Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [82] [83] [84] [85] [86] [87] [88] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hic! Tỉ cũng đã nhắn bạn Khoi Dinh Bang mấy lần trong thông điệp và cả trên diễn đàn về chuyện bài post trên diễn đàn phải là tiếng Việt có dấu và không viết toàn chữ in hoa, giải thích và chỉ chỗ cho bạn ấy tìm đọc vì sao bài đưa lên lưu trữ lại bị xoá nhưng chẳng thấy hồi âm. Hôm sau lại thấy bài bị xoá tiếp!:( Hình như bạn ấy không đọc và chưa nắm hết được mọi công cụ chức năng trên Thi viện hay sao ấy?
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tuantruong

Xin lỗi bạn, vì mắt mũi kèm nhèm nên không đọc được hết những quy định của web. Xin bổ sung tiểu sử của Trần Khiêm:

Trần Khiêm tên thật Trần Đức Khiêm, sinh năm 1989 tại Đắc Lắc, gốc Quảng Nam.

Năm 1999 về sống ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.

Làm thơ hồi 8 tuổi, gián đoạn một thời gian tới năm 2006 (bỏ học) tiếp tục làm thơ, phần lớn là lục bát.

Hiện nay đang ở Hà Nội.

Nhà văn Lê Thị Huệ đánh giá:

Một trong những dấu hiệu của một tài năng có thể sản xuất ra được những tác phẩm lớn là khả năng hóa thân.
Người sáng tác khéo léo hóa thân qua nhiều vai, nhiều chữ, nhiều nguồn cảm xúc, nhiều bối cảnh, nhiều tuồng, nhiều dự phóng…

Sự đa dạng và phong phú của tài năng làm cho tác giả dễ nhập ngôn và đánh lừa độc giả.

Mới đọc những bài thơ đầu tiên của Trần Khiêm gửi về cho gio-o, tôi tưởng đây là một … ông đầy tuổi nào đó … ẩn náu ở Gò Vấp, lâu nay chán đời … bây giờ gặp phải gio-o … và bỗng muốn làm thơ

Đến khi Trần Khiêm gửi ảnh và tiểu sử về để làm trang riêng Trần Khiêm trên  gio-o, tôi mới tá lả … tác giả chỉ vừa mới chớm … đôi mươi…  sinh năm 1989

Mới đôi mươi mà xúc động của chữ chảy ra như từ một tâm hồn già cốc … Ôi của hiếm!

Mới đôi mươi mà nhảy vô khiêu vũ với lục bát Việt Nam khiến sàn nhảy chợt dừng lại để riêng nhìn em biểu diễn thơ...

Một bài thơ:

THIÊN CỔ

Giấc ngủ muôn năm
Ai người vươn tới ?
Trời ơi ! Trăng vàng…

Đi tìm đô hội
Trên đỉnh tháp già
Em có thấy ta
Khi vừa mới mọc ?

Bình minh thức giấc
Bờ suối bên kia
Sa mạc tàn dần
Rắn chuông hối hả

Đi nào, đi nữa
Chiều nữa, chiều đi !
Khóc lớn bởi vì…
Báo ơi ! chiều đói

Ngồi bên cổ thụ
Ta nói, ta nghe
Tình sử trôi về
Tối che đôi mắt

Và ta chết gục
Dưới gốc bồ đề
Những tim rụng xuống
Giấy xưa não nề

Giấc ngủ chán chê
Ai người vươn tới ?
Buồn thay ! Trăng thề…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mẹ mốc

Nhà thơ Chu Hoạch là một tác giả mà mình rất thích. Bác ấy còn là một hoạ sĩ nữa đấy, ai đã từng nghe và đọc truyện tranh  "Bóng nhựa và Bút sắt" trên Thiếu niên tiền phong từ những năm 80 thì hẳn còn nhớ. Nhà thơ này từng được giải thơ của báo Người Hà Nội... Nói chung là một nhà thơ rất xứng đáng để đưa lên Thi viện. Mình đang có trong tay hai tập thơ của bác ấy, sẽ cố gắng đánh máy một số bài yêu thích lên để mọi người thưởng thức
Hòn sỏi son reo ca nắc nẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mẹ mốc

Xin được chỉ giáo, nếu mình muốn post thơ của nhà thơ Chu Hoạch thì phải làm sao, gửi vào đâu?
Hòn sỏi son reo ca nắc nẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

gà trống

Mình đã lục khắp các ngăn sách của Thi viện và thấy rằng, hình như chúng ta còn thiếu khá nhiều tác giả và việc tìm kiếm tác giả cũng khó khăn. Theo mình có thể chúng ta cùng nhau "điểm danh" từng giai đoạn xem còn thiếu những ai và lập danh sách những tác giả còn thiếu để bạn hữu nào có điều kiện về sách vở sẽ đánh máy đưa lên. Với những tác giả đã có thì lập danh sách tác phẩm, nếu thiếu cái nào thì trong tương lai sẽ bổ sung dần dần. Phần tác giả đương đại thì nên lập thành một chuyên mục riêng. Ban quản trị và các anh chị thấy sao?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mẹ mốc

ý kiến của gà trống được đấy chứ, nhưng việc này chắc phải nhờ ban quản trị
Hòn sỏi son reo ca nắc nẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

gà trống đã viết:
Mình đã lục khắp các ngăn sách của Thi viện và thấy rằng, hình như chúng ta còn thiếu khá nhiều tác giả và việc tìm kiếm tác giả cũng khó khăn. Theo mình có thể chúng ta cùng nhau "điểm danh" từng giai đoạn xem còn thiếu những ai và lập danh sách những tác giả còn thiếu để bạn hữu nào có điều kiện về sách vở sẽ đánh máy đưa lên. Với những tác giả đã có thì lập danh sách tác phẩm, nếu thiếu cái nào thì trong tương lai sẽ bổ sung dần dần. Phần tác giả đương đại thì nên lập thành một chuyên mục riêng. Ban quản trị và các anh chị thấy sao?
@gà trống: Đọc xong entry này của bạn, bất giác NT cũng tự hỏi: Thi viện đã lưu trữ được bao nhiêu tác giả, bao nhiêu bài thơ rồi nhỉ? Thử trở lại trang chủ đọc xem thì mới biết đến nay là 2028 tác giả và 33.505 bài thơ! :) Đôi khi chính mình cũng...sơ sài thế đó!:D
Về việc lập danh sách tác phẩm và sắp xếp tác giả theo từng thời kỳ thì...Thi viện đã có làm rồi cơ mà, chắc bạn chưa để ý? :)

Việc tìm kiếm tác giả lưu trữ trong Thi viện cũng không khó lắm đâu, bạn hãy lên ô Tìm nhanh bên góc phải, phía trên của trang Thi viện mà bạn đang mở, gõ thật chính xác tên tác giả bạn cần tìm theo đúng quy cách viết từ Tiếng Việt, nếu đã có lưu trữ, bạn sẽ thấy hệ thống tự động của Thi viện chỉ ra nơi lưu trữ tác giả đó thôi mà.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

mẹ mốc đã viết:
ý kiến của gà trống được đấy chứ, nhưng việc này chắc phải nhờ ban quản trị
@mẹ mốc: Hình như hôm qua nick của bạn không phải là...mẹ mốc? :D. Mình đã nhận được thông điệp của bạn. Cám ơn bạn vì đã có lòng muốn đóng góp vào công việc lưu trữ thơ của Thi viện. Đúng là tác giả Chu Hoạch chỉ mới có hai bài thơ được đưa lên thôi. Ít quá, bạn nhỉ?
Song để bảo đảm thơ bạn gửi lên không bị xóa, xin bạn lưu ý đọc thông báo ở các đường link mà Nguyệt Thu đã gửi đến bạn nhé! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Kitten84

Nhờ ban quản trị xem giúp mình tác giả Trương Đăng Dung

Họ và tên khai sinh: Trương Đăng Dung.
Sinh ngày 8 tháng 5 năm 1955.
Quê quán: Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An.
Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Viện trưởng Viện Văn học.
Hội viên Hội nhà Văn Việt Nam
Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Budapest, Hungari năm 1978. Bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Budapest, Hungari năm 1984. Làm việc tại Viện Văn học từ 1978 đến nay.
Tác phẩm chính đã xuất bản: Các vấn đề của khoa học văn học (chủ biên, 1990); Văn học và hiện thực (viết chung, 1990); Từ văn bản đến tác phẩm văn học (1998); Tác phẩm văn học như là quá trình (2004). Dịch: Truyện Kiều (dịch sang tiếng Hungari, 1984); Đứa trẻ mồ côi (tiểu thuyết Moricz Zigmond, 1987); Lâu đài (tiểu thuyết F.Kafka, 1998); Thằng điên và quỷ sứ (tiểu thuyết Sarkadi Imre, 2000). Ngoài ra còn dịch một số tác phẩm nghiên cứu và lý luận văn học.
Có thơ in trên nhiều tạp chí có uy tín: Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Thơ…

Một số bài thơ:

1.Có một thời

Có một thời
đến bữa cơm mẹ ngồi đợi vét nồi
Răng mẹ rụng lúc nào
                    không biết nữa.

Có một thời
trẻ con sợ búp bê và
                  không thích sữa.

Có một thời
Anh đi bên tôi mà sao cách trở.

Có một thời
Đi về đâu mà ai cũng vội.
Có một thời
Hạt bụi cũng quẩn quanh.

Có một thời
Nghe hát dân ca lòng ta
                     mệt mỏi.

Có một thời
Nghe lá vàng rơi lòng ta không
                    xào xạc.

Có một thời
đứng trước tổ chim lòng ta
                đầy mưu toan độc ác.

Có một thời
em rực rỡ mà hồn tôi sa mạc.

Có một thời
Có một thời
Ta đã sống thật sao?

2. Có thể

Có thể em quên rằng anh đã gặp em
hai mươi ba ngàn năm về trước
ở một bến sông.
Có thể em đã quên cánh buồm nâu ngày ấy
trôi giữa trời xanh không biết đến bao giờ.
Có thể em đã quên những dấu chân em trên cát
nơi bình minh tạm trú trước hoàng hôn.
Anh cảm nhận thời gian qua từng giọt nước
hai mươi ba ngàn năm trong giọt nước mắt này,
giọt nước của ngày xưa còn lại đến hôm nay.

Anh trở về với bến sông xưa,
em không nhớ thời gian nước chảy
anh không biết những ngày thơ bé ấy.
Những giọt nước qua má, qua môi
rơi xuống bàn tay nóng ấm hơi người.
Ta soi bóng.
Sông vẫn bình yên hát khúc vô tư
trời vẫn xanh như thế tự bao giờ
em toả sáng giữa đời anh lặng lẽ...

Anh không biết dòng sông trôi về đâu
bốn mươi sáu ngàn năm nữa.
Có thể em vẫn nhớ một ô cửa của con tàu
nơi anh đứng,
và bàn tay thấp thoáng vẫy trong đêm.
Có thể em vẫn nhớ những vầng trăng thức trắng
lá rơi thảng thốt trước thềm.
Có thể em vẫn nhớ một bóng hình, giọng nói
đã tan trong sương khói
những kiếp người
4/2001

3. Ảo ảnh

Bao năm rồi anh tìm em
trong những bình minh không có mặt trời
trong những lâu đài chỉ có cánh dơi
trong những giấc mơ không đầu không cuối.

Anh hỏi dòng sông về hạnh phúc trên đời
sông trả lời anh sông chỉ biết trôi,
anh hỏi ngọn núi
núi trả lời anh núi chỉ biết ngồi,
anh hỏi con người
người trả lời anh bằng nước mắt rơi!

Thôi em đừng khóc
rồi sẽ qua đi kiếp người ngắn ngủi,
một ngày kia hết mọi buồn vui
chui xuống cỏ ta sẽ nằm dưới cỏ
bàn tay ta bất động giữa đất dày
bàn tay ta thôi tìm nhau run rẩy.

Em ở lại
một lần nữa cùng anh giữa mùa trăng sắp lụi
ta cùng nghe tiếng muôn loài hấp hối
tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi.

Anh nhìn vào mắt em
thấy hình anh ở đó

nếu mắt em khép lại
ảnh hình kia chỉ còn lại trong em
anh không còn thấy anh trong hiện tại
chỉ thấy em với những hình những ảnh
của mùa hè dang qua
một góc vườn và mấy khóm hoa

chiếc ghế bỏ quên cơn mưa
                              mùa hạ
tóc bà bạc xoá
thấp thoáng bên khung cửa
nắng nhoà.
(nguồn: TCSH số 165 - 11 - 2002)

4.Những kỷ niệm tưởng tượng

(Tưởng nhớ  nhà thơ Hollo Andras)
 
Tôi không thể quên một ngày tháng Năm năm 1054
tôi với anh đã nhìn thấy mặt trời
ngày ta sinh là ngày đầu tiên ta nằm bệnh viện
các bác sĩ hân hoan khi có trẻ  ra đời
họ  lấy nhau của mẹ ta chia nhau làm  đồ nhắm rượu
các nữ  y tá nhìn ta
kinh nguyệt chảy màu máu còn tươi rói
không có  bông, họ lấy tà áo choàng lau vội.
Đêm đầu tiên ta nghe những tiếng động đầu tiên
những chú chuột ăn cắp tã  vá của ta làm áo choàng vào bệnh viện
chúng sờ  lên mặt ta tìm môi ta liếm liếm
rồi chúng ra đi, ta hồi hộp nằm chờ.
Chúng ta lớn lên cùng nhau ăn thịt chó
cùng nhau thấy những con trâu vừa kéo cày vừa đái bừa xuống ruộng
cùng nhau thấy những gái điếm ngủ  dọc bờ sông đầu gục xuống
và  những chuyến tàu chở đầy ắp vũ khí
trên nóc toa là trẻ nhỏ  người già.
Cùng nhau thấy những đám tang không có  hòm
chân người chết thò ra khỏi chiếu
cùng nhau thấy những người mẹ bị thương ruột lòi ra
vẫn  ôm con nhảy xuống hầm, tranh nhau chỗ  ngồi với rắn
và  những cánh tay trẻ thơ  bom hất lên cành cây vắt vẻo
bên loa phóng thanh đang hát điệu  à ơi...
Sáng nay em gái tôi đột ngột ra đời
khi nhìn thấy tôi mẹ tôi cười đau khổ,
(mẹ  ơi mẹ sinh em đâu phải là  tội lỗi)
em tôi nằm mặt cau có đầy nhăn
giữa ngày sinh của chúng ta lần thứ  một ngàn.
Đã lâu rồi quạ cũng bay đi
có  lẽ một ngày kia chúng sẽ  trở về mang theo nhiều xương ống
để làm búp bê cho em tôi chơi
làm dùi cho em tôi đánh trống.

Budapest, 4-1983


Nguồn:
1.http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=6&catid=24&ID=735&shname=Chum-tho-Truong-Dang-Dung
2. http://phongdiep.net/defa...ction=article&ID=8547
3. http://hoinhavanvietnam.v...t=&scat=42&id=711
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@mailien9984: Bạn đừng post bài đề nghị này thêm một lần nữa đi bạn. Theo mình, bạn hãy chờ các mod phụ trách phần lập tác giả này xem có ý kiến gì không đã...Bạn post hoài thế này mình cũng thấy sốt ruột và không khéo bạn lại trở thành spam mất.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [82] [83] [84] [85] [86] [87] [88] ... ›Trang sau »Trang cuối