Trang trong tổng số 2 trang (16 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phạm Bá Chiểu

Thơ Pháp, tôi thích nhất bài: “Cầu Mirabeau”, nhưng với vốn tiếng Pháp chỉ đủ để đọc sách chuyên môn y khoa, tôi không hiểu nhiều ý tứ của bài thơ mặc dù đã đọc kỹ nguyên bản cũng như những bản dịch nổi tiếng của Tế Hanh và nhiều nhà thơ khác.Các bản dịch vẫn khó hiểu. Tôi có một ước ao cháy bỏng là dịch lại bài thơ này để người Việt mình dễ hiểu hơn bài thơ. Tôi cũng từng hỏi thầy giáo dạy tiếng Pháp của tôi, nhưng đáng tiếc thầy cũng không thể giải thích cặn kẽ hơn. Một lần nọ, tôi gặp một người bạn Pháp, đang làm việc ở Việt Nam, biết tiếng Anh và chút chút tiếng Việt. Tôi đem bài thơ hỏi anh. Anh trả lời khi thì bằng tiếng Anh, khi bằng tiếng Pháp, khi bằng tiếng Việt nói chung bằng tất cả vốn sinh ngữ anh có để giải thích cho tôi dễ hiểu hơn. Anh không là dân văn chương, nhưng cũng giải thích được và tôi dần hiểu ra… bài thơ cũng không khó hiểu lắm, nếu được giải thích bằng chính người Pháp. Tôi muốn hỏi
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
thì nos amours sẽ thuộc về câu thứ nhất tức là sông Sein trôi cùng những tình chúng ta? Hay đi với câu sau: Còn tình ta phải chăng anh cần nhớ lại?
Anh bảo nên hiểu cả 2 vì thơ Apollinaire không chấm câu nên Et nos amours  có thể hiểu cả 2. Trong bản dịch tiếng Anh dưới đây, họ dịch theo kiểu cả hai. Nhưng nên nghiêng về cách thứ nhất có vẻ hợp logic hơn. Tôi sung sướng vô cùng… Tôi hỏi tiếp về
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse
và sung sướng hóa ra mình chưa hiểu chỉ vì mình là người Việt. Người Việt mình khi nắm tay nhau thường thấp thôi, còn người Tây cũng có khi nắm thấp, nhưng có khi nắm tay nhau cao hơn đầu lúc mừng rỡ gặp nhau. Có vậy những cánh tay ấy mới bắc 1 nhịp cầu cao, còn ánh nhìn hai người trao nhau nằm phía dưới như sóng nước lững lờ. Hay! Hay đến thế là cùng. Không nắm văn hóa Pháp chắc chắn khó hiểu và bỏ qua hình ảnh đẹp nhất của bài thơ. Vâng, phải tay nắm tay cao hơn đầu thì ánh nhìn phía dưới mới ví được như dòng sóng. Và tay trong tay ấy mới cong cong ví như nhịp cầu Mirabeau. Tôi sung sướng đến mê hồn…
Cũng nhờ anh mà tôi hiểu hơn về sonne l'heure hơi giống đồng hồ chuông điện Kremlin- nên dịch là “chuông đã điểm giờ” thì đẹp hơn nhiều so “giờ điểm” mà các dịch giả thường dịch.
Tuy nhiên tôi hỏi anh sao lại khi thì nos amours - số nhiều khi thì L'amour -số ít. Anh giải thích, tôi không hiểu. Anh giải thích tiếp, tôi cũng không hiểu. Cuối cùng anh nói: “đấy, cứ hiểu thế” và tôi chẳng hiểu gì…Các dịch giả của chúng ta chỉ dịch chung là tình yêu, tuy nhiên tôi cứ phán đoán là Nos Amours là NHỮNG TÌNH YÊU CỦA CHÚNG TA (của tôi và của em, cũng như của mọi người) chứ không bó hẹp tình yêu của CHÚNG TÔI (chỉ tôi và em) nên mới có số nhiều chăng. Còn chữ L’amour ở khổ dưới dùng cho tình yêu nói chung. Xin các thầy, các bạn giỏi tiếng Pháp cho xin lời khuyên nhé.
Xin các bạn hãy đặt mình trong một không gian khác, trong một văn hóa khác để hiểu bài thơ hơn:
Tất cả đều trôi… tháng năm trôi…dòng nước trôi…tình yêu trôi…quá khứ trôi… cuộc đời cũng chậm chạp trôi… hy vọng cũng ào ạt trôi… chỉ còn lại mình tôi và chiếc cầu Mirabeau, với kỷ niệm về tay trong tay (nâng cao) bắc nhịp cầu và ánh nhìn như sóng lững lờ mãi trôi. Vẫn biết là niềm vui ắt thay thế nỗi buồn. Nhưng giờ đây, chính lúc này nhà thơ vẫn buồn man mác…Bài thơ như sự xung đột giữa cái khả biến và cái bất biến. Chỉ còn lại mình tôi, chiếc cầu và kỷ niệm đẹp về tay trong tay, ánh mắt chìm ánh mắt như hình ảnh chiếc cầu này (cái bất biến), còn tất cả đều qua đi không mong ngày gặp lại…(cái khả biến).
Bài thơ được nhắc đi nhắc lại tới bốn điệp khúc:
Đêm buông chuông đã điểm giờ
Ngày trôi anh vẫn trơ vơ một mình
Nghe đúng là tận cùng của nỗi buồn đau! Vâng, đêm buông rồi khi chuông điểm giờ, vậy là một ngày nữa trôi đi, trôi đi với tất cả… chỉ còn tôi đứng lại trơ vơ giữa đời.

Tôi xin được dịch bài thơ yêu của mình. Mong các bạn góp ý sôi nổi nhé. Tiêu chí của mình là dễ hiểu để ai đọc cũng hiểu ý tứ bài thơ. Tuy nhiên tiêu chí ấy còn xa lắm. Các bạn hãy giúp mình thêm.
Các bạn có cách hiểu nào khác hơn thì cũng cho mình biết nhé. Cám ơn nhiều.

CẦU MIRABEAU
Guillaume Apollinaire

Dưới chân cầu Mirabeau
Tình ta trôi với lững lờ sông Seine
Có cần anh nhớ chăng em
Niềm vui ắt đến ưu phiền ắt xua

Đêm buông chuông đã điểm giờ
Ngày trôi anh vẫn trơ vơ một mình

Tay trong tay buổi tự tình
Mặt nhìn rõ mặt, ánh nhìn tìm nhau
Vồng tay mình bắc nhịp cầu
Ánh nhìn như sóng thiên thâu lặng lờ

Đêm buông chuông đã điểm giờ
Ngày trôi anh vẫn trơ vơ một mình

Trôi đi xa mãi mối tình
Như trôi dòng nước dập duyềnh về xuôi
Như trôi chầm chậm cuộc đời
Như trôi Hy vọng ào sôi xô bờ

Đêm buông chuông đã điểm giờ
Ngày trôi anh vẫn trơ vơ một mình

Thời gian trôi mãi triền miên
Tình yêu, dĩ vãng trôi miền chốn nao
Có bao giờ trở lại đâu
Chỉ dòng Seine chảy dưới cầu Mirabeau

Đêm buông chuông đã điểm giờ
Ngày trôi anh vẫn trơ vơ một mình


Bản dịch: Phạm Bá Chiểu

TB: chỉ có điều buồn là tôi mất đt di động lưu số máy của anh bạn người Pháp. Nếu các bạn làm cùng công ty hôm ấy cùng đi với chàng, đọc bài này thì báo cho chàng nhé. Anh ấy có lẽ tên Jan vì các bạn đọc không uốn lưỡi được thành Giăng và gọi đùa anh ấy là Trăng. Hôm ấy chúng mình cùng chàng Trăng uống café ở High Land Coffee, Hanoi Tower ấy mà. Mình có đưa bài thơ Cầu Mirabeau hỏi và Trăng còn khen: bạn thuộc thơ Pháp hơn cả tôi… (tất nhiên câu khen của nhà ngoại giao rất Pháp). Các bạn cho tôi gửi lời cám ơn đến Trăng và chuyển đến cho chàng Nick Yahoo Chat của tôi là phambachieu nhé. Xin các bạn nói là Chiểu chỉ thích đọc bài thơ tình yêu trôi mãi, nhưng lại thích tình bạn với Trăng mãi còn (reste vivas).

Các bạn đọc nguyên bản và tham khảo thêm bản dịch tiếng Anh:

       Le Pont Mirabeau
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
           Et nos amours
      Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine

    Vienne la nuit sonne l'heure
    Les jours s'en vont je demeure

Les mains dans les mains restons face à face
           Tandis que sous
      Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse

    Vienne la nuit sonne l'heure
    Les jours s'en vont je demeure

L'amour s'en va comme cette eau courante
           L'amour s'en va
      Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente

    Vienne la nuit sonne l'heure
    Les jours s'en vont je demeure

Passent les jours et passent les semaines
           Ni temps passé
      Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine

    Vienne la nuit sonne l'heure
    Les jours s'en vont je demeure




Mirabeau Bridge

Under Mirabeau Bridge runs the Seine
with all our loves,
which I must recall,
joy forever following pain.
Night sounds the hours, days depart, I remain.
Hand in hand let us stand face to face
while under
the bridge of our arms pass
our time-locked eyes in a lazy wave.
Night sounds the hours, days depart, I remain.
And love runs like this running water,
love runs,
sure as life drags,
sure as hope forces.
Night sounds the hours, days depart, I remain.
Days pass into weeks that pass.
Neither times passed
nor my love return.
Under Mirabeau Bridge runs the Seine.
Night sounds the hours, days depart, I remain.
Em xinh thế như không là sự thật
Cho anh tin Hà Nội chính thiên đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Em không phải là người thích thơ Pháp và có lẽ cũng chưa đọc kỹ một bài nào. Bài này cũng vậy, em cũng đã đọc vài lần nhưng chưa lần nào thực sự "mổ xẻ" đến mức độ như vậy. Quả thực rất khâm phục bác.

Từ amour trong tiếng Pháp quả thực rất đặc biệt, nó đổi giống khi ở số nhiều (amour là giống đực nhưng amours là giống cái) và nghĩa cũng hơi khác. Amours (số nhiều) vẫn là tình yêu nhưng mang tính chất cảm xúc, xác cảm, một cái gì đó cụ thể hơn là tình yêu chung chung. Ở đây có lẽ ý tác giả là những kỷ niệm êm đẹp (cụ thể chứ không phải chung chung là tình yêu) của hai người khi ở cây cầu này đã trôi đi giống như dòng nước. Có lẽ tiếng Việt không có từ nào tương đương, dịch ra thành tình yêu e rằng cũng không chính xác, em nghĩ dịch thành kỷ niệm có lẽ chính xác hơn nhưng mà lại hơi diễn ý mất rồi. Ở gần cuối bài có một từ amours khác cũng ở số nhiều và cũng mang nghĩa này. Còn từ amour ở giữa bài ở số ít và chính xác là tình yêu.

Đúng là bài này cũng rất đặc biệt ở chỗ tác giả không dùng dấu câu. Mọi thứ được ông viết ra như là cảm xúc, kỷ niệm cứ tới và chảy ra từ trong lòng mình, giống như dòng nước chảy qua dưới cây cầu. Mọi thứ đều trôi, dòng nước, niềm vui, nỗi buồn, kỷ niệm, tình yêu, người yêu, ngày, đêm, thời gian... ở dưới cây cầu này.

Bài này còn đặc biệt ở điểm tác giả dùng động từ ở rất nhiều thể và thì khác nhau, lúc thì ở quá khứ, lúc thì hiện tại, lúc thì subjonctif, lúc thì impératif tạo ra một cái gì đó hư hư thực thực, vừa là kỷ niệm, vừa là cái gì đó diễn ra trước mắt, như một dòng nước trôi cả trong quá khứ và hiện tại.

Chỗ phần điệp ngữ tác giả đặt ra những thứ đối lập, đêm tới, tiếng chuông giờ điểm, ngày tháng trôi qua và chỉ mình tôi ở lại (đối lập, em nghĩ tới cách đặt ý trong bài của Xuân Quỳnh cũng tương tự: Mùa thu đi cùng lá, Mùa thu ra biển cả, Theo dòng nước mênh mang,... Chỉ còn anh và em, Là của mùa thu cũ). Cái tiếng chuông điểm ở câu trên chính là một dấu hiệu cụ thể của thời gian đang trôi ở câu dưới. Tác giả để đêm tới và tiếng chuông kêu ở thể subjonctif, nó là thứ diễn ra trong đầu tác giả, nhưng ngày tháng trôi và tôi ở lại thì để ở thì hiện tại, đó là những gì thực tế đang diễn ra. "Les jours" ở số nhiều, je ở số ít cũng có ý đối lập thể hiện sự cô đơn trước mọi thứ. Những gì "sống" đều đang trôi, còn cái gì ở lại như là đã "chết". Chỉ có mình tác giả là không "trôi" theo cùng với cuộc sống được.


PS: Có một số chỗ bạn chép nhầm, mình không kiểm tra kỹ lắm nhưng tạm thấy có mấy chỗ này:
- bắt đầu đoạn 3 phải là "L’amour s’en va" (chứ ko phải "Les jours s'en va")
- espérance chứ ko phải ..te
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Bá Chiểu

Bái phục. Bái phục tài bình thơ và vốn tiếng Pháp quá tuyệt vời của bạn. Thế là bài thơ còn nhiều tầng ngữ nghĩa nữa mà càng quan sát nhiều góc độ càng phát hiện ra vẻ đẹp lung linh của nó. Cám ơn nhà thơ rất nhiều cho mình thêm kiến thức về tình yêu và cảm xúc. Tiếng Pháp của mình học chủ yếu là để đọc sách chuyên ngành mà thực sự chỉ cảm thấy hay của bài thơ về vần điệu và rung cảm chứ chưa có được những phân tích quá sâu sắc về các thời như bạn. Đấy nên yêu bài thơ đến thế mà vẫn phải tìm hiểu cho nó cặn kẽ mới dám dịch, thế mà đã cặn kẽ đâu.
Vâng bài thơ mình Down Load từ 1 trang web nên sai 2 chỗ cơ bản mà bạn đã dẫn. Không biết bản tiếng Anh có sai không vì mình Down từ 1 nguồn. Cám ơn bạn rất nhiều. Mình đã sửa lại rồi. Down từ một trang web của nước ngoài nên chắc là chuẩn. Tuy thế, cũng vẫn nhờ sư phụ xem lại thêm chút nữa.
Sao chúng ta không làm quen nhỉ. Bạn Điệp cho mình nick chat đi. Được trao đổi với sư phụ tiếng Pháp như nhà thơ quả là vinh hạnh cho mình rồi. Cám ơn bạn rất nhiều. Bắt tay rất chặt.
Chiểu
Em xinh thế như không là sự thật
Cho anh tin Hà Nội chính thiên đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Bá Chiểu

Vâng, lại làm phiền Điệp chút thôi. Tại sao trong câu:
Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente
la vie thì viết thường mà l'Espérance lại viết hoa nhỉ?
Mình vừa Down bản tiếng Pháp từ nguồn nước ngoài nên xem kỹ thấy bản nào trên net cũng đúng như thế. Thế là ngày xưa mình cứ tưởng tất cả đều viết thường. Xin sư phụ tiếng Pháp chỉ giáo nhé. Với nữa chỗ này mình cũng chưa hiểu lắm sao đi với chữ comme mà khi thì lente khi thì violente? 2 chữ này có gì mâu thuẫn không?
cám ơn nhiều.
Chiểu
Em xinh thế như không là sự thật
Cho anh tin Hà Nội chính thiên đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Trước hết em xin nói là tiếng Pháp của em cũng chỉ xoàng xoàng thôi, ko dám nhận là sư phụ ai cả, nhưng rất cảm ơn bác đã khen :)). Trên TV cũng có nhiều người khác giỏi tiếng Pháp nhưng không chịu ra tay thôi :)

Chỗ Espérance viết hoa vì đó là 1 trong 3 đức tính trong đạo Thiên Chúa là Đức tin, Hy vọng, Lòng từ bi (3 vertus théologales: la Foi, l'Espérance, la Charité). Comme ở đây có nghĩa là "bởi vì" nhưng mang tính chất chân lý hay một lý do gì đó tất cả mọi người đều đã biết trước hoặc công nhận chung (ở đây là "la vie est lente" và "l'Esperance est violente"), tương tự từ since trong tiếng Anh.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Bá Chiểu

Điệp đã viết:
Trước hết em xin nói là tiếng Pháp của em cũng chỉ xoàng xoàng thôi, ko dám nhận là sư phụ ai cả, nhưng rất cảm ơn bác đã khen :)). Trên TV cũng có nhiều người khác giỏi tiếng Pháp nhưng không chịu ra tay thôi :)

Chỗ Espérance viết hoa vì đó là 1 trong 3 đức tính trong đạo Thiên Chúa là Đức tin, Hy vọng, Lòng từ bi (3 vertus théologales: la Foi, l'Espérance, la Charité). Comme ở đây có nghĩa là "bởi vì" nhưng mang tính chất chân lý hay một lý do gì đó tất cả mọi người đều đã biết trước hoặc công nhận chung (ở đây là "la vie est lente" và "l'Esperance est violente"), tương tự từ since trong tiếng Anh.
Cảm phục! Cảm phục về kiến thức rất sâu của Điệp. Cám ơn Điệp rất nhiều về chữ Espérance viết hoa.
Tuy nhiên câu hỏi sau do mình diễn đạt kém nên Điệp chưa hiểu chăng?
Vì sao Tình ra đi như cuộc đời lente và niềm Hy vọng violente vì chậm chạp và dữ dội về sắc thái có khác nhau. Cái thì chậm, cái thì nhanh. Hay là comme mang thêm 1 sắc thái nữa mà mình có thể tạm dịch là khi thì như... khi thì như...
Rất mong Điệp cho ý kiến nhé
Bắt tay rất chặt
Chiểu
Em xinh thế như không là sự thật
Cho anh tin Hà Nội chính thiên đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Vâng, thực ra "bởi vì" và "khi" ở đây đều có nghĩa như nhau thôi. Nghĩa "bởi vì" của comme nó khá nhẹ nhàng, như là từ "khi" vậy.
Tình yêu ra đi, khi mà cuộc sống thì chậm chạp mà lòng hy vọng thì mãnh liệt.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Bá Chiểu

Cám ơn Điệp rất nhiều. Đúng là "cá nhân thông minh hữu hạn, thiên hạ nghĩa lý khôn cùng" . Mình đã đưa chữ "khi" vào và câu thơ thấy dễ hiểu hơn hẳn, sáng hơn hẳn. Mình đã sửa lại nhiều bản dịch nhờ những góp ý của Điệp sao cho nó sáng sủa hơn, dễ hiểu hơn. Tất nhiên đấy là ý kiến chủ quan của mình. Ý kiến độc giả mới quan trọng hơn. À sao Điệp chưa có lời hay nào về bản dịch của mình nhỉ? Xin vung bút cho vài dòng đi. Chân thành cám ơn.
Em xinh thế như không là sự thật
Cho anh tin Hà Nội chính thiên đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Bác dịch thành thơ lục bát có cái hay là giữ được vẻ nhẹ nhàng, êm đềm của bài thơ, nhưng ở bài này lại không giữ được cái nhịp cảm xúc lúc dài lúc ngắn của bài thơ. Nhưng dù sao, vì tiếng Pháp cũng hầu hết không dùng thanh sắc, nên để giữ được giọng êm dịu của bài thơ thì lục bát là một lựa chọn hợp lý, có điều cả hai chỗ có tên Mirabeau đều bị vấp.

Bác hỏi nên em cố gắng nhận xét vậy thôi chứ như đã nói, em ít quan tâm đến thơ Pháp lắm nên cũng không hiểu nhiều đâu mà :)

PS: sông Seine chứ ko phải Sein

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Bá Chiểu

Hay quá. Cảm phục tài bình thơ của nhà thơ Điệp. Đúng là mình lựa chọn lục bát để cho nó dịu hơn, nhưng không thể tả nổi cái trúc trắc nặng nỗi niềm của Apollinaire. Điệp nhận xét thật là chuẩn. Nhưng thôi có khi cũng tạm chấp nhận vì dịch là một công cuộc chuyển ngữ, giải mã tác phẩm bằng thẩm mỹ nghệ thuật. Đành lấy cái thẩm mỹ nghệ thuật rất Việt Nam để giải mã tác phẩm rất Pháp vậy.Mặc dù đến Mirabeau thì luôn bị vấp- như Điệp đã chỉ
À còn chữ Seine mình chỉ sợ thêm âm e vào sau sợ người không rành tiếng Pháp tưởng là có đến 2 âm. Mình còn định viết là sông Xen, cầu Mirabô- nhưng nó cứ làm sao ấy, nhìn không sướng mắt.Mình chuyển lại rồi. Chân thành cám ơn nhà thơ.
Em xinh thế như không là sự thật
Cho anh tin Hà Nội chính thiên đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (16 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối