Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hoangtungbach

NỮ TÍNH HỒN HẬU
QUA TẬP TRUYỆN NGẮN " DƯỚI CHÂN NÚI ĐÁ Ô"
CỦA BÙI THỊ SƠN
                                                                                        Nguyễn Gia Nùng
Biết Bùi Thị Sơn làm thơ, đã có vài ba tập thơ ra mắt bạn đọc từ những năm gần đây, nhưng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhận được bản thảo tập truyện ngắn khá dày dặn, tới 15 truyện của chị. Đề tài tập truyện khá phong phú nhưng bối cảnh diễn ra câu chuyện và nhân vật đa phần là cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng
và những con người miền núi, đôn hậu, hồn nhiên thật dễ thương. Và bao trùm lên tất cả là cái nhìn, cảm nhận thật tinh tế trong cuộc sống đời thường và trong cả kỷ niệm đã qua mà chỉ tâm hồn người phụ nữ mới có được. Kỷ niệm về tình yêu đầu đời mong manh như nắng sớm nhưng để lại dấu ấn khó quên theo suốt cuộc đời. Nỗi thương xót, cảm thông đến nao lòng với mẹ con con mèo xấu số. Cảm thương cả với những con cua cô đơn từ thuở ấu thơ. Khoảng tối khó có thể xóa đi trong tâm hồn của một cô gái có vẻ bề ngoài xinh đẹp, hòa đồng với mọi người nhưng ẩn chứa điều không thật bên trong mà chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ. Nỗi đau thầm kín của người phụ nữ đeo đẳng suốt cuộc đời dù đã trở thành một người vợ, người mẹ, nhìn bề ngoài rất yên ấm hạnh phúc chỉ vì một khiếm khuyết nhỏ không thể lấp đầy của nhan sắc tưởng như rất bình thường mà người phụ nữ phải có. Số phận của người phụ nữ xinh đẹp nhưng là nạn nhân của chiến tranh kéo theo hệ lụy cay đắng cả đến đứa con vô tội  sau này tưởng chừng không sao có thể dứt bỏ được. Nỗi cảm thông, chia sẻ của anh lái xe khách trên tuyến đường Tây Bắc với người mẹ từ miền xuôi lên tìm mộ con vừa thiệt mạng sau trận lũ quét kinh hoàng mơí xảy ra. Anh cán bộ người Dao dù đã có nhiều thành đạt nhưng vẫn sống chân thật nghĩa tình với bà con làng bản, không quên quá khứ nghèo khổ từ thuở ấu thơ để thêm gắn bó với cội nguồn. Những chuyện tế nhị, riêng tư, những bất cập trong đời sống vợ chồng tưởng như rất yên bình, hạnh phúc cũng được ngòi bút Bùi Thị Sơn miêu tả rất nhẹ nhàng, giàu nữ tính, chinh phục dược cảm tình của người đọc.
Là cô gái miền đồng bằng Bắc Bộ nhưng được học hành rồi kết duyên với một chàng trai tài hoa bản lĩnh miền núi để rồi trọn đời gắn bó với đất và người  vùng biên cương cực Bắc của Tổ quốc, là cô giáo rồi say mê nghiệp thơ văn, Bùi Thị Sơn đã dần hình thành một phong cách riêng với sự giao thoa của hai miền văn hóa miền xuôi, miền ngược, lan tỏa cả trong cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ và bút pháp thể hiện, gây được ấn tượng rất riêng, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Qua tập sách người đọc có thể nhận ra một Bùi Thị Sơn lãng mạn, nhiều ước mơ bay bổng nhưng  vẫn hồn nhiên, thật thà, giàu chất lý tưởng mà vẫn rất bản năng, đặc biệt là bản năng đàn bà như người đi trên dây mà vẫn cân bằng, bởi nghiêng về bên này, bên kia một chút đều khó chấp nhận. Chân thật giản dị đến từng câu từng chữ khi miêu tả hiện thực cuộc sống  đời thường, ngay cả phút thăng hoa hiếm hoi pha chút hiện thực huyền ảo như viết về bi kịch tình yêu và cái chết bất ngờ của chàng thi sĩ đa tình, ta vẫn nhận ra một Bùi Thị Sơn luôn chân thật với chính mình.
Trong số những người viết văn, làm thơ ở nước ta hiện nay, số tác giả là nữ làm thơ rất đông đảo, hầu như ở địa phương, lứa tuổi nào cũng có, đôi khi còn có hiện tượng " âm thịnh, dương suy" nhưng số tác giả nữ viết văn xuôi trụ lại được dường như luôn hiếm hoi, là vốn quý, đặc biệt ở những địa bàn thuộc " vùng sâu, vùng xa".
Có một Bùi Thị Sơn- Thơ, nay lại có thêm một Bùi Thị Sơn- Văn, nhất là lại ở nơi tận cùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc như Lai Châu là điều thật đáng mừng, đáng được trân trọng, khích lệ. Con đường văn chương của Bùi Thị Sơn giản dị, hồn nhiên như bản thân cuộc sống của chị, như từ con đường nhỏ, lối mòn của rừng núi xa xôi dẫn ra đại lộ nên nó mang sức sống của nội lực, không hề chắp vá, mượn vay nên dù chị mới đi được chặng đầu ta vẫn có thể hy vọng và gửi niềm tin ở chị có thể còn đi xa hơn, ghi được những dấu ấn tốt đẹp trên những chặng đường tiếp theo mà chị say mê, dù không ít gian nan, thử thách đang chờ phía trước.

Nha Trang Xuân Nhâm Thìn
2012
N.G.N
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Tôi quen anh bạn đó trên mạng khi đã quen thuộc với việc chia sẻ tâm tư của  mình với ai đó thông qua  cái nik chát,  với một suy nghĩ thật đơn giản " Mình có thể thoải mái chia sẻ mọi điều vì người đó không biết mình là ai, mình ở đâu...". Nên khi anh bạn đó hỏi : " Bạn có bao giờ thấy xuất hiện cảm giác cô đơn không?", tôi đã  thành thật trả lời là " Có, rất nhiều khi". Người ấy nói " Đôi khi ngồi trước một đống công việc mà chẳng làm nổi việc gì và lại lang thang trên mạng để tìm ai đó chia sẻ, nhưng ngay cả khi tìm được người chia sẻ thì vẫn thấy cô đơn. Đó là cảm giác "Cô đơn trên mạng" Và anh ấy đã giới thiệu cho tôi truyện "Cô đơn trên mạng". Tôi đã đọc và thấy đó là một câu chuyện khá thú vị nên muốn lưu lại đây để chia sẻ cùng mọi người.


"Trong thế giới ảo này, nơi mà hình ảnh được dựng lên bởi các con chữ, người ta có thể thành thật hơn, bản năng hơn, ít bị ràng buộc vào những quy tắc và khuôn phép. Người ta có thể chia sẻ những bí mật không thể nói ra bằng lời, "ba hoa" về những hoài bão tưởng chừng chỉ là ảo mộng. Và dù chỉ là những tiếng gõ bàn phím lách cách, không hề có giai điệu trầm bổng của âm thanh giọng nói, quá trình giao tiếp vẫn thật quyến rũ. "Mỗi người đều nhìn thấy quá trình viết của người kia. Sự vội vàng, lỗi viết, sự chờ đợi của anh ta. Có thể điều này không được như nghe thấy sự run rẩy của giọng nói nhưng cũng rất cảm động".

Tôi đã thực sự thấy một phần mình qua diễn biến tâm trạng của cô gái ấy, cô gái mà đọc xong cả câu chuyện tôi vẫn không nhớ nổi tên ( và tôi tin nếu bạn đọc truyện này bạn cũng giống tôi, vì tác giả Janusz Leon Wisniewski- người Ba Lan đã không chú trọng đến tên hay nhan sắc của cô gái 29 tuổi ấy, mà chú ý đến ngôn từ của cô gái đó khi trao đổi với Jakub và diễn biến tâm trạng của 2 người họ khi chát, rồi nhớ nhung....) Tôi đã như  nghẹn lại khi bắt gặp câu nói: "Thế giới của em vắng anh bỗng trở nên im ắng quá!" và câu nói đó luôn ám ảnh trong tâm trí tôi. Đó không còn là câu nói của nhân vật trong truyện nữa mà giống như một lời khẳng định chắc chắn cho những ai đã từng rung động vì  những mộng ảo : "Thế giới của em vắng anh bỗng trở nên im ắng quá!"

Nếu bạn từng một lần say sưa chat với ai đó không quen biết trên mạng, từng cảm thấy bâng khuâng, ngẩn ngơ vì những sẻ chia không đầu, không cuối qua thế giới ảo, từng thần người ra nhìn một cái nick xám xịt và mong nó sáng lên thì bạn không nên bỏ qua cuốn tiểu thuyết này.

Tôi đã dạo qua các diễn đàn, đến với  blog của một số người bạn và thấy rằng....Tình yêu qua Internet không hiếm và có rất nhiều những kết thúc tốt đẹp....Tôi cũng không ngần ngại nói rằng: Tôi cũng có một khung trời nhỏ như thế, một góc khuất trong tâm hồn mình....Nhưng tôi chỉ dừng lại ở đó ....để thấy rằng tôi đã được sẻ chia và vui vì điều đó...

Nếu bạn cũng có những giây phút như tôi...đừng bỏ qua câu chuyện này.  ( Tôi sẽ loại bỏ đi những phần dẫn chuyện "râu ria" và chia nhỏ ra từng chương để tiện cho mình khi muốn đọc lại và tiện cho bạn nào muốn đọc. )

Thế nhé! và hãy cứ ....yêu dù đó là "ảo ảnh"....!
( Bài này không phải do tôi viết mà cóp từ blog của Ti gôn Tím)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

TRẦN THUỶ NGUYÊN.

Đúng 5h 20 phút ngày 19/4/2012, bé trai yêu Trần Thủy Nguyên cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu. Vì thai ngược và rau quấn cổ nên mẹ cháu phải mổ đẻ. 5 giờ sáng bà ngoại mới biết tin, vội vàng đun lá mít, lọc cọc dắt xe đạp 5km vào đến nơi thì  đã mẹ tròn con vuông rồi. Cô phóng viên mơ mộng lãng mạn ngày nào còn ngúng nguẩy "Con ứ lấy chồng đâu, để cả đời chỉ yêu bố mẹ và yêu thơ thôi " giờ mỉm nụ cười rạng ngời hạnh phúc " Bé xinh quá mẹ nhỉ ". ừ,  con cứ mãi yêu bố mẹ và yêu thơ nhưng bài thơ đẹp nhất, đáng yêu nhất con viết giữa cuộc đời là TRẦN THỦY NGUYÊN đấy!
Mẹ biết con còn đau vì vết mổ...Con không dám cho mẹ bế cháu sợ tay mẹ yếu  lọt rơi cháu. Bà nội cháu (mới 40 tuổi)theo con vào viện từ 1h đêm, nhanh nhẹn và tháo vát lắm!  Còn bé Thủy Nguyên cứ ngủ khì khì suốt ngày, thi thoảng trở dậy uống sữa trong bình do bà nội cháu pha. Bé nặng có 2,8 kg nhưng nom đôi con mắt đen tròn lanh lợi, cái miệng be bé xinh  xinh , tóc xanh mướt mượt, chân tay thon dài, nước da hồng mịn...ngắm mãi chẳng chán mắt...
Con phải tiêm nhiều thuốc kháng sinh  nên sữa chưa về . Dù đã thuê phòng chăm sóc riêng nhưng vì lượng người vào sinh nở trong bệnh viện đông quá nên con ở chung  phòng cùng hai cô gái trẻ cũng sinh con đầu lòng. Ngắm hai bà ngoại ôm ấp cháu và chăm sóc con gái, mẹ quay đi giấu  những giọt nước mắt tủi buồn. Ngày chị dâu con sinh bé Việt Anh mẹ còn khỏe mạnh xông xáo lắm. Vì bà ngoại Việt Anh không nhìn thấy gì nên mọi việc mẹ đều làm xăm xắm, thương chị dâu con lắm vì chị ấy đau yếu. Giờ thương con mẹ chỉ để trong lòng. Mà con cứ thanh minh kể lể với mọi người rằng thì là sau TBMMN, bàn và cánh tay phải của mẹ bị di chứng co giật, đau nhức, ăn cơm luôn đánh rơi vỡ bát, bố đi làm về phải rửa chén bát...rằng thì  là chị dâu con bảo không phải thuê osin phục vụ mẹ , mẹ cố gắng tự chăm sóc mình đã là may mắn, hạnh phúc lớn lao đối với bố và chúng con rồi. Biết con nói vậy như để thanh minh với mẹ chồng con và mọi người về cái sự "lực bất tòng tâm" của mẹ nhưng nghe con nói, mẹ cũng xót xa ngậm ngùi lắm! Bố con đi họp tận Hà Nội nhưng suốt ngày rảnh lúc nào lại gọi điện hỏi thăm con. Anh Hải Châu bận thế cũng ghé vào viện thăm, cho quà em gái út. Mẹ chồng con ít nói nhưng thật hiền lành, đảm đang nên mẹ cũng yên tâm lắm lắm. Chỉ tủi chẳng đỡ đần được gì cho con và cháu thôi!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

BÌNH THƠ

Không biết tự bao giờ, thơ như chiếc áo rực rỡ khoát vào người con gái, đính lên đấy những hồng, những xanh, những vàng cam thắm biếc qua từng thướt tha như nét dịu dàng muôn thủa của họ; bước chầm chậm nết na thuỳ mị vốn có của phái yếu. Ở đó, ta chìm lặn qua từng gam màu được các thi sĩ pha trộn, hoà quyện với nhau để người đọc chiêm ngưỡng "chiếc áo ấy"  từ ngỡ ngàng nầy đến ngạc nhiên khác, rồi bỗng tan biến như thỏi đá trong cốc thuỷ tinh.                                                                                                                   
áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
tôi thay mực cho vừa màu áo tím
(Tuổi Mười Ba - Nguyên Sa)
Ngoài các màu xanh vàng tím đỏ mạnh mẽ ra, ta còn bắt gặp một màu trắng trinh nguyên thánh thiện "áo em trắng quá nhìn không ra / ở đây sương khói mờ nhân ảnh". Trong một hoàn cảnh khác màu trắng được nhà thơ Bảo Định Giang khắc hoạ như môt bức tranh thêu dang dỡ, lùa thùa đến lãng mạng.
trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
những cô má đỏ hây hây
đội bông như thể đội mây về nhà
Tuy nhiên, có một loại màu chưa xác định được là màu gì bởi nó thông qua một loại ... lông đến bất ngờ thú vị mà chỉ có THƠ mới nói được điều đó
tôi hỏi một không tám không
chị ơi nỗi nhớ thì lông màu gì?
(Lặng Im Thì Cũng Vừa Tàn Mùa Đông - thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Trong văn học nghệ thuật nói chung, trong thơ nói riêng những từ ngữ nhạy cảm, dung tục dễ gây hiểu lầm cho người đọc như quần / lông / bướm / chim ... nên rất hạn chế sử dụng, thường được các tác giả né tránh, nhất là các phẩm ấy nói về Mẹ, về Chị, về Em ...  ngay trong giao tiếp đời thường, thi thoảng người ta cũng ám chỉ chữ "quần" như sau: "cán bộ cần phải đi sát, đi sâu vào quần ... chúng nhân dân". Tất nhiên đây là lối chơi chữ thể hiện qua 3 dấu chấm lững (...) để bài xích nhau mà thôi. Còn trong bài viết hạn hẹp nầy tôi muốn đề cấp đến một  bài thơ đã được tác giả "tự nhiên như nhiên" sử dụng từ "lông" một cách khá táo bạo đến nhuần nhuyễn, như một tất yếu khách quan tồn tại trong đời sống tinh thần lẫn vật chất xã hội muôn thủa như "con mèo con chó có lông / bụi tre có mắt nồi đồng có quai" vậy. (đồng dao).
Vâng, đằng sau tiếng tù và gọi nhau mùa  nương rẫy của dân tộc ta thủa hồng hoang thì chữ viết, thư tín lần lượt ra đời tiếp sức cho truyền thông, đến khi thông tin bùng nổ thì điện thoại, truyền hình, internet tiếp tục làm nốt nhiệm vụ lịch sử của nhân loại giao phó đó là truyền tải tín hiệu từ trái tim đến trái tim, từ yêu thương đến yêu thương. Trong đó dịch vụ 1080 chuyên giải đáp thắc mắc và gở rối tơ lòng cho mọi người trở thành người bạn đường thân thiết.
Cho đến một ngày kia nhà thơ bỗng nhớ người yêu mình đến thê thiết nôn nao, anh gọi đến tổng đài
tôi hỏi một không tám không
chị ơi nỗi nhớ thì lông màu gì?
chị tổng đài giọng nhu mì
a, nhiều màu lắm, vặt đi, vẫn nhiều
Thì ra, cả người hỏi lẫn người trả lời đều rất vô tư thoại về "lông" một cách hết sức hồn nhiên đến kinh ngạc "a, nhiều màu lắm, vặt đi, vẫn nhiều". Họ khẳng định "lông" rất nhiều, nhiều đến nỗi "vặt đi, vẫn nhiều" cũng đồng nghĩa với nỗi nhớ khôn nguôi, nỗi nhớ da diết đến thênh thê, không có màu sắc nào phản ảnh hết; không có ngôn từ nào diễn tã được. Còn nhớ nhạc sĩ Trần Tiến cũng với tâm trạng tương tự anh viết
một đêm nhớ nhớ nhớ ra mình một mình
một đêm nhớ nhớ nhớ ra mình ở đâu đây
một đêm trong đêm thâu một vầng sáng chói loá
một đêm nhớ nhớ nhớ ra ta vô hình
một màu xanh xanh xanh chấm thêm vàng vàng vàng
(Sắc Màu - Trần Tiến)
Trong một trường hợp khác, nỗi nhớ cũng được thi nhân so sánh với con mèo, con chó "em nhớ anh em buồn như con chó ốm / như con mèo ngái ngủ trên tay anh". Thật vậy, chỉ có những người được yêu, đang yêu mới chấp nhận từ động vật bậc cao bước xuống động vật bậc thấp như "con chó, con mèo" dễ thương kia mà đời thường ai đó lỡ lời "nửa người nửa ngợm nửa đười ươi" thì lập tức bị phản ứng gắt gao. Ở đây, ta thấy tình yêu nhiệm màu, mang sức hút trái tim nồng nàn nóng bỏng, biến người tỉnh "tôi hỏi một không tám không" thành người điên chỉ trong khoảnh khắc, như ma lực.
hình như là bạn đang  điên?
vâng, điên thì mới phí tiền hỏi han
Ai cũng biết 1080 là dịch vụ thu phí mà, nhưng không phải tất cả đều quy ra tiền, tất cả đều phải sòng phẳng như "trái bí trao qua, trái cà trao lại" đâu, mà trước khi sự sòng phẳng ấy được "trao" thì chị "tổng đài giọng nhu mì" đã chân tình chia sẻ với tác giả rằng
hình như là bạn đang yêu?
không, em chỉ hỏi những điều hồn nhiên
Chao ôi, hồn nhiên đến nao lòng, hồn nhiên để sau đó anh phải "điên" lên vì nỗi nhớ dày vò, nỗi nhớ quắt quay "vâng, điên thì mới phí tiền hỏi han".
Đến đây thì dịch vụ hỏi đáp 1080 kết thúc. Cứ tưởng "người điên không biết buồn / người say không biết nhớ" nhưng ai ngờ anh đã tỉnh lại sau khi thanh toán "phí điên" của mình "xong xuôi, hết bốn chín ngàn". Lại một bất ngờ nữa, một bất ngờ mang tính thời đại mà một lần nữa tôi nói chỉ có THƠ mới nói được. Bởi, "bốn chín" là con số mặc định trong nền kinh tế thị trường mà trước đó nhà thơ đã điểm qua "phí hỏi han" như tỷ lệ vốn góp trong các công ty TNHH đối với tư nhân hợp tác với nhà nước là 49%, nhà nước luôn luôn nắm giữ 51%, có nghĩa họ cao hơn 2% để nắm quyền lãnh đạo. Hay trong các hợp đồng thuê đất, thuê cơ sở vật chất kỉ thuật có thời hạn 51 năm thay vì 49 năm để người thuê yên tâm làm ăn. Nhà thơ thời đại @ luôn luôn nắm vững qui luật kinh tế, cài đặt trong "nỗi nhớ" của mình con số 49 mà không phải là số khác như "xong xuôi, hết ba chín ngàn" chẳng hạn ...
Một bài thơ lục bát kể cả tựa võn vẹn 10 câu, nhưng tác giả đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về xã hội với tình yêu, nỗi nhớ, các dịch vụ phục vụ cộng đồng với cách sắp đặt ngôn ngữ độc đáo, không né tránh và lại gần gũi, thân thương đến lạ lùng "chị tổng đài giọng nhu mì", nửa hư nửa thực, long lanh như bảy sắc cầu vồng, trong cõi lặng im vốn là thuộc tính muôn thủa của tình yêu lứa đôi như tựa bài thơ "lặng im thì cũng vừa tàn mùa đông" vậy.
Tôi xin cảm ơn tác giả trẻ NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH và blogger LANG THANG đã sưu tầm bài thơ trên cho HẬN THẰNG XĂM có dịp nhận ra " ... nỗi nhớ thì lông màu gì"
(nguyên văn bài thơ)
Lặng im thì cũng vừa tàn mùa đông

Tôi hỏi một không tám không
Chị ơi nỗi nhớ thì lông màu gì?
Chị tổng đài giọng nhu mì
A, nhiều màu lắm, vặt đi vẫn nhiều
Hình như là bạn đang yêu?
Không, em chỉ hỏi những điều hồn nhiên
Hình như là bạn đang điên?
Vâng, điên thì mới phí tiền hỏi han
...................
Xong xuôi, hết bốn chín ngàn

Sài Gòn, tháng 5.2012
Tác giả lời bình: HẬN THẰNG XĂM
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Hội chứng mê thơ cuồng nhiệt
 và phong trào bốc thơm lẫn nhau


  VŨ QUẦN PHƯƠNG

Không biết từ bao giờ lưu hành cái nhận định rất tự hào rằng dân tộc ta là dân tộc yêu thơ  (Đúng ra là yêu cách nói giàu vần, giàu nhịp điệu) rồi bà con ta cứ thể nô nức rủ nhau đi làm thơ. Từ khi việc in sách dễ dàng thì thể loại thơ được in ra tràn ngập chứ chất thơ trong tư duy, trong cảm xúc trong các cuốn gọi là thơ hiện nay thì quả thật chưa dám đảm bảo. Loại có vần thì ưu điểm là có vần, loại không có vần thì ưu điểm là rất giống  văn xuôi mà không ra văn xuôi, nghĩa là không biết nó nói gì. Sự bội thu của các loại thơ ấy dẫn đến nghịch lý:
- Thơ in nhiều khiến hiệu sách không muốn bán thơ nữa.
- Người làm thơ đông nên người đọc thơ vắng...
Còn thứ thơ “cách tân” cao xa bí hiểm, chỉ những nhà cách tân đọc với nhau và bí tỉ khen nhau chứ độc giả thỉ không dám lai vãng.
   Phải chăng vì  thế mà mấy năm nay mỗi khi muốn thư giãn trên màn ảnh nhỏ, thì nhà thơ thường được nhà đài lôi ra như một thứ gàn dở, lập dị, ít tắm rửa và túng bấn.
Thơ có đáng tội như thế không?
Theo tôi, đám làm thơ ấy, nếu không có tài đi nữa, thì chỉ đáng thương và ngẫm nghĩ lại thấy họ đáng yêu. Đáng yêu ở chỗ ngây thơ. Còn đáng thương là họ tự làm khổ mình và làm khổ vợ con, vất vả thiếu thốn. Còn tội là tội mấy anh thày dùi, tên chữ là nhà phê bình, nhưng họ không bình mà cũng không phê. Họ cứ khen đại. Nhận định thơ mà như viết điếu văn, thấy toàn công to đức lớn. Những câu kỳ khu mà chính họ cũng chả hiểu thì họ khen là cách tân, độc đáo, không ai nói như thế mà anh dám nói. Là thơ đi trước thời đại. Là bản lĩnh cao cả, chỉ viết cho mình đọc, hướng nội, tâm linh u ẩn... Còn những câu đơn giản đại loại như: đói rồi ta đi ăn cơm thôi thì họ khen là chân thật, là không phấn son chữ nghĩa, không đẽo gọt kỳ khu, giản dị như lời nói thường,  cạnh tranh được cả với văn xuôi. Nếu thơ đưa cả những tiếng tục tằn vào thì họ khen là táo bạo, là có công lập lại sự bình đẳng cho ngôn ngữ, tục thanh gì cũng được coi trọng như nhau. Người được khen, mới đầu hốt hoảng, nhưng nghe khen mãi có lúc chợt  ngẫm nghĩ: không chừng mình được thiên phú tài năng thơ ca? có thể lắm chứ ! Sao không? Thế là bắt đầu tai họa.

Đối với người còn trẻ thì độ mươi năm, thì chứng mê thơ có thể thuyên giảm, may ra thì khỏi hẳn. Ấy là khi người ta có nghề nghiệp, kiếm ra đồng tiền, có trách nhiệm nuôi dạy con cái và ý nghĩ xã hội cũng nhiều thiết thực từng trải. Nhưng đối với người già, rất khó chữa, lòng yêu thơ ca giống như u xơ tiền liệt tuyến, ngày một phát triển. Các cụ cứ lục xục suốt đêm dạy đi tiểu và làm thơ Các câu lạc bộ thơ mọc khắp các thôn cùng xóm vắng. Học theo các tổ chức xã hội, ngành câu lạc bộ thơ cũng đại hội toàn quốc, đại hội cấp tỉnh, đại hội cơ sở. Cũng tự chế ra bằng khen, ra huy chương Vì sự nghiệp thơ ca VN , sang trọng như huân chương Nhà nước, tặng nhau tùy theo đóng góp thơ ca và tài chính.

Có điều muốn tìm một tập thơ, thì lại không biết mua ở đâu? Thơ ế, các hiệu sách nhất tề không nhận bán thơ nữa.
Các thi huynh thi hữu bèn nảy ra sáng kiến phát hành thơ bằng... mồm: cuộc họp nào bây giờ cũng có mục đọc thơ: từ họp người cao tuổi phổ biến tiêu chuẩn ưu tiên vào đài hóa thân hoàn vũ đến họp phổ biến lịch tiêm chủng cho chó mèo phòng dại và họp để công ty mỹ phẩm quảng cáo phấn son cho đến mít tinh ngày phụ nữ quốc tế... đều có mục đọc thơ. Trong đám cưới thơ cũng được vận dụng phong phú. Họ nhà trai, họ nhà gái, đại diện chính quyền phường, mặt trận, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, phụ nữ... Cổ điển thì Đường luật. Dân gian thì lục bát. Nghe mà không hiểu gì thì là hậu hiện đại. Có đám tang giữa hai điệu kèn lâm khốc, phường bát âm cũng dừng lại đọc thơ kể công tích người quá cố hoặc ngâm vịnh ngợi ca cơ quan đang đến viếng. Lời lẽ châu ngọc và hài hước làm khách đến phân ưu lúng túng, mếu không ra mếu mà cười thì không dám.

   Chơi thơ là việc tao nhã nhưng cái gì quá cũng không nên. Điều không nên nhất là đừng có xui (dại) người ta làm thơ. Đang yên đang lành đâm ra dở hơi dở hồn, tốn tiền tốn của, khổ vợ khổ con. Khen thơ theo kiểu viết điếu văn, lời lẽ huy hoàng choáng lộn, cũng e tổn thọ nền văn chương nước nhà lắm lắm!
 Vũ Quần Phương

   (Nhà thơ)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Sơn

Cũng rất cảm ơn chị Sơn. Nhưng thực lòng HS thích đọc thơ của các nhà viết thơ trên diễn đàn hơn là đọc thơ của các NHÀ THƠ. Thơ của các nhà thơ có thể là rất đúng luật nhưng câu chữ bị gò nhiều hướng, mất hết cả ... thơ!
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

THƯ CỦA BỒ NHÍ GỬI CHO BÀ Vợ


Thưa Bà !


Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm: chồng bà là đàn ông.
Mà đàn ông thì sao? Ðàn ông thì ham thích nhiều thứ. Ham thích đến mãnh liệt. Và, bà đừng dấu em, bà hãy công nhận rằng , phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó).

Ông thì thích máy móc, ông thi thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thích thơ văn. Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.
Nhưng đàn ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa dạng. chuyện ấy trong đá bóng , trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối.

Bà thân mến,
Em tin rằng, bà có rất nhiều ưu điểm. Sở dĩ em quen với ông là do ông ấy thông minh (chứ không phải chỉ có tiền như thiên hạ vẫn đồn). Và, một người thông minh không khi nào chọn vợ quá kém. Thậm chí, bà không quá kém, bà còn rất nổi bật ở nhiều phương diện.

Theo như ông tiết lộ một cách đầy thành kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch, bà lau nhà bóng và bà đi chợ rẻ. Bà còn đối xử tốt với chó, mèo …. Em xin thú thực , tất cả các phương diện đó, em đều thua bà. Khi em nấu món canh, ai cũng nghĩ là món xào. Khi em rửa bát, tốt nhất lúc dùng nên rửa lại. Khi em lau nhà hay quét nhà, em để cái đống rác chỗ nọ chỗ kia. Chợ duy nhất em đi là chợ mỹ phẩm. Còn chó mèo, em chỉ nuôi chúng trong tranh.
Nhưng ông vẫn thích em. Tiện đây xin tiết lộ: thời gian thích không hề ngắn, cường độ thích không hề yếu và chi phí thích không hề thấp. Bà kinh ngạc. Bà không tin ư? Bà nhớ rõ ông vẫn về nhà, vẫn ăn cơm tối, vẫn lịch sự với bà v.v.. Bà cảm giác chả có khe hở nào để em lọt vô cái pháo đài do bà xây dựng, canh gác và tuần tra.

Bà nhầm.
Em xin phép không đi vào chi tiết. Em chỉ nói một cách văn học rằng, không có gì ngăn cản được con tim. Nhất là một con tim già lao về một con tim trẻ. Như trên đã nói, em thua bà về một tỷ thứ. Ðúng một tỷ thứ, chả bớt phần nào. Nhưng, em lại hơn bà hai tỷ.
Bà sẽ gầm lên. Bà sẽ quát: hơn ở chỗ nào?

Thưa bà, những thứ em hơn lại vô cùng vớ vẩn. Em thành thật tin thế. Nhưng đàn ông, tiếc thay, lại không tin.
Em biết chớp chớp mắt. Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người. Em biết đánh vào lưng ông, hay đánh ở chỗ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi chỗ khác. Em biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn lằn.
Cái gì em cũng ngạc nhiên và nhờ ông giải thích. Em tin ông là vô địch về trí thức, về thể thao, và luôn thể hiện lòng tin ấy ra mồm. Mỗi lời nói của ông, với em, đều là chân lý. Em khâm phục khi ông uống bia. Em kiêu hãnh lúc ông châm thuốc lá. Em ngồi nép mình khi ông tụ tập. Em lo lắng nhưng chẳng bao giờ tra hỏi lúc ông đi khuya. Và, quan trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ, môi em đỏ và chân em chả khác chân dài. Em mặc váy hồng, em thắt nơ xanh và em dùng dầu thơm của Pháp. Nước Pháp, chắc bà cũng biết, vô địch về các loại dầu thơm.

Khi ở bên ông, em không ngốc và không tham lam như các phim truyền hình quay vội vàng mà bà vẫn xem đâu ạ. Chúng em không hề bàn về tiền bạc. Hai người đều mơ tới ánh trăng, tới những khát vọng chưa thực hiện và đều thích nhìn sao trên trời. Hai người có thể xung đột vì một bài thơ, giận dỗi vì một bức tranh và bỏ ra về vì một bông hoa bày không đúng cách ( trong khi ông và bà giận dỗi vì một mâm cơm, cãi nhau vì hoá đơn tiền điện và ra khỏi nhà vì chậu quần áo chưa phơi).

Thưa bà,
Ðấy, em tới ông, ông tới em là như thế đấy. Nó thanh cao thì em không dám nói, nhưng nó cũng chẳng phàm tục như sách vụ án viết đâu. Em xin bà hãy mừng vì điều đó.
Tuy ông phạm tội nhưng tội ấy còn sang. Bà hãy tự an ủi như thế. Tại sao em viết thư này? Tại vì em xin trả lại ông cho bà. Chúng em nhất trí cái gì đẹp thì phải ngắn và chúng em đã ngắn đủ dài. Toàn bộ sự tinh tế của tình yêu nằm ở chỗ này, và bà không biết được.

Xin bà hãy dang tay đón ông về. Em lấy danh dự thề rắng, ông không sứt mẻ quá nhiều, đơn giản vì ông có còn nhiều đâu mà sứt mẻ. bà hãy coi ông như vừa sau chuyến du lịch mạo hiểm trở lại nhà. Cần chở che và sẵn sàng che chở.
Em đi đây. Cuộc sống là khám phá và em thích khám phá nhiều nơi. Bà đừng trách em. Bà cũng đừng tự trách mình. Khi em bằng tuổi bà, em cũng chả hơn gì bà đâu.
Chúc bà vui khoẻ.

========@========



THƯ CỦA BÀ VỢ GỬI BỒ NHÌ



Thưa cô,

Tôi đã đọc thư của cô một cách bình tĩnh. Đúng như cô đã nói, ở tuổi tôi và ở địa vị của tôi, sự bình tĩnh luôn luôn có thừa.

Này cô, Việc chồng có bồ nhí khiến tôi ngạc nhiên. Đó là cảm giác đầu tiên, và thành thật với cô, nó hơn cả cảm giác căm phẫn.

Vì sao vậy?
Thưa cô, vì tôi tin chắc rằng lão ( hãy gọi sự vật với đúng tên và đúng tuổi của chúng cô nhỉ) đã đuối sức rồi, nói một cách chắc chắn, một cách không có gì phải bàn cãi cả.

Khi viết thư cho tôi, cô có vẻ tự đắc pha chút hả hê. Cô cảm thấy mình giật được từ tay bà khác một mỏ vàng, và mình có những phẩm chất rất khác thường nên mới gặp may như thế.

Cô nhầm thảm hại quá, cô ơi!

Quả thật lão là một cái mỏ. Hay nói chính xác hơn, đã từng là mỏ. Điều ấy cách đây ba mươi năm về trước, cả thành phố đều phải công nhận chứ đâu cần phải một cô gái có trí tuệ siêu việt gì.

Nhưng trên, trong và dưới cái mỏ ấy, tôi đã đào, đã cuốc, đã đẽo, đã nổ mìn, khai thác rầm rộ, quy mô mấy chục năm.

Và giờ đây, mỏ chỉ còn khung, còn lai sự hoang tàn. Chỉ có đôi mắt ngốc của cô, chỉ có cặp môi dại của cô và chỉ có tí não khờ của cô mới không nhận ra điều đó.

Cô vớ được lão, khi tôi trong một chừng mực nào đó, đã mặc cho lão tự do. Cho lão có cảm giác sổng chuồng. Đàn ông sống bằng ảo tưởng cô ạ, và nuôi dưỡng cái ảo tưởng đó một cách khéo léo là nhiệm vụ của phụ nữ chúng ta.

Tôi không vui gì khi lão có bồ. Nhưng chớ nói rằng tôi quá hoảng sợ vì điều đó. Tôi quá hiểu đứa khác sẽ được bao nhiêu trong khi mình đã vớ bao nhiêu. Phần của cô, hỡi ôi, thật là thảm hại.

Cô khéo là ngây thơ và nhí nhảnh. Cô té xỉu khi gặp thằn lằn và ngã lăn ra khi gặp tắc kè. Dạ thưa cô, khi bằng tuổi cô, tôi cũng ngây thơ như thế. Nhưng lúc này, gặp hai của đấy, tôi chỉ đập một cái cho bẹp dí là xong.

Rồi cô khoe là cô biết chợp mắt, biết ngả đầu và biết cười he hé nghiêng nghiêng. Ôi dào, những trò đó ngày xưa tôi làm mãi. Và bây giờ vẫn có thể làm, thậm chí còn làm hay hơn cô ấy chứ. Nhưng vì mục đích gì, gặt hái gì khi mọi thứ đã no nê? Cô nhìn lão trong quán cà phê hạng sang. Trong com-lê và cà vạt đắt tiền. Còn tôi có khá nhiều dịp (nhiều hơn cả cần thiết) nhìn lão trong quần đùi rộng, trong áo may ô chả hiểu là màu gì.

Và tôi cam đoan rằng, cái tôi nhìn mới là cái thật. Cái cô nhìn là giả. Cô thừa biết thế, chẳng qua cô đang tự dối mình. Cô chê tôi chỉ biết rửa bát, nấu cơm. Cô thương tôi vì tôi chỉ chăm chăm lo cái nhà sạch bóng. Nhưng tôi lại thích vậy. Vì đấy là nhà tôi và lão chỉ có nửa phần. Còn lão có bóng hay không, có sạch hay không, lão phải tự lo. Tôi còn bận lo cho bản thân mình.

Tôi không chúi mũi vô bếp như cô tưởng và như lão tưởng chút nào. Tôi say mê đánh bài. Tôi nghiện làm đầu và giũa móng tay. Tôi ham thích "tám" và hăng hái đi chùa. Tôi khoác áo lụa mỡ gà, khoác vòng cẩm thạch và tôi sắm đủ cho mình (bằng tiền lão, dĩ nhiên!).

Còn việc cô ngắm trăng cùng chàng, đọc thơ cùng chàng hay đốt nến cùng chàng thì xin cô hãy cứ tự nhiên. Những thứ vớ vẩn và phù du đó ngày xưa tôi cũng nghĩ là ghê gớm lăm. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra chúng suốt đời loanh quanh như thế, và chả có lợi ích gì. Chúng chỉ như hạt tiêu rắc vô bát phở, không hề bổ béo, chỉ khiến nó dậy mùi. Mà mùi thì tôi đã chán. Chán không phải do tâm hồn tôi cằn cỗi, mà là do đã quá đủ rồi!

Cuối thư cô cho biết đã chuồn ra khỏi lão, hoặc lão đã chuồn ra khỏi cô. Tôi chả hiểu ai thoát được ai. Nhưng chắc chắn là tôi suýt thoát. Tiếc quá. Giá mà lão đi với cô, giá như lão ảo tưởng về sức mình thì tôi đã có cơ hội tuyệt vời để lại được tung tăng.

Tôi tin chắc mình tung tăng chả khi nào muộn, khi mình kiêu hãnh, mình không nghèo khó và mình có sự mặn mà.Những thứ đó cô còn lâu mới đạt tới, cô bé đáng thương ơi!

Cô yên tâm. Tôi sẽ đón lão về. cáo chết còn quay đầu về núi, trong khi lão chả phải là cáo, lão là người. Tôi cũng chả giày vò, chả đay nghiến chi đâu. Tôi không phải hàng tôm hàng cá. Tôi chỉ cười khẩy mà thôi. Một nụ cười mà đã làm lão nhớ đến cả chục năm.

Chúc cô may mắn trên con đường chinh phục các lão khác. Thế gian chả thiếu ông già. Cô cứ việc xông lên. Chào cô.

DIỄM BÀ




THƯ CỦA ÔNG CHỒNG GỬI VỢ VÀ BỒ NHÍ

Hai bà thân mến!

Tôi đã đọc thư của bà nọ gửi cho bà kia. Tại sao tôi đọc được ư? Tại vì khi các bà cả đời theo dõi tôi, rình rập tôi, chả lẽ không có phút nào tôi theo dõi lại.

Đọc xong hai bức thư, tôi hơi buồn. Dù cố tỏ ra lịch sự, để xứng đáng với bản thân mình và xứng đáng với tôi, nhưng các bà vẫn vênh váo và công kích lẫn nhau. Bà nọ coi thường bà kia, cho bà kia là nạn nhân của mình.

Thưa các bà.
Có một điều chắc chắn hai bà không chịu hiểu: chính tôi mới là nạn nhân của hai bà. Cả thể giới biết điều đó. Cả nhân loại tiến bộ lên án điều đó.
Ai, nếu không phải hai bà, chỉ sau mười mấy năm, đã biến một chàng trai khỏe mạnh, đầy nhiệt tình, đầy sức sống như tôi thành một ông tuy chưa già (còn lâu tôi mới già) nhưng gầy yếu, còm nhom, sợ sệt?
Ai, nếu không phải hai bà, có lúc từng người một, ngày đêm tra khảo tôi, ép uổng tôi, vùi dập tôi?

Trong công cuộc tàn phá đời tôi, hai bà có rất nhiều điểm chung: cùng nấu ăn dở, cùng mua cho tôi những chai bia dở và cùng bắt tôi đi coi những bộ phim dở.

Nhưng hai bà, mỗi người đều có những đặc điểm riêng. ghê rợn. Bà đầu tiên thích xuất hiện trong nhà với bộ đồ nhàu nát, với tóc rối bù cùng với đôi dép chiếc nọ chiếc kia. Bà sau này xuất hiện nơi công cộng với quần soóc chật căng, với áo thủng ở lưng cùng với mắt xanh viền đỏ. Cả hai thứ ấy đều giết tôi, đều nện tôi chí tử về mặt tinh thần.

Nếu bà thứ nhất sểnh ra lại chạy tót sang hàng xóm, nghe thiên hạ kể về chồng thiên hạ, sau đó tự khai báo về chồng mình, thì bà thứ hai sểnh mắt ra là phóng thẳng tới quán cà phê, nghe thứ nhạc cả thiên hạ nghe tuy chả đứa nào hiểu được câu nào.
Nếu bà thứ nhất đay nghiến tôi bao giờ về thì bà thứ hai hỏi tôi bao giờ đi. Nếu bà thứ nhất kêu rằng tiền điện, tiền ga đã tăng thì bà thứ hai than son môi và phấn hồng sao không giảm giá. Nếu bà thứ nhất khảo tôi về tiền lương thì bà thứ hai khảo tôi về quà tặng. Cả hai bà, trong một phạm vi nào đó, đều lái tôi và đối xử với tôi như thể tôi là giám đốc nhà băng.
Cho nên không lạ gì, cho tới tận phút này, nhiều lúc tôi ngạc nhiên là mình còn sống. Hoặc mình chưa ngồi trên chiếc xe lăn. Nhưng tôi cảm thấy rất rõ ràng, cái giờ phút đó cũng chả còn xa nữa.

Đọc tới đây, chắc hai bà sẽ hỏi: Khổ như vậy sao ông (bà thứ nhất gọi ông) và sao anh (bà thứ hai kêu anh) vẫn đèo bồng?
Khổ quá. Câu hỏi đó, chính tôi cũng thường tự hỏi mình. Và tôi cũng mang ra hỏi bạn bè tôi, tức mấy gã đàn ông khác. Số phận của chúng cũng chả hơn gì. Và bọn tôi đành kết luận thế này: cái kiếp đàn ông nó thế!

Nhân đây cũng nói luôn, kiếp đàn ông thật ra là kiếp vô cũng khổ cực. Nhiều khi chả khác nào con ngựa, con trâu (chẳng hề được như con dê mà dân gian vẫn nói).
Đàn ông sinh ra là để đàn bà lợi dụng, bóc lột (đôi khi bóc lột còn thô bạo hơn cả cướp bóc), đè nén và hành hạ. Đàn ông sinh ra là để đàn bà sai đi mua đồ, sai lái xe, sai trả tiền, sai đón con, sai luôn cả việc...đi ngủ.
Trong cái bể khổ mênh mông, bao la đó, sự khổ vì bồ nhí cũng chả nổi bật bao nhiêu. Nó chỉ được gom chung vào nỗi khổ vì các bà. Đã là các bà thì một bà, hai bà hoặc ba bà cũng thế thôi!

Hai bà thân mến,
Giờ đây tôi đã tỉnh ra rồi. Tôi xin hai bà tha cho. Tôi không còn sức nữa.
Kể từ giờ phút này tôi là một gã trai vô hại. Từ bỏ mọi mưu mô. Tôi ăn cơm nhà, tôi ngủ giường nhà. Tôi nuôi một vài con chim, mua vài hòn non bộ, sắm mấy giò phong lan. Tôi mở tivi xem tiết mục Thầy thuốc gia đình. Tóm lại, tôi hoàn lương toàn diện.
Hai bà đừng xỉa xói nhau nữa. Đừng so bì nhau nữa. Tôi đã đầu hàng. Tôi đứng giữa hai phe. Tôi xin ngừng bắn.
Bà nào định đi đâu, cứ đi. Bà nào đang ở đâu, cứ ở. Tôi cũng thế. Tôi xin một phút bình yên. Tha cho tôi đi nhé.

TƯ MÉO MÓ

                              (Tư liệu từ blog của Nghi Xuân)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MỘT BỮA ĂN


                   Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn
       1.
Lúc còn nhỏ, mẹ thường dạy chúng tôi đường ăn nết ở bằng các câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của cha ông từ bao đời. Chẳng hạn xoay quanh động từ “nhai”: muốn con cái chăm chỉ lao động, tự lực cánh sinh, không trông chờ, ỉ lại vào người khác, mẹ bảo: “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” . Sáu anh chị em chúng tôi ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Vì vậy, mặc dù bố mất sớm khi cả sáu đứa con đang học hành dang dở, cuối cùng chúng tôi cũng tự vươn lên trong học tập, lao động, tạo dựng cho mình một cuộc sống không đến nỗi nào…
       Muốn tạo cho các con có thói quen cẩn thận, kỹ càng trong công việc, mẹ dẫn câu tục ngữ: “Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Anh chị em chúng tôi, người trong quân ngũ, người làm giáo viên, người làm bác sĩ, người làm bưu điện… ai cũng được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá là nghiêm túc, có trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
        Muốn tạo cho các con hành vi đẹp trong khi ăn uống, bên cạnh câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, mẹ thường dẫn câu: “Ăn chậm nhai kỹ”  kèm theo lời nhắc nhủ: “Các con khi ăn không  nên  nói chuyện, mất vệ sinh lắm!”Mọi lời dặn của mẹ,tôi khắc ghi trong lòng. Riêng lời nhắc nhủ không nên nói chuyện trong khi ăn uống, từ khi lấy chồng, tôi rất khó thực hiện.
2.
Chồng tôi mồ côi cha mẹ từ tấm bé nên rất ưa sống tình cảm.Mỗi buổi đi làm về, anh hồ hởi kể cho tôi nghe biết bao câu chuyện vui buồn từ ngoài đường đến công sở. Không muốn làm mếch lòng anh, tôi chăm chú lắng nghe anh nói. Lúc đi nghỉ rồi, tôi mới nhẹ nhàng bảo chồng:
      - Chồng à, em rất thích nghe anh nói chuyện. Nhưng  mẹ  dạy: “Khi ăn, không nói chuyện riêng, mất vệ sinh lắm!” .
       Chồng “Ừ” mà nét mặt buồn thiu. Lặng đi một lát, anh khẽ khàng nói: “Em à, vợ chồng mình đều đi làm ngày tám tiếng, rất ít thời gian được nói chuyện với nhau. Lẳng lặng ngồi ăn mà không nói được câu nào với nhau thì đến stress mất !”.
      Nghe chồng nói và nhìn vẻ mặt tội nghiệp của chồng, thương quá! Thôi, mình đã ra ở riêng rồi, chiều ý chồng, không nghe lời mẹ riêng điều này cũng không quan trọng lắm! Lâu dần, thành thói của đôi vợ chồng trẻ. Con trai, con gái lần lượt ra đời. Thành thói quen của cả gia đình. Mất vệ sinh thì đương nhiên rồi. Song vui. Vợ chồng con cái hết giờ đi làm về, không chỉ mong được ăn bữa cơm ngon, mà muốn uống hết cốc tình nồng ấm sau bốn giờ xa cách. Hết giờ làm ào về nhà, nhìn mặt chồng, mặt con trai, con gái, ai vui, ai buồn là biết ngay. Rồi cùng xăng xái vào bếp, người vo gạo nấu cơm, người nhặt rau, thái thịt, người lau chùi, quét dọn. Rồi tranh thủ kể cho nhau nghe bao sự việc mắt thấy tai nghe ngoài đường, trong cơ quan, trường lớp. Kể chưa xong, ngồi vào bàn ăn, san sẻ tiếp.
         Khách - bất kể là bạn của bố mẹ hay con trai, con gái - một lần đến ăn cơm cùng gia đình là nhớ mãi, đi đâu cũng nhắc: “Đến nhà ấy không phải để ăn tiệc, uống rượu mà để uống cái tình hiếu khách, tình cảm trân trọng yêu thương nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Bữa cơm tràn ngập tiếng cười. Tràn ngập niềm vui”. Lời khen chân tình đó thật không dễ gì mua nổi. Thời buổi bây giờ, mấy ai thiếu đói, khát rượu thèm thịt nữa. Người ta quý mến nhau là quý mến ở cái tình, cái nghĩa. Khối người giàu có, sang trọng, mời gẫy bát, gẫy đũa mình cũng chẳng muốn đến. Thống nhất với nhau quan điểm đó rồi, bất kể khách của bố mẹ hay khách của con, cả nhà cùng xúm xít trổ tài chế biến các món ăn và bày biện thật là đẹp mắt. Khách vui. Chồng  vui. Vợ vui. Con trai vui. Con gái vui. Hạnh phúc đơn giản như thế đó!
      3.
Bạn bè bảo nàng may mắn vì sinh ra trong một gia đình hạnh phúc ấm êm. Nàng tự hào về bố mẹ và ngôi nhà của mình, bữa ăn nào cũng chật ắp tiếng cười. Anh em nàng, dù đi đâu có chuyện bực mình hay có những vướng mắc trong công việc không biết san sẻ cùng ai, cứ về nhà là như được sẻ chia giữa những ánh mắt cảm thông và câu chuyện dài bất tận bên bàn ăn. Có lúc cháu nàng (mới lên ba) ngô nghê nói một câu với chị dâu, cả nhà cười nghiêng ngả vì ngộ nghĩnh trẻ thơ ấy.
       Sớm nay đi học về, anh bảo nàng:
     - Nhà anh tổ chức ăn mừng vì mới thắng thầu, em đến nhé! Hôm trước ra mắt mẹ chưa nói chuyện với em được nhiều, nhân dịp này trổ tài với mẹ chồng tương lai luôn.
      Nàng “Hứ!”, nhưng ánh mắt lại nhìn anh tha thiết. Nàng yêu anh ngay từ ngày đầu ra trường đi làm. Nàng mong rằng nàng và anh rồi cũng như bố và mẹ, hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Anh có nhiều nét giống bố nàng: chín chắn, cương nghị, quyết đoán…
      Taxi dừng lại ở cổng một doanh nghiệp lớn. Nàng ôm bó hoa tươi và khệ nệ  xách một làn quả bước xuống. Anh đi làm về muộn nên nàng phải tự đến sớm một chút, ở nhà mẹ nàng dặn: “Con gái đến ăn cơm ở nhà bất kỳ ai đều phải biết giữ ý tứ”.
      Bước vào phòng khách, nàng không được đón đợi như nàng tưởng. Đặt bó hoa và quả ở chiếc bàn phụ kê bên cạnh ghế, nàng xuống bếp chào bố mẹ anh. Ừ hử trả lời qua loa, rồi mẹ anh xoay qua bỏ thịt quay vào lò vi sóng, bố anh khệ nệ nhấc nồi thịt luộc lên bếp. Hai đầu bếp giỏi nhất thành phố đang thành thạo băm, chặt. Nàng bỗng thấy chân tay mình thừa thãi chẳng biết để vào đâu. Thấy bác gái quay ra giã hạt tiêu làm gia vị, nàng lúng búng:
- Bác… à… để cháu cùng làm cho vui.
    Bà liếc nhìn nàng, ánh mắt sắc lạnh buốt dọc xương sống, cụt lủn đáp:
- Ừ!
      Nàng có cảm giác không gian trong căn bếp rộng rãi, sang trọng như đã quánh đặc lại. Những giờ phút nặng nề kéo dài đến tận khi có tiếng “7 mâm” y chang tiếng bà chủ quán trong các bàn nhậu. Rồi nàng cũng lật đật cùng mọi người sắp bát sắp đũa.
       Nàng được xếp cùng mẹ, cô, dì, chị, em nhà anh. Anh về muộn, ngồi mâm trên cùng các bậc cha chú. Không quên nháy mắt với nàng một cái. Mâm cơm khá tươm tất, hai chú lợn “cắp nách” được chế biến công phu dưới tay các đầu bếp bậc thầy. Thịt lợn quay vàng ruộm, giả cầy thơm phưng phức, thịt luộc mềm, béo ngậy… Nàng khe khẽ cất tiếng mời cơm. Im lặng đáp lời nàng làm tim nàng bất chợt dâng cơn se thắt vì xấu hổ, cơn tức ngực chưa qua nhưng nàng cố nén. Nàng phải tỏ ra tự nhiên ở nhà anh chứ, trước sau gì nàng chẳng là người trong cái nhà này? Thầm nghĩ, nàng nhấc đôi đũa nặng trịch, hướng về đĩa thịt quay, miếng thịt thơm ngon vừa đến cổ họng, nàng chợt nghe những tiếng nhai rau ráu cất lên tứ phía. Những cái miệng trơn tru mỡ, những tảng thịt rít rịt từng kẽ răng, nước bọt tứa đầy hai mép… Nàng bất chợt thấy buồn nôn. Miếng thịt lọt qua cổ họng nàng, ớn lợm.
      Nàng chia tay anh ngay sau bữa cơm đáng nhớ ấy. Không phải vì nàng đã hết yêu anh, mà vì nàng biết mình không thể sống nổi trong không gian quánh đặc đến nghẹt thở ấy. Và vì một lý do khác nữa, vì nàng không thể đối mặt với anh, âu yếm hôn đôi môi mà chỉ cần nhắm mắt nàng cũng tưởng tượng ra cảnh anh nhồm nhoàm ăn uống, y hệt những người nhà của anh. Những tiếng nhai đuổi theo nàng cả trong những cơn ác mộng…
  
29/8/2012  
BÙI THỊ SƠN
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

“BÍCH CÂU THƠ 1”- LẴNG HOA ĐẦU MÙA CỦA 10 TÁC GIẢ
[co lor=purple][/color]
 “Như thể là hương, như thể là hoa…một sân chơi nhỏ, một bàn tròn
thơ gọn nhẹ không mấy ồn ào. Ấy là Bích Câu Thơ, tập hợp 10 cây bút tâm đầu ý hợp, bỏ quên tuổi tác lại phía sau để đến với thơ, yêu thơ, thăng hoa thi tứ. Ngày 28 hàng tháng là ngày sinh hoạt thường kỳ. Mười cây bút nhóm Bích Câu, cách đây chưa lâu từng là những dược sĩ, bác sĩ, nhà giáo: họ hợp nhau về cách cảm, cách nghĩ trước sự đời, lẽ sống mà nên một sân chơi tao nhã. Sau một năm bên nhau sáng tác, mỗi người đều  “ gặt hái ” được một chùm thơ để hôm nay trình làng lẵng hoa chung mùa đầu.

Tất cả đều đã có bề dày sáng tác văn chương, sáng tạo thơ ca.
Bác sĩ Đinh Nhật Hạnh: Với bốn tập thơ; bác sĩ Phạm Công Hội: Chín tập thơ; lương y Phùng Gia Viên: Ba tập thơ đã xuất bản. Còn lại mỗi người đều có tập thơ in riêng,  in chung, các chùm hơ in trên báo chí trung ương và địa phương.

Ngày 28 tháng 2 năm 2009, Bích Câu Thơ vừa tròn một năm ngày
thành lập, xin tặng bạn bè tác phẩm : BÍCH CÂU THƠ- TẬP 1.”(Lời tựạ tập thơ BÍCH CÂU THƠ của 10 tác giả- NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN-2009).


15.9.2012  
Bùi Thị Sơn
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

“BÍCH CÂU THƠ 1”- LẴNG HOA ĐẦU MÙA CỦA 10 TÁC GIẢ
[co lor=purple][/color]
 Tôi đã thức trọn đêm, đọc đi đọc lại và suy ngẫm về những
thông điệp 10 tác giả cao niên  gửi gắm trong “lẵng hoa chung mùa
đầu”này. Đề tài tập thơ khá phong phú, đa dạng nhưng lắng lại trong
lòng người đọc là những nghĩ suy trăn trở, những trải nghiệm cuộc đời của những người đã qua và đang cận kề bước tới lứa tuổi “cổ lai hy” mà còn nặng lòng yêu thơ, yêu đời, yêu người tha thiết…

Hai tác giả lớn tuổi nhất là bác sĩ y khoa Đinh Nhật Hạnh và
bác Phạm Công Trợ- chuyên viên cấp Bộ, cùng sinh năm 1929.
Tôi rất tâm đắc với những câu thơ trải nghiệm sâu sắc của bác Đinh Nhật Hạnh:

“Khoanh tay ngồi ngẫm sự đời
Đoàn La- Hán- tượng vẫn ngồi, ngàn năm
Ngàn năm ! Sáng mấy vạn Rằm
Mà sao Bể khổ vẫn đằm Mười phương?”
                   (Nỗi đau La Hán)

“Nhiều cây đa, cây đề rỗng ruột, khinh bạc
             Ngơ ngác, giật mình
             Dụi mắt, không tin!
              Nhìn,
Những ngọn Chò vùn vụt
              Vun vút chọc trời,
                                      Lên!”
                              (Rừng)

“Thương thân sâu rượu! Say ngờ tỉnh
Tiếc những vần thơ ! Thiếu lại thừa…”
                              (Ly rượu vọng)


Những ẩn dụ thâm trầm kín đáo của tác gỉả khiến người đọc liên tưởng tới loại người  sống an phận thủ thường, suốt đời chỉ nghĩ, chỉ than mà không hành động nên chẳng  cứu rỗi nổi ai; loại người tham quyền cố vị,  càng sống lâu càng rỗng tuyếch, chẳng dám thừa nhận “Hậu sinh khả úy”, loại người  sống nhàn nhạt, vô hồn, ngộ nhận… chẳng làm được điều chi có ích cho đời…
Về hưu rồi, đâu phải chỉ ngồi an hưởng thú vui tuổi già? Nỗi đau nhân tình thế thái, nỗi trăn trở thương đời vẫn trở đi trở lại trong thơ
người bác sĩ giàu lòng nhân ái ấy…
Bác Phạm Công Trợ viết:

“Nằm buồn  mà đếm ngón tay
Đếm đi đếm lại cả ngày có năm
Đếm rồi vẫn tưởng rằng nhầm
Đếm đi đếm lại có năm rõ ràng”
                    (Đếm ngón tay)
Mới đọc qua tưởng chẳng có gì- người già lại trở về trẻ thơ ấy
mà… nhưng càng ngẫm càng thấm cái ẩn ý sâu xa tác giả ngầm nói sau cái việc “đếm ngón tay” tỉ mẩn, lạ lùng ấy thông qua biện pháp tu từ hoán dụ. Rồi nữa:

“Muốn lên chất vấn chị Hằng
Gốc đa trên ấy một thằng Cuội thôi
Mà sao ở dưới gầm trời
Bao nhiêu là Cuội quậy người trần gian”
                      (Cuội)

Bằng biện pháp nhân hóa, những câu thơ như thật như đùa khiến người đọc phải cười, mà cười ra nước mắt!
Và một sự cảm thông sâu sắc với nữ sĩ tài sắc mà duyên phận bạc bèo Hồ Xuân Hương thông qua một bài thơ Đường rất chỉnh âm chỉnh ý, chỉnh vần:

“Lập lờ thi tứ thanh hay tục
Lắt léo ngôn từ đục hóa trong
Diễu cợt nhân tình cho hả dạ
Cười đùa thế sự để khuây lòng”
                  (Thưa bà chúa thơ Nôm)

Bác sĩ y khoa Phạm Công Hội (sinh năm 1937) nói đến vấn đề lớn lao về quốc gia, lãnh thổ  bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, giản dị mà hiển nhiên như một chân lý:

“Ta ngược lên cùng trời
ở nơi không cột mốc
Sự phân chia là dòng sông trong vắt
Tự bao đời vẫn rạch ròi ngăn.”
                    (Lên bản địa đầu)

Nỗi niềm bâng khuâng, man mác, dự cảm se sắt hiu hiu buôn khi sắp tiễn biệt thu:

“Lại sắp thu đi, Hà Nội ơi
Sầu đông thay lá, lá sầu rơi
Mở ô cửa sổ trời mây đục
Những cánh nhạn thưa về cuối trời”
                                  (Thu đi)

Niềm hoài tiếc một thời gian khổ thiếu thốn mà nồng ấm tình hàng xóm láng giềng nơi phố thị:

“Nước sôi hào một phích
Rổ bắp luộc hơi bay
Ấm trà xanh nghi ngút
Chiếc điếu cày truyền tay”
                       (Một thời thân thương)

Những vần thơ tả thực mộc mac, giản dị mà ẩn chứa tình yêu quê hương đất nước, con người sâu nặng biết bao! Bác sĩ y khoa Phạm Sán và PGS.TS Y học Lê Đình Công cùng sinh năm 1938, cùng sinh hoạt trong CLB Bích Câu Thơ nhưng  thơ mỗi người mang một phong cách riêng theo  một nguồn cảm hứng riêng không trộn lẫn với ai. Bác Phạm Sán luôn có cái nhìn cảm thông với những con người lao động nghèo khổ thông qua các bài thơ Đường luật:

”Chất nặng đầy xe mía bán rong
Mồ hôi mặn chát tắm lưng còng
Ra đi ướt sũng trong lòng mía
Trở lại khô giòn bãi vỏ không
Ước vọng vơi xoong trưa bữa gạo
Mơ nhìn chặt bụng tối khoai dong
Con còn bé quá phong phanh áo
Vợ lưỡng quyền dô mắt trũng tròng”
                  (Anh học trò bán mía)

Và đây:

“Chạy chợ mò sông kín mỗi ngày
Trường quê bụi phấn bám đầy tay
Sang ngang bến muộn đò thêm chuyến
Gió lộng lều sông sóng nước lay”
                    (Mưu sinh)

Và đây nữa:

“Tản Sơn ba mống giương cao
Hớt mây trời thả mãi vào Đà Giang
“Bán than” chồng vợ sang trang
Đa tình làm khách dọc ngang xứ Đoài
“Ngựa người- người ngựa“ những ai
Gom mồ hôi đổ Suối Hai tràn bờ.”
                 (Lan man xứ Đoài)

Người đọc tưởng như trông thấy những cảnh ngộ đau xót ấy diễn ra ngay trước mắt mình…Thơ bác Lê Đình Công mang nét hóm hỉnh , lạc quan mà ung dung tự tại của một người trí thức có tâm và có tầm:

“Bảy mươi, hề! Bảy mươi
Thoáng một chút tự cười
Khi nghe người: “chào cụ !”
“Cụ” rồi sao?”

Mình thấy mình vẫn thế:

”Ngực vẫn xốn xang
Đầu vẫn mải mê suy nghĩ…
nỗi đời.

Thôi thì đừng làm duyên cho anh nữa
Em ơi
Tóc có trắng nhưng lòng ta chẳng bạc
Cứ để trên đầu mây trắng trôi
Mây trắng thênh thênh
Một nụ cười”
                    (Tự trào)

Có những lúc, con tim người nhói đau nỗi đớn đau nhân tình thế thái:

Bớ…thằng Hai, thằng Ba, thằng Tư…
Khôn thiêng ở mô
Về nghe má biểu:
Ngày xưa
Tụi bay báo hiếu
Đánh giặc giành đất cho dân
Bây giờ chưa ấm bàn chân
Đất thành sân gôn, zì- zọt(resort)
Hồn về mai mốt
Theo má di dân!

Lẩy bẩy trước sân
Chiều xiên nắng quái
Bóng má đổ dài
Ôm mảnh đất thiêng”.
                (Lời thiêng của má)

Đau đớn, xót xa, uất hận dâng trào. Sao người ta nỡ…?
Từng trải qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc, các bác là người hiểu hơn ai hết nỗi đau này đâu của riêng ai? Đến với Thơ không phải tìm nơi du dương thả tâm hồn bay bổng, quên hết sự đời. Người cầm bút- dù là nghiệp dư- phải có cái tâm trong sáng, biết đau nỗi đau của nhân dân:

“Tránh bão đời
Tôi trốn vào thơ
Mà thơ…nào có bình yên!

Những con tim biết đau
Thường không nơi ẩn nấp!”
                 ( Không nơi ẩn nấp)

Cùng  sinh năm 1939, kém bác Phạm Sán và bác  Lê Đình Công có một tuổi nhưng tôi vẫn gọi nhà báo Hoàng Xuân Họa  (bút danh: Hải Xuân, Phú Cát) và nhà giáo Nguyễn Bình (bút danh: Lý Viễn Giao) bằng anh là bởi cái tình thơ giao lưu trên Thi viện.nét. Nhờ tình bạn vong niên với hai anh, tôi được biết giữa Hà thành hoa lệ có một Câu lạc bộ mang tên Bích Câu Thơ tọa lạc ngay cạnh đền Bích Câu (Phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội). Thơ anh Hoàng Xuân Họa  trẻ trung, lãng mạn , hào phóng:

”Tôi ngồi trên núi để say
Cả hồ Thủy điện ngất ngây như mình
Tôi - một trái núi đa tình
Ra về muốn cắp Hòa Bình về theo.”
             (Tôi- một trái núi đa tình)

Thông qua  phép tu từ  ngoa dụ, anh thể hiện liên tưởng độc đáo, táo
bạo, rất riêng  và… rất đàn ông  :

“Ngực em chót vót Ba Vì
làm tôi chết đứng một thì trẻ trai”
                    (Áo Mường)
Bên cạnh những  bài thơ trữ tình viết theo thể thơ truyền thống nhịp
nhàng, duyên dáng của anh, tôi rất tâm đắc với những bài anh viết về
thế sự bằng thể thơ tự do phóng khoáng:

“Cháo lú  bùa mê tràn tâm bão cuốn đêm say chảy
lá cúc tần trộn dầu Tây đánh gió linh hồn
giải cảm được đâu thêm nhiễm lạnh tinh thần
da bọc xương gày beo nhái bén
hớn hở vác ngày chạy tắt qua đêm
đĩa đèn dầu lạc lập lòe đòi sáng trưng cao áp
chân đất đầu trần oản quả bồng lai
rứt nắm cỏ nhai mong quên bớt dại khờ…”
                   (Đêm thao thức)

Những bài thơ thâm trầm như thế tôi thường  đọc và suy ngẫm  rất lâu… chỉ mong sao với tay chạm được một phần nào tư tưởng người thơ tôi từng hâm mộ. Thầy giáo Nguyễn Bình  mô phạm, lặng lẽ  mà đằm  sâu triết lý trong từng câu  chữ:

“Cứ để lặng yên trống đồng tỏa sáng
Đừng dóng lên âm hưởng của ngàn xưa
Hãy chắt nắng lời vọng ngân hào sảng
Lót bè trầm nâng khúc hát xa đưa”
                                    ( Trống đồng)

Nhà giáo ấy nhìn thiên nhiên, cảnh vật bằng đôi mắt họa sĩ, cái tai
nhạc sĩ và tấm lòng cuả thi sĩ:

“Trời xanh mịn như trang giấy
Lưới điện giăng giăng kẻ dòng
Đàn sáo ùa về chấm nốt
Bản nhạc ai vừa viết xong”
                                       ( Khúc xa xanh)

Thơ của thầy giáo dạy bộ môn tự nhiên hàm ngôn, súc tích. Nhất là
những bài anh viết theo thể thơ Hai Kư có sức gợi rất lớn:

“Giọt mưa chẳng đợi nhau
Những vần thơ loang loáng trôi mau
Riêng em chờ ướt sũng”
                                  (Chùm xanh Hai Kư)

Những vần thơ của bác sĩ y khoa Nghiêm Xuân Đức(sinh năm 1940)
thường mang âm điệu hoài cổ:

“Vua Lê trả kiếm Thần Rùa
Vua về Lam Sơn cày sâu cuốc bẫm”
                    (Ảo vọng Hồ Gươm)
“Trời sáng trong, sao nước hồ xanh đục
Ông Nguyễn Siêu rửa bút ở đây
Cái đài nghiên mực đen có còn đầy
Sao ông phải viết lên trời xanh thẳm?”
                     (Tự hỏi bên Hồ Gươm)

Hơn cả sự  đồng cảm hay tiếc nuối,  tác giả đưa ta trở về với hiện tại
để sống tốt hơn, đẹp hơn giữa đời thường. Một trong những bài thơ tôi tâm đắc nhất của bác sĩ  Nghiêm Xuân Đức là bài “Tóc mẹ”. Người bác sĩ đã từng đi muôn nơi, cứu bao người bệnh,
luôn nhớ về thuở ấu thơ mỗi lần bị ốm lại được bàn tay dịu dàng của mẹ xát lên lưng, đánh cảm bằng đồng tiền bạc, rượu gừng và tóc rối. Mái tóc thơm đen mượt mà hồi trai trẻ bố từng mê đã bạc dần theo năm tháng cứ day dứt mãi trong lòng tác giả:

“Mẹ xót thương màu bạc thành xám nhợt
Bệnh phong hàn đã nhiễm vào con
Con biết rằng bạc nào chẳng xám hơn
Khi ngâm rượu gừng. Nhưng con tin vậy
Bệnh phải lùi. Lẽ đời phải vậy.
Khi tóc mẹ ta áp da ta…”

Những câu thơ  không hề sử dụng một thủ pháp nghệ thuật tu từ nào mà vẫn làm nao lòng người đọc bởi tình mẫu tử sâu sắc, chân thành, bởi cái thật có lối đi riêng tới những tâm hồn đồng cảm. Và đây là lời thơ tiến sĩ dược khoa Nguyễn Văn Đồng(sinh năm 1945) viết về người liệt sĩ trẻ  vô danh ở Trường Sơn năm xưa:

“Mộ ai dưới mưa rơi
Tóc xanh biếc cỏ
Nhiệt huyết dồn hoa đỏ
Phiêu diêu đất trời.”
                              (Mưa Trường Sơn)

Những câu  tả thực, cô đọng và biểu cảm như thế thường trở  đi trở lại trong thơ của anh:

“Gập ghềnh xe lắc lay
Đường miềnTrung uốn lượn
Nắng rang cô muối mặn
Gió Lào quạt gừng cay”
                              (Miền Trung)

Trong số những bài thơ in chung ở tập sách này của anh, có một hình ảnh vừa tả thực vừa ẩn dụ về hoa quỳnh mà tôi rất thích:

“Chẳng nóng đợi người no mắt ngủ
Trông chờ ai thổn thức trăng vơi
Sương nhạt rượu, thơ khàn tiếng vạc
Òa canh ba cánh trắng bừng trời”
                  (Hoa quỳnh”

Động từ “Òa”, “bừng”  như  hai nhãn tự  làm sáng cả bài thơ, một tiếng reo ngạc nhiên thích thú trước vẻ đẹp trắng trong tinh khiết  của đóa quỳnh mỏng manh kiều diễm… Tác giả trẻ nhất trong “Bích Câu Thơ 1” là Lương y Phùng Gia Viên, sinh năm 1953, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tôi chưa có may mắn được gặp anh trong đời nhưng qua thơ, tôi biết anh là người thơ có tâm hồn nhạy cảm tinh tế:

“Tháng ba hoa gạo nở đầy
Tiếng chim rụng đỏ lối này hỡi ai
Chợ nghèo mỗi buổi sớm mai
Cùng em mua sắm lấy vài nhớ thương”
                                     (Tháng ba)

Sự chuyển đổi cảm giác thật là kỳ diệu! Người ta chỉ nghe thấy tiếng
chim chứ có ai nhìn thấy tiếng chim rụng có màu đỏ bao giờ?Thơ chấp nhận những liên tưởng tưởng chừng phi lí và chính cái đó làm nên nét sáng tạo độc đáo riêng của nhà thơ. Trước anh, ta đã nghe một câu thơ tả về tiếng chim thật tài hoa của nhà thơ Khương Hữu Dụng:

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”.
Tôi thích hình ảnh này của anh:
…”Cùng em mua sắm một vài nhớ thương”

“Nhớ thương” là một trạng thái tâm lí trừu tương không cầm nắm được nhưng qua mắt nhìn của người thơ, nhớ thương được cụ thể hóa gần gũi thân thương quá ! Chẳng phải “mua sắm” bằng tiền đâu mà mua bằng thời gian  “anh”  cùng “em”qua chợ nghèo buổi sớm mai trong vắt đó! Ta còn bắt gặp nhiều hình ảnh dộc đáo khác trong thơ anh như:

“Giấc mơ cháy xém
Chim gù tiếng đau”
             (Tạ từ)
“Anh nhìn sắc cỏ sương cười
Biết lòng nhẹ bớt chín mười đa mang
Cuối thu vị nắng say loang
Cầm lên tan giữa khẽ khàng lại thôi”
               (Cuối thu)

Thú vị thật đấy khi anh cảm nhận được “vị nắng say loang”, mà cái từ
ghép “say loang” thật là sáng tạo mới của anh, nghe là lạ nhưng lại
thấy thinh thích !
Trong đêm thu dịu dàng man mác, tôi nhắm mắt hình dung ra mười
gương măt thơ của các bậc cha chú,  bậc anh cả của tôi trong CLB Bích Câu Thơ- những người đã cống hiến tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình cho sự nghiệp xây đựng và bảo vệ Tổ quốc suốt mấy chục năm trường…Giờ tóc của những người thơ ấy ai cũng đã ngả màu sương khói nhưng tâm hồn họ còn rất trẻ. Họ yêu thơ, yêu đời, yêu người tha thiết ; họ  ghét thói giả dối, đê tiện, ghét những kẻ háo danh, tham lam, độc ác, chà đạp lên người dân nghèo lương thiện bởi hơn ai hết, bằng sự trải nghiệm cuộc đời, họ thấm sâu câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:
“Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”. Qua giao lưu trên blog và gặp gỡ ngoài đời, tôi nhận thấy các bác, các anh khiêm tốn lắm ! Họ không bao giờ tự nhận mình là những nhà thơ nhưng cuộc đời của họ  thực sự là những bài thơ Đẹp. Tôi xin mượn những câu thơ trong bài “Tiên lão sông Tô” của Nhà thơ- Đạo diễn Điện ảnh  Nguyễn Anh Tuấn để kết thúc bài viết này:

“…Những tâm hồn yêu đời và say thơ
Từng nếm trải nhiều gian nan, cay đắng
Lòng giữ gìn, chắt chiu những lẽ đời cao rộng
Để đi qua Thật - Giả, Đục và Trong…

Có dễ gì nhìn thấy cái mênh mông
Bị che khuất bởi hàng rào ích kỷ
Phải chăng, tuổi nào cũng cần hồn rất trẻ
Để lắng vào cái Đẹp của Vô cùng

Tôi yêu vần thơ của những trái tim không bị cỗi cằn
Không bị đầu độc bởi hoài nghi, cố chấp
Những thú chơi tuổi già lấp lánh tài hoa của ngàn đời dân tộc
Và thơ…những viên ngọc sáng ngời ngời”

15.9.2012  
Bùi Thị Sơn
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ›Trang sau »Trang cuối