Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Kim Diệu Hương

Bài gửi đăng mục Tác phẩm thơ
Gửi bạn Điệp Luyến Hoa. Nhờ bạn biên tập bài thơ và bài bình này. Nếu chưa có tên nhà thơ Đỗ Trung Lai trong Thi Viện, mong bạn tạo giúp mục tác giả này nhé
Mình xin cảm ơn
Nguyễn Anh Nông



NGẦN ẤY NGƯỜI ẤY ƠI (*)
Thơ-ĐỖ TRUNG LAI

Người ấy như là mẹ ta
Lo từng miếng cơm ngụp nước
Ta dẫm phải gai mùng tơi
Người ấy buốt vào tận ruột!
*
Người ấy như là chị ta
Không cần biết ta được, mất
Thấy ta mặt ủ mày sầu
Thì lén co khăn thấm mắt!
*
Người ấy như là em ta
Ta lỡ một lời khinh xuất
Thì buồn suốt mấy tuần liền
Mặc kệ bờ xôi ruộng mật!
*
Người ấy như người ta yêu
Tiễn ta lên tàu ra trận
Rồi quay về nhà lấy chồng
Để ta phương trời lận đận!
*
Người ấy như người yêu ta
Trời cũng chưa là to nhất
Thấy ta bắt đầu bất công
Thì “đứng về phe nước mắt”!
*
Người ấy như là trò ta
Coi lời ta như pháp luật
Thấy ta lành lặn trở về
Thì chân đi không bén đất!
*
Người ấy như là bạn ta
Ba năm không nhìn thấy mặt
Nhưng ta gặp vận hạn gì
Thì đến cùng ta sớm nhất!
*
Người ấy như là vợ ta
Xinh xắn, dịu dàng, chân thật
Thấy ta về nhà đúng giờ
Thì tươi hơn đào, hơn quất!
*
Người ấy càng như vợ ta
Bình thường là đường là mật
Ta bành đã nổi lên rồi
Thì vua cũng là cục đất.
*
Ngần ấy người ấy đâu rồi!
Sao không cùng về họp mặt?
Lâu lâu mới gặp một người
Thì giờ trôi đi chán ngắt!
*
Ngần ấy người ấy đâu rồi!
Ngoài đường đã đầy tết nhất
Nói dại, ngần ấy cùng về
Cầm chắc là ta tan xác!

(*) RÚT TRONG TUYỂN TẬP THƠ VIỆT NAM ( 1975- 2000), TẬP II, NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM-2001.







LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN ANH NÔNG (*)(*)

NGẦN ẤY NGƯỜI ẤY ƠI - CÁI NHÌN MƠN MỞN CUỘC ĐỜI

Bài thơ Ngần ấy người ấy ơi được nhà thơ Đỗ Trung Lai viết cách đây chưa lâu, đọc xong tôi nhớ mãi. Với 11 khổ thơ, 44 câu thơ 6 chữ mà nó nói được nhiều điều. Ngần ấy người ấy ơi là những ai vậy? Này nhé “Người ấy như là mẹ ta../Người ấy như là chị ta../Người ấy như em ta.../ Người ấy như người yêu ta../Người ấy như là trò ta../Người ấy như là bạn ta../Người ấy như là vợ ta...”
Nội dung bài thơ này toát nên tình yêu thương giữa con người với con người, giữa muôn người với một người, giữa đơn người với đa người.Yêu thương nhau cũng phải có cách? Nếu yêu nhau quá, không biết cách yêu thì cũng bằng ... mười phụ nhau. Nhưng đã yêu nhau thì phải có cuồng nhiệt, đắm say, ai còn hơi đâu mà nghĩ tới đúng sai, phải trái, minh bạch?
Mỗi người thân thương của ta yêu ta một cách? Mà trong cái yêu thương ấy cũng thật muôn hình muôn vẻ... nhập nhằng, dây dưa, bi hài làm sao?
Âý thế như vắng đi một trong những người ấy thì ta thấy thiếu, thấy nôn nao nhớ? Nôn nao thương? Nôn nao ngẫm nghĩ.. mông lung, bứt dứt.
Nếu xa một trong những người ấy thì: “Lâu lâu mới gặp một người/ Thì giờ trôi đi chán ngắt”. Đọc đến đây tôi cứ tủm tỉm cười một mình và liên tưởng đến cái giọng khôi hài, tinh quái của một nhà thơ dân tộc Ai-Va: Ra-Xum-Gam-Da Tốp khi ông viết : “Có nhà thơ viết bài thơ tặng vợ/ Ôi em yêu, em là ánh sáng là sao đêm/ Khi xa em, anh đau buồn, anh tưởng nhớ/ Ôi , sung sướng chừng nào khi được ở bên em”.Đấy là khi nhà thơ viết tặng vợ, chỉ tặng thôi đấy nhé? Còn đời sống thực tế thì sao? Ta hãy xem : “Và , ánh sáng sao đêm- vợ nhà thơ, lúc ấy/ Hé cửa đi vào đứng cạnh nhà thơ/ Nhà thơ quát -Ô , lại cô, gì vậy?/Mời cô đi, tôi bận việc, tôi nhờ!”.Đấy là nhà thơ của xứ sở núi đá:Đa-GheXtan. Còn nhà thơ của xứ lụa Hà Đông, Việt Nam thì sao? Này nhé: “Ngần ấy người ấy đâu rồi/ Ngoài trời đã đầy tết nhất” nghe mà buồn đứt ruột, tím gan chưa? Âý vậy mà : “Nói dại, ngàn ấy cũng về / Tin chắc là ta tan xác”.
Không hẹn mà gặp - hai nhà thơ ở hai phương trời, với những trạng huống khác nhau, nhưng cùng có chung chất bi hài của giọng thơ. Tính kịch trong hai phong cách thơ rất rõ nét. Hóa ra cuộc đời như một vở kịch lớn, mọi người đều đóng vai nào đấy, hoặc có lúc đổi vai cho nhau, không ngừng nghỉ, âm thầm, bền bỉ, vui- buồn, thiện- ác, đục-trong, thanh- trọc ...nối dài đến vô cùng, vô tận.
*
Xin chép hai khổ thơ của Đỗ Trung Lai về “Người ấy như là vợ ta”, bạn đọc cùng tham khảo: “Người ấy như là vợ ta/ Xinh xắn, dịu dàng, chân thật/ Thấy ta về nhà đúng giờ/ Thì tươi hơn đào, hơn quất/ /Người ấy càng như vợ ta/ Bình thường là đường là mật/ Tam bành đã nổi lên rồi/ Thì vua cũng là cục đất”.
*
Cái hay của bài thơ là vẽ lên được chân dung chân thật những người gần gũi, yêu quý của ta. Nó vừa là mưa vừa là nắng; vừa là gió nhẹ vừa là bão tố; vừa là hương hoa vừa là gai sắc; vừa là ngày vừa là đêm; vừa là âm vừa là dương; vừa là hai vừa là một ? Nếu thiếu một trong những yếu tố đó liệu có còn là cuộc sống hạnh phúc như ta mong muốn nữa không?
*
Hóa ra, cái lão nhà thơ hiền lành, chất phác, với thân hình khô khan khắc khổ như cây bàng mùa đông thế kia lại có cái nhìn mơn mởn, hóm hỉnh, lịch lãm và tinh quái đến vậy./.

Hòa Bình, ngày 22/4/2003

(*)(*) NGUỒN: BÀI BÌNH THƠ NÀY ĐÃ IN TẠP CHÍ VĂN HOÁ QUÂN SỰ- SỐ 6- THÁNG 2 NĂM 2006
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Kim Diệu Hương

Gửi bạn Điệp luyến Hoa
Nhờ bạn tạo giúp mục tác giả thơ mới: Nhà thơ Lê Duy Phương và cho đăng bài thơ Hạt thóc và lời bình
Xin Cảm ơn
Nguyễn Anh Nông


HẠT THÓC

THƠ -LÊ DUY PHƯƠNG

Trong bát cơm hạt thóc là hạt sạn
Trong thúng thóc hạt thóc là vàng mười
Đừng nghĩ quý rồi thì ở đâu cũng được
Dẫu cho là hạt thóc, em ơi./.


Lời bình: Nguyễn Anh Nông

 Chỉ nhìn hạt thóc, chiêm nghiệm về hạt thóc mà nhà thơ đã rút ra được những điều đáng quý và có ích.

Trong bát cơm ta ăn vẫn thường lẫn hạt thóc. Hạt thóc vô tình do ta sơ suất trong quá trình xay -giã- dần- sàng mà để nó nằm không đúng chỗ, nên hạt thóc lúc này- trong bát cơm- hoá ra hạt sạn.

Từ thóc- ra gạo- ra cơm là cả một quá trình. Hạt thóc vừa là nhân vừa là quả. Nó chỉ quý khi người sử dụng nó: đặt đúng chỗ thì nó có ích. Trong vườn ươm hay trong thúng thóc, hoặc ở chỗ tương tự, hạt thóc quý lắm chứ? Nó có thể là niềm hy vọng? Là sự sinh sôi, nảy nở của cả những mùa vàng bội thu? Oái ăm thay, trong bát cơm- bát cơm rất quý, lúc này nếu xuất hiện hạt thóc, thì đây qủa là nỗi lo ngại của không chỉ một người; nếu vô tình ta lại nhai phải nó, bắt buộc phải nhè ra bởi vì ghê răng? Nếu gặp hạt thóc trong hoàn cảnh này ai mà không tức anh ách, bởi nó đã làm ta mất cảm hứng, trộm nghĩ có ai nhìn thấy ta lúc này, thì “ thủ phạm” hạt thóc đã làm “ông chủ” là ta mất mặt vì sỹ diện? Tất nhiên ta sẽ có những cử chỉ không đẹp với “anh chàng” đã gắn bó với ta rất đổi thân thiết và tri kỷ nữa.

Từ một hạt thóc- Lê Duy Phương đã nhân cách hoá thành thân phận con người. Hạt thóc- con người nào cũng thế thôi- quý lắm chứ, trớ trêu thay, lắm khi con người đặt nhầm vị trí, dễ hỏng việc, đặc biệt là những vị trí cao, cần phải có người đủ tài và đức tương ứng với cương vị được đảm trách thì càng phải thận trọng “ chọn mặt gửi vàng” như cổ nhân đã dạy.
Ôi, hạt thóc! hạt thóc! em sẽ là vàng mười nếu người ta đặt em đúng chỗ- chỗ ấy em mới thật là em: sinh sôi, phát sáng- thóc ạ!

Hà Nôi, 24.04.2004
Nguyễn Anh Nông(*)



(*) Nguyễn Anh Nông
ĐIỆN ẢNH QUÂN ĐỘI
17- LÝ NAM ĐẾ- HÀ NỘI
ĐT: 0912.139.968
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Kim Diệu Hương

Chào Điệp luyến Hoa
Mình muón tạo thêm mấy cái mục Tác giả thơ
Cụ thể là:
1- Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi
2- Nhà thơ Nguyễn Tấn Việt
3- Nhà thơ Lê Va
4- Nhà thơ Bế Thành Long
5- Nhà thơ Lò Cao Nhum
Bạn nhớ tạo giúp cho mình nhé
Mình sẽ gửi tiểu sử và thơ sau
Cảm ơn bạn
Nguyễn Anh Nông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chú có thể gửi luôn tiểu sử lên đây rồi cháu sẽ cho vào cho tiện.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bachvan_vietnam

Kính gửi BQT Thiven
Mình muốn tạo trang tác giả Vương Anh Đào,kính mong BQT xem xét có thể tạo giúp được không? Chân thành cám ơn .
...xưa ai đội đá vá trời
nay ai nhặt đá giữa đời làm thơ ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bachvan_vietnam

kính mong BQT cho biet y kien .Chuc an vui.
...xưa ai đội đá vá trời
nay ai nhặt đá giữa đời làm thơ ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Mình xin nhắc lại là để tạo tác giả, các bạn hãy cung cấp cho thông tin cần thiết. Bọn mình không thể tạo một tác giả mà người vào đọc không biết đó là ai được.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bachvan_vietnam

Mình xin gửi thêm chi tiết về Vương Anh Đào:
      
          Tên : Vương Anh Đào
         Sinh :14.03.1955
           Đã đi dạy học va sống tại thành phố Hồ Chí Minh
         Thích thơ Đường và thơ lục bát
           
           Chúc an vui.
...xưa ai đội đá vá trời
nay ai nhặt đá giữa đời làm thơ ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Mình đã tạo tác giả Vương Anh Đào tại đây: http://www.thivien.net/vi...ID=TOlLMCW40Mw_7W4GxuDJ7g
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Kim Diệu Hương

Nhờ Điệp Luyến Hoa tạo cho mục tác giả mới nhé
Xin cảm ơn
Nguyễn Anh Nông

NHÀ THƠ BẾ THÀNH LONG    
Tiểu sử:
Tên thật: Bế Thành Long
Sinh năm:  16.10.  1938
Nơi sinh:      Cao Bằng
Địa chỉ: Hội Văn nghệ tỉnh Cao Bằng
                      Thị xã Cao Bằng
                       Điện thoại nhà riêng: 026.855.864




   Các tác phẩm: hoa Cỏ may(*)
Giới thiệu một tác phẩm:  Chùm thơ Bế Thành Long
BÀI 1:

  Trẩy hội với rừng

Ai gọi đấy!
Hỡi âm vang vách núi
Có theo ta trẩy hội với rừng
Cầu bên núi xa chênh bóng nước
Mây ngàn gieo tải nắng nương xa.
Lá mục rừng già bâng khuâng hương nấm
Hoa mâm xôi đơm nở đón ta về.
Chim gõ kiến thúc ngày xuân chín
Dáng tây vàng ngọt lịm tiếng ong bay
Vòm động thức - con dơi treo giấc ngủ
Nhũ đá gầy buông thõng tháng năm đi
Ta đi giữa mùa xuân,  giữa chùng chình sóng nhạc
Giữa mây giăng, giữa ngóng đợi ai về!
 (*)Nơi xuất bản: NXB Lao Động - 2001       

BÀI 2:

CÔ GÁI MANG BÌNH

Tranh ai vẽ giang sông diễm lệ
ở thời xa vô tận
Sông xanh hờ hững
Trong tranh cô gái mang bình.
*
Rực rỡ thơ ngây
Gió xốp nâng bềnh áo nhẹ
Từ bờ sông em toan bước đi đâu?
*
Tôi có cả một thời mê mải
Xem tranh cứ ngẩn ngơ
Em có mặt trước tôi vài thế kỷ
Tôi già đi, em trẻ vĩnh hằng./.

1985

BÀI 3:
HƯ KHÔNG

...Về trong mộng
mái chèo nước đục
bãi bờ khô xác gió hoa lau.
*
Ta thấy em
em chẳng nói gì
ta cũng chẳng nói gì
đất nhẹ nở đầy hoa cúc dại
hương thơm khắc khổ vậy ư?
*
Em có dịu dàng nữa đâu mà anh đợi
Em về
thoáng nhẹ
áo trắng ngày xưa lạnh mỏng manh.
*
Đừng hỏi em
anh biết
đừng hỏi em
tay nắm bắt vô cùng trăng sáng nhạt
bãi bờ khô xác gió hoa lau...

BÀI 4:

TIẾNG NGỖNG TRỜI

Qua khứ đêm thu về lớp lớp
Tiếng ngỗng trời co kéo không gian
Sải cánh rộng qua đêm mỏng
Kìn kìn bay vẳng trong mây.
*
Một mình ta ở dưới cao sâu
Nghe tiếng ngỗng cùng trời cuối đất
Nghe tiếng ngỗng tầng tầng lớp lớp
Tầng tầng tiếng ngỗng nối nhau đi...
1985

BÀI 5

CẢM XUÂN

Em giặt áo bến dòng sông nọ
Mấy lần thơm lại nắng quê hương
trẻ mỏ nhà ai quấy khóc
Có ai xa đất mẹ cuối đời
*
ở đâu đã ngơi mầu đất ải
mảnh ruộng chua me vương vãi
rụng ơi sau rãnh sau rào.
*
Thấy bạn cũ, ông già run rẩy
Kiến bò ra trời ấm nôn nao.
1983

BÀI 6:
NÓI VỚI VỢ

Mai kia khi mất em
anh còn biết đi đâu
nghĩ thương Bồ Tùng Linh khi xưa
sống bảy ba năm côi cút
ông ta nghĩ về anh rằng:
-thể nào anh cũng hoá ra ma.
*
Đường đến âm phủ thì gần thôi
nghĩ về em- anh cứ quay trở lại
quay trở lại để đi không tới./.

BÀI 7

THẢO NGUYÊN XANH

Vốn dĩ thảo nguyên xanh
Nơi ấy-
Con bò không biết mình đường bệ
đeo bầu vú nặng
theo bầy chúc mũi nó đi nghêng
*
Gặm cỏ mênh mông
Bầu trời- khoảng trống
Cái mênh mông ở dưới vai em
Và cô gái chăn bò cũng vô tình chống nạnh
Thảo nguyên cứ thế dửng dưng xanh./.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối