Trang trong tổng số 25 trang (250 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Kính mong BQT lập trang thơ Konstantin Nikolaevich Podrevsky

Podrevsky (Константин Николаевич Подревский, 1888 - 1930) - nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, dịch giả người Nga, tác giả bài thơ “Đường xa vạn dặm” được nhạc sĩ Fomin phổ nhạc và trở thành một trong những bản tình ca nổi tiếng nhất thế giới. Ở Việt Nam bài hát này nổi tiếng dưới tên gọi “Tình ca du mục”.

Konstantin Nikolaevich Podrevsky sinh ra ở Turinsk, thuộc tỉnh Tobolsk. Học xong trung học ở Astrakhan năm 1906, ông vào học khoa Luật ở ĐH Tổng hợp Kiev. Bài thơ đầu tiên của ông xuất hiện trong kỷ yếu của sinh viên năm 1910. Cùng năm đó ông kết hôn với nữ thi sĩ Vera Zhukovskaya (1885-1956), tên thật là Vera Alexandrovna Mikulina.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Konstantin chuyển đến Moscow. Năm 1916, ông được gọi nhập ngũ như một người lính bình thường. Sau cách mạng, ông xuất ngũ. Ông chia tay với Vera Zhukovskaya năm 1920.
Kể từ năm 1922, Podrevsky tự coi mình là một nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp. Ông cũng sáng tác giai điệu cho một số bài thơ của mình, và chúng trở thành những bài hát và bản ballad được ưa chuộng thời bấy giờ. Kể từ năm 1923, Konstantin Nikolaevich Podrevsky đã làm việc cùng với Boris Fomin và các nhà soạn nhạc khác, đóng vai trò là tác giả phần lời thoại của các vở nhạc kịch, các vở kịch nói, tiểu phẩm, bài hát và thu được nhiều thành công trên sân khấu.
Mùa hè năm 1929 xảy ra biến cố lớn trong đời K. Podrevsky và các đồng tác giả của ông. Sau những biến động này, Konstantin đổ bệnh, rơi vào trạng thái mất trí, không bao giờ hồi phục cho tới khi qua đời năm 1930. Tang lễ của ông diễn ra vội vã, trong bầu không khí bị nhà cầm quyền kiểm soát gắt gao. Thi thể được hoả táng, bình đựng tro cốt được chôn cất trong nhà thờ cổ khép kín của nghĩa trang Donskoy ở Moscow.

Nguyên bản bài thơ “Đường xa vạn dặm” của Podrevsky:

Дорогой длинною

Ехали на тройке с бубенцами,
А вдали мелькали огоньки…
Эх, когда бы мне теперь за вами,
Душу бы развеять от тоски!

Дорогой длинною
И ночью лунною,
Да с песней той,
Что вдаль летит звеня,
И с той старинною,
Да с семиструнною,
Что по ночам
Так мучила меня.

Помню наши встречи и разлуки,
Навсегда ушедшие года,
И твои серебряные руки
В тройке, улетевшей навсегда.

Пусть проходит молодость лихая, К
ак сквозь пальцы талая вода.
Только наша тройка удалая
Будет с нами мчаться сквозь года.

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương

Ai trên xe tam mã cùng lục lạc,
Ánh lửa hồng thấp thoáng phía xa xa,
Ôi giá được đi theo cùng người nhỉ,
Để hồn ta bớt nặng nỗi sầu bi!

Bớt sầu bi trên đường xa vạn dặm,
Bớt sầu bi đêm trăng sáng mênh mang,
Bớt sầu bi cùng bài hát rung vang
Trong không trung trên thảo nguyên xa vắng.

Bớt sầu bi cùng cây đàn cũ lắm
Bảy dây rung từ những thuở xa nào,
Mà hàng đêm vẫn cất lên tiếng hát
Giai điệu buồn khiến ta thấy nôn nao…

Ta vẫn nhớ những gặp gỡ chia ly,
Nhớ những tháng năm đã mãi trôi qua mất,
Nhớ đôi bàn tay em đầy ánh bạc,
Trong chyến xe tam mã đã trôi đi.

Ồ, hoá ra ta hát chẳng được gì,
Uổng công thiêu đêm này qua đêm khác.
Nhưng nếu ta định giã từ quá khứ
Thì những đêm kia có nghĩa gì đâu.

Tuổi trẻ ngông cuồng thôi ta để trôi qua,
Như băng tan khẽ chảy qua kẽ ngón.
Chỉ còn lại chiếc xe tam mã,
Vẫn theo ta suốt những tháng năm dài.

Từ nay ta phải đi theo đường mới,
Về miền quê xưa xa ngái thân thương
Xe tam mã rung lục lạc trên đường,
Cũng đã bỏ xa ta từ lâu lắm!

Về bài hát “Tình ca du mục”

Tác phẩm nổi tiếng nhất của K. Podrevsky là “Đường xa vạn dặm” với phần âm nhạc của Boris Fomin được viết vào năm 1924. Sau đó, bài hát thành công vang dội với phần ca từ được Alexander Vertinsky viết thêm và thay đổi một số chỗ.
Сác tác giả viết bài hát này dành riêng cho nữ ca sĩ Tamara Tsereteli, và chính cô là người đầu tiên thể hiện ca khúc này. Âm hưởng của bản tình ca này khá da diết, lời ca của nó cũng rất trữ tình, nhớ thương những kỷ niệm tình yêu ngày xưa. Bài hát rất được những người Nga lưu vong hải ngoại ưa thích, nhưng từ năm 1927 bị cấm hát ở Liên Xô.
Đối với tác giả phần lời, nhà thơ Konstantin Podrevskyi thì đây là một cú sốc nặng. Bị quy chụp là “suy đồi, nghiện ngập”, ông lâm vào tình trạng trầm cảm nặng và mất năm 1930.
Còn nhạc sĩ Boris Fomin thì sao bị kết án tù năm 1937 nhưng chỉ phải thi hành án 1 năm. Trong thời gian Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Fomin là tác giả của hàng chục ca khúc chủ đề chiến tranh. Ông mất năm 1948.
Bài hát tiếp tục được ưa chuộng và phổ biến khắp thế giới.
Năm 1952, bài hát này đã được sử dụng trong bộ phim hài ‘Những người vô tội ở Paris” với sự tham gia diễn xuất của danh hài Luis de Funes. Người thể hiện bài hát trong phim là nữ danh ca Nga sống ở hải ngoại Lyudmila Lopato.
Ở Mỹ, năm 1962, nhà thơ, nhà viết kịch gốc Nga Do thái Gene Raskin đã viết lời tiếng Anh cho bản nhạc này, đặt tên là “Those Were The Days” (Những ngày đã qua). Năm 1964 bài hát với phần lời tiếng Anh được Paul McCartney của ban nhạc The Beatles mua bản quyền. Ngày 20/8/1968 đĩa đơn bài hát này do nữ ca sĩxứ Wales là Mary Hopkin (khi đó còn là một ca sĩ vô danh mới 18 tuổi) được phát hành rộng rãi

Ở Liên Xô, dần dà lệnh cấm “Tình ca du mục” cũng được dỡ bỏ. Bài hát tuyệt vời này sau đó được các ca sĩ nổi tiếng của Liên Xô trình diễn.

Còn về phần lời tiếng Việt và tựa đề Tình ca du mục, chả ai biết người nào đã dịch nó ra như thế và đã trở nên quen thuộc với tất cả chúng ta. Đành lòng vậy, cầm lòng vậy. Thật ra lời tiếng Việt cũng khá hay, dù - cũng giống như bản tiếng Anh “Those Were The Days” - chả liên quan mấy đến bản gốc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Kính mong BQT lập trang thơ Ivan Ivanovich Kozlov
Ivan Ivanovich Kozlov (Иван Иванович Козлов (1779 -1840) Nhà thơ, dịch giả Nga. Ông sử dụng thành thạo các ngôn ngữ Italia, Pháp, Đức và Anh.
Thời trẻ Kozlov từng phục vụ quân đội, và sau khi rời quân ngũ thì làm nhiều công việc văn phòng khác nhau.
Năm 1816 sau một cơn trọng bệnh nhà thơ bị liệt hai chân, và năm năm sau nữa, vào năm 1821 thì bị mù hoàn toàn. Kể từ đó ông bắt đầu làm thơ và dịch thơ. Các tác phẩm thơ đầu tiên được công bố năm 1821. Sự nghiệp dịch giả khiến ông trở nên người bạn thân thiết của các nhà thơ lớn thời đó như Pushkin, Zhukovsky, Viazemsky và anh em Turgeniev. Các nhà soạn nhạc lớn như Aliabiev, Dargomyzhsky, Glinka... đã phổ thơ các tác phẩm của ông. Tác phẩm «Tiếng chuông chiều» do Glinka phổ nhạc bản dịch thơ của Kozlov phổ biến và được ưa chuộng tới mức được coi như một bài dân ca Nga.
Khi còn sống ông đã xuất bản 3 tuyển tập thơ vào các năm 1828, 1833, 1834. Tuyển tập cuối cùng ra đời sau khi ông mất năm 1840 được chính Zhukovsky biên tập.
Kozlov mất năm 1840, được chôn cất ở nghĩa trang Tikhvin (St.Peterburg), gần mộ phần của nhà thơ Karamzin.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Kính mong BQT lập trang thơ Georgyi Vladimirovich Fere
Georgyi Vladimirovich Fere (Георгий Владимирович Фере 1932-2011) nhà văn, nhà thơ Nga-Xô viết.
Tốt nghiệp trường viết văn Gorki (Moskva)
Là tác giả kịch bản văn học của nhiều vở kịch, nhạc kịch, bài hát được ưa chuộng ở Liên Xô.
Bài hát «Những giấc mơ bạch dương» do nhạc sĩ Vitaly Gevikman phổ nhạc bài thơ cùng tên của Fere thường xuyên được biểu diễn vào Ngày chiến thắng 9/5 hàng năm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Cảm ơn bạn. Các tác giả ở trên đều đã được tạo.

Về cách gọi tên tác giả, TV sử dụng thống nhất cách gọi tên với các tác giả phương Tây (gồm cả Anh, Pháp, Mỹ, Nga...) là dùng tên và họ, và trong phần tiểu sử thì sẽ ghi tên đầy đủ với cả tên đệm. Cách làm này để người đọc dễ tìm được tác giả mình cần hơn.

Riêng tác giả Juriev Evgenyi như bạn nêu ở trên, thì là do có sự nhầm lẫn, BQT đã sửa lại cho thống nhất.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngoann

Xin được đề xuất tác giả Niê A Dũng:
Niê A Dũng tên thật Nguyễn Văn Dũng (bút danh khác Anh Dũng), sinh 26 tháng 12 năm 2002, quê quán xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Nhà thơ Phan Hoàng (Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam): “Dù mới xuất hiện trên thi đàn nhưng Anh Dũng cho thấy một tiềm năng sáng tạo thi ca đáng khích lệ của xứ Thanh.”
Nhà thơ Nguyễn Cường (Hội nhà văn tp. Hải Phòng) nhận xét: “Anh Dũng có cái duyên trong những câu kết ở mỗi khổ, chúng cứ buông lửng như là tình cờ, nhưng lại là sự gợi cảm có chủ ý, chúng đan cài nhau tiếp nối nhau, mơ màng dần, khái quát dần để khắc sâu cái tình cảm thương nhớ của tác giả...”
Đã có tác phẩm đăng trên các báo từ trung ương và địa phương.
Bài thơ “Đêm xa” trên Nhật báo Người Việt:
https://imgur.com/a/jnRvDFi

Đêm xa

Ta xa nhau
khi ngược đêm trở mình suy nghĩ
ơi, thương ngọn gió quẩn quanh
đến lạ

Tự mình buộc mình
bao sợi dây vô hình
ngược xuôi giăng mắc
thắt vào tim

Đêm xa
khoảng trống dài
gửi ngọn gió nỗi nhớ của tim trăng
đêm thăm thẳm
6/2022

Bài thơ “Mai con về” trên báo QĐND cuối tuần:
https://imgur.com/a/n0A9Ht5

Mai con về

Mai con về thăm lại quê hương
nơi có dòng sông Mã
nghe Nguyệt Viên nghiêng giấc ngang sông
dập dìu con thuyền biển cả

Con đi ra từ làng
một ngọn cỏ cũng dậy mùi quê hương đâu đó
này là hòn Trống Mái
kia Độc Cước là đền

Con không biết cây me mọc tự bao giờ
bao sần sùi, chai sạn
hai đầu buộc võng đu đưa
quả và lá chằng chịt vết nám

Mai con về thăm mế
chiếc lá cuối thu
ngửa bàn tay ấm áp cứng sần
xoa dịu vết thương thành thị

Mai con về thăm mế
mùa xuân nở giữa đồng lau
5/2022

Ảnh chân dung:
https://imgur.com/a/h8QCBLl
“Đi qua một góc địa đàng
Mới hay trời đất cũng mang tên mình”
                                              ~Niê A Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Xin BQT lập trang của tác giả Mikhail Yasen

Mikhail Yasen (Михаил Ясень - tên thật là Mikhail Aronovich Goldman (Михаил Аронович Гольдман,1924-2006) là nhà thơ Belarus.

Ông sinh ngày 18/8/1924 tại Minsk, Belarus. Thời gian đầu Chiến tranh Vệ quốc sống và làm việc tại Stalingrad, mùa hè năm 1942 nhập ngũ khi vừa đủ 18 tuổi.
Sau chiến tranh ông theo học tại trường Đại học Bách khoa Belarus.
Các bài thơ của ông được nhiều nhạc sĩ Liên Xô phổ nhạc. Nổi tiếng nhất có thể kể “Điệu vals tháng Năm”, “Đài kỷ niệm”, “Ký ức của trái tim”, “Bức thư từ năm 1945” và các bài hát đề tài chiến tranh khác.

Ngày 13 tháng 10 năm 2003, ông được Quốc hội Cộng hoà Belarus trao bằng khen Vì Sự nghiệp phát triển văn hoá dân tộc và các đóng góp đáng kể vào việc thực hiện chính sách xã hội của Cộng hoà Belarus.

Mikhail Yasen mất năm 2006 tại Minsk.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Xin BQT lập trang của tác giả Varlam Tikhonovich Shalamov Варлам Тихонович Шаламов (1907- 1982)
Varlam Tikhonovich Shalamov sinh ra ở Vologda năm 1907. Ông bắt đầu làm thơ từ rất sớm, đi học từ năm 7 tuổi nhưng mãi tới năm 1924 mới học xong trung học.
Từ năm 1926 đến năm 1928 ông theo học khoa Luật Đại học quốc gia Moskva, nhưng bị đuổi học do lời tố cáo về “nguồn gốc xã hội” (ông là con trai của một cha cố) của các sinh viên cùng lớp.
Shalamov khi còn trẻ đã thân với “phe đối lập cánh tả”, vì tham gia hoạt động với nhóm này ông bị bắt vào năm 1929 và bị giam ba năm trong trại Vishera. Sau khi trở về Moskva, Shalamov bắt đầu làm thơ và sáng tác truyện ngắn. Năm 1937, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù vì tội “tuyên truyền chống Liên Xô” và bị chuyển đến Kolyma thi hành án. Trong trại, Shalamov bị kết án với một thời hạn mới, và tổng cộng ông đã sống qua mười sáu năm ở Kolyma: mười bốn năm là tù nhân, và hai năm ở lại đây sau khi được thả. Từ giữa những năm 1950, Varlam Shalamov sống ở Mátxcơva và viết “Truyện kể từ Kolyma”.
Không thể xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên trong thời gian “tan băng”, nhà văn tiếp tục làm việc với các bản thảo và cho đến năm 1973 đã sáng tác sáu tuyển tập, nhưng đều chỉ được lưu hành dưới dạng truyền tay.
Kể từ năm 1966 các tác phẩm của Shalamov bắt đầu được xuất bản trái phép ra nước ngoài; ở Liên Xô, chúng chỉ được phát hành chính thức sau khi nhà văn đã qua đời, vào cuối thập kỷ 1980.
Những năm cuối đời, do sức khoẻ suy yếu, nhà văn sống tại viện dưỡng lão và qua đời năm 1982
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

https://www.thivien.net/E...or-AVNMgiGBCRP-xLzibY56Iw
Kính mong BQT sửa tên tác giả Evgeny Dolmatovsky và bổ sung tiểu sử tác giả

Evgeny Aronovich Dolmatovsky (1915 - 1994) - Nhà thơ Nga Xô Viết, tác giả viết lời của nhiều bài hát nổi tiếng, phóng viên chiến trường. Hội viên của Hội Nhà văn Liên Xô.

Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1915 tại Moskva nhưng suốt thời thơ ấu sống ở Rostov-na-Donu và trở lại Moskva năm 1924.

Năm 1932-1934, ông tham gia xây dựng tàu điện ngầm Moskva. Năm 1937, ông tốt nghiệp Học viện Văn học Gorky. Dolmatovsky làm thơ từ khi còn trong trường trung học. Tập thơ trữ tình đầu tiên của Dolmatovsky được xuất bản năm 1934.

Từ năm 1939 đến năm 1945, E. A. Dolmatovsky tham chiến với tư cách là phóng viên chiến trường, có mặt tại những vùng chiên sự ác liệt nhất. Với tư cách là một phóng viên chiến trường ông đã có mặt và chứng kiến buổi lễ Đức quốc xã ký tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh (1945).

Dolmatovsky là tác giả của kịch bản của bộ phim “Bài thơ của những người Stalingrad”, được đạo diễn Viktor Kadievich Magataev dựng thành phim truyền hình năm 1987 nhân kỷ niệm 45 năm bắt đầu Trận chiến Stalingrad.
Dolmatovsky được biết đến nhiều nhất với những bài thơ được phổ nhạc (“Điệu vals tình cờ”, “Bài ca sông Dniep”, “Đội tình nguyện” và nhiều bài hát khác được dùng trong các bộ phim nổi tiếng về chiến tranh Vệ quốc.

Ông mất ngày 10 tháng 9 năm 1994 sau một cơn bạo bệnh, hậu quả của một vụ tai nạn giao thông, phần mộ đặt tại nghĩa trang Donskoy (Moskva)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Cảm ơn các bạn. Các yêu cầu ở trên đều đã được thực hiện.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Mong BQT lập trang của tác giả Kim Yong-taek

Kim Yong-taek (Kim Long Trạch金龍澤, sinh ngày 26 tháng 8 năm 1948) - nhà giáo, nhà thơ, nhà văn người Hàn Quốc.
Ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh Jeollabuk. Ông bắt đầu sáng tác từ sớm, và trở thành giáo viên tiểu học năm 21 tuổi. Sau 40 năm cống hiến, ông nghỉ hưu và trở về quê nhà, tiếp tục sáng tác.
Trẻ em và thiên nhiên là hai nguồn cảm hứng chính trong các sáng tác của ông.
Kim Yong-taek được giải thưởng văn học Yun Dong Ju năm 2012, giải thưởng văn học Kim Su-Yeong năm 1986, giải thưởng thơ ca Sowol năm 1997.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 25 trang (250 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối