy tôi, nó hét toáng lên:
    - Vinh đen! Thằng bạn quý của tao đây rồi! Sao tao chưa báo mà mày đã biết tao sắp lấy vợ ?
    - Thế mới gọi là bạn quý chứ !
      Tôi nghẹt thở trong vòng tay ôm rất chặt của thằng bạn vạm vỡ vùng sơn cước.
   - Được rồi, tao sẽ còn ở chơi với vợ chồng mày lâu ngày mà...
     Cô Mý Khé âu yếm nhìn chúng tôi, cười ra nước mắt.

                                          Viết ngày 8/8/2005
                                          Sửa lại ngày 8/8/2010
                                                BTS
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

NGƯỜI CHƯA ĐƯỢC ĐỔI TÊN

                                        Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn

  Cách thị trấn Sìn Hồ chừng nửa cây số, đối diện với khu nhà ven hồ có một khu đồi thoai thoải hình mâm xôi. Từ chân đồi giáp với đường quốc lộ leo lên đến đỉnh đồi phải bước qua 38 bậc xây kè bằng đá tảng mới đến được ngôi nhà tốc - xi ba gian mới quét vôi trắng xoá. Nghe nói đó là nhà của một cán bộ ban chỉ huy quân sự huyện mới bán lại cho một gia đình cán bộ từ Điện Biên chuyển về Sìn Hồ công tác.
   Ngày chủ nhật đẹp trời. Nắng vàng ươm như tơ trải dài khắp núi đồi, đồng ruộng, bản làng. Tiết trời thu dìu dịu. Tiếng khèn Mông man mác nơi phiên chợ. Trẻ em má đỏ hây hây đang nô đùa, chơi trò đuổi bắt.
   Tầm xế trưa, có hai bà già người Dạo đi chợ về, dừng chân bên gốc lê ven đường, ngước mắt nhìn lên ngôi nhà cao chon von chỉ trỏ, bàn tán. Cô bé con chừng mười tuổi đang lúi húi nhặt cỏ bên luống cúc vàng rực rỡ.  Lắc lắc đôi bím tóc tết nơ hồng, cô bé chạy đến bên bố, thì thào: "Bố ơi!Hai bà già kia cứ nhìn hai bố con mình nói cái gì ấy”. Người bố dừng tay cuốc đất, gạt vội những giọt mồ hôi lăn dài trên thái dương, mỉm cười âu yếm nhìn con gái:
  - Chắc bà biết bố đấy, con ạ!
    Anh nhanh nhẹn chạy xuống chân đồi, vui vẻ nói với hai bà bằng tiếng Dao:
  - Cháu chào hai bà! Hai bà đi chợ về đấy ạ!
    Bà già có dáng người thấp, nước da hồng hào quay sang bà bạn đi cùng,dáng người thanh mảnh, mắt sáng:
  - Bà Sì Mẩy thấy chưa? Tôi đã bảo anh này là người Dạo mình mà bà cứ không tin.
    Người bố cười rạng rỡ. Nét vui mừng như xoá nhoà những nếp nhăn hằn sâu trên khoé mắt, vầng trán:
  - Cháu mời hai bà lên nhà cháu chơi. Cháu tên là Phùng Cù Pao, quê ở bản Hoàng Hồ, xã Phăng Xô Lin đấy mà!
    Hai bà cùng ồ lên một lúc rồi nhoài ra ôm chầm lấy Cù Pao:
  - Phùng Cù Pao thật đấy ư? Bao nhiêu năm rồi các già không được gặp cháu. Tóc đã có sợi bạc rồi kìa!
    Cô bé con tròn xoe mắt, ngơ ngác hết nhìn bố lại quay sang nhìn hai bà già. Cù Pao nhắc con:
  - Hải Vân, chào các bà đi con!
  - Cháu chào các bà ạ!
    Hai bà vừa leo bậc vừa tranh nhau xoa đầu, vuốt tóc cô bé:
  - Ôi con gái mới xinh đẹp làm sao! Thế mẹ cháu đi đâu rồi?
  - Dạ, Mẹ cháu đi công tác ạ!
    Cù Pao nhanh nhẹn mời hai bà vào nhà, pha nước mời hai bà uống:
  - Mẹ cháu làm ở Văn phòng Uỷ ban Nhân dân huyện, mới đi tham quan ở Đà Lạt được một tuần. Con có hai cháu trai lớn đang đi học ở dưới xuôi. Chỉ còn hai bố con ở nhà.
   Cô bé con lễ phép xin hai bà và bố xuống bếp.
   Bà Sì Mẩy ngắm nghía căn phòng đơn sơ nhưng bày biện gọn gàng,đẹp mắt:
    - Thế con dâu tôi quê ở đâu?
    - Dạ, vợ con người Kinh, quê ở Thái Bình. Hai vợ chồng con cùng học với nhau trong trường sư phạm ạ.
      Bà Sì Mẩy hỏi tiếp:
    - Thế Cù Pao còn nhớ bà này là ai không?
    Cù Pao nhíu mày, cố nhớ một lúc rồi thành thực nói:
    - Con xin lỗi hai bà, quả thực con xa quê lâu quá rồi...
    Bà già béo trắng cười đôn hậu:
    - Bà là Sía Tu, bạn từ nhỏ với mẹ cháu đấy!
      Bằng giọng tâm tình, bà thủ thỉ như nói riêng với Cù Pao:
    - Mẹ cháu mất vào một đêm mùa đông 1953, khi ấy cháu vừa tròn ba tuổi và thằng Sài em cháu mới được tám tháng tuổi. Đêm ấy trời rét căm căm, sương mù dày đặc. Các gia đình đóng kín mít cửa. Những căn nhà trình tường sơ sài, xiêu vẹo. Nửa đêm, trời càng giá buốt, người ta nghe có tiếng quạ kêu cú rúc từng hồi ghê rợn ở phía cây gạo đầu bản. Ở đó có túp lều tranh vách nát của người thiếu phụ với hai đứa con trai thơ dại. Chồng chị bị bắt đi lính cho Pháp, đóng ngay ở trung tâm huyện lỵ. Khi bị điều về Điện Biên Phủ, anh sợ chết nên rủ một số người chạy  trốn. Việc bại lộ, bọn Pháp sai lính dõng đuổi bắt dược cả nhóm. Anh bị đánh một trận thừa sống thiếu chết và bị bắt giam ngay tại đồn huyện lỵ.
    Sáng hôm sau, mãi đến khi sương tan, trời hửng nắng, người ta mới nhìn thấy cây gạo đầu bản đã bị gãy ngang thân, túp lều tranh của người thiếu phụ đã bị sập nửa mái. Mọi người xông vào lều. Một cảnh tượng hãi hùng đập vào mắt: Người mẹ chết co quắp giữa lều, chân tay lạnh cóng. Đứa con trai lớn mặt mũi lem luốc, áo rách tả tơi, khóc không ra tiếng. Đứa con trai nhỏ cứ lăn xả vào day mãi cái vú lép kẹp của mẹ nó. Nó đâu biết rằng mẹ nó đã chết cóng từ đêm qua.Dân bản thương tình, cho một chiếc chiếu cũ bó xác người mẹ xấu số, đem đi chôn.
     Cuối năm 1953, Sìn Hồ được giải phóng. Một buổi tối giáp tết, người đàn ông trở về, mặt mày xanh xao, râu ria lởm chởm. Thì ra, ông trốn khỏi trại lính lần thứ hai trót lọt đến tận bản Nậm Lúc trà trộn ở lẫn với người Mông, làm thuê cho họ. Đêm đến ông lại trốn vào hang sâu ở một mình. Những ngày mẹ mới mất, hai đứa trẻ dược hàng xóm cưu mang, nuôi nấng dù lúc đó ai cũng nghèo lắm, chỉ có củ mài, củ báng ăn thôi. Thằng nhỏ được truyền tay nhau, bú rình những người đang nuôi con nhỏ.
    Ông bố trở về, cặm cụi làm  ruộng nuôi con được ba năm sau lại bị cảm gió, chết đột ngột. Thằng bé được một gia đình hiếm muộn con đem đi nuôi, còn thằng lớn đi ở bế con cho các gia đình khá giả, tự nuôi sống mình. Bà con cùng bản ai cũng xót thương nó nhưng họ đều nghèo túng, thỉnh thoảng cũng chỉ  dấm dúi cho được củ khoai, miếng cháy cơm nguội. Năm1960, nghe nói cán bộ huyện làm hồ sơ cho nó đi học ở ký túc xá Lai Châu. Rồi mấy hôm nay nghe dân bản đồn nó lại trở về quê sau ba mươi lăm năm xa cách, bà thật không ngờ...
   Bà Sía Tu lấy khăn chấm mắt, bà Sì Mẩy nghẹn ngào nói:
 - Bà  không  nhớ đấy thôi, cách đây 20 năm cháu nó có về quê tuyển con em dân tộc mình đi học, khi tôi hỏi chuyện vợ con - nó bảo: "Cháu đã  25 tuổi rồi vẫn chưa kiếm được đủ đồng bạc trắng để cưới vợ theo cái lý của dân tộc mình". Tôi bảo: "Người Dạo mình giờ tiến bộ rồi, đã có lòng yêu thương nhau thì cũng chẳng đòi hỏi phải có nhiều tiền bạc đâu, để bà làm mối cho một đám". Nó cười bảo: "Con cám ơn bà, bây giờ con đi công tác xa quê nhưng cũng vẫn là phục vụ trong tỉnh Lai Châu mình. Con đã có tám năm làm học trò và gần mười năm làm thầy giáo ở mái trưòng dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu. Con đã chung sống đoàn kết như anh chị em ruột thịt với các bạn học sinh của mười  bảy dân tộc trong tỉnh. Nếu cô gái nào yêu con thực bụng con sẽ lấy làm vợ, không phân biệt dân tộc nào đâu bà ạ!". Tôi gật đầu thầm mong cho nó có hạnh phúc mà chạnh buồn khi nghĩ rằng nếu nó lấy vợ nơi khác nó sẽ quên cái lối về quê nghèo".
    Cù Pao nắm tay bà Sì Mẩy, cảm động nói:
  - Bà ơi! Con không bao giờ quên quê hương nghèo  mà chứa chan tình người của mình đâu. Có điều, cũng do công việc…
    Vừa lúc đó, một tốp cán bộ huyện gần chục nam nữ trên dưới ba mươi tuổi ùa vào nhà, ríu rít:
  - Em chào thầy ạ! Cháu chào các bà ạ!
    Thầy Pao nhẹ nhàng nhắc:
  - Các em chào các bà trước mới phải, có các cụ đi trước mới có thầy trò mình hôm nay.
    Các học trò của thầy giáo Pao có người đã làm đến chức trưởng, phó ngành cấp huỵện nghe lời chỉ bảo quá đỗi chân tình  của thầy giáo cũ thì bỗng cảm thấy ngượng ngùng, lí nhí xin lỗi hai bà. Bà Sía Tu và bà Sì Mẩy mỉm cười  âu yếm, hết nhìn bọn trẻ lại quay sang nhìn thầy giáo Pao.
   Mý Lai cầm tay hai bà:
 - Bà ơi! Thầy Pao là hiệu phó trường phổ thông vùng cao tỉnh mới được Tỉnh uỷ điều động trở về quê hương mình công tác. Nhà trường và các em học sinh tiếc lắm vì thầy vừa hiền vùa thương yêu học sinh hết mực.
  A Tủa kể:
 - Ở trường chúng cháu nhìn chung các bác cán bộ và các thầy cô giáo rất  yêu thương học sinh,nhưng có một thời gian do hoàn cảnh kinh tế thời bao cấp khó khăn một vài cán bộ thủ kho cùng bếp trưởng tìm cách bớt xén khẩu phần ăn của học sinh, có người đi làm đem theo xô để xin nước gạo về nuôi lợn nhưng ở dưới đáy xô lại giấu gạo sống, đôi khi giấu cả một tảng thịt lợn. Học sinh thấy  thế, ức lắm mà lại sợ chẳng ai dám nói. A Tủa mạnh dạn đến gặp thầy Pao, thẳng thắn trình bày sự việc vì cậu tin thầy hơn ai hết. Thầy Pao tế nhị họp riêng bộ phận nhà bếp lại dể nói lên sự phản ánh của học sinh. Thầy nhấn mạnh cái được, cái mất trong việc làm này: “Các bác, các chị có thể có thêm được một bữa ăn ngon cho chồng con mình nhưng dưới con mắt của các em học sinh dân tộc mình sẽ bị  mất nhiều lắm! Điều mất mát lớn nhất không thể lấy lại được là đánh mất niềm tin”. Giọng thầy nhỏ nhẹ, tâm tình mà đi sâu vào lòng người. ở trường phổ thông vùng cao tỉnh ai cũng nói về thầy như thế!
   Thầy Pao trầm ngâm nói:
 - Bao nhiêu năm rồi thầy sống dưới mái trường này. Biết bao thầy ,cô giáo, bao cán bộ công nhân viên đã lo lắng, chăm sóc cho các em học sinh từng miếng cơm, viên thuốc.Họ thật sự là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta. Cá biệt, có người vì bát cơm, manh áo của gia đình mà có lúc không đấu tranh nổi với bản thân. Mình không nên vì thế mà hiểu sai lệch về bản chất tốt đẹp trong con người họ.
   Các học trò nhìn thầy, không giấu nổi tự hào, cảm phục.
Một thanh niên râu quai nón, cao to, vai khoác chiếc túi thổ cẩm bước vào nhà, ôm chầm lấy thầy giáo Pao:
 - Thầy còn nhớ em không?
   Thầy Pao lắc lắc hai vai, nhìn thẳng vào đôi mắt cương nghị của chàng trai:
 - Thầy làm sao mà quên được em Thàng Cắm chứ?
   Thàng Cắm hết nhìn hai cụ già lại nhìn lũ bạn cũ nói như phân bua:
 - Bà và các bạn ạ, nếu không có thầy Pao đây thì cháu đã bị trôi ở sông Nậm Rốm cách đây hơn mười năm rồi.
   Chuyện ấy thì lũ học sinh ở trường phổ thông vùng cao tỉnh ngày ấy ai cũng biết. Thàng Cắm nổi tiếng vì đá bóng giỏi và cũng nổi tiếng vì quá nghịch ngợm, hay tự tiện trốn học ra sông bắt cá. Cậu vốn bơi giỏi nên chủ quan. Lần ấy cu cậu đang bơi ra giữa dòng thì đột nhiên bị chuột rút. Thầy Pao hôm đó qua sông thăm một người bạn bị ốm, đúng lúc Thàng Cắm đang chới với giữa dòng một mình. Thầy lao ra,cố sức vác cậu học sinh lực lưỡng lên bờ, nhấc bổng ngược cậu lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Lúc thầy chủ nhiệm và lũ bạn tìm được tới nơi thì nguy kịch đã qua.
  - Thầy ạ! Đi bộ đội về em tham gia công tác Đoàn ở xã, bây giờ em làm chủ tịch Mặt trận xã. Dù ở đâu, làm gì em cũng luôn cố gắng xứng đáng là học sinh của thầy, là những người trò sống dưới mái trường phổ thông vùng cao tỉnh Lai Châu.
   Thấy Chiêu Mẩy - Cô bạn gái cùng học, nổi tiếng giỏi môn văn năm xưa – giờ lại đang là giáo viên dạy văn ở trường thiếu niên dân tộc huyện cười tủm tỉm một mình, Thàng Cắm bối rối, ngượng ngùng về lời nói có vẻ hoa mĩ của mình:
  - Thầy giáo ạ, em vụng nói nhưng em thực cái bụng. Thầy trở lại công tác ở quê hương mình, chúng em vui mừng lắm lắm - Quay sang nhìn Chiêu Mẩy,Thàng Cắm cười bối rối:
  - Này! Ai chả biết cậu là học sinh giỏi văn.
    Chiêu Mẩy đỏ mặt,vội thanh minh:
  - Mình đâu có dám cười bạn.Mà ngày mới xuống trường học,mình chưa thuộc tiếng phổ thông nên sợ học nhất là môn văn đấy ! Chính thầy Pao đã giảng giải, phiên dịch các lời hay, ý đẹp ra tiếng Dao cho mình  hiểu, dạy mình cách lựa chọn các hình thức biểu cảm khi viết một bài văn.Rồi mình say mê môn văn học từ khi nào không biết
Thào Lử nói:
  - Thầy Pao cũng dịch bài văn ra tiếng Mông cho mình đấy!Bọn mình ai cũng bảo thầy giáo Pao là ngưòi Mông ta thôi à!
Cà Văn Phanh thì bảo:
  - Các bạn học sinh dân tộc Thái bảo: "Thầy Pao là ngưòi Thái Nậm Mạ chính cống đấy!”
   Thầy giáo Pao nhìn lũ học trò cũ tranh luận mà vui mừng,cảm động lắm! Thầy mỉm cưòi mà hai mắt cứ chớp chớp... Hải Vân từ dưới bếp đi lên, đôi má đỏ bừng, ghé tai bố nói nhỏ câu gì. Cù Pao xoa đầu con gái, cười vang:
   - Con gái bố giỏi lắm! Bố chỉ nháy mắt đã hiểu ý bố.
Con xin có ý kiến cùng hai bà và các em: Đã lâu lắm rồi, trở về quê hương, con mới có dịp được gặp bà và các em học sinh cũ. Con xin mời hai bà và các em ở lại đây dùng bữa cơm rau với bố con em. Cháu nó đã nấu chín cả rồi!

(Còn nữa)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

(Tiếp theo và hết)


   Mọi người vui vẻ nhận lời ngay. Mý Lai và Chiêu Mẩy vội vã xuống bếp cùng bé Hải Vân dọn cơm. Ai cũng tấm tắc khen cô bé mới mười tuổi mà đảm đang, khéo léo: Nồi cơm vừa chín tới, mùi gạo tám bốc khói, thơm lừng, đĩa rau đậu hà lan luộc xanh ngắt, đĩa đậu phụ sốt cà chua màu sắc thật bắt mắt và bát canh óc đậu nấu lẫn vơi thịt băm, trên cùng rải một lớp hành thái nhỏ mới  hấp dẫn làm sao!
   Nghe tiếng còi xe máy kêu inh ỏi dưới chân đồi, mọi người ùa ra sân mới phát hiện ra A Xà và Páo Mỷ đã nháy nhau trốn đi chợ từ lúc nào. Vui vẻ tranh nhau ùa lên nhà thầy, họ lôi từ trong túi ra nào rượu, nào bia, nước giải khát, một khoanh giò nạc và cả món đậu phụ cắt hình tam giác nhồi thịt rán - một món ăn mà các dân tộc Hoa, Dao, Mông, Kinh ở Sìn Hồ đều ưa thích và hay làm…
   Mâm bát được dọn ra trên hai cái chiếu trải giữa nền nhà. ThầyPao lấy riêng hai chiếc ghế mây mời hai bà cụ ngồi. Lũ học trò lễ phép mời hai bà và thầy Pao xơi cơm. Nghe chúng nó hồn nhiên một điều thầy Pao, hai điều thầy Pao... hai bà già thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nhau, ái ngại. Bằng giọng buồn buồn, bà Sía Tu nói:
 - Cù Pao à, dân tộc Dao mình cái tên bố mẹ đặt cho lúc mới  sinh chỉ là tên của một đứa trẻ con. Đến năm mười hai tuổi  để công nhận đứa bé đã  trưởng thành, người ta làm Lễ Cấp sắc đổi tên cho nó. Ví dụ như cháu được đổi từ Cù Pao thành Kin Lù hoặc Diền Chiêm chẳng hạn. Nếu còn bố mẹ, bố mẹ phải lo tìm được một con lợn nhỏ để mời thầy cúng về làm lý. Lúc cháu đi học được vài năm, thấy lũ bạn cùng học trở về quê nghỉ hè hoặc nghỉ tết,đựơc bố mẹ chúng đổi tên cho, bà lại chạnh lòng  nghĩ đến cháu ở phương xa,chưa trở về quê để làm Lễ Cấp sắc.Tình bạn xưa cũ, tình hàng xóm láng giềng, dù nghèo bà làm gì không lo nổi cho cháu một cái tên. để đến bây giờ, hơn bốn mươi tuổi rồi. cháu vẫn phải mang cái tên của một đứa trẻ con.
   Bà lấy khăn tay chùi nước mắt.
   Bà Sì Mẩy sụt sùi khóc. Lũ học trò cũng  lặng đi giây lát…
   Thầy Cù Pao cố nén xúc động, nhỏ nhẹ nói:
 - Các bà ạ ! Những năm đầu xa quê hương cháu cũng rất nhớ. Nghỉ hè và nghỉ tết, cháu thường ở lại trường, đi lấy củi, tưới rau, nấu cám lợn. giúp các bác cán bộ và gia đình các thầy, cô giáo trong trường. Ai cũng yêu quí cháu. Các bác cấp dưỡng, các cô y sĩ nấu cơm cho cháu ăn, mua thêm quần áo, giày dép cho cháu dùng. Các thầy cô giáo thì tranh thủ giảng giải thêm bài cho cháu. Cũng có kỳ nghỉ hè, cháu theo các thầy giáo đi tuyển sinh tại Mường Tè, Tuần Giáo, Phong Thổ, Sìn Hồ. Vì học từ nhỏ trong trường nội trú có nhiều dân tộc, cháu nói thạo gần hết các thứ tiếng dân tộc: Thái, Mông, Hoa, Lào, Lự, Hà Nhì, Mảng… lại xông xáo, nhanh nhẹn nên được các thầy giáo tin tưởng. Thỉnh thoảng về quê hương, phần vì thời gian gấp, phần vì mặc cảm của một  người côi cút, không cha không mẹ, cháu chưa dám trở lại Hoàng Hồ, trở lại Phăng Xô Lin. Cháu nghĩ: Dù chưa được đổi tên mới, nhưng Đảng và Bác Hồ đã đổi đời cho cháu, trở về quê hương, cháu được các bà con nhân dân các dân tộc yêu mến, tin tưởng. Cháu nhất định sẽ sống xứng đáng với niềm tin yêu đó.
   Như để phá tan bầu không khí trầm lắng, thầy Pao cười thật tươi mà khoé mắt vẫn vương đôi giọt lệ:
     - Con mời hai bà, thầy mời các em hãy nâng cốc mừng buổi gặp mặt hôm nay.
   Hai bà già cười móm mém, mắt lấp lánh niềm vui khi nhìn thấy lũ học trò hồn nhiên, nhao lên chúc sức khoẻ của các bà và thầy giáo cũ.
Cô bé Hải Vân tròn xoe mắt nhìn mọi người, niềm yêu kính tự hào về ngưòi cha dâng lên tràn ngập. Cô bé muốn  ngả vào lòng bà Sì Mẩy và bà Sía Tu thốt lên tiếng gọi tự đáy lòng: “Bà nội ơi!”.


                                    Viết:6/6/1995. Viết lại: 9/8/2010
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

ĐÊM HUYỀN DIỆU

         Lúc ấy vào khoảng tám giờ tối.
         Nghe tiếng bóp còi inh ỏi từ xa, đám thanh niên quây quần đàn hát trên chiếc chiếu trải giữa nền trại cùng bật dậy, ùa ra đón Văn. Chưa bao giờ Văn cảm thấy “nghề dẫn đường” của mình lại trở lên quan trọng, đáng tự hào như thế (kể cả những lúc được tháp tùng “xếp” của mình về thủ đô dự hội nghị toàn quốc). Đã gần một tháng nay, chàng “xế” trẻ đi lại như con thoi từ tỉnh xuống Ma quai, Nậm Cuổi. Ấy là khi dự án trồng cây cao su của tỉnh bắt đầu thực thi ở vùng thấp huyện Sìn Hồ. Sau khi cùng đồng nghiệp đưa hai trăm đoàn viên Đoàn Dân chính Đảng tỉnh xuống tập kết ở các lán trại bắt đầu đào hố, bón lót để chuẩn bị trồng cây cao su cho kịp thời vụ, Văn được phân công đưa các chị  “Lê anh nuôi” hàng ngày xuống chợ thị xã mua rau,  thịt, cá đem về lán chỉ huy để phân chia cho chín tổ lán trại. Chàng “xế” trẻ nghiễm nhiên trở thành “anh quân bưu vui tính” bởi ở các xã vùng thấp chỉ có sóng Viettel. Các đoàn viên trẻ  phần lớn  là sinh viên mới ra nhận công tác. Tiền lương hàng tháng của họ chỉ đủ trang trải cho tiền thuê nhà trọ, tiền điện nước, tiền ăn, thi thoảng khao nhóm bạn bè thân thiết một chầu Karaoke hoặc nhâm nhi ly cà phê đá ở một cái quán bình dân nào đó đã là cả một sự cố gắng lớn lao, nhiều khi đau đầu Nào mấy ai có đủ tiền mua một cái di động đàng hoàng, lại còn tiền nuôi di động nữa chứ!Có bạn trẻ cố giành dụm mua được cái di động tàng tàng lại  phải cắt bớt cả bữa điểm tâm hàng sáng để nạp tiền vào di động.
      - Thư đây! Những bức thư tình  thời đại @ chính cống  đơi!
       Văn vỗ vỗ vào chiếc túi thổ cẩm đeo bên hông, làm bộ ngửa cổ lên trời,cười vênh váo:
      - Các chàng trai, cô gái trẻ măng thế hệ 8x hàng ngày đi làm hiếu thắng tranh luận với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất bỗng trở nên nhu mì, ngoan ngoãn trước tay tài xế lém lỉnh:
      - Thôi nào,Văn cho bọn mình xem thư đi! Sốt ruột lắm rồi!
      - Ngày nào tôi cũng chở lên chở xuống cho các ông các bà bao nhiêu “ cái hòm”. Mệt quá! Mà ngày kia các ông các bà đã hết đợt tình nguyện, sắp về thị xã gặp nhau rồi, còn “sắc mắc” cái nỗi gì cơ chứ!
        Anh xế trẻ vừa cố tình khệnh khạng phân phát thư vừa giả bộ thở dài mệt nhọc, nhắc đến chuyện tiếu lâm một thời của các cụ. Ngày xưa các cụ không được học hành đến nơi đến chốn,viết thư tình cho nhau, gửi “cái hôn” viết sai chính tả thành ra “cái hòm”. Lũ trẻ hôm nay trình độ hơn các cụ nhiều. Chúng tỏ tình với nhau qua di động, qua mạng internet. Chính cái dịp đi cơ sở khó khăn thiếu thốn trăm bề này, các đôi tình nhân trẻ mới có dịp thể hiện nét lãng mạn đáng yêu qua những trang thư nắn nót hoặc tốc ký sau một ngày đào hố trồng cây, tay chân chai sạn. Họ kể về cái nắng như thiêu như đốt ở các xã vùng thấp Sìn Hồ, kể về dòng suối trong veo sau mỗi buổi chiều lao động mệt nhọc, họ cùng nhau “tắm tiên” vẫy vùng như trẻ nhỏ, về tình cảm chân thành, mộc mạc của những người dân vùng sâu vùng xa, về những cô sơn nữ má đỏ như mặt trời giữa buổi trưa, mắt như có lửa rừng, thân hình ngồn ngộn một vẻ đẹp hoang sơ, phồn thực… Các cô người yêu ở thị xã, ngày ngày áo quần là lượt đi làm, bỗng trở nên đa cảm, yếu đuối khi nghĩ đến các chàng trai của mình đang dầm mưa dãi nắng ở tận một bìa rừng cách thị xã gần trăm cây số. Đọc những lá thư tình viết vội, đôi khi còn loang lổ màu bùn đất do vừa rời cuốc xẻng, rửa tay chưa kỹ trước khi cầm bút,  nước mắt các nàng lã chã tuôn rơi. Văn không chịu nổi khi nhìn những dòng nước mắt ấy. Chàng giả bộ gắt om lên:
       - Thôi đi các mụ! Có gì mà phải khóc lóc,thương với chả xót. Mấy ông tướng nhà các mụ, sau mấy tuần tăng cường giúp cơ sở, da dẻ có sạm đen đi chút ít nhưng nom lại càng thêm rắn rỏi, cường tráng. Vậy những người công nhân ở đây hay các thầy, cô giáo cắm bản cả chục năm ròng, người yêu hay vợ của họ khóc lóc mãi được sao?  Tôi hỏi các mụ.
       Văn chìa cái mặt non tơ về phía “ các mụ” , đột ngột chuyển giọng êm ái, hát rằng:  “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết giành phần ai? Ai cũng một thời trẻ trai…”.
      Quả là lời gắt gỏng và câu hát thiết  tha kia có tác dụng ngay tức thì. Các cô gái gạt vội nước mắt, vớt vát phân trần: “Ai mà chả biết thế! Chúng em có thắc mắc gì đâu. Mà nước mắt nó cứ tự ứa ra…”.
      Văn nhảy vội lên Cabin, vẫy tay tạm biệt các nàng và vui vẻ  thầm nghĩ một cách văn hoa: “Mình chưa có người yêu mà đã có hạnh phúc được làm cánh én báo tin vui cho mọi người”
        Như con chim bay, mới sáu giờ chiều ở thị xã, các nàng còn gõ  cửa gửi thư, ruốc, muối lạc, muối vừng cho các chàng (vẽ chuyện,thức ăn đã có các chị tiếp phẩm  lo chu đáo rồi, chẳng qua các nàng muốn bắt chước các bà, các mẹ ngày xưa gia giảm cho tình yêu thêm phần thi vị) giờ Văn đã lại có mặt nơi lán trại, chiêm ngưỡng vẻ mặt của từng chàng khi đọc thư người yêu.    
       Quang mân mê lá thư còn thơm phức mùi nước hoa của cô bạn gái làm ở thư viện tỉnh. Hôm kia, Văn xuống thị xã sớm nên Quang xé vội một tờ giấy trong cuốn sổ công tác ghi vài dòng bầy tỏ niềm nhớ nhung cho người yêu. Lan - cô thủ thư xinh đẹp - xem xong thư vội vã đi tìmVăn hỏi về vết mực đỏ ở cuối lá thư. Văn gãi tai, thành thực: “Xin lỗi! Mình và Quang đều vội nên không để ý. Hôm qua, Quang nhận đào hố trồng cao su ở đúng chỗ có nhiều đá sỏi. Vì cố gắng đào vượt năng suất, cậu ấy bị đá găm dập ngón tay trỏ. Chắc máu rỉ ra thư. Nhẹ thôi! Các “chị nuôi” đã rửa kỹ vết thương và băng bó cẩn thận cho cậu ấy. Yên tâm đi!”. Lan gật đầu nhưng mắt ngân ngấn nước. Quang của cô thư sinh, thanh mảnh, mười ngón tay búp măng thuôn dài, nuột nà như tay con gái. Tay văn công mà! Quang tỉa ghi ta hay lắm! Lan mê Quang một phần cũng vì dáng vẻ thư sinh và tài đàn hát của anh: “Sao anh lại giấu em? Em bao giờ cũng tự hào về anh kia mà!”.                             
        Nhìn những giọt nước mắt đã khô nhoè trên trang thư viết vội, Quang vô cùng hạnh phúc vì biết Lan yêu mình  nhiều lắm! Văn cảm nhận rõ niềm hạnh phúc của bạn khi nhìn thấy Quang gấp lá thư lại, vuốt ve thật phẳng phiu, rồi áp lên má mình,ánh mắt sáng long lanh…
      Ở một góc lán, Trực vừa đọc thư vừa tủm tỉm cười một mình ra chiều thích thú lắm! Nhưng càng đọc về cuối,trán chàng càng nheo lại và cuối cùng không kìm nổi, chàng ta vò đầu, bứt tai: “Ôi! Thật chả cái dại nào giống cái dại nào!”. Cả lán xúm lại, nhao lên hỏi: “Cái gì? Vì sao?” Chàng “kều” ngày thường lém lỉnh, hoạt ngôn giờ bỗng trở lên ấp a ấp úng. Qua lời kể rời rạc của Trực, mọi người bỗng hiểu ra: Trực thử lòng người yêu - một cô gái dạy văn cấp hai -  bằng cách miêu tả thật tỉ mỉ hình ảnh các cô sơn nữ tắm sau mỗi chiều đi nương về: “...Thân hình các nàng trắng phau như một bầy thiên nga, các nàng sải cánh bơi vùng vẫy, rồi đột ngột chạy ra gần bờ, té nước trêu chọc nhau, hồn nhiên như con trẻ. Những giọt nước to tròn, trong veo lăn lăn trên những đường cong tuyệt mỹ. Anh tưởng mình lạc vào cõi thiên thai”
      - Rõ dại chưa nào? Lại còn khoa trương, lại còn bốc phét nữa chứ! Cậu cứ tưởng rằng với vài lời văn hoa bóng bẩy ấy, cậu sẽ làm cho người yêu cậu phục tài, yêu cậu thêm sao? Chỉ có cái cô Hằng mộng mơ, khờ khạo ấy tin lời của cậu mà nổi cơn Hoạn Thư, mà khóc lóc đòi chia tay thôi! Con gái Thái hồn nhiên,bạo dạn nhưng cũng kín đáo, ý nhị lắm! Khi đi suối tắm, họ từ từ lội nước từ ven bờ ra, nước ngập tới đâu là là vén váy tới đó, nước ngập tới cổ là túm váy đội luôn lên đầu. Cậu đứng ở đâu mà ngắm được những đường cong tuyệt mỹ của người ta nào?
      Sau khi “sạc” cho anh kỹ sư trẻ một thôi một hồi, làm cho anh ta ngượng chín mặt với anh em trong lán, dường như nhận thấy mình hơi quá lời, Văn thân mật vỗ vai Trực:
    - Yên tâm đi! Mình sẽ giúp cậu dàn xếp chuyện này, nhưng nhớ phải rút kinh nghiệm ngay!
       Mọi người nhìn Văn với cặp mắt thân thiện: Cậu xế trẻ bộc trực, chân thành, hiểu biết rộng. Nghe nói ngày trước cậu ta đã từng đoạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi văn lớp 12 vòng tỉnh. Tưởng rằng cậu sẽ trở thành cử nhân văn khoa, ai dè do hoàn cảnh gia đình, cậu lại rẽ sang học nghề tài xế…
      Có bóng áo xanh tình nguyện lấp ló ngoài cửa lán, mớ tóc cột cao vểnh lên như đuôi chồn. Mọi người biết ngay đó là Nhung - cô cấp dưỡng trẻ của đoàn - người vẫn thầm yêu trộm nhớ Toàn - Cậu cầu thủ nổi tiếng cùng cơ quan - giờ đang ở lán này. Người ta bảo Nhung xung phong đi “tình nguyện’’ cũng chỉ vì muốn có cơ hội gần Toàn. Rồi mỗi lần Văn đem thư đến, Nhung (dù đang bận việc gì) cũng  kiếm cớ sán đến xem có ai ở thị xã gửi thư choToàn không.Toàn thì cứ vô tư, hềnh hệch gọi Nhung là “Búp bê Liên Xô”. Bước chân dậm thình thịch, “búp bê Liên Xô” mặt tròn xoe như quả bí đỏ,tay cầm bó hoa rừng trắng muốt tiến vào, đòi thay băng tay cho Quang. Được cái cô ấy thật thà, chất phác và  tốt bụng. Ngoài việc làm cấp dưỡng, cô ấy còn kiêm luôn thầy thuốc, lại còn giúp đỡ anh em giặt giũ, phơi phóng quần áo nữa.
        Văn tinh ý, quan sát và phán đoán sự việc một cách kín đáo,chuẩn xác.Anh thầm cảm phục những người bạn đồng trang lứa mà lúc còn ở thị xã, anh chỉ mới biết sơ lơ mơ về họ. Ở góc lán kia, cũng có một người đang lặng lẽ hút thuốc lá và quan sát anh em. Đó là Bình - lán trưởng, mọi người vẫn gọi là  “anh cả” với một vẻ khâm phục, trìu mến. Bình năm nay ba mươi tuổi, lấy vợ đã được bẩy năm nhưng chưa có con (nghe nói hai vợ chồng đã chạy chữa khắp nơi, từ các thầy lang người dân tộc đến các cơ sở đông tây y ở huyện, tỉnh rồi trung ương đều chưa có kết quả). Bình  mới được đề bạt làm trưởng phòng một ngành kinh tế của tỉnh. Anh là người đàn ông duy nhất trong lán có vợ và có cái di động Viettel đeo bên mình nên không phải mất thời giờ thư từ gì cả. Anh hào phóng mời các chàng trai trẻ dùng điện thoại của mình liên lạc với người thân hàng ngày: “Tớ bao, các cậu đừng ngại”. Nhưng các chàng trai trẻ cũng rất ý tứ, họ chỉ mượn di động của anh khi có việc cần kíp. Nhân dịp đi cơ sở lần này, họ cũng muốn “sống lại thời lãng mạn xa xưa của các cụ” bằng cách viết các lá thư tình…

(Còn nữa)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

(Tiếp theo và hết)


Quan sát “lũ đàn em” háo hức đọc thư người yêu, Bình càng thêm nhớ vợ cồn cào. Anh lặng lẽ ra đồi ngắm trăng. Chỉ còn hai ngày nữa, các anh sẽ kết thúc chiến dịch và trở lại thị xã thân yêu, anh sẽ gặp lại bạn bè, đồng nghiệp vàThuý - cô vợ trẻ xinh đẹp dịu hiền. Nhớ hôm mới đến lán trại được hai ngày, Thuý đã tranh thủ ngày nghỉ, xin đi nhờ xe tiếp phẩm đến thăm chồng. Lúc đó mới khoảng sáu giờ chiều mà trời đã nhá nhem tối . Bất ngờ, Bình vừa cảm động vừa lâm vào tình huống thật khó xử. Anh ngao ngán  liếc nhanh cái lán chật chội chứa hai mươi anh em trai  và “ưu tiên” quây một góc riêng cho ba chị em cấp dưỡng... Chị Hiền, gần bốn mươi tuổi ý tứ gọi tổ cấp dưỡng vào hội ý, đề nghị chị em liên hệ vào trường học gần đấy xin nghỉ nhờ nhà các thầy, cô giáo (chả là một số thầy cô đã được nghỉ hè về với gia đình) để nhường góc lán kín đáo cho đôi vợ chồng trẻ. Vốn là người nhanh trí, Bình ríu rít cảm ơn các chị, xin được ở lại ăn cơm cùng các chị  rồi đưa vợ vào thăm “anh chị đồng hương” làm công nhân ở cung đường gần đấy. Chưa bao giờ nghe anh nói có đồng hương ở đây, Thuý ngạc nhiên nhìn chồng thì bắt gặp cái nháy mắt tinh nghịch đầy hàm ý của anh. Ăn cơm xong thì trời đã tối. Hôm nay là ngày Rằm. Hình như ở trong rừng trăng nhô lên sớm hơn thì phải. Trăng đậu hững hờ trên cây hoa ban lưng chừng dốc, tưởng chừng như leo lên đến đó là có thể kiễng chân khều trăng xuống mà ngắm nghía, mà vuốt ve, âu yếm… Khắp núi đồi bao trùm một màu trắng mờ ảo, mỏng tang và nhẹ tênh như chiếc khăn voan phủ trên đầu cô dâu trong ngày cưới. Thuý đang mơ mộng ngắm trăng thì bất ngờ Bình nắm  tay  cô hổn hển:
    - Thuý! Em có yêu anh không?
     Anh xoay người Thuý lại, soi mắt mình vào sâu trong mắt vợ, giọng thiết tha run rẩy như lần đầu đầu tiên anh tỏ tình với cô dưới gốc cây hoàng điệp.
    - Sao hôm nay anh lạ thế? Yêu nhau suốt bốn năm trong trường đại học, rồi lấy nhau đầu ấp má kề suốt bẩy năm qua, bọn mình quá hiểu nhau rồi còn gì! Neu…
    Thuý định nói: “Nếu trời thương, bọn mình phải có đến hai đứa con rồi!” song cô kịp ghìm lại. Đó là nỗi buồn âm ỉ  dằng dặc của đôi vợ chồng trẻ. Bình to cao, vạm vỡ, thông minh, thành đạt sớm và hết lòng yêu quý vợ. Thuý xinh đẹp, đảm đang, tháo vát và cũng một mực chiều chồng. Nhờ sự giúp đỡ của hai bên gia đình, họ đã giành dụm xây được một ngôi nhà cấp bốn xinh xắn, có giàn hoa tím biếc gợi tình, có ti vi, xe máy, tủ lạnh, vi tính… Nhắc đến hai vợ chồng Bình Thuý, các bạn trẻ ai cũng ao ước và có phần ghen tị trước hạnh phúc của họ. Chỉ hiềm một nỗi…
         Thúy đang miên man suy nghĩ thì nụ hôn bất ngờ, bỏng rát của Bình đã ngấu nghiến trên đôi bờ môi cô. Chưa bao giờ cô thấy anh mạnh mẽ, nồng nànvà si mê như ở đây, ở chính con dốc này trong một đêm trăng mộng ảo đê mê. Đột nhiên, Bình bế thốc cô ngang mặt, ngắm nhìn cô đắm đuối:
      - Em nhắm mắt lại đi! Anh muốn đưa em đến tận cung trăng thăm Chị Hằng…
       Thúy ngoan ngoãn từ từ nhắm mắt,thả lỏng cơ thể trên đôi tay trần rắn chắc của chồng. Cô nghe tiếng chân anh nhẹ nhàng lướt qua thảm cỏ xanh mềm mại và tiếng suối rừng chảy róc rách đâu đây: “Nếu không nghe Văn lên Ma Quai chiều nay, mình sao lạc được đến cõi Thiên Thai này gặp chàng…”. Thuý đang mơ màng tận hưởng niềm hạnh phúc thăng hoa, siêu thoát như đang bồng bềnh trôi trên những đám mây hồng từ một cõi xa lơ xa lắc nào đó thì bỗng thấy mình nhẹ nhàng đậu xuống một cánh đồng bông êm mát, dịu dàng. Tiếng suối chảy như xa vắng, mộng mị hơn. Tiếng Bình thầm thì bên tai, dịu dàng trìu mến kèm nụ hôn phớt nhẹ lên trán vợ:
     - Dậy đi em yêu! Đến cung trăng rồi đấy!
      Thuý giả bộ uể oải, lười nhác xoay mình trên cánh đồng bông trong tưởng tượng.  Cô sợ cái cảm giác lãng mạn, bay bổng này biến mất. Cô muốn tận hưởng lâu hơn nữa cảm giác được ấp iu trong vòng ôm của núi rừng nguyên sơ, bên người cô yêu quý nhất trên đời. Mùi cỏ rừng hăng hăng xộc lên mũi khiến cô cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Cô vẫn nhắm mắt mơ màng thò tay xuống lưng tìm ngọn cỏ có cái mùi quyến rũ lạ kỳ như cái mùi nồng nồng ma mị của người đàn ông duy nhất cô yêu. Bình lặng lẽ ngắm nhìn cô vợ nhỏ nhắn, ngây thơ, đáng yêu như một bé gái. Anh nâng niu trân trọng giây phút mộng mơ của vợ. Thúy từ từ mở mắt, nhìn chồng âu yếm rồi mỉm cười thích thú:
     -  Trông người hiền lành mà sao khôn vặt thế! “Đồng hương” của anh đây à?
        Cô kéo chiếc ga bằng vải nhung hoa Trung Quốc êm dịu dưới lưng ra  cuộn trói hững hờ quanh thân chồng, thầm thì: “Anh giấu chiếc ga trải giường đem đi  từ lúc nào mà sao em không nhận thấy. Em chỉ thích nằm trên cỏ thôi!”. Hai vợ chồng cuốn chặt nhau, lăn dài trên thảm cỏ. Đột nhiên, Bình nhẹ nhàng gỡ tay cô ra, rồi từ từ lướt êm trên cỏ, nghiêng ngó và khịt khịt mũi ra chiều thích thú lắm! Thuý nhổm dậy, định rượt theo chồng thì nghe có tiếng lách chách ngay bên sườn hông:  “À, thì ra là chú mày, ta sắp tóm được chú mày rồi nhé!”. Thuý nheo mắt,với tay chộp lấy chú cào cào màu xanh sẫm, thì bỗng nhiên thấy cái lưng nó gồng lên, dày  cộp lạ thường. Ánh trăng lúc ấy dường như sáng tỏ hơn khiến Thuý sững sờ nhận ra: ngay bên dưới chú cào cào đang dập dềnh nghịch ngợm kia không phải là một mẩu cây gỗ mục như cô tưởng mà là một cô cào cào màu nâu to vừa vặn chú cào cào màu xanh sẫm kia. Cô cào cào dim dim đôi mắt nhỏ xíu ra chiều thích thú lắm. Thuý buông tay ra, mặt nóng rần rật vì xấu hổ : “Tạo hoá sinh ra muôn loài đều bình đẳng như nhau trong việc duy trì, phát triển nòi giống và hưởng thụ khoái cảm... chỉ khác nhau ở cấp độ yêu đương mà thôi!”. Cô thầm nghĩ và cảm thấy có lỗi khi vô tình phá ngang cuộc tình thuần phác của loài vật bé bỏng. Đôi cào cào không hề để ý dến kẻ “chọc phá” kia, chúng vẫn mê mải chồng khít lên nhau như một chiếc  máy  bay trực thăng tí hon, kỳ dị bay chập chờn dưới ánh trăng lấp loáng…
    - Thuý ơi! Anh có quà tặng em này!
     Nghe hơi thở nóng hổi của chồng phả ra từ sau gáy, Thuý từ từ quay lại và cảm nhận được một mùi hương thật nồng nàn quyến rũ:
   - Thật tuyệt vời! Hoa gì đấy anh?
   - Anh không biết! Có lẽ đó là hoa phu thê,em ạ!
    Thuý đấm thùm thụp vào lưng chồng, nũng nịu: “Anh chỉ giỏi bịa thôi! Chỉ có bánh phu thê  thôi, làm gì có hoa phu thê bao giờ!”
   - Ừ, thì anh tự đặt cho loài hoa này cái tên ấy đấy! Nó cũng giống hoa tỉ muội vì có một bông to, một bông nhỏ nằm cùng trên một cuống nhưng nó lại khác nhau ở màu sắc và hình dáng. Em xem này! Bông chồng có màu đỏ đậm hơn, như nước da khoẻ khoắn của trai tráng và ở giữa bông hoa, có hai cái nhụy vươn dài như đôi cánh tay ôm ấp chở che cho hoa vợ. Bông vợ màu phơn phớt hồng như sắc xuân trên má người con gái và các cánh hoa mới mềm mại uyển chuyển làm sao. Nó  giống như em…
    - Anh chỉ giỏi tán…
     Thuý bịt miệng chồng bằng một nụ hôn dài. Bầu trời cao xanh lồng lộng dưới ánh trăng như tấm màn tuyn khổng lồ mờ ảo trùm lên hai sinh linh bé nhỏ trên chiếc nệm êm bằng cỏ xanh non mượt mà. Đây đó, thoang thoảng mùi hoa “ phu thê” nồng nàn quyến rũ. Thuý mơ màng chìm vào giấc ngủ giữa tiếng hoan ca của muôn loài và tiếng suối chảy khắc khoải giữa đại ngàn…
    - Dậy thôi em ơi! Anh phải trở về cùng anh em đi đào hố để trồng cây cao su.
      Thúy giật mình tỉnh giấc vì nhận ra bộ râu quai nón ram ráp của Bình đang chà khắp chiếc cổ thon dài trắng ngần làm cô nhồn nhột. Cô chợt nhớ đến chuyện mẹ kể: Ngày bố mẹ cưới nhau, trong phòng cưới trang hoàng giản dị có giăng một băng rôn khẩu hiệu : “VUI DUYÊN MỚI KHÔNG QUÊN NHIỆM VỤ”.
      Như hai đứa trẻ thơ, hai vợ chồng tung tăng dắt tay nhau ra suối, vốc nước rửa mặt cho nhau, rồi lại tung tăng leo dốc trở về lán trại. Gần về đến lán, Bình nắm chặt tay vợ, nheo mắt cười hóm hỉnh:
     - Đêm qua, ngủ nhà “anh chị đồng hương” thật thoải mái,tuyệt vời em nhỉ!
       Thuý  đỏ bừng mặt, lườm yêu chồng rồi nói lảng :
     - Anh chỉ được cái… Cũng may… đêm qua trời không mưa…
       Chuyện đó là bí mật chỉ riêng hai vợ chồng biết.
   
  … Đêm nay, chứng kiến các bạn trẻ đọc thư người yêu mỗi người một tâm trạng nhưng đều háo hức lạ thường, Bình bỗng thấy cồn cào  thương nhớ vợ. Anh lủi thủi một mình lẻn ra bãi cỏ ven suối - nơi hai vợ chồng đã có một đêm thần tiên huyền diệu cách đây gần hai tháng… Anh bấm số cho Thuý, thầm thì:
     - Thuý ơi! Em đã ngủ  chưa?
     - Em ngủ sao được! Đêm nào em cũng thao thức, hồi hộp, náo nức mong chờ ngày anh  trở về bên em…
     - Ừ, anh cũng nhớ em lắm! Biết thế anh cũng viết thư cho em từng ngày như các đôi bạn trẻ…
     - Em cũng rất muốn viết thư cho anh. Nhưng em lại muốn giành cho anh một sự bất ngờ…
- Gì vậy em, nói cho anh nghe nào!
     - Để hai ngày nữa anh trở về, rồi em sẽ nói…
     - Em có biết anh đang ở đâu không? Anh đang nằm trên  “chiếc thảm” tuyệt đẹp cạnh con suối mọc dày đặc loài hoa  “phu thê”  bọn mình ngủ đêm nào… Nếu em không nói ngay bây giờ, anh sẽ nằm đây một mình suốt đêm nay…
     - Anh đừng làm thế, em xin anh! Ngộ  trời đổ cơn mưa, anh bị cảm thì sao?
     - Mặc kệ! Nói cho anh nghe đi! Nào!
       Nghe tiếng năn nỉ tội nghiệp của chồng, Thuý không còn đủ can đảm giấu anh lâu hơn nữa:
    - Anh ơi! Chúng mình… sắp  có  con.
      Cô nói trong tiếng nấc nghẹn ngào sung sướng.Bình tưởng như tai mình nghe nhầm:
    - Cái gì? Em nói lại đi nào!
    - Chúng mình sắp có con anh ạ! Sau đợt thăm anh ở Ma quai về, em thấy trong người khác lạ và đã đi khám.Có kết quả chắc chắn rồi anh ạ!
     Bình bật dậy, hét to vào di động:
   - Hoan hô! Em giỏi quá!
     Đầu dây bên kia, tiếng Thúy e lệ, nũng nịu:
  - Anh giỏi thì có!
  - Ừ, thì cả hai vợ chồng mình cùng giỏi. Cảm ơn bầu trời, ánh trăng! Cảm ơn dòng suối hiền hoà! Cảm ơn nhành hoa  “phu thê” thơm ngát…
     Bình lẩm bẩm một mình, rồi tiện tay tắt di động, chạy một mạch về lán.
… Ở đầu dây bên kia, Thúy thầm thì : “Em cảm ơn cả đôi cào cào hiền lành bé nhỏ! Chuyện này thì em chưa kể anh nghe: Trong đêm huyền diệu ấy, giữa thiên nhiên bao la bí hiểm, em thấy mình thăng hoa, khác hẳn cảm giác vợ chồng trong căn phòng đầy tiện nghi sang trọng nhưng đơn điệu mình bên nhau suốt bẩy năm qua… Em mong một ngày nào con mình khôn lớn, mình sẽ đưa con về thăm rừng cao su Ma Quai trải tít tắp đến tận chân trời...”.


B.S
Lai Châu, ngày 18/6/2008. Viết lại: ngày 9/8/2010
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối