Trang trong tổng số 13 trang (125 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

Truyện Kiều và y học



Phiếm luận của BS LÊ QUANG TRUNG

Truyện kiều là một kỳ thư của nền văn học nước ta. Tuy là một tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết Trung Hoa của Thanh Tâm Tài nhân, Tiên Điền tiên sinh đã dùng thể thơ lục bát với tài nghệ bậc thầy mà mấy trăm năm sau chưa có một thiên tài nào làm nổi. Ngoài Kinh Dịch là một tác phẩm vừa triết học, chính trị, y học…bói toán. Truyện Kiều có lẽ là tác phẩm duy nhất vừa là tiểu thuyết vừa là công cụ…bói toán. Bàn luận và nghiên cứu Truyện Kiều đã tốn nhiều giấy mực dưới góc độ khác nhau, hôm nay nhân ngày xuân “trà dư tửu hậu”, hậu sinh mạo muội phiếm luận Truyện Kiều với nhãn quan…y học, mong rằng “ba trăm năm sau” cụ Tố Như cất tiếng cười thứ lỗi cho hậu thế, để Tiểu Thanh khỏi phải than “thiên hạ còn ai khóc Tố Như”

” Đầu lòng hai ả Tố Nga”

Câu thơ trong Truyện Kiều mà các “tán” (phét) sĩ thường cho rằng Thuý Kiều và Thuý Vân là chị em song sinh. Dưới góc độ y học có thể bác bỏ lý lẽ này dễ dàng ,vì một bên là “làn thu thuỷ, nét xuân sơn” một bên là “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” thì rõ ràng Thuý Kiều và Thuý Vân không thể là song sinh đồng hợp tử được. Song sinh đồng hợp tử là cùng một noãn, khi sinh ra là giống nhau như hai giọt nước, giống cả tâm lý, sinh lý và cả đặc tính di truyền (thí dụ vân tay) và cùng giới tính. Như vậy Thuý Kiều và Thuý Vân có thể là song sinh dị hợp tử (hai noãn và hai tinh trùng, có thể là do hai người cha khác nhau, cho nên có trường hợp sinh đôi một da đen một da trắng là vậy, tuy rất hiếm). Thường song sinh loại này khác giới tính, một trai một gái, dân gian ta cho rằng song sinh khác giới tính thường khó sống cả hai, nhưng thực ra là do chung một màng đệm và một nhau (placenta) có sự trao đổi máu giữa hai thai, mà nội tiết tố quyết định giới tính, nên một thai kia khó phát triển.

Cuộc đời Thuý Kiều là “một thiên bạc mệnh” đã được trời định trước và y học ngày nay cho thấy bản đồ gien (genetic code) của Thuý Kiều có liên quan đến cá tính và cuộc đời nàng. Kiều rất tài hoa và nghệ sỹ, gene này y học đã chứng minh liên quan mật thiết với tình dục (libido), và tình yêu (yêu nhiều người cùng một lúc và lãng mạn). Có lúc nàng…có thai với Thúc Sinh mà không biết:

”Thất kinh nàng chửa biết là làm sao”
(thất kinh : tắt kinh : amenorhea; chửa : pregnancy)

Cho nên không phải vô cớ mà cụ Nguyễn Công Trứ mắng nàng “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”. Những người nghệ sỹ đại đa số trắc trở trên đường tình duyên vì không thể thoả mãn ham muốn ái tình trên một người được. Các bạn cứ nghiệm xem Marilyn Monroe, Brigitte Bardot, Lit Taylor, Madonna…và nói chung giới nghệ sỹ đều đào hoa nhất mực! Gene tài hoa nghệ sỹ còn liên quan đến bệnh hysteria, tâm căn và trầm cảm (Depresit)mà cụ Nguyễn Du đã viết rất phù hợp với y học hiện đại!

Sau khi Vương Quan kể chuyện Đạm Tiên, Kiều:

”Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài”.


Đến tối khi mơ thấy Đạm Tiên :

”Giọng Kiều rên rỉ trướng loan”

Bênh tâm căn thường buồn bã vô cớ và mộng mị ma quỷ như Thuý Kiều vậy, nông thôn ta gọi là bênh “vương” - dạng bênh tâm thần hay gặp ở các thiếu nữ dậy thì do người âm bắt, đó là bệnh tâm căn chuyển qua tâm thần phân liệt.

Bệnh trầm cảm có khuynh hướng tự sát, Kiều tự tử nhiều lần, có lần dùng dao, lần cuối nhảy sông Tiền Đường may được vãi Giác Duyên vớt lên không thì…hết chuyện. Trong y học…(còn nữa…)
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Truyện Kiều và y học  “tiếp”

Trong y học, không dễ gì tự tử, bằng cớ nhiều người càng già càng sợ chết, càng có bệnh càng có bệnh càng sợ chết, ai cũng quý sinh mạng của mình, nếu có chết cũng sợ đau đớn. Ở Mỹ có bác sỹ chế máy giúp cho bệnh nhân chết nhẹ nhàng, nhưng không phải ai cũng can đảm tự sát, huống chi dùng dao tự đâm, thắt cổ, nhảy lầu…Cho nên những người tự tử, ít nhiều cũng mắc bệnh trầm cảm nhẹ hoặc nặng, trừ những bặc anh hùng xả thân vì lý tưởng, vì tổ quốc.

Từ Hải là nhân vật anh hùng, oai phong lẫm liệt, cụ Nguyễn Du đã mô tả ;

”Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”


Câu đầu rõ là một người đàn ông thừa kích thích tố nam testosterone, nhưng câu sau, từ Hải quả mắc chứng thừa hormone stomatotrophin ở tuyến yên (hypophyse) hay là bệnh phì đại cực chi acromegaly. Theo đo đạc để lấy huyệt châm cứu, người xưa dùng đơn vị tấc không cố định mà gọi là “tấc du thân”, nghĩa là lấy ngay trên cơ thể từng người, nên người cao thấp sẽ có tấc thích hợp, nhưng cũng xê dịch khoảng 2 – 2.2 cm, như vậy vai Từ Hải khoảng 10 – 12 cm. Thước của Trung Hoa, dù là thước Lỗ Ban đi nữa, cũng xê dịch 20 – 40 cm, như vậy Từ Hải cao khoảng 2 m trở lên? Có lẽ vì dị dạng ở tuyến yên nên có liên quan đến chết đứng chăng?

”Khí thiêng khi đã về thần
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng
Trơ như đá vững như đồng
Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng rời”


Y học có thể giải thích cái chết của Từ Hải. Đó là tình trạng chết đột tử (sudden death). Chết đột tử thường do nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não, sự tức giận hay gọi chung là “stress” thường khởi phát cái chết loại này (facteur favorisant) Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến lừa và do Kiều xúi giục nên tan tành sự nghiệp, uất hận cực điểm, sẵn có dị dạng mạch máu não (dị dạng tuyến yên) vỡ phình động mạch gây tràn máu não thất (lụt não), vùng thân não bị tổn thương đột ngột gây trương lực cơ làm cứng các cơ bắp ngoại vi, nên “ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng rời”.

Dĩ nhiên Từ Hải có cầm kiếm :
”Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo”
Khi chết tay kia chống kiếm nên tư thế chết đứng thêm bền vững ;
”Lạ thay oan khí tương triền
Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra”


Đúng vậy, chỉ có Thuý Kiều đụng vào từ Hải mới ngã ra, giống như những người chết không nhắm mắt, chỉ có một người thân vuốt mắt mới nhắm, điều này giải thích do cơ bắp khi tăng trương lực, chỉ dãn ra (relax) nếu có tần số xung điện (impulse) thích hợp của một người thân nào đó.

Đoạn Thuý Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường, cụ Nguyễn Du mô tả tư thế của người chết sông nước thật là khoa học.
”Kiều từ gieo xuống duềnh ngân…
…Trên mui lướt mướt áo là
Tuy dầm hơi nước chưa loà bóng gương
Giác Duyên nhận thật mặt nàng
Nàng còn thiêm thiếp giấc vàng chưa phai”
.

Trong dân gian đã nhận xét những người chết trôi nam thường nổi trong nước với tư thế úp mặt xuống nước, còn nữ ngửa mặt lên trời cho nên Giác  Duyên mới thấy “chưa loà bóng gương”, chứng tỏ kiều hôn mê dưới nước theo quy luật nói trên. Đông y giải thích là “âm thăng, dương giáng”. Y học ngày nay đã giải thích hiện tượng trên là do nam giới cơ ngực (pectoralis) rắn chắc, và bộ phận sinh dục nam khi trướng nước nở lớn, theo khuynh hướng trọng lực và sức đẩy Archimede phải nổi theo tư thế sấp, giới nữ có nhũ hoa là mô mỡ trướng nước như cái phao nổi lên và cơ mông nặng tạo tư thế ngửa khi chết dưới nước. Dĩ nhiên quy luật này không tuyệt đối.

”Ngày xuân con én đưa thoi” các bạn cẩn thận nếu bói kiều đầu năm gặp câu:

”Khi tựa gối khi cúi đầu
Khi vò chín khúc khi cau đôi mày”


Là cẩn thận việc ăn uống “thịt mỡ dưa hành bánh chưng xanh” không khéo là giống Kim Trọng bị…tiêu chảy đấy !
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i747.photobucket.com/albums/xx118/thaythuoczom/www13.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Vương Trọng mê  “Kiều”


Mê “Truyện Kiều”, Vương Trọng đặt cho con trai đầu của mình tên gọi Vương Liêu Dương (Liêu Dương: quê Kim Trọng). Ông kể: Khi biết vợ có thai cũng là lúc ông nhận nhiệm vụ vào Nam công tác. Và ông ghi ra giấy, yêu cầu vợ khi sinh, nếu là con trai thì đặt Vương Liêu Dương, là con gái đặt Vương Lam Kiều...

Ông là người rất mê   Truyện Kiều   và đặc biệt sùng bái cụ Nguyễn Du. So với các nhà văn ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế (trụ sở tạp chí Văn nghệ Quân đội), về mặt này ông luôn đứng ở vị trí “thì treo giải nhất chi nhường cho ai”. Sự đam mê ấy của ông như “duyên tiền kiếp”, bởi ngay từ khi mới lọt lòng, ông đã mang họ của nàng Kiều và tên gọi trùng với chàng Kim. Vừa qua, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT cho các tập thơ:  Về thôi nàng Vọng Phu; Đảo chìm; Ngoảnh lại; Mèo đi câu.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/NhathoVuongTrong.jpg
Nhà thơ Vương Trọng.


Truyện Kiều, Vương Trọng đã đặt cho con trai đầu của mình tên gọi Vương Liêu Dương (Liêu Dương: quê Kim Trọng). Ông kể: Khi biết vợ có thai cũng là lúc ông nhận nhiệm vụ vào Nam công tác. Và ông đã ghi ra giấy, yêu cầu vợ khi sinh, nếu là con trai thì đặt Vương Liêu Dương, là con gái đặt Vương Lam Kiều (Lam Kiều cũng là một địa danh hay được nhắc tới trong “Truyện Kiều”).
Tên con thì vậy, còn tên vợ, chắc chắn không phải vì ông chọn tên mà kết duyên với người, nhưng thật lạ kỳ, tên vợ ông lại là Vân, ứng với chuyện chàng Kim Trọng sau này nối duyên với nàng Thúy Vân.
Xung quanh cái tên Vương Trọng cũng có một chuyện vui. Chẳng là Vương Trọng có một cô bạn quen thân từ thời cô học Đại học Sư phạm. Sau này, cô ra dạy cấp III ở Trường Tân Lạc (Hòa Bình). Trong một lần gặp lại, cô thổ lộ với Vương Trọng: “Không hiểu sao, bao lần dạy học sinh  Truyện Kiều, cứ đến chỗ nói về Kim Trọng em lại nói nhầm ra thành… Vương Trọng. Thành thử phải xin lỗi các em mãi”.
Mê   Truyện Kiều, nhà thơ họ Vương cũng đã kết thân được với nhiều người cùng chung sở thích với mình. Ông kể: Năm 1982, ông sáng tác bài thơ   Bên mộ cụ Nguyễn Du  thể hiện nỗi lòng của một nhà thơ mặc áo lính trước cảnh sơ sài, hoang liêu của mộ cụ Nguyễn. “Tưởng là phận bạc Đạm Tiên/ Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây”.
Đến năm 1989, mộ cụ Nguyễn được tu sửa, nâng cấp. Lần ấy, Vương Trọng theo đoàn của Bộ Giao thông Vận tải vào Vinh viết bài về việc xây cầu Bến Thủy. Tiện thể, ông cùng đoàn ghé qua Nghi Xuân để thắp hương viếng nhà đại thi hào.
Khi cả đoàn làm lễ thì thấy một cụ già cung kính chắp tay đứng ngoài chờ. Việc xong xuôi đâu đấy, cụ già cởi mở nói: “Các ông có biết, mộ này được xây nhờ đâu không? Đó là nhờ bài thơ của Vương Trọng đấy”. Nói rồi cụ cứ thế hào hển đọc một mạch bài thơ   Bên mộ cụ Nguyễn Du gồm cả thảy 24 câu lục bát của Vương Trọng. So với bản gốc chỉ sai một đôi chỗ.
Quá cảm kích trước tấm lòng của cụ già, Vương Trọng đành phải xưng danh: “Dạ, thưa cụ, cháu là Vương Trọng đây ạ”. Cụ già nghe vậy buột miệng: “Tôi tưởng anh phải nhiều tuổi rồi. Thế anh thấy tôi đọc bài thơ có đúng không?”.
Về ý kiến cụ già cho rằng nhờ có bài thơ   Bên mộ cụ Nguyễn Du, mộ cụ Nguyễn mới được xây dựng khang trang, Vương Trọng lại nghĩ hơi khác: “Không có bài thơ của mình thì trước sau gì mộ cụ Nguyễn cũng được xây lại. Có điều, có thể nhờ nó mà việc xây dựng được tiến hành nhanh hơn mà thôi”.
Vương Trọng cũng cho biết, đến nay ông đã sáng tác tới 5 bài thơ có chủ đề về Nguyễn Du và  Truyện Kiều. Ngoài bài   Bên mộ cụ Nguyễn Du  trứ danh nhắc tới trên là các bài: Ghi trong Nhà Bảo tàng Nguyễn Du, Đạm Tiên, Môtíp Thúy Vân, Phác thảo Tiên Điền. Có thể vì đọc được tình cảm của ông với cụ Nguyễn như vậy mà hiện hậu duệ của cụ Nguyễn rất quý Vương Trọng, họ luôn xem ông như người trong dòng tộc.
Đấy là những cái “được” mà Vương Trọng thu về từ sự gắn bó với Nguyễn Du và   Truyện Kiều. Về cái “mất”, ông có một chuyện không vui: Vì có những quan niệm khác nhau xung quanh việc hiểu hai câu thơ “Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” mà giữa ông và một đồng nghiệp cùng cơ quan đã nổ ra cuộc tranh luận làm tốn không ít giấy mực của báo chí, không những thế còn kéo theo một số tác giả khác cùng tham gia. Tiếng bấc quăng đi, tiếng chì quăng lại, giữa hai người đã xảy ra cuộc… “chiến tranh lạnh” kéo dài đến nay đã tới gần chục năm mà xem ra vẫn chưa thể… hàn gắn được.

Hà Khải Hưng
Nguồn: Văn Nghệ Công An
(ĐN sưu tầm và giới thiệu)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Thiên hạ ai cười với Tố Như?



Nhà thơ, theo Octavio Paz, là người giải thoát cho ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ trở về tính nguyên sơ của nó. Ngôn ngữ không còn bó buộc trong tính thực dụng mà trở nên toả sáng, lại là cái nó vẫn là, cái "tố như" của nó. Tố Như là tên tự của Nguyễn Du.
Cái tên trong veo, sáng ngời của một nhà thơ lớn, người đưa thơ trở về với những giấc mộng sơ nguyên.


Tri giao quái ngã sầu đa mộng,
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung.
(Mộng sầu bạn cứ cười ta
Vòng mơ mộng ấy ai là thoát đâu)


Chẳng phải là tri giao đang cười mà là tiếng cười của nhà thơ. Tiếng cười vang thinh không, bay suốt thiên thu. Chẳng phải là giấc mộng đã làm ra Trang Chu, làm ra bạn, làm ra ta hay sao?
Tố Như vẫn thường cười như thế. Dường như bí ẩn, dường như không.

Tiếu ngạo giang hồ yên dã thảo trung.
(Cười ngạo trong khói hồ cỏ nội)


Trong khói sương sông hồ và cỏ dại đồng hoang thì còn có gì phải bận tâm. Thế nên nhà thơ buông tiếng cười. Tiếng cười dường như ngạo nghễ, dường như không.
Cười vì biết cái tâm vốn là không, khi nghiệp chướng tan rồi (Chướng tiêu thời giác tức tâm không).
Tố Như đeo kiếm rất buồn, Tố Như làm quen rất buồn, Tố Như đi sứ rất buồn.
Nhà thơ chỉ cười với khói sương, với cỏ.
Sương khói thì cười mà chi, cỏ hoang thì cười mà chi. Vậy mà, dường như đó là cái cười hạnh phúc nhất trong đời Tố Như.
Tiếu ngạo không cần thiết là cười ngạo nhân gian, cũng không phải là cười ngạo bản thân. Chỉ cười, thế thôi.
Nếu như có những dòng lệ bay trong thơ Nguyễn Du thì cũng có những nụ cười bay trong đó.
Và nụ cười, ở Tố Như, thì thâm trầm hơn giọt lệ.
Có thể bắt chước Tố Như mà khóc. Nhưng dễ gì bắt chước Tố Như mà cười.

Tương phùng vô biệt thoại
Nhất tiều ý hà như ?
(Gặp nhau mà chẳng nói,
cười thôi, ý thế nào?)


Ý hà như? Ý Tố Như? Chỉ cười thôi.
Lúc sắp chết, khi được cho biết thân xác mình đã lạnh, Tố Như chỉ nói: Được!  Và qua đời.
Chữ "Được!" ấy thật ra là nhất tiếu. Có cái cười huyền bí trong tiếng nói sắc gọn ấy.
Ba trăm năm sau đó, ta có lãnh hội nổi cái nhất tiếu đó không? Cái im lặng vô ngôn đó không?
Cùng trắng như tóc Tố Như là nụ cười đó. Có mênh mông sương khói và cỏ đồng hoang là nụ cười đó.
Chính là nụ cười đòi hỏi sự tương phùng, đòi hỏi tri giao - chứ không phải gặp nhau là cười.
Và như thế, Tố Như cười với Lưu Linh, cười với Đỗ Phủ…
Với một trong "Trúc Lâm thất hiền" là Lưu Linh, Tố Như đùa:

Lưu gia chi tử bất thành tài
Hạ sáp dương ngôn tử tiện mai.
Tuỳ lý dĩ năng tề vạn vật,
Tử thời hà tất niệm di hài?...
(Chàng họ Lưu ơi quả bất tài
Rêu rao sẵn cuốc chết chôn ngay
Khi say đã biết hoà theo vật
Lúc chết sao còn nghĩ tới thây?…)


Lưu Linh đi chơi, uống rượu, thường nói mình có mang theo cái cuốc, chết đâu chôn đó. Tố Như cười ông hiền này dù đã biết "tề vật" nhưng vẫn còn phân biệt sống chết. Hơi đâu mà nghĩ tới hình hài để lại.
Lưu Linh và vạn vật như nhau trong cơn say. Trong mộng cũng thế. Trong tiếng cười cũng thế.
Cái cười đó giải thoát cho sự vật.
Sự vật trở về với nguyên tính, với nhất thiết bình đẳng, với Tố Như.

Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên
Y y bất cải cựu thuyền quyên.
(Sân trống trăng đầy đêm nguyên tiêu
Không đổi nghìn năm bóng dáng Kiều)


Sự trở về với đêm trăng nguyên sơ, với cái sân trống không của vũ trụ, với nụ cười của Tố Như.

(Nguồn: Văn hóa Phật giáo)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Ngôi chùa thứ tư trong Đoạn Trường Tân Thanh



Tính ra trong tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" có ba tên chùa được nêu ra trên chặng đường lưu lạc của nàng Kiều: Quan Âm Các, Chiêu Ẩn Am, chùa Giác Duyên ở sông Tiền Đường. Còn có một ngôi chùa thứ tư nào? Ta hãy theo gót nàng Kiều đi tìm ngôi chùa ấy.
Trong quãng đời "êm đềm trướng rủ màn che", trong vòng tay che chở ấm êm của cha mẹ và hai em, không biết Kiều đã có lần nào theo mẹ đi chùa như cô gái tuổi mười sáu của Nguyễn Nhược Pháp trong  Đi chùa Hương một sáng xuân hoa cỏ còn mờ hơi sương vào ngày mồng một tết hay vào dịp Nguyên tiêu? Nguyễn Du đã không kể cho ta biết.
Chỉ thấy khi hoa lê nở rộ vào tháng ba, hội Đạp thanh, mấy chị em Kiều đi tảo mộ gặp Kim Trọng và Kiều bắt đầu yêu. Người con gái tài sắc vẹn toàn và đa đoan đa cảm ấy bắt đầu mơ mộng và ước mộng. Từ "người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không" cho đến khi "một lời, vâng tạc đá vàng thủy chung" hứa hẹn hạnh phúc vĩnh viễn "đinh ninh hai miệng một lời song song", Kiều đã sống trong ước mộng màu hồng. Trong giấc mộng nồng nàn yêu đương, chẳng thấy bóng dáng một ngôi chùa nào hiển hiện, mà nàng Kiều rạo rực sống có lẽ cũng không quan tâm đến hai chữ "chùa chiền".
Ngôi chùa đã không hiện hữu trong tâm của nàng Kiều, dù trong xã hội thời bấy giờ những ngôi chùa chắc chắn đã làm nên một phần cảnh trí, không gian sống của con người Đông phương. Mái chùa có thể rất là quen thuộc với gia đình họ Vương, nhưng nó chưa vẽ ra một viễn tượng nào có ý nghĩa trong trí tưởng của Kiều.
Đến khi nàng tình nguyện "bán mình chuộc cha", bị Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà lường gạt, cuộc đời cô gái thanh lâu chỉ biết cúi đầu "sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh". Lầu xanh ấy là nơi đày đọa tấm thân người thiếu nữ ngây thơ chưa có một chút kinh nghiệm ở đời. Nàng trở thành nô lệ cho khách làng chơi trong cái ngục tù xâu xé thể phách của người con gái yếu đuối nơi đất khách. Thanh lâu có thể nói là địa ngục đầu tiên mà Kiều nếm mùi khổ ải. Những khi "giật mình mình lại thương mình xót xa" nhớ lại "khi sao phong gấm rủ là", hoảng hốt nhận ra "giờ sao tan tác như hoa giữa đường", nàng nhớ thương mái nhà ấm cúng của cha mẹ, nhớ người yêu cũ. Nhưng hình như "nỗi lòng đòi đoạn xa gần, chẳng vò mà rối chẳng giần mà đau" ấy cũng chỉ là những cơn giật mình lúc tỉnh, phần đông là say, say để quên, say để chạy việc được trong cái guồng máy tiếp khách làng chơi, Kiều chẳng có thì giờ để nhớ đến những nơi yên tĩnh như bóng dáng một ngôi chùa. Trong tuyệt vọng nàng vẫn còn nuôi hy vọng, với sắc đẹp, với tài hoa của mình, thế nào nàng cũng có thể tìm cách thoát khỏi cá chậu chim lồng và sẽ có dịp tìm về mái nhà êm ấm của mẹ cha. Nàng đã tìm được Thúc Sinh, hào hoa công tử, sẵn sàng "trăm nghìn đổ một trận cười", đã mê mệt nàng, nên "đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều" đã mua được nàng khỏi tay mụ Tú Bà. Từ khi thoát khỏi vòng trần ai, Kiều sống trong tình yêu đầm ấm của Thúc Sinh. Có thể nói từ khi bán mình, đây là những giờ phút hạnh phúc mà nàng đã tưởng sâu như biển, tưởng dài như sông. Trong những giây phút ấy, ngôi chùa không phải là điều chi đáng nói và có lẽ nó không hiện ra trong những lúc "hương càng đậm lửa càng nồng" của nàng Kiều.
Nhưng hạnh phúc không lâu, cơn ghen của Hoạn Thư, một người đàn bà "sâu sắc nước đời", đã thành một ngọn lửa dữ. Nhà bị đốt, bị bắt cóc, bị giam giữ, quản thúc, phải làm nô tì trong gia đình họ Hoạn, nàng không biết Thúc Sinh ở đâu từ lúc chia tay. Tâm trạng rối bời trong nhớ thương thắc mắc, đồng thời bị hành hạ đánh đập, nàng như người ở trong đêm tối quờ quạng, trong lòng chỉ mong được gặp lại Thúc Sinh. Để rồi khi gặp mặt, cả hai lâm vào hoàn cảnh éo le thê thảm nhất của đời người: "rõ ràng thật lứa đôi ta, làm ra con ở, chúa nhà đôi nơi", bị bắt quì chuốc rượu cho hai vợ chồng, bắt đánh đàn mua vui, rồi phải chứng kiến người đã yêu mình đang "chung gối loan phòng" với người đàn bà khác. Đêm hôm ấy đã là đêm dài nhất và đau khổ đến tận cùng trong đời nàng Kiều: "Một mình âm ỷ đêm chầy, Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh". Nhục nhã và bị tình phụ, còn gì để cho con người hiện diện giữa con người, còn gì để con người có thể đứng vững với người và với chính ta?
Cô đơn và quằn quại trong tủi nhục đến tuyệt vọng, lần đầu tiên ngôi chùa đã hiện ra trong biển nước mắt năm canh không một lần chợp mắt của nàng Kiều. Ý định thoát khỏi sự đày đọa thể xác và tâm hồn, sớm khuya phải cung cúc hầu hạ hai người, phải hằng đêm vò võ chứng kiến cảnh ấm êm của người khác có thể làm cho điên loạn con người, chính ý nghĩ thoát khổ này đã đưa Kiều đến với hình ảnh một ngôi chùa nào đó có thể gỡ rối cho nàng: "Rắp đem mệnh bạc, xin nhờ cửa Không".
Lần đầu tiên, ngôi chùa hiện ra trong tâm nàng như một cơ hội giải thoát khỏi cảnh ngộ thê thảm trong cái địa ngục trần gian là căn nhà họ Hoạn. Tâm của nàng mù mịt trong đớn đau, đang tìm cách gõ vào một cánh cửa cuối cùng, có thể đem đến bình an, bớt khổ: cửa Không. Bước chân tâm thức của nàng đang quờ quạng đi tìm một cái phao cứu vớt có thể giúp nàng vượt khỏi khổ nạn.
Kiều được Hoạn Thư cho ra ở Quan Âm Các, giữ chùa tụng kinh. Ta hãy nghe Nguyễn Du tả cảnh chùa của gia đình họ Hoạn, mà Kiều tạm thời được đưa ra ở đó:

Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa,
Có cổ thụ, có sơn hồ...


Rõ ràng là một ngôi chùa của nhà giàu. Một ngôi chùa trong khuôn viên thế gia vọng tộc, bề thế. Ý định của Hoạn Thư cho Kiều qua Quan Âm Các là vừa tỏ ra độ lượng thể theo ý nàng, nhưng cũng vừa để kiểm soát nàng chặt chẽ. Quan Âm Các là nhà tù giam lỏng Kiều. Tất cả những nghi thức xuất gia đều đủ cả, tam qui ngũ giới, áo cà sa, pháp danh Trạc Tuyền đều tươm tất thi hành. Kiều bắt đầu làm quen với một cuộc sống khác hẳn ngày trước, không phải chiều khách làng chơi, không nô lệ phục dịch, mà chỉ "ngày pho thủ tự, đêm nhồi tâm hương", nâu sồng, muối dưa. Nhưng thực sự lòng nàng còn nồng, còn cháy, dù đã tìm đến giọt nước cành dương để "tưới lửa lòng" đang khổ. Đau, thương, nhớ ngùn ngụt. Không! Quan Âm Các chỉ là nơi lánh nạn trong cơn bão táp, trong cơn tuyệt vọng nhưng trong lòng Kiều vẫn còn khao khát cuộc sống ở ngoài đời. Bao lâu còn tủi hờn, đau lòng xót dạ thì bước chân của Trạc Tuyền còn lưu luyến nơi ngưỡng cửa thế gian: vùi đầu vào lời kinh là chỉ để giấu nước mắt khóc thầm cho số phận bẽ bàng, Kiều vẫn còn nhớ Thúc Sinh. Nàng là người chí tình, đã được Thúc Sinh bao bọc chở che chiều chuộng, cho nàng biết được hạnh phúc thực sự của đời sống vợ chồng, nay bỗng bị người khác khống chế, tước đoạt hạnh phúc ấy, nàng vẫn cứ một lòng nhớ đến người mà mình đã nhận làm chồng hiện đang "trong gang tấc, lại gấp mười quan san". Quan Âm Các đối với Kiều chỉ là chốn tạm lánh thân, để khỏi phải đớn đau trực diện. Chúng ta hãy nghe Nguyễn Du tả cảnh đời Quan Âm Các:

Nàng từ lánh gót vườn hoa
Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng.
Nhân duyên đâu lại mà mong,
Khỏi điều thẹn phấn tủi hồng thì thôi.
Phật tiền thảm lấp sầu vùi,
Ngày pho thủ tự, đêm nhồi tâm hương...
Quan phòng then nhặt, lưới mau,
Nói lời trước mắt, rơi châu vắng người.


Bước chân của nàng Kiều đến Quan Âm Các là bước chân lưỡng lự, trong thế chẳng đặng đừng, nơi đó chỉ là chốn tạm, xa đi bụi hồng quấn quít vướng chân, nhưng hờn tủi, thất vọng, hổ thẹn, tủi thân xen lẫn với nhớ thương vẫn sủi bọt trong lòng.
Kịp đến khi bị Hoạn Thư bắt gặp Thúc Sinh trốn ra tình tự, nàng quá sợ hãi, bỏ trốn đi trong đêm khuya. Thân gái đặm đường lao đao, "mịt mù dặm cát đồi cây"... sợ hãi, kinh hoàng, bơ vơ không nơi bám víu. Lần đầu tiên trong đời nàng ra đi một thân một mình, quyết định lên đường dứt khoát. Những lần trước từ khi xa cha mẹ, dù miễn cưỡng, dù bị bắt buộc, nàng vẫn có người bên cạnh đi kèm theo. Đây là lần đầu tiên Kiều mạo hiểm dấn bước một mình, cao chạy xa bay, trốn, rời bỏ người mà nàng tưởng có thể che chở cho nàng nhưng hoàn toàn bất lực trước người vợ quá sâu hiểm. Những bước... tự do trong đêm khuya sao quá hãi hùng cho người con gái yếu đuối chẳng biết trông cậy vào ai. Bơ vơ trong rừng cây, giữa đêm sâu hút, giữa trời rộng bao la, tình cảnh thật là tội nghiệp vô vàn. May sao và mừng sao, thấp thoáng trong rừng cây:

Chùa đâu trông thấy nẻo xa,
Rành rành "Chiêu Ẩn Am" ba chữ bài


Bước chân của Kiều vội vàng mừng rỡ khôn xiết, có lẽ chưa bao giờ trong đời nàng đã rảo bước hăm hở đến một ngôi chùa như thế "Xăm xăm gõ mái cửa ngoài".
Chiêu Ẩn Am, ba chữ đầy ý nghĩa, xin mời người đến tá túc khỏi mọi nan nguy của cuộc đời. Và Kiều không mong gì hơn trong hoàn cảnh bấy giờ là được lưu lại nơi ấy. Lần đầu tiên nàng cảm thấy ngôi chùa thật sự là nơi cứu nạn cứu khổ. Chân nàng bước đến với nỗi mừng thoát cơn hoạn nạn, lạc loài. Nàng không mong gì hơn được ở ẩn, được yên thân. Với Chiêu Ẩn Am, mái chùa trở nên không còn xa lạ. Nàng bắt đầu thân thuộc với không gian đạm bạc, yên tĩnh, hiền lành, không còn có cảm giác đau đớn bị nanh vuốt của ghen tuông cấu xé, không còn hờn tủi oán giận, nàng vui được nương náu cửa Không, chứ không còn miễn cưỡng như khi ở Quan Âm Các.

Thái Kim Lan
(Còn tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

(Tiếp phần trên)

Ngôi chùa thứ tư trong Đoạn Trường Tân Thanh



Ta hãy nghe Nguyễn Du tả đời sống của Kiều trong Chiêu Ẩn Am:

Gửi thân, được chốn am mây,
Muối dưa đắp đổi, tháng ngày thong dong.
Kệ kinh câu cũ thuộc lòng,
Hương đèn việc cũ, trai phòng quen tay,
Sớm khuya lá bối, phướn mây,
Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nện sương.
Thấy nàng thông tuệ khác thường,
Sư càng nể mặt, nàng càng vững chân.


Khác với khi ở Quan Âm Các trong tâm trạng đầy lo âu dằn vặt mà không dám hé lời than thở, ở Chiêu Ẩn Am, Kiều bắt đầu nếm được vị "thong dong của tháng ngày", vị tự do không bị ràng buộc bởi tình khổ, bởi nô lệ, bởi ham muốn.
Thế nhưng, Chiêu Ẩn Am cũng vẫn chỉ là một run rủi tình cờ trên đường phiêu bạc của nàng Kiều như một chiếc lá rụng xuống trong vườn cây. Sự yên phận của nàng là do hoàn cảnh đưa đẩy và nàng không có chọn lựa nào khác hơn là vui mừng chấp nhận. Chiêu Ẩn Am chưa phải là ngôi chùa chắc chắn trong tâm của nàng Kiều. Có thể nàng sẽ lưu lại đó suốt cuộc đời, nếu không có những biến cố xảy ra tiếp theo, nhưng những biến cố tiếp theo cho ta thấy nàng vẫn còn là người nòi tình, nhiều ước mộng, ham sống, vẫn đam mê và ngu muội trong cõi luân hồi.
Cho đến khi hoàn cảnh bắt buộc phải rời Chiêu Ẩn Am, Kiều trở thành nạn nhân của bọn buôn người khác, phải đi tiếp khách ở thanh lâu. Bị bắt buộc trở lại guồng máy của cuộc đời trầm luân, Kiều lại đóng vai "con người" dấn thân kiêu ngạo trong chốn giang hồ (mắt xanh chẳng để ai vào!) và đạt đến đỉnh cao danh vọng với người hùng Từ Hải. Nàng cũng vẫn là "nhi nữ thường tình" như thuở nào, vẫn rắp tâm ân đền oán trả, vẫn yêu say sưa và vẫn ghét đắng cay, vẫn ước mơ và vẫn đầy hi vọng với cuộc đời trần thế. Người đọc đã tưởng nàng ở trong danh vọng giàu sang, thì sẽ quên ngôi chùa, quên nơi chốn "an bần lạc đạo", nơi nàng đã có lần lưu lại trong cơn khốn khổ. Người đọc không ngạc nhiên về sự đền ơn cứu khổ của Kiều đối với sư Giác Duyên nhưng thật sự ngạc nhiên, khi đọc được những lời Kiều, bây giờ đang ở ngôi cao mệnh phụ đường đường với Từ Hải, trò chuyện với Giác Duyên:

Nàng rằng thiên tải nhất thì,
Cố nhân đã dễ mấy khi bàng hoàng.
Rồi đây bèo hợp mây tan,
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu...


Hóa ra có một ngôi chùa vẫn còn nằm trong trí nhớ của Từ Hải phu nhân hiện đang giàu sang tột đỉnh, nó quen thuộc như "cố nhân", đó là nơi trú ẩn của kẻ hành nhân lạc loài, cháy khát. Tuy đang sống trong nhung lụa, tình cảm "muối dưa" đã có một lần chia chung Kiều vẫn còn giữ trong lòng. Mái chùa ấy, vị sư ấy, đời sống thanh bần ấy đã trở thành một hình ảnh sâu lắng, hình như nó dần dần thâm căn, mọc rễ trong vô thức nàng Kiều, thân thiết quen thuộc cũng không khác ngôi nhà cha mẹ sinh thành.
Trong lời nhắn gửi sư Giác Duyên nhờ chuyển lời đến sư Tam Hợp thật gói ghém nhiều điều:

Nàng rằng: Tiền định tiên tri,
Lời sư đã dạy ắt thì chẳng sai.
Họa bao giờ có gặp người,
Vì tôi cậy hỏi một lời chung thân.


Người viết có cảm tưởng như đang nghe bà hoặc mẹ đang ngồi tiếp một vị tiểu sư của chùa nhà trong buổi trưa nắng thét, và giữa hai ngụm trà mời khách, cẩn trọng, thân thiết hỏi thăm cảnh chùa làng nay ra sao, còn cây bồ đề đang đổ bóng trên sân, sư cụ có còn trì kinh như xưa hay đã đi hái thuốc phương xa và xin kính gửi lạy Phật lạy sư "một lời chung thân". Nghe gần gũi và thân quen câu nhắn gửi ấy, thì biết mái chùa, nếp sống nâu sồng, các vị sư đã có mặt từ bao giờ trong trái tim của Kiều.
Cho đến khi đỉnh cao danh vọng sụp đổ vì nhẹ dạ nghe theo lời đường mật của tên quan gian trá họ Hồ, xui Từ Hải ra hàng. Từ Hải chết, bị bắt ép nhục nhã, Kiều đã chấm dứt cuộc đời đoạn trường khổ bằng cách gieo mình xuống sông Tiền Đường. Trong cơn mê trôi trên dòng nước, nàng được Giác Duyên cứu thoát đem trở về chùa. Mái chùa bên ven sông Tiền Đường mà Giác Duyên dựng lên đơn sơ lắm, mái tranh vách đất, khác xa một trời một vực với cung điện nguy nga, mà cũng khác với những ngôi chùa nhà giàu, chỉ là một mái thảo lư đúng nghĩa với cửa Không: trời nước mênh mông, lồng lộng lượng từ bi:

Giác Duyên nghe nói mừng lòng,
Lân la tìm thú bên sông Tiền Đường
Ánh tranh, lợp nóc thảo đường,
Một gian nước biếc, mây vàng chia đôi.


Một mái chùa cỏ, không có gì ở bên trong, chỉ có một ý nguyện cứu người hoạn nạn. Họ gặp nhau, mừng rỡ. Trong ngôi thảo lư đạm bạc ấy, Kiều có cảm giác từ một cơn ác mộng hồng lâu, nhà vàng gác tía, trở về trong một vũ trụ rộng mở, trong đại ngã thiên nhiên, mà bấy lâu nay nàng chỉ có một khái niệm mơ hồ mông lung. Trong không gian chay tịnh diệt cái ngã thích sở hữu, Kiều học nhìn thế giới, thiên nhiên với một nhãn quan không còn đối đãi, tù túng như ở lầu Ngưng Bích, mà mở rộng cùng chia: chia gió trăng, chia đạm bạc, chia cái vô cùng của nước mây:

Thấy nhau mừng rỡ trăm bề.
Dọn thuyền, mới rước nàng về thảo lư.
Một nhà chung chạ sớm trưa,
Gió trăng mát mặt, muối dưa chay lòng.
Bốn bề bát ngát mênh mông,
Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau.


Vũ trụ quan và nhân sinh quan đã xoay chiều, nhà tù luân hồi nghiệp chướng đã được mở rộng toang, ý niệm không gian và thời gian không còn hạn hẹp trong cái ngã chật chội, cỏn con danh lợi. Với hai câu thơ:

Bốn bề bát ngát mênh mông,
Triều dâng hôm sớm, mây lồng bóng sân.


so với thuở trước cảnh vật quanh lầu Ngưng Bích, nơi Kiều bị giam lỏng:

Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.


Nguyễn Du đã diễn tả sự giải phóng của nàng Kiều bằng 4 chiều biến đổi: ba chiều không gian như ngoại cảnh và chiều thứ tư là thời gian nội tâm, trong sự chuyển vần từ tù túng trói buộc sang thong dong đi về  "hôm sớm", "trước sau". Chỉ với hai câu thơ đầy hình tượng thiên nhiên mở ra ý niệm siêu hình về thời gian và không gian, cũng đủ cho thấy sức sáng tạo thi ca và tư tưởng của Nguyễn Du quyện vào nhau như cánh đại bàng lướt gió, nếu có ai như nhà phê bình Đổng Văn Thanh [1] muốn đem con chim đại bàng này nhốt lại trong chuồng gà thì chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi.
Chính nơi thảo lư này Kiều đã thấm nhuần cuộc sống nương cửa Bồ Đề, tuy nhiên Giác Duyên cũng đã nhận thấy lòng trần của Kiều vẫn còn chưa dứt hẳn, nàng vẫn còn một căn bệnh chưa nguôi: nhớ nhà! Khi con người vừa mới sinh ra, nó đã bắt đầu nhớ, nhớ mẹ. Kiều không nhớ không được:

Phật tiền ngày bạc lân la,
Đăm đăm, nàng cũng nhớ nhà khôn khuây.


Nhớ như thế thì không tu được. Phải quay trở lại trần thôi. Mái chùa ấy vẫn còn là một định chế bên ngoài cho Kiều dừng chân, tạm thời thoát tục, nàng thụ động chấp nhận bước chân vào đó, vui mừng được thoát nạn khi ở trong đó, nhưng nó vẫn ở ngoài Kiều. Nó vẫn còn là điều gì theo quy ước ngay cả khi nàng nói:

Mùi Thiền đã bén muối dưa,
Màu thiền, ăn mặc đã ưa nâu sồng.
Sự đời đã tắt lửa lòng,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi.


Kiều tưởng đã dừng chân nơi thảo am ở sông Tiền Đường, ấy vậy mà nàng vẫn còn lưu luyến chưa dứt được sợi dây ràng buộc của tình cũ nghĩa xưa, của cha mẹ thân yêu. Cũng thật thường tình, có thể thông cảm mà không hoài nghi thắc mắc tự vấn: Có nên thất vọng hay nên vui mừng khi thấy Kiều được đoàn tụ gia đình? Có thật Kiều đã rời bỏ mái thảo lư có nhiều trăng, nhiều mây, sông nước mênh mang ấy? Ngay khi nàng "giã sư giã cảnh" theo lệnh phụ thân trở về với gia đình là thôi, bỏ hết con đường học đạo?
Nguyễn Du không trả lời những thắc mắc ngớ ngẩn ấy, mà đòi ta phải đi tìm. Cuộc đoàn tụ đã được Nguyễn Du diễn tả với tất cả sự nhạy bén thấu hiểu tâm trạng và tâm lý người trở về cũng như của mọi nhân vật [2]. Trong chuỗi thơ liên tiếp đầy diễn biến nội tâm "bi hoan mấy nỗi" ta bỗng bắt gặp một hai câu thơ tuồng như vô tình mà rất hữu ý giữa những câu ca ngợi cuộc hòa hợp tâm đắc Kiều Kim:

Khi chén rượu khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.
Ba sinh đã phỉ mười nguyền,
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy
Nhớ lời, lập một am mây,
Khiến người thân tín rước thầy Giác Duyên.
Đến nơi đóng cửa cài then.
Rêu trùm kẽ gạch, cỏ lên mái nhà.
Sư đà hái thuốc phương xa,
Mây bay, hạc lánh, biết là tìm đâu?
Nặng vì chút nghĩa bấy lâu,
Trên am cứ giữ hương dầu hôm mai.


Và chợt hiểu thêm một điều: bước chân trở lại trần của nàng Kiều lần này không giống những bước chân ra đi vào cõi hồng trần nữa, nó tương tự như bước chân của một thực thể đã liễu tri được mọi qui luật của cuộc đời, từ đó đã được giải phóng, một thực thể đã ra khỏi dòng đời nhưng lại bước về, nhập thế [3]. Kiều nhập thế lần này khác với lần trước, nàng không quên mái chùa. Hơn thế nữa, nàng lập nên một am mây, một cửa Không, ngay giữa lòng đời, miệt mài một chữ "nghĩa" với người với đời.
Bước vào ngôi chùa ấy, nàng Kiều không còn lưỡng lự tiến thối, không còn cảm giác tạm thời, cảm giác bị động, bởi vì chính nàng là người chủ động, người sáng tạo ra nó, là người "phát tâm Bồ đề" cho ý nguyện tiếp tục công việc hằng tâm. Bước vào chùa hay đi vào đời đối với Kiều bấy giờ cũng trong cùng một ý nghĩa trọn thành, không đối đãi.
Ngôi chùa ấy vô danh, chỉ là một am mây thôi, không rồng bay phượng múa, cũng không có sư sãi, nhưng tinh tấn hôm mai dầu đèn. Nó đúng là VÔ MÔN, hay có thể viết trên cửa một chữ "TÂM", tùy duyên ai bước đến...

Thái Kim Lan

(Nguồn: Tia Sáng)
----------
[1] Đổng Văn Thanh, tác giả người Trung Quốc, tác phẩm "Thanh đại văn học luận cảo“, so sánh tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện với Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du.
[2] Xem: Thái Kim Lan, Ý niệm đoàn viên trong truyện Kiều.,
[3] Đây cũng là khái niệm về Bồ Tát, mẫu người đạt đạo lý tưởng theo Phật giáo Đại Thừa.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du


(Qua cảnh Thúy Kiều đưa tiễn Thúc Sinh)

Ước lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học trung đại. Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. Có điều nhà thơ sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sáo mòn, nhàm chán. Không những thế bút pháp ước lệ của Nguyễn Du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật.

Điều đó được thể hiện rất rõ qua cảnh Thuý Kiều đưa tiễn Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư.
Thường thường khi chia tay, người ta hay nắm lấy áo nhau tỏ tình quyến luyến, bịn rịn. Níu áo dần trở thành một cách nói quen thuộc:

"Chàng ơi buông áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa"
(Ca dao).

Trong buổi tiễn đưa, Kiều cũng níu áo chàng Thúc. Cho đến lúc chàng lên ngựa, nàng mới chịu "chia bào" (buông áo). Theo logic bình thường, người này có buông áo, người kia mới được lên ngựa. Ở đây, Nguyễn Du cố ý sắp xếp ngược lại: "Người lên ngựa, kẻ chia bào". Theo tôi, đây là một chi tiết cần được quan tâm. Bởi vì qua cái chi tiết ngỡ như phi logic này, Nguyễn Du không chỉ thể hiện nỗi vấn vương, lưu luyến mà còn thể hiện tâm trạng đầy lo lắng của Kiều. Nàng cố níu giữ Thúc Sinh cho đến giây phút cuối cùng. Kiều khuyên Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư là mong muốn cuộc sống yên ổn lâu dài. Nhưng trong nửa năm chung sống, qua chàng Thúc, nàng đã biết ít nhiều về Hoạn Thư. Riêng cái uy con gái Thượng thư Bộ lại của Hoạn Thư cũng đã đủ cho Thuý Kiều e ngại. Nàng lo sợ mất chàng, mất cái chỗ dựa duy nhất giữa chốn "nước non quê người", nàng lại sẽ rơi vào cảnh bơ vơ chân trời góc bể. Vì vậy, nàng cố níu giữ chàng ngay cả khi chàng đã lên ngựa. Bằng một chi tiết có tính ước lệ, Nguyễn Du đã phần nào diễn tả được cái tâm trạng ngổn ngang trăm mối của nàng Kiều.
Rừng phong thu lúc chớm thu lá dần ngả sang màu đỏ được nhắc đến khá nhiều trong thơ cổ điển Trung Hoa. Cái màu đỏ của lá phong thu có tính ước lệ này qua tay thiên tài Nguyễn Du đã biến thành “màu quan san” - gợi sự xa xôi, cách trở. Phải thật hiểu tâm trạng bất an của Kiều khi chia tay Thúc Sinh, Nguyễn Du mới sáng tạo ra cái “màu quan san” độc đáo ấy. Nghĩa là lá phong đang ngả dần sang màu đỏ. Kiều đưa tiễn Thúc Sinh lúc mới sang thu. Nhưng "nhuốm màu quan san" lại rất phù hợp với tâm trạng lo lắng, bất an của nàng Kiều lúc này. Chỉ thay một dấu từ "nhuộm" sang "nhuốm" mà cái "màu quan san" càng thêm xa xôi, cách trở. Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du chăng?
Thúc Sinh đi rồi, Kiều cứ đứng nhìn theo mãi:

"Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh".

Thường khi tả đoàn quân xuất trận mới có cảnh "dặm hồng bụi cuốn". Trong  Binh xa hành  của Đỗ Phủ, cùng với tiếng ngựa phi là cảnh cát bụi bay ngút trời. Người chinh phụ trong  Chinh phụ ngâm : "Thét roi cầu Vị ào ào gió thu". "Bụi cuốn” nghĩa là bụi mù trời, gió ào ào… Nguyễn Du tả cảnh Thúc Sinh về Vô Tích gặp Hoạn Thư chẳng khác gì đi ra chiến trận. Theo logic bình thường thì không thật đúng. Nửa năm ăn ở với người đẹp, giờ phải chia tay, chàng Thúc chắc bịn rịn lắm. Nếu có phi thì chàng cũng chỉ phi nước kiệu thôi. Làm gì có chuyện "bụi cuốn" mù trời như thế. Ngay cả khi chia tay Hoạn Thư, vừa lên ngựa chàng đã: "thẳng ruổi nước non quê người ", vẫn không thấy Nguyễn Du miêu tả một tý bụi nào. Cho dù thẳng ruổi là phi rất nhanh, phi theo kiểu nước đại để mau về gặp lại nàng Kiều. Với tâm trạng rất háo hức, Thúc Sinh nhìn cái gì cũng đẹp:

"Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng".

Phi nước đại như thế thì không có một tý bụi nào. Còn "phi nước kiệu lại "dặm hồng bụi cuốn"? Đây chính là cảnh được nhìn qua tâm trạng đầy lo âu của nàng Kiều: chàng Thúc như đang đi vào nơi đầy gió bụi, chẳng khác gì ra trận. Bởi vì chàng sắp chiến đấu với Hoạn Thư - một cuộc chiến đấu không cân sức giữa anh chồng non gan và bà vợ vừa đầy uy lực, vừa đầy mưu ma, chước quỷ làm sao mà Kiều có thể yên tâm được. Một lần nữa ta hiểu thêm dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du qua một chi tiết tưởng như hết sức bình thường.
Sau khi tiễn đưa Thúc Sinh:

"Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi"

Kiều ngẩng lên trời và hoảng hốt:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi…".

Vầng trăng đầu tháng cũng được nhìn qua tâm trạng của nàng Kiều. Nàng đang linh cảm về một sự chia lìa, một sự "tan đàn xẻ nghé". Ca dao cũng có câu tương tự:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?".

Sau này thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng đau đớn thốt lên:

"Đêm nay còn nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ người xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi"

(Một nửa trăng).

Nhưng theo tôi, hai câu của Nguyễn Du mang nhiều tầng nghĩa hơn. Bởi vì trăng của Nguyễn Du dù có bị xẻ làm đôi nhưng không chịu chia lìa: "Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường". Phải chăng, nhà thơ mượn hai nửa vầng trăng để bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của mình trước cảnh chia ly của Thúc Sinh - Thuý Kiều? Và phải chăng đó cũng là mong muốn của Kiều. Kiều nhờ một nửa trăng giúp chàng Thúc thấu hiểu tâm trạng lẻ loi cô đơn của mình, một nửa kia nàng muốn trăng thay nàng soi đường cho chàng? Qua tưởng tượng của Kiều, con đường Thúc Sinh đang đi đầy gió, đầy bụi, đầy chông gai hiểm trở. Thúc Sinh thì đơn thương độc mã, ước gì nàng có thể ở bên cạnh chàng…
Rõ ràng bằng những chi tiết, những hình ảnh có tính ước lệ hết sức quen thuộc, Nguyễn Du đã biến hoá, đã nhào nặn trở thành những chi tiết nghệ thuật hết sức mới lạ, độc đáo. Nếu cứ theo logic bình thường ta tha hồ bắt bẻ nhà thơ. Song sáng tạo nghệ thuật có quy luật riêng của nó. Cái tưởng như phi lý lại rất có lý nếu ta hiểu được dụng ý tác giả. Lạ hoá bút pháp ước lệ là một trong những biệt tài của Nguyễn Du. Càng đọc, càng nghiền ngẫm Truyện Kiều chúng ta càng khám phá nhiều điều mới mẻ trong thế giới nghệ thuật đa dạng của ông.

Mai Văn Hoan
(Nguồn: Văn học và Tuổi trẻ)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Từ “hoa” trong “Truyện Kiều”


Trong kho tàng văn học VN, không ai có thể sánh được với đại thi hào Nguyễn Du dù chỉ trong một phạm vi hẹp: Cách dùng từ “hoa” và khi viết về hoa. “Truyện Kiều” có đến hàng trăm câu thơ dùng từ “hoa” nhưng mỗi câu đều có ý nghĩa khác nhau.
Trước hết từ “hoa” được dùng nhiều lần như một tính từ chỉ cái đẹp, cái cao sang, quyền quý như “thềm hoa”,“kiệu hoa”, “sân hoa”…
Khi Thúy Kiều gặp Mã Giám Sinh, Nguyễn Du viết:

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng

Và khi nàng sa bẫy Sở Khanh, trong cùng một câu thơ Nguyễn Du đã dùng đến ba từ “hoa” để diễn tả tâm trạng của Kiều khiến người đọc, người nghe đã liên tưởng ngay hình ảnh Kiều bị giày vò như thế nào:

Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao, hoa khéo đọa đày bấy hoa


Thông thường người ta dùng từ “hoa” với nghĩa là danh từ để chỉ người con gái đẹp, yêu kiều. Nhưng cụ Nguyễn Du đã dành từ “hoa” rất độc đáo chỉ về người con trai để giãi bày tình cảm của Thúy Kiều đối với Kim Trọng khi “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”:

Nàng rằng khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa


Nếu theo quan niệm “cọc” và “trâu” thì rõ ràng trong tình huống này, “cọc” đã băng vườn tìm “trâu” một cách nhiệt tình, chủ động với cả sự bồng bột đáng yêu của mối tình đầu. Đặt vào bối cảnh khi ra đời của Truyện Kiều mới thấy quan niệm của cụ Nguyễn Du về tình yêu nam nữ chân chính vô cùng tiến bộ, dân chủ, sánh ngang với những mối tình thời hiện đại.
Trong  Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần trở lại dùng từ “hoa” với nghĩa nói về Kim Trọng, về mối tình của Thúy Kiều với chàng Kim:

Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lời thề thôi đã phụ phàng với hoa


Hay:
Hoa kia đã chắp cánh này cho chưa


Hoặc mô tả tâm trạng của Thúy Kiều sau 15 năm lưu lạc khi gặp lại người yêu cũ:

Trông hoa đèn chẳng thẹn thùng lắm ru

Rất khó tìm trong thơ ca hiện đại cách dùng từ “hoa” như cụ Nguyễn Du để ám chỉ người con trai, hoặc về tình yêu từ phía người con gái. Có chăng chỉ là những câu chung chung tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Phải chăng, trong cuộc sống thực tại hiện nay và mãi mãi về sau, những người Việt Nam yêu nhau tìm thấy trong  Truyện Kiều  những áng thơ hay nhất để diễn đạt tình yêu trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, đủ các cung bậc tình cảm với ý nghĩa vô cùng giàu có của từ “hoa”.

Như khi nam nữ thanh niên đi lễ hội, tình cờ gặp người trong mộng:

May thay giải cấu tương phùng
Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa


Khi diễn tả sự e dè, thẹn thùng của hai cô gái:

Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa

Khi người yêu bị gia đình ép duyên gả cho một gia đình trọc phú hay buôn bán lèo lá:


Xót nàng chút phận thuyền quyên
Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn


Khi bày tỏ thái độ nghiêm túc đối với mối tình chính đáng:

Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai


Khi phê phán những người tự cho là “sành điệu” trong quan hệ nam nữ, nhưng không thể hiểu nổi bản chất của bạn tình:

Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa


Khi vỗ về, an ủi mối tình tan vỡ được hàn gắn lại:

Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa


Hay khi nói về những cuộc hẹn hò của các cặp tình nhân sau một thời gian dài xa cách:

Tình nhân gặp lại tình nhân
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình


Thế mới biết kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt giàu có đến nhường nào. Chỉ một từ “hoa” thôi đã có hàng trăm cách biểu đạt khác nhau, cách nào cũng tinh tế, nhẹ nhàng mà thâm thúy, mộc mạc mà sâu sắc.

Trần Văn Trình
(Nguồn:
Văn Nghệ Công An)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Khảo sát Truyện Kiều từ những câu thơ 'dịch' Đường thi


"Truyện Kiều" có nhiều câu thơ lấy ý từ Đường thi. Chắc chắn Nguyễn Du không làm công việc dịch thơ. Tuy nhiên, cũng có một số câu thơ trong tác phẩm của ông xét theo một khía cạnh nào đó chính là những câu thơ dịch từ Đường thi. Chúng tôi làm một việc là lượm lặt những câu thơ ấy nhằm nhìn "Truyện Kiều" của Nguyễn Du dưới một góc độ mới.

Truyện Kiều là tác phẩm truyện thơ Nôm thành công nhất của nước ta. Tác phẩm ra đời trong thời Trung đại nên chịu sự chi phối của lý tưởng thẩm mỹ phong kiến. Một trong những nét đặc trưng của thi pháp thời kỳ này là sử dụng điển cố, điển tích, tập cổ… Trong Truyện Kiều những hình thức này không ít. Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều điển cố, điển tích của Trung Quốc được lấy từ Kinh Thi, Tình sử, Tả truyện, Kinh Dịch, Lễ ký, Hán thư, Tây sương, Thần tiên truyện… Qua bàn tay tài hoa của ông, những điển cố này đã được sử dụng rất sáng tạo và đã trở nên quen thuộc hơn, gần gũi với tâm hồn dân tộc Việt Nam hơn. Nhờ thế ngôn ngữ Việt cũng trở nên giàu có và phong phú hơn khi du nhập những từ ngữ mới. Chẳng hạn từ bể dâu trong câu Trải qua một cuộc bể dâu là mượn từ câu Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành nương dâu - Thần tiên truyện) diễn tả những thay đổi trong cuộc đời, vũ trụ. Hay như câu:

Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
(câu 247-248)

là hình thức tập cổ của câu Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (một ngày không trông thấy mặt lâu như là ba tháng mùa thu) trong Kinh Thi.

Truyện Kiều có nhiều câu thơ lấy ý từ Đường thi. Chắc chắn Nguyễn Du không làm công việc dịch thơ. Tuy nhiên, cũng có một số câu thơ trong tác phẩm của ông xét theo một khía cạnh nào đó chính là những câu thơ dịch từ Đường thi. Chúng tôi làm một việc là lượm lặt những câu thơ ấy nhằm nhìn "Truyện Kiều" của Nguyễn Du dưới một góc độ mới.

Khảo sát thơ “Kiều” như những bản dịch không phải là một việc làm máy móc, vì theo chúng tôi từ đó sẽ nhận thấy thêm nhiều những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du cũng như hiểu thêm về quá trình sáng tác của ông. Cũng có thể nói rằng nhờ Nguyễn Du mà nhiều câu thơ Đường được biết đến nhiều hơn, trở nên quen thuộc hơn với người đọc Việt Nam. Ông đã sử dụng thơ của nhiều nhà thơ Đường như Đỗ Mục, Bạch Cư Dị, Mạnh Giao, Lý Thương Ẩn, Thôi Hộ,…
Nếu chỉ kể những câu thơ mượn điển cố, điển tích thì trong  Truyện Kiều  đã có rất nhiều câu có chất liệu Đường thi. Những câu như:  Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa (câu 226) gợi cho người đọc nhớ đến câu:

 Ngọc dung tịch mịch lệ lan can,
 Lê hoa nhất chi xuân đái vũ.

(Mặt ngọc âm thầm, nước mắt chan hòa
Như một cành hoa lê ướt đẫm nước mưa xuân)

Hay câu Trong khi chắp cánh liền cành (câu 515) là mượn từ câu:

Tại thiên nguyện tác ty dực điểu,
 Tại địa nguyện vi liên lý chi…

(Trên trời nguyện làm chim liền cánh,
Dưới đất nguyện làm cây liền cành.)

Trong bài  Trường hận ca  của Bạch Cư Dị. Ở đây chúng tôi muốn nói đến những câu thơ trong  Truyện Kiều có thể coi là những câu thơ dịch thực sự. Một trong những câu thơ Đường nhờ Nguyễn Du mà nổi tiếng hơn là câu:

Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Đề tích sở kiến xứ)

(Không biết mặt người ở nơi nào
Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ)

của Thôi Hộ.
Nguyễn Du mượn câu thơ này, mượn chuyện của Thôi Hộ mà nói tâm sự của chàng Kim khi trở lại vườn Thúy. Cũng như Thôi Hộ, Kim Trọng trở lại tìm người đẹp, cảnh vẫn như xưa, vẫn hoa đào, vẫn gió xuân… nhưng người xưa thì không tìm thấy nữa. Nguyễn Du “dịch”:

 Trước sau nào thấy bóng người,
 Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
(câu 2747-2748)

Một câu thơ thần tình nếu là thơ, tài hoa nếu là dịch!
Bởi vì Nguyễn Du không dụng tâm làm một người dịch thơ Đường nên giữa câu thơ của ông với nguyên tác của Thôi Hộ có nhiều khác biệt. Nếu Thôi Hộ viết  hà xứ khứ  thì Nguyễn Du chỉ viết đơn giản là  trước sau . Thôi Hộ nhớ về một khuôn mặt đã ửng hồng cùng với hoa đào mùa xuân trong lần gặp gỡ trước (Nhân diện, đào hoa tương ánh hồng), còn với chàng Kim có lẽ ký ức về nàng Kiều trong vườn Thúy là hình ảnh  Dưới đào dường có bóng người thướt tha (câu 290). Do vậy Nguyễn Du dùng từ  bóng người  là phù hợp hơn với văn cảnh, với tâm trạng của chàng Kim. Câu thơ của Nguyễn Du mang nghĩa khẳng định, còn câu thơ của Thôi Hộ là một sự băn khoăn, không thể nói được ai là người viết hay hơn, sâu sắc hơn ai, bởi cả hai đều thể hiện được một nỗi thất vọng thật sự.
Ở câu thứ hai, Nguyễn Du đã có một sự sáng tạo độc đáo khi ông thay từ  y cựu bằng từ  năm ngoái. Y cựu  là vẫn như cũ, hoa đào sau một năm, mùa xuân đến lại trổ ra những bông hoa y như trước kia, vẫn thắm tươi để cười với gió mùa xuân. Nguyễn Du có ý khẳng định hơn khi ông dùng từ  năm ngoái. Không phải những bông hoa mới trổ trong một mùa xuân mới, mà chàng Kim tưởng như đó là những bông hoa của năm ngoái. Chính là hoa đào của năm ngoái! Vậy thì bóng người thướt tha dưới hoa đào năm ngoái ở đâu? Nỗi xót xa dường như tăng thêm một bậc. Cảnh cũ vẫn còn mà người xưa đã vắng! Hoa đào cười với gió đông trở nên một hình ảnh quen thuộc trong lòng người yêu thơ, yêu  Truyện Kiều.
Một đoạn thơ dịch chứng tỏ tài năng của Nguyễn Du nữa là đoạn tả tiếng đàn của nàng Kiều trong đoạn đoàn viên:

 Khúc đâu đầm ấm dương hòa!
 Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh?
 Khúc đâu êm ái xuân tình!
 Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?
 Trong sao châu dỏ duềnh quyên!
 Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!  
(câu 3199-3204)

Một đoạn thơ tả tiếng đàn đến độ tuyệt diệu. Nhưng không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du mà đúng hơn đó là những câu thơ “dịch” từ bài  Cẩm sắt – của Lý Thương Ẩn đời Đường:

 Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,
 Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên.
 Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
 Lam điền ngọc noãn nhật sinh yên.

(Tiếng đàn như: Khi Trang sinh lầm mình là bướm trong giấc mộng buổi sáng,
Tấm lòng xuân của Thục đế gửi gắm vào chim đỗ quyên.
Dưới biển xanh, trăng sáng chiếu xuống những hạt châu thành nước mắt
Chốn Lam Điền, nắng ấm soi trên những hạt ngọc tỏa khói)

Nguyễn Du chọn một đoạn thơ tả tiếng đàn tuyệt hay của Lý Thương Ẩn mà tặng cho nàng Kiều, tặng cho Kim Trọng. Trong buổi tái hợp của mối tình xa cách những mười lăm năm, tiếng đàn gảy nên tấm lòng yêu thương của những con người vừa tìm ra được hạnh phúc.
Tiếng đàn của Kiều không còn thảm sầu, oán thán, ngậm đắng nuốt cay như xưa nữa. Tiếng đàn lúc này rất đầm ấm như giấc mơ hóa bướm trong buổi sớm, êm ái như xuân tình, trong trẻo như hạt ngọc rơi xuống mặt nước (duềnh) có ánh trăng (quyên) soi vào, ấm áp như ánh mặt trời, như những viên ngọc vừa ngưng kết. Nguyễn Du vì muốn cho cuộc đoàn viên của Kim Kiều được trọn vẹn nên ông cũng làm cho tiếng chim đỗ quyên trở nên êm ái lạ thường. Êm ái như xuân tình! Không còn là tiếng kêu than não ruột của một vị vua mất nước. Tấm lòng xuân của Thục đế trong lốt chim đỗ quyên trở nên êm ái lạ thường.
Những câu thơ của Nguyễn Du nồng nàn, tha thiết quá với những thán từ sao (trong sao, ấm sao). Nhờ hơi thơ lục bát mượt mà, những câu thơ Đường mang đậm hồn thơ Việt.
Bài thơ  Cầm sắt  của Lý Thương Ẩn là một bài thơ hay và được nhiều người dịch. Trần Trọng San dịch những câu thơ đó như sau:

 Mơ màng giấc bướm Trang sinh;
 Lòng xuân Vọng đế, đỗ quyên gửi vào.
 Biển xanh trăng chiếu lệ châu;
 Ngọc phơi nắng ấm, khói cao Lam Điền…


Trần Trọng San đã dịch thật sát nghĩa so với những câu thơ của Lý Thương Ẩn. Vì tâm thế dịch thuật hoàn toàn khác với Nguyễn Du nên những câu thơ dịch của ông thật hoàn chỉnh, đúng nghĩa là những câu thơ dịch. Nhưng cũng cần nói lại một lần nữa là Nguyễn Du của chúng ta không hề có chủ tâm dịch mà chỉ mượn những câu thơ của Lý Thương Ẩn mà thôi. Ông đã vận dụng chúng thật sáng tạo để viết nên những câu thơ tả tiếng đàn tuyệt vời của mình.
Nguyễn Du còn dùng nhiều câu thơ Đường khác trong sáng tác của mình. Chẳng hạn như câu:

Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng,
Nhất trạo giang sơn tận địa duy
.

của Hoàng Sào để tả Từ Hải:

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo (câu 2174).

Một sự chọn lựa rất phù hợp để khắc họa hình tượng người anh hùng Từ Hải, nhân vật lý tưởng trong tác phẩm.
Rồi một câu thơ cũng rất quen thuộc trong bài Vô đề  của Lý Thương Ẩn:

Xuân tàm đáo tử ty phương tận
(Con tằm xuân đến lúc chết thì tơ mới hết)

Nguyễn Du còn làm cho nỗi lưu luyến day dứt hơn nữa khi viết
 
Con tằm đến thác, cũng còn vương tơ (câu 1976).

Không phải khi tằm chết thì hết nhả tơ, mà tơ vẫn còn vương vấn bên xác tằm. Chỉ có điều ông lại để câu này thốt ra từ miệng của Thúc Sinh, trong khi chàng Thúc này lại sợ hãi Hoạn Thư đến nỗi đã bỏ rơi nàng Kiều tội nghiệp, đẩy Kiều vào con đường đau khổ một lần nữa.
Câu thơ kết thúc của  Trường hận ca  nổi tiếng của Bạch Cư Dị cũng được “dịch” trong Truyện Kiều:

 Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ
(Mối hận này triền miên không lúc nào chấm dứt).

Mối hận chia ly của Kim Kiều có khác gì mối hận chia ly của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi thời Đường chứ. Cũng đều là  Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên (câu 2786). Dịch được chữ  miên miên thành  dằng dặc thật đã đến độ tuyệt vời. Nguyễn Du sử dụng ý thơ này là đã thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc với mối tình của họ.

Rồi cả câu thơ: Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô là dịch từ câu:
 Kim tỉnh ngô đồng thu diệp hoàng

trong bài  Trường tín thu từ của Vương Xương Linh.

Khi Thúy Kiều trở về với gia đình có hẹn sẽ lập am rước Giác Duyên. Nhưng khi cho người trở lại tìm thì Giác Duyên đã không còn ở đó nữa. Đúng như hoàn cảnh  Tầm ẩn giả bất ngộ  của Giả Đảo:

Tùng hạ vấn đồng tử  
 Ngôn sư thái dược khứ  
 Chỉ tại thử sơn trung  
 Vân thâm bất tri xứ

(Dưới cây tùng hỏi tiểu đồng
Trả lời rằng thầy đã đi hái thuốc
Chỉ nội trong núi này thôi
Mây dày không biết ở chốn nào)

Nguyễn Du mượn lại câu trả lời đó để trả lời cho sự vắng mặt của Giác Duyên:

 Sư đà hái thuốc phương xa,
 Mây bay, hạc lánh, biết là tìm đâu  
(câu 3231-3232)

Một câu thơ dịch như vậy thật chưa chỉnh nhưng vận dụng nó từ một bài thơ bốn câu vào trong một tác phẩm dài đến hơn ba ngàn câu đúng lúc, đúng chỗ thật là quá khéo. Cái cớ hái thuốc trong mây dày không tìm ra được Nguyễn Du khéo nắm lấy để làm cái kết cho cả nhân vật Giác Duyên lẫn Thúy Kiều. Giác Duyên là một người tu hành, hay đi đây đó, không thể để bà về chỗ Kiều được, mà nàng Kiều trong đoạn đoàn viên chẳng thể nào lại đi tu lần nữa. Một giải pháp hợp lý để mỗi nhân vật trong tác phẩm đi theo hướng đi phù hợp với mình.
Như trên đã nói, Nguyễn Du khi viết  Truyện Kiều không hề nghĩ rằng mình đang làm công việc dịch thơ. Chỉ có những kẻ hậu thế là mạo muội gán cho ông cái công việc đó mà thôi. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng xét Nguyễn Du dưới góc độ là một dịch giả sẽ không bao giờ là thừa. Với thiên tài của mình Nguyễn Du nếu muốn dịch thơ Đường chắc chắn cũng sẽ có những bản dịch thành công. Những câu Kiều của ông vô tình trở thành những câu thơ dịch mà đã rất hay rồi. Chúng thành công ở nhiều điểm, đầu tiên là khả năng kết hợp những ý thơ riêng lẻ ấy vào chung một cốt truyện thật thông suốt và liền mạch. Sau đó nếu xét ở góc độ dịch phẩm thì chúng đã thành công với vai trò giới thiệu cho độc giả về thơ Đường, đồng thời gợi hứng thú cho họ đi tìm đọc thêm nguyên tác, cũng như đọc thêm nhiều bài Đường thi khác nữa. Cách “dịch” của Nguyễn Du không thật bám sát ý thơ, hình ảnh thơ và mang nhiều dấu ấn cá nhân. Nhưng ông đã dịch thật đạt tinh thần cũng như tình cảm mà tác giả gửi gắm qua nguyên tác, để những câu thơ dịch ấy xuất hiện trong những tình tiết thật phù hợp, giúp chúng một lần nữa thể hiện những nội dung mà chúng đang mang. Con người thiên tài làm việc gì cũng chứng tỏ mình là thiên tài. Những câu thơ dịch của Nguyễn Du thể hiện điều đó. Chỉ là một việc ngẫu nhiên thôi nhưng tất cả chúng ta đều phải thừa nhận giá trị của những câu thơ đó, và chắc chắn chúng còn có nhiều điều để cho các dịch giả đời sau học tập theo.

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
Nguồn:Văn hoá Phật giáo
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 13 trang (125 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] ›Trang sau »Trang cuối