Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Sergey Vladimirovich Mikhalkhov, là tác giả của bản quốc ca Nga, đồng thời ông là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi và rất được các em nhỏ yêu thích và quý mến. Năm 1970 S.V.Mikhalkhov đã được nhận giải thưởng Lê Nin về văn học.Do có những cống hiến lớn cho văn học, ông đã được nhà nước Liên Xô phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa.

Thơ S.V.Mikhalkhov thường được viết dưới hình thức ngụ ngôn, phản ánh sâu sắc và sinh động nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Xô Viết, đặc biệt là khía cạnh chống tiêu cực, xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, khi đọc thơ ông, chúng ta thấy được phần nào những đức tính, những lối sống, những thói xấu đầy rẫy trong cuộc sống của con người.

S.V.Mikhalkhov không những chỉ kế thừa các bậc tiền nhân về thể thơ ngụ ngôn ( Laphontaine, Krylov...)mà còn thổi vào đó những đề tài mới, những sức sống mới phù hợp với lối sống của con người XHCN. Do vậy, thơ ông có vị trí xứng đáng trong lòng bạn đọc và có giá trị cao. Dẫu xã hội Nga có nhiều biến động, nhưng thơ của S.V.Mikhalkhov vẫn giữ được sự trường tồn và khoẻ khoắn.

Ở Việt Nam, các tác phẩm của S.V.Mikhalkhov đã được dịch rất nhiều gồm đủ thể loại: thơ, kịch, truyện thiếu nhi,  truyện ngắn và đã trở nên thân thiết với các bạn nhỏ Việt Nam.

Bài giới thiệu tiểu sử của S.V.Mikhalkhov đã được lấy từ các nguồn sau:
- Nửa phần sự thật, NXB Văn hoá dân tộc, 2000
- Góc trời tuổi thơ, NXB Lao động, 1997
- Gấu  Mi-sa và chiếc ống điếu, NXB Măng non, 1983
- Nuocnga. net
v.v...

hongha83 gửi

Bài này thành viên hongha83 gửi nhầm vào Thư viện bài viết. Mình tạm chuyển ra đây. Để rồi BĐH sẽ sắp xếp và bổ sung vào phần Tiểu sử của nhà thơ S. Mikhalkov. Xin cảm ơn bạn nhiều.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Eo ơi, nhưng cũng phải kêu ca tẹo. Giá các bạn gửi bản dịch có kèm nguyên tác thì đỡ cho chúng mình quá :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Thơ Aleksandr Tvardovsky

Aleksandr Trifonovich Tvardovsky (tiếng Nga: Александр Трифонович Твардовский, 21 tháng 7 năm 1910 - 18 tháng 12 năm 1971) là nhà thơ Nga Xô viết ba lần được tặng giải thưởng Stalin (1941, 1946, 1947), giải thưởng Lenin (1961), giải thưởng Nhà nước (1971), là tổng biên tập tạp chí Thế giới mới (1950-1954, 1958-1970).

Tiểu sử:
Aleksandr Tvardovsky sinh ở làng Zagorye, tỉnh Smolensk trong gia đình một thợ rèn. Biết làm thơ từ nhỏ, từng học ở Đại học sư phạm Smolensk và tốt nghiệp Đại học văn, sử, triết học Moskva năm 1939. Năm 1931 in tập thơ Путь к социализму (Đường lên chủ nghĩa xã hội) và bắt đầu trở thành nhà thơ nổi tiếng sau khi in tập Страны Муравии (Xứ sở của kiến) vẽ ra một viễn cảnh về làng mới và ca ngợi chủ nghĩa tập thể. Năm 1941 in trường ca Василий Тёркин (Vasili Tyorkin) mà ngay cả những người không hề có cảm tình với văn học Xô Viết như nhà văn Ivan Bunin (giải Nobel Văn học năm 1933) cũng đánh giá cao tác phẩm này. Vasili Tyorkin trở thành một nhân vật dân gian và năm 1946 được tặng giải thưởng Stalin (sau này đổi thành giải thưởng Nhà nước). Tác phẩm nổi tiếng được đưa vào giảng dạy ở nhà trường.

Năm 1950 Aleksandr Tvardovsky được bổ nhiệm làm tổng biên tập tạp chí Thế giới mới và trong một thời gian dài là tổng biên tập của tờ tạp chí quan trọng bậc nhất này. Năm 1962 Aleksandr Tvardovsky xin phép ban phụ trách văn học Đảng cộng sản Liên Xô in Một ngày của Ivan Denisovich (Один день Ивана Денисовича) của nhà văn Aleksandr Solzhenisyn (giải Nobel Văn học năm 1970), khi đang bị coi là nhà văn có vấn đề, càng làm cho tờ tạp tạp chí này nổi tiếng hơn. Năm 1970 ông bị bãi miễn chức tổng biên tập Thế giới mới vì tình trạng hai mặt của một cá nhân vừa là một cán bộ tư tưởng cao cấp của đảng, vừa là một người ngầm phản đối quan điểm chính thống. Aleksandr Tvardovsky là nhà thơ có sự ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng sau này bằng tác phẩm cũng như việc phát hiện và đăng tác phẩm của họ trên tạp chí Thế giới mới mà ông là tổng biên tập. Aleksandr Tvardovsky mất ở ngoại ô Moskva năm 1971.

Tác phẩm:
*Путь к социализму (1931)
*Страна Муравия (1936
*Стихи (1937)
*Дорога (1938)
*Сельская хроника (1939)
*Загорье (1941)
*Василий Теркин (1941)
*Дом у дороги (1946)
*За далью даль (1950-1960)
*По праву памяти (1953 - 1963)
*Теркин на том свете (1954 - 1963)

Ở Việt Nam, thơ A.T.Tardovsky đã được các dịch giả Thái Bá Tân, Hoàng Thuý Toàn, Triệu Lam Châu, Nguyễn Viết Thắng, Phạm Quốc Ca chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Nga
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Aleksandr Trifonovich Tvardovsky: http://www.thivien.net/vi...ID=T47dosrSmtAwr4SXOP08Ug
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Thơ Charles Simic

Charles Simic sinh năm 1938, người gốc Serbi. Là giáo sư bộ môn văn học
và sáng tác của Đại học New Hampshire, tác giả của hơn 20 tập thơ, trong năm 2007 Charles Simic trở thành nhà thơ thành công nhất Hoa kỳ: hai lần được vinh danh tại giải thưởng Wallace Stevens của Viện Thơ và giải thưởng sách của Quốc hội.

Tác phẩm:
- What the Grass Say
- The World Doesn't End
- Dismantling the Silence
- The Voice at 3 A.M...

Ở Việt Nam, thơ Simic đã được các dịch giả Hoàng Hưng, Lưu Diệu Vân, Nguyễn Quang Thiều, Lê Đình Nhất Lang, Nguyễn Đăng Thường chuyển ngữ.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Trang thơ Charles Simic: http://thivien.net/viewau...ID=vrVK9oBVA-9nfA3HWsQ_RQ
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Thơ ngụ ngôn Krylov
( 1769 - 1844 )

Tiểu sử:
Ivan Krylov sinh ở Moskva, là con trai của một sĩ quan phục vụ trong quân đội. Krylov ít học nhưng đọc sách nhiều, được thừa hưởng một thư viện lớn của bố, là một người rất ham mê đọc sách. Lên 10 tuổi mồ côi bố, Krylov được nhà văn Nicolai Lvov đỡ đầu, được sống trong môi trường văn chương từ nhỏ. Năm 1872 cùng với mẹ đi lên Sankt-Peterburg làm lương hưu cho mẹ và xin việc làm. Thời gian này ông bắt đầu viết một vài vở kịch và bắt đầu làm thơ. Năm 1785 viết bi kịch Cleopatra (bản thảo sau này bị thất lạc) được nghệ sĩ nổi tiếng Dmitryevsky khen ngợi và khuyên nên tiếp tục sáng tác. Năm 1786 viết bi kịch Phelomela. Những tác phẩm này không mang lại cho Krylov tiền bạc hay danh tiếng nhưng cho phép ông nhập hội với những văn nghệ sĩ của Sankt-Peterburg. Cuối thập niên 1880 ông tập trung vào lĩnh vực báo chí, thành lập tờ tạp chí Почта духов nhưng chỉ sau một thời gian phải đổi tên vì không có nhiều bạn đọc. Năm 1793 đổi tên thành Санкт-Петербургский Меркурий nhưng đến cuối năm này cũng ngừng hoạt động. Thời gian này Krylov đi về các tỉnh, sống với bạn bè rồi lên Moskva tiếp tục sáng tác. Năm 1805 ông in một số truyện ngụ ngôn và một số bản dịch ngụ ngôn của Jean de La Fontaine rồi quay sang viết kịch. Năm 1807 nhiều vở kịch của ông gây được sự thành công không ngờ nhưng chính vào thời điểm như vậy ông lại quay sang viết ngụ ngôn.

Ivan Krylov trở thành một tác gia cổ điển khi còn sống. Năm 1835, nhà phê bình Vissarion Grigoryevich Belinsky trong bài Литературные мечтания (Những giấc mơ văn học) nêu tên bốn tác giả cổ điển, đặt Krylov bên cạnh Gavrila Romanovich Derzhavin, Aleksandr Sergeyevich Pushkin và Aleksandr Sergeyevich Griboyedov.

Ivan Krylov viết hơn 200 truyện ngụ ngôn trong khoảng thời gian từ năm 1809 đến năm 1843. Từng được in ra với số lượng lớn và được bạn đọc chào đón nồng nhiệt. Một số đề tài ngụ ngôn của ông ban đầu mô phỏng theo truyện ngụ ngôn của Aesop và Jean de La Fontaine nhưng về sau là sáng tác của ông. Ngày sinh nhật 50 tuổi của ông từng trở thành một ngày hội của quần chúng. Gần 200 năm nay có biết bao nhiêu thế hệ người Nga lớn lên qua những câu chuyện ngụ ngôn của Ivan Krylov. Ông mất năm 1844 ở Sankt-Peterburg.

Tác phẩm:

Ngụ ngôn toàn tập (6 tập),NXB Moscow

Ở Việt Nam, thơ Krylov đã được dịch thành sách do dịch giả Hồ Quốc Vỹ chuyển ngữ.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phạm hải

Tôi muốn gửi bài thơ của tôi tặng nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Loan tác giả của "Bài thơ không gửi" thì làm thế nào?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phạm hải

BÀI THƠ KHÔNG ĐỀ
                   "Anh hãy nói gì đi...chao ôi trời sắp sáng
                    Ngọn nến tàn canh run rẩy phía thiên đường!"

Chiếc lá cuối cùng còn mãi ở trên cây
Như ngọn gió trong dòng đời vẫn mở
Em hờ hững tình yêu tôi một thuở
Để bây giờ lòng lại cắt lòng đau

Tôi có yêu đến tận mãi mai sau
Cũng chẳng được tình yêu là vị ngọt
Mười tám tuổi cuộc đời đâu chải vót
Ngọt ngào đâu khi trái đắng cứ tràn về

Đêm mơ em mang cả những say mê
Rồi chợt tỉnh mắt em cười cứa lệ
Đêm sáng trăng trời đeo vòng nguyệt quế
Dải sông trôi - lơ lửng chắn lối về

Mười tám ơi mang khát vọng tái tê
Khi que diêm đốt lên thành ngọn lửa
Và cuộc đời cũng chẳng còn chi nữa
Khi trái tim em thiêu cháy một nụ cười...

Tôi được đọc bài thơ "Bài thơ không gửi" của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Loan từ năm 2000. Một người bạn gái của tôi đã nhận là cô ấy làm nhưng rồi tôi đã tìm ra là không phải. Vì quá xúc động mà tôi đã làm bài thơ này để tặng lại tác giả bài thơ. Tôi ko post lên được đành làm theo kế sách này vậy. Hy vọng nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Loan sẽ đọc được. Xin cảm ơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Thơ Trần Anh Thái

Tên thật: Trần Anh Thái

Sinh năm: 1955

Nơi sinh: Tiền Hải – Thái Bình

Bút danh: Trần Anh Thái

Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Từng là lính chiến đấu
tại các chiến trường miền Trung và Tây Nguyên. Hiện là sĩ quan quân đội, công tác tại báo Quân đội nhân dân. Viết báo, viết tiểu thuyết, làm thơ từ năm 1980.


Các tác phẩm:
-Độc thoại trắng ( Thơ,1996)

-Vọng trắng ( Thơ,1977)

-Chát đắng ngọt ngào ( Tiểu thuyết)

-Số phận nghiệt ngã ( Tiểu thuyết)

-Đổ bóng xuống mặt trời (Trường ca)

Nhận xét về thơ Trần Anh Thái của một số nhà thơ Việt Nam quen thuộc  

Trần Đăng Khoa :

" Trần Anh Thái không chỉ biết gõ vào trái tim ta, anh còn nồng nhiệt trao cho ta cả trái tim nhiều trắc ẩn của anh. Đó là trái tim của một thi sĩ "

Nguyễn Hữu Quý :

" Trong thơ anh, thường bộn bề những hoài niệm chiến tranh và đau đáu lòng tiếc thương đồng đội đã ngã xuống vì Tổ quốc. Trên cái nền truyền thống, Trần Anh Thái luôn có ý thức cách tân , làm mới thơ của mình ".
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối