Trang trong tổng số 3 trang (26 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hà Như


Vịnh Truyện Kiều của Trần Bích San

Giới thiệu tác giả (Theo Wiki)
Trần Bích San (陳璧山, 1840[1] - 1877), tự: Vọng Nghi, hiệu: Mai Nham, được vua Tự Đức ban tên là Hy Tăng; là một danh sĩ Việt Nam thời Nguyễn.
Trần Bích San là người ở xã Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.Nay là phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Cha ông là Phó bảng Trần Đình Khanh tức Trần Doãn Đạt.
Thuở nhỏ, Trần Bích San từng theo học Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Năm Giáp Tý (1864), ông đỗ đầu kỳ thi Hương. Năm sau, ông đỗ đầu thi Hội và thi Đình, cho nên người đương thời gọi ông là Tam nguyên Vị Xuyên.
Hơn 10 năm làm quan dưới triều Tự Đức, ông lần lượt giữa các chức vụ: Tu soạn Viện Hàn lâm, Án sát Bình Định, Biện lý bộ Hộ, Tuần phủ Hà Nội...
Trong khoảng thời gian ấy, có lần ông làm Phó chủ khảo trường thi Hương Thừa Thiên (1868). Khi ra đề thi gợi ý sĩ tử, ông nói trái luận điểm của Tự Đức (vì lúc này nhà vua đã nhượng bộ, thỏa hiệp với thực dân Pháp), do đó ông bị giáng chức. Năm Canh Ngọ (1870), ông cũng đã từng được cử đi sứ sang Trung Quốc.
Năm Đinh Sửu (1877), ông được thăng Tham tri bộ Lễ, làm Chánh sứ sang Pháp. Chưa kịp đi, ông đột ngột mất ở Huế.
Sau khi mất, Trần Bích San được thăng hàm Tham Tri.
Trần Bích San là người có chí hướng, muốn đem tài năng ra giúp dân, giúp nước. Ông từng điều trần vạch rõ thói quan lại tham nhũng lúc ấy. Ông cũng đã đề xuất nhiều kiến nghị cải tổ giáo dục, tuyển chọn nhân tài, phòng thủ đất nước[2]. Vì vậy, khi ông đột ngột mất, thương tiếc, thầy dạy ông là Hoàng giáp Phạm Văn Nghị có làm bài thơ điếu bằng chữ Hán như sau (dịch):
Tái ngộ xưa nay được mấy ai?
So cùng tướng Tống kém chi người.
Một lòng son sắt luôn lo nước,
Muôn dặm bè khơi dám tiếc đời.
Sống chỉ có chừng, quyền tạo hóa,
Chết khôn nhắm mắt, nghĩa vua tôi.
Vẹn danh, tròn cuộc không cần nói,
Khí mạnh non sông chửa chút vơi.

Tác phẩm của Trần Bích San có:
Mai Nham thi thảo
Thanh tâm tài nhân quốc âm thi
Nhân sự kim giám
Gia huấn ca

Thanh tâm tài nhân quốc âm thi gồm 21 bài, 1 bài tổng vịnh và 20 bài vịnh Truyện Kiều có đánh số thứ tự, không có tiêu đề phụ.
Xin chú ý, sau này, năm 1905 có cuộc thi vịnh Kiều ở Hưng Yên, mỗi người dự thi cũng làm bài Tựa, Tổng vịnh và 20 bài vịnh Truyện Kiều, giống như cách làm của Trần Bích San; Nguyễn Khuyến làm giám khảo, Chu Mạnh Trinh đoạt giải nhất.  
Trần Thế Hào đã dịch từ bản chữ Nôm của Trần Bích San, được chép tay theo bản có Ký hiệu AB. 412 và xin trân trọng giới thiệu bạn đọc yêu thích.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Vịnh Truyện Kiều của Trần Bích San

Hà Như - Trần Thế Hào dịch từ Bản Ký hiệu AB.412


Tổng vịnh
Chẳng lọ than thân, lọ trách trời
Má hồng ai có khác chi ai.
Tiền đường ví bẵng nay đành kiếp,
Kim Trọng vì đâu trước nặng lời ?
Khi biến, khi thường nào phải một
Chữ tài, chữ mệnh dễ hòa hai.
Mười lăm năm ấy gương còn thuở,
Ả Lý, nàng Oanh được mấy người ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Vịnh Truyện Kiều của Trần Bích San

Hà Như - Trần Thế Hào dịch từ Bản Ký hiệu AB.412


Tổng vịnh
Chẳng lọ than thân, lọ trách trời
Má hồng ai có khác chi ai.
Tiền đường ví bẵng nay đành kiếp,
Kim Trọng vì đâu trước nặng lời ?
Khi biến, khi thường nào phải một
Chữ tài, chữ mệnh dễ hòa hai.
Mười lăm năm ấy gương còn thuở,
Ả Lý, nàng Oanh được mấy người ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Vịnh Truyện Kiều của Trần Bích San

Hà Như - Trần Thế Hào dịch từ Bản Ký hiệu AB.412


Đệ nhất hồi.
Sao chữ duyên kia mấy chữ tình,
Cũng trong gặp gỡ tiết thanh minh.
Cỏ hoa đau đớn người nằm đó,
Trăng gió bâng khuâng khách lạ mình.
Đã chắc chi đâu duyên một hội,
Bỗng dưng mang lấy nợ ba sinh.
Ngổn ngang trăm mối vì ai tá,
Thơ thẩn nào ai biết ngọn ngành.

.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Vịnh Truyện Kiều của Trần Bích San

Hà Như - Trần Thế Hào dịch từ Bản Ký hiệu AB.412


Đệ nhị hồi.
Giấc bướm còn mê nỗi đoạn tràng,
Ruột tằm vấn vít sợi tơ vương.
Bút đâu sẵn để thêu tờ gấm,
Thoa bỗng đem sang đổi xuyến vàng.
Quả kiếp xá chi lời mộng triệu,
Tính tình thôi cũng nép văn chương.
Chưa xong điều nghĩ thêm điều nhớ,
Tài sắc, tài danh khéo một làng.

.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Xoá do bị trùng bài
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Vịnh Truyện Kiều của Trần Bích San

Hà Như - Trần Thế Hào dịch từ Bản Ký hiệu AB.412


Đệ tam hồi.
Trông lối thiên thai rõ cuối tường
Lam kiều nào đã nện chày sương
Chén hà nặng cả nguyền non nước
Vầng nguyệt soi riêng dạ đá vàng
Kìa ấy cũng mừng duyên giải cấu
Dám đâu mà học thói Thôi Trương
Mới hay đoan chính cho vào bậc
Sàm sỡ như ai để chán chường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Vịnh Truyện Kiều của Trần Bích San

Hà Như - Trần Thế Hào dịch từ Bản Ký hiệu AB.412


Đệ tứ hồi
Cơ trời dâu bể khéo đa đoan
Hiếu nặng tình thâm chửa dễ hàn
Cha thác thân con đền tuổi hạc
Em vì duyên chị chắp giao loan
Lối xanh đã chịu hoa lìa gốc
Duyên mảnh còn e kịp lỡ đàn
Tan hợp hợp tan là chuyện cũ
Xót thay đèo đẵng cái hồng nhan
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Xoá do trùng bài
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Vịnh Truyện Kiều của Trần Bích San

Hà Như - Trần Thế Hào dịch từ Bản Ký hiệu AB.412


Đệ ngũ hồi
Hai khóm xuân huyên bóng đã tà
Trăm điều bối rối một mình ta
Lòng tơ xá nghĩ liều thân thiết
Giọt ngọc còn vương tủi nỗi nhà
Nước chảy hoa trôi đành phận bạc
Người đi kẻ ở nặng niềm xa
Ngậm cười chín suối dù riêng chút
Nào nghĩ gương tờ mấy chiếc thoa.

.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (26 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối