Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [91] [92] [93] [94] [95] [96] [97] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Pang De đã viết:
Kính gởi BQT Thi Viện, tôi có yêu cầu thêm tác giả Tô Hà.

Phần tiểu sử và thơ được ghi dưới đây:

* Tiểu sử:

Tên thật: Lê Duy Chiểu
Sinh năm: 1939
Mất năm: 1991
Nơi sinh: Thường Tín - Hà Tây.
Bút danh: Tô Hà,

Thể loại: thơ

Các tác phẩm:
Hương cỏ mặt trời (1978)
Sóng nắng (1981)
Hoa vừa đi vừa nở (1981)
Thành phố có ngôi nhà của mình (1988)
Sóng giữa lòng tay (thơ, 1990)
Chuyện không có trong thư  

Nguồn: http://www.cinet.gov.vn/v.../tacgia/20/tho/h/toha.htm

* Bài viết về Tô Hà: Tô Hà dành trọn cuộc đời cho một câu thơ hay

Giống các thi nhân cổ điển phương Đông, Tô Hà đề cao thần cú, nhãn tự trong nghệ thuật thơ. Bởi vậy, với ông, mỗi câu mỗi bài là cả sự vật vã. Rất nhiều lần ông phải kỳ công gạn câu này, chắp khổ khác và đau đáu đi tìm những giây phút xuất thần để có một câu thơ đầy ắp nội lực, bật ra từ ảo giác.

36 năm làm thơ, Tô Hà chỉ có 36 bài, trung bình mỗi năm một bài. Vậy mà mỗi bài cũng chỉ đứng được một câu. Ví dụ, bài Quán gió ban đầu gồm tới 6 khổ, 24 dòng, sau đó, Tô Hà kỳ công rút lại còn 4 dòng để có câu cuối gợi nhất: Hà Nội em về may áo mới. Các bài khác của ông cũng chỉ đọng được một câu. Bài Qua thị trấn, viết trong thời kỳ Mỹ ném bom miền Bắc, cũng khiến ông phải đau đầu mới tìm được một câu tả cảnh có chữ ran: Dưới gốc bàng già tán lá ran xanh. Với câu thơ này, Tô Hà đã biến từ tượng thanh thành từ chỉ màu sắc, khiến người đọc thơ có thể nghe thấy cả tiếng chim lảnh lót, râm ran dưới tán lá.

Trong hành trình đi tìm một câu thơ, Tô Hà còn tỉ mẩn soạn tập sách Những câu thơ hay trong trí nhớ (Hội Nhà văn Hà Nội xuất bản năm 1988), trích tuyển hàng nghìn câu thơ để học hỏi.

Năm 1991, lúc lâm bệnh, Tô Hà vẫn mê mải làm thơ. Những bài ông viết trên giường bệnh đều ngắn gọn, thấm đẫm cảm xúc và không có dấu vết của sự đẽo gọt. Bài Em về chiêm bao, ông viết tặng vợ có thể coi là một bài đọc được: "Angola là đâu?/ Mà lên đường em khóc!/ Rwanda là đâu?/ Mà tháng năm dằng dặc/ Mà nửa vòng trái đất/ Mà em về chiêm bao?". Hồi ấy, vì sinh kế, vợ ông phải từ biệt chồng con, sang châu Phi làm chuyên gia y tế. Một mình vào viện, nỗi mong nhớ khiến Tô Hà thường mơ thấy vợ về thăm. Thế nhưng ông không thương mình mà xót vợ bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.

(Theo Tiền Phong)

Nguồn: http://vnexpress.net/GL/V...Nghe-sy/2003/03/3B9C5E3D/

* Bài thơ: Tia chớp

Hãy cất đi nơi ánh mắt của em
Cái tia chớp bàng hoàng ghê gớm ấy
Biển phút lặng mong đừng khơi sóng dậy
Chấm buồm xa đâu phải đã bình yên...

Lọ hoa trên bàn thơm mát hương đêm
Chiếc gương tròn sớm mai em chải tóc
Cuốn sách hay anh đợi cùng em đọc
Khung cửa ra vào một dáng quen...

Đóa hồng nhung anh vẫn cắm cho em
Dù hoa nở không thuộc về em nữa
Nhìn trong gương anh thấy mình rất rõ
Dãy núi bên kia hứa hẹn những gì...

Câu thơ sửng sốt hàng mi
Trang sách mở lòng dao cắt
Hoa nở thế sao anh không đã chết
Để em đừng đến đến thăm...

Trích từ tập thơ Hai sắc hoa Ti gôn do Ngô Văn Phú tuyển chọn, Nxb Hội nhà văn phát hành năm 2002.
Tác giả Tô Hà: http://www.thivien.net/vi...ID=w44wiypTncdUCDMkK3THKA
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Kính gửi Ban Quản trị Thi Viện:
Thay mặt cho rất nhiều bạn là thành viên Thi Viện kính đề nghị BQT Thi Viện tạo thêm tác giả Phạm Ngọc San (bút danh Phạm Thôn Nhân trên Thi Viện), xin cung cấp tóm tắt tiểu sử tác giả như sau:


Họ và tên tác giả: Phạm Ngọc San
Bút danh khác :    Phạm Thôn Nhân
Ngày tháng năm sinh: 10/01/1944
Nguyên quán : xã Song lãng, huyện Vũ thư, tỉnh Thái bình.
Trú quán:     Đội 8, Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
Nghề nghiệp :  Tự động hóa  (đã  hưu trí). Hội viên hội Tự động hoá Việt Nam.
Điện thoại liên hệ: Mobile:+8498.757.63.23

Đã xuất bản:

+ Vầng trăng trong mưa - NXB Mỹ thuật, 2002
+ Hoàng hôn không yên lặng - NXB Văn học, 2006

In chung:

+ Nắng sông Thương - NXB Văn hoá dân tộc, 2005
+ Ca muộn - NXB Văn hoá dân tộc, 2006
+ Tuyển chọn Hương ngoại ô - NXB Hội nhà văn, 2006
+ Hương ngoại ô - NXB Lao động
+ Net mùa thu – NXB Lao động  2008
+87& tôi – NXB Lao động 2009
+ Lộc phát Kỷ Sửu 2009 :
    -1.  Lục bát tự chọn
    -2.  Lục bát mỗi ngày
+ Tranh in bìa tạp chí Sông Thương
+ Và nhiều bài thơ đăng các báo trong nước.

Tác giả Phạm Ngọc San với bút danh Phạm Thôn Nhân trên Thi Viện và chủ đề "Hoàng hôn không yên lặng"  được rất nhiều bạn thơ yêu thích và tìm đọc. Do tác giả rất khiêm tốn không muốn cung cấp nhiều thông tin về mình, nên Đồ Nghệ xin tạm gửi đăng tóm tắt tiểu sử bác Thôn Nhân như trên và sẽ xin bổ sung thêm nếu được sự đồng ý của tác giả, phần ảnh tác giả cũng sẽ xin bổ sung sau.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban Quản trị và điều hành Thi Viện.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Đồ Nghệ: Tác giả Phạm Ngọc San đã được tạo ở đây: http://www.thivien.net/vi...ID=u3Q7npHUp7qzWhFuq1PgEA
Không cần phải "thay mặt cho nhiều bạn", chỉ cần một người giới thiệu mà đáp ứng yêu cầu là được rồi, bạn ạ!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Nguyệt Thu: Rất cảm ơn bạn đã tạo thêm tác giả mới Thôn Nhân - Phạm Ngọc San. ĐN sẽ thêm phần tiểu sử tác giả và ảnh chân dung tác giả sau khi trao đổi và thống nhất nội dung với bác Phạm Thôn Nhân sau. Nhân đây xin chúc mừng "bác nhà quê" Thôn Nhân và mong bác sẽ có thêm nhiều niềm vui và nghị lực vượt qua bạo bệnh, vui sống cùng con cháu và bạn hữu cũng như góp thêm cho đời, cho Thi Viện những bài thơ hay, những bức tranh đẹp. Cho phép Đồ Nghệ được thay mặt bác Phạm Ngọc San chân thành cảm ơn Nguyệt Thu và Ban Điều hành Thi Viện.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Anh hùng & mỹ nhân

Ngỏ ý tạo thêm tác giả Bùi Hữu Thiềm >mong nhận được phản hồi...

Bùi Hữu Thiềm
Sinh Năm: 1947
quê: Xã Vạn Ninh - Móng Cái- Quảng Ninh
Chủ tịch hội VHNT Miền Đông
 
  Xin mượn ý kiến nhà thơ Bế Kiến Quốc để kết lại những cảm nhận về một người thơ đáng yêu ở tận mãi miền Đông Bắc xa xôi: -"Đọc thơ Bùi Hữu Thiềm, tôi có cảm giác như đang uống nước được lấy lên từ một cái giếng làng trong trẻo, mát lành, vào một buổi trưa nồng oi nắng hạ. Hồn thơ anh tươi tắn, hiền hậu, sáng sủa, chân thành. Đó là những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng, nhất là trong cuộc sống xô bồ, vẩn tạp hiện nay".

 Nhà văn Lý Biên Cương từng nhận xét về thơ Bùi Hữu Thiềm thật chính xác và đầy thuyết phục: “Lục bát Bùi Hữu Thiềm nặng đồng cân ở sự ngắn, ở cái tứ, ở lối bất ngờ thường giấu trong câu kết. Có cảm giác anh chàng làm thơ như chơi, sự vật này liên tưởng gọi sự vật khác, đánh đu thách thức tâm tưởng người đọc. Hình ảnh thơ hơi cũ, giọng thơ có lúc ảnh hưởng giọng người khác, nhưng tứ thơ vẫn đinh ninh của riêng anh, lạ đấy, cân nhắc đấy. Lâu lắm rồi mới gặp được thơ viết lục bát xinh xinh đáng yêu như bông cúc lẻ”. Cái “bông cúc lẻ” này, bề ngoài thì nhũn nhặn, e dè, nhưng bên trong hàm chứa cả một trời thu đấy. Khiêm nhường vốn là phẩm chất của những ai tự tin và bản lĩnh:

Nhà thơ thịnh Thanh Sơn Từng nhận xét:
 Hôm vừa rồi, ngồi đọc Văn nghệ Trẻ, trang thơ của Chi hội Văn học - Nghệ thuật các huyện thị miền Đông, tỉnh Quảng Ninh, tôi bắt gặp một bài thơ lục bát, vẻn vẹn có bốn câu, tựa đề là Ngõ xưa. Bài thơ thế này:

Chắc gì hai đã là đôi/ Gần còn chưa bén - xa xôi thế này/ Em giờ theo bạn sang Tây/ Bên nhà sung chín rụng đầy ngõ xưa!

Đọc những câu thơ ấy, tôi buồn hết cả một buổi chiều. Chẳng phải tôi buồn vì cũng có một người bạn gái theo người ta sang Tây đâu, mà tôi buồn chỉ vì Bên nhà sung chín rụng đầy ngõ xưa đấy thôi.

Viết được như thế là tinh tế lắm, là từng trải lắm, là đã động được tới cái lung linh, ảo huyền của lục bát rồi vậy. Tên tác giả bài thơ là Bùi Hữu Thiềm, nghe quen quen, tiếc rằng tôi chỉ mới quen anh trên mặt báo.

Tôi gọi điện cho một vài bạn thơ ở Hà Nội, vài ngày sau, tôi đã có được trong tay ba tập thơ của Bùi Hữu Thiềm: Lục bát tự chọn (in chung với Triệu Nguyễn - Hội Văn nghệ Quảng Ninh, xuất bản 2001); Lục bát dăm câu (Nxb Văn hoá dân tộc - 2000) và Người ta và tôi (Sở VHTT Quảng Ninh - 2000).
 Tôi đã đọc cả ba tập thơ của Bùi Hữu Thiềm một cách hào hứng, hào hứng vì bắt gặp một hồn thơ đa cảm, đa tình, hài hước và hóm hỉnh. Người thơ này cười cợt mà đạo mạo, lúng liếng mà nghiêm trang, bông đùa mà sâu sắc, tỉnh rụi mà đau đời. Lại nữa, người thơ này sinh ra từ lục bát, trong huyết quản của anh ta có một dòng “sáu - tám” cứ chảy rần rật, nóng hôi hổi, cứ căng phồng lên để rồi tuôn trào ra như nham thạch.
Tác Phẩm:

- lục bát dăm câu( NXB văn hoá dân tộc -2000)
- Người ta và tôi (NXB sở VHTT Quảng Ninh -2000)
- Gửi cùng (NXB hội nhà văn -2005)
- Lục bát tự chọn (in chung với Triệu nguyễn - Hội văn nghệ Quảng Ninh Xuất Bản -2001)
-Thơ tình tuyển chọn (in chung NXB Hội Nhà Văn 2006-2007)
-lục bát mỗi ngày (in chung NXB Công An Nhân Dân 2009)
-lục bát tình 132 tác giả năm 2009
Giải thưởng:
- giải c Cuộc thi thơ lục bát của báo văn nghệ 2002-2003
- giải c cuộc thi thơ tình báo văn nghệ 2006- 2007
- Tăng thưởng của tạp chí tài hoa trẻ
- Có nhiều thơ in trên các báo trung ương và địa phương

!
Làm trai chí lớn xưa nay hiếm
Thiếu nữ trong tranh được mấy người
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Long Khâu Sầu

Đề nghị thêm tác giả Vũ Duệ
Cần biết chi tiết về Vũ Duệ xin liên hệ: megatrons_cybertrons@yahoo.com
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Long Khâu Sầu

http://vnthuquan.net/truy...n3n31n343tq83a3q3m3237nnn
Đề nghị thêm:
Mạc Đĩnh Chi (MĐC) thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy MĐC chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. M-ĐC bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú "Ngọc tỉnh liên " (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc .
Bài phú được dâng lên vua Anh Tông. Từng câu, từng chữ trong bài phú đã làm cho vua Anh Tông bừng tỉnh và thốt lên : "Mạc Trạng nguyên quả là bậc thiên tài, có tiết tháo ".
- MĐC là người rất liêm khiết, thẳng thắn, được tiện không lấy làm của riêng, giàu sang phú quý đối với ông không có ý nghĩa gì, cho nên được người đời ca tụng.
Một lần, vào năm 1323, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến nói nhỏ :
- Nghe nói các quan và dân chúng đều quen MĐC là người liêm khiết, thẳng thắn lắm. Trẫm định thử xem có đúng như thế chăng?
Nói đoạn , vua Minh Tông lấy 10 quan tiền đặt vào tay viên quan nội thị, rồi nghe sát tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu :
- Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.
Sáng ấy, Mạc dậy sớm hơn thường lệ. Trời còn chưa sáng rõ , ông đã tập xong hai bài quyền. Ông vươn người hít thở không khí trong lành của buổi sớm ban mai. Xong công việc thường lệ , ông lững thững vào nhà. Vừa bước lên bậc cửa, bỗng ông kêu lên kinh ngạc :
- Ô kìa ! tiền của ai đánh rơi mà nhiều thế kia?
Ông nhặt lên đếm, vừa tròn 10 quan. Ông thầm nghĩ : "Quái ! Đêm qua không có ai lại chơi, sao có tiền rơi? ". Ông vội vã khăn áo chỉnh tề, vào yết kiến nhà vua :
- Tâu bệ hạ, thần sáng nay có bắt được 10 quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả mà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả lại kẻ mất của.
Vua Minh Tông mỉm cười gật đầu :
-Không ai nhận tiền ấy thì người cứ lấy mà dùng...
-Thưa bệ hạ , tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.
- Nhà ngươi yêu tâm, cứ giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng lòng chính trực , liêm khiết của nhà ngươi đấy.
Mạc Đỉnh Chi bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông chào tạ ơn trở về.
CÂU ĐỐI Ở QUAN ẢI
Năm 1308, MĐC nhận chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Dạo ấy vào đầu mùa hạ, tuy trời ít mưa, nhưng đã mưa thì mưa như đổ nước từ trên trời xuống; đường sá, đồng ruộng, nước trắng băng một màu, việc đi lại gặp trở ngại lớn. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ đến qua ải chậm mất hai ngày. Quan coi ải một mức không cho qua. M ĐC bực lắm, toan quay trở về nhưng nghĩ đến mệnh vua mà mình gánh vác chưa trọn nên nán lại xin đi. Ngẫm nghĩ hồi lâu , viên quan coi ải nói :
- Nghe nói ngài là người có tài văn chương, tài ấy sao không sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một vế câu đối, nếu đối thông suốt, sẽ mở cửa ải; bằng không,xin mời ngài quay lại .
Yên lặng giây lát, viên quan nọ hí hửng ra đối :
- Quá quan trì , quan quan bế, át quá khách quá quan.
(Đến cửa ải chậm, người coi cửa đóng cửa không cho khách qua )
Không cần suy nghĩ lâu, MĐC đối ngay :
- Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
(Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước).
Quan coi ải vái ông hai vái, tỏ ý phục tài, rồi mở cửa cho đi.
Các ông trạng ở Việt Nam
Vũ Ngọc Khánh
Giải Oan
Một bổi chiều hè, trời nắng như đổ lửa, Mạc ĐĩNh Chi và mọi người lúc ấy wa một qu an nước ven đường. M.ac cho mọi người nghỉ lại. Chủ qu an là một bà cụ già tóc bạc phơ, đon đả chào khách. Ca nh đấy không xa có tiếng khơi nước trong xanh. Trên thành giếng có viết 5 chữ : "Ngân bình, kiện thượng tị ". Thấy lạ, Mạc hỏi duyên do. Bà cụ chậm rãi kể :
- xưa có một cô gái bán hàng nước học hành giỏi, chữ nghĩa thông. Gần đây, có một anh học trò muốn ngấp nghé, cứ ngày ngày đi học về, lại vào uống nước tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh:
- Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây làm gì nữa. Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân trông thấy cái ấm tích bằng bạc, mới ra câu đối rằng:
" Ngân bình, kiện thượng tị "
(Bình ngọc, mũi trên vai. Ý nói cái vòi trên cổ ấm ).
Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống giếng đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhưng xưa nay chưa ai đối được .
Nghe đến đây, Mạc cười :
- Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm giản oan cho hồn kẻ thư sinh.
Mạc Đĩnh Chi bèn đọc :
" Kim tỏa, phúc trung tu"
(Khóa vàng, râu trong bụng. Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa ).
Sau đó, Mạc bèn sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa.
Mọi người đều chịu ông đối giỏi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

@Long Khâu Sầu:

Tác giả Mạc Đĩnh Chi đã có trong thư viện.
http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=7dFsTrXHz60sugbdOHPrjQ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lêthịlanchi2009

Mình chọn 2 bài thơ Đường mình yêu thích nhất có trong chương trình Ngữ Văn 10, thế mà diễn đàn lại trả lời là không có tên tác giả và bài thơ trong danh sách lựa chọn . sao thế nhỉ ? Đó là bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu và bài "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

@Lê Thị Lan Chi 2009:

Bài thơ Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=cj0RtocMDymMeqvbXC-SQQ

Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch)
http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=aMN7s3bVCOu89mMWzbg_Kg

Bạn Lan Chi cũng chú ý giúp đây là chủ để "yêu cầu tạo thêm tác giả" nhé!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [91] [92] [93] [94] [95] [96] [97] ... ›Trang sau »Trang cuối