Trang trong tổng số 1 trang (3 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Đặng Ân

NÓ VÀ TÔI



Truyện đã viết cách đây ngót nghét 7 năm rồi; cứ ngỡ là quên nó luôn không ngờ dọn kho đọc lại thấy vui vui... khi đó tôi chỉ là một cậu nhóc nên lối hành văn và cách xây dựng từ, xây dựng câu thậm chí là bỏ dấu câu đôi lúc còn bị sai nhưng tôi tôn trọng nó vì qua đó; tôi thấy mình trẻ dại, đầy ngu ngơ ... Tôi xin giữ nguyên văn mong mọi người đọc vui và góp ý!
                                                      - ĐẶNG ÂN -

Khuyến Cáo: truyện là 1 phần hư cấu; đừng cho là thật ..!


.....
                          I -HỘI-


  Người sặc mùi rượu, tôi ngã nhào trên ghế sofa.
Từ ngày tôi mất em, cả thế giới quanh tôi như sụp đổ. Tôi chẳng cần ai và không không còn người bạn nào đủ cho tôi trãi lòng; trống vắng quá, hỗn tạp quá, cô độc quá ... À không;còn chứ! đó là rượu; là rượu_ nó là người bạn thân thiết nhất của tôi từ khi em bỏ tôi đi vào cõi vĩnh hằng.
Nhiều lúc tôi nghĩ: " cứ đà này chắc tôi sớm trở thành anh Chí của làng Vũ Đại quá..!" Và tôi thấy sợ; Tôi sợ tôi sẽ cô đơn giữa thế giời này; tôi sợ mọi người xa lánh, chán ghét tôi.. nhưng biết làm gì hơn khi nỗi đau đó cứ khắc sâu vào tim tôi như ngàn vết dao đâm cắt. Tôi muốn tìm tới rượu để quên đi nỗi đau như thằng cha nào đó đã nói: " nhất tuý giải thiên sầu". Nhưng khốn khổ cho tôi; Càng uống tôi càng tỉnh mà khi tỉnh thì tôi lại nhớ tới em. Tôi thở phào đánh sượt một tiếng và thiết nghĩ:

- " Giá như còn có em!"

Mỗi lần như vậy thì hình bóng em lại hiện về trong kí ức tôi một cách rõ rệt; không tì vết...

Tôi nhớ rõ lắm! Ngày ấy; năm tôi vừa vào lớp 7 còn em vẫn chưa đến trường. Ở cái xứ quê mùa " chó ăn đá, gà ăn sỏi" này con gái làm gì được đi học huống nữa nhà em lại nghèo, cha mẹ mất sớm để lại một mình em trong căn nhà cũ nát rách bươm...

Một buổi sáng đẹp trời," lá thu rơi xào xạc.." tôi như "chú nai vàng ngơ ngác" mà nhà thơ Lưu Trọng Lư đã viết trong bài "TIẾNG THU":

             "... Em có nghe mùa thu
                  Lá thu rơi xào xạc
                  Con nai vàng ngơ ngác
                  Đạp trên lá vàng khô..."

Vừa đi vừa ngâm nga dưới những chùm khế trĩu cành thì tôi bỗng nghe tiếng cười rúc rích ở phía trên:

- Thơ thẩn quá đó "chàng thi sĩ" ạ!

Tôi ngước mắt nhìn; thì ra là Phương_ cô bạn hàng xóm mà tôi quen biết từ khi mới chuyển về cái xứ dừa thơ mộng này. Vừa xấu hổ, vừa bực dọc trước câu đùa ấy; mặt đỏ nhừ, tôi cúi đầu đi thẳng.
Trưa đó, tôi bỏ cơm; Chả phải vì giận cũng không vì xấu hổ mà tôi bỗng nhớ nhiều đến câu nói ấy...
" Có phải mình là "thi sĩ" như bé Phương nói không? Chắc là không đâu vì mình chỉ yêu thơ chứ có làm được bài thơ nào ra hồn ra phách gì đâu?!"
Đang thơ thẩn nằm trên chiếc võng mắc ngang thân hai cây chôm chôm sau hè thì tôi bỗng giật mình vì nghe tiếng gọi:

- Anh Long, anh có đó không?

Lại là con bé lắm chuyện chuyên thọc mũi dùi vô người khác. Nhưng cũng công nhân là nhỏ đẹp thiệt. Tuy ăn vận quê mùa một chút nhưng lại rất có duyên. Nỗi bật nhất là mái tóc đen tuyền như thứ nước bồ kết mà mẹ tôi ưa nấu gội đầu và đôi mắt to tròn đen láy như hai hạt nhãn kia nữa. Nhưng đang "thơ" lại bị phá rối; Tôi bực dọc trả lời nhát gừng:

-Có gì không?

- Mẹ anh gọi vô ăn cơm kìa, không ăn cơm mà nằm đó không sợ đói hả? hay anh định "ăn thơ"?

Trời ạ, làm gì có con bé nào lắm lời thế nhỉ _ Tôi lầm bầm:
" Bà bắt nó đi, lắm chuyện; Ăn gì kệ người ta chớ..."
Rồi mẹ tôi ra gọi:

- Vô ăn cơm mau còn đi chợ với con Phương nữa..!

"Trời hại con rồi, lại bắt đi chợ với con bé lắm chuyện ấy.. thôi mà không sao, lỡ có quên gì nó nhắc cho cũng đỡ..."

Lủi thủi bước vô nhà; Cái nhà vừa " cổ" vừa cao làm tôi mệt muốn chết khi bước lên bậc tam cấp. Khổ cái tôi vụng về, có lần bị vấp xém " dập mặt" nhưng thôi; có chỗ ở là tốt rồi...

Cơm nước xong xuôi đâu đó tôi xách giỏ lĩnh tiền. Thấy mặt tôi xụ một đống nó cười rúc rích:

- Lại chuẩn bị " thơ " nữa nè..!

Đang bực, tôi chả thèm để ý đến câu đùa của nó.

- Đi thôi, kẻo "sư mẫu" mắng cho bây giờ... nhiều chuyện...

Tôi cắm cổ đi trước, Phương lẽo đẽo theo sau:

- Làm gì mà nhăn giữ vậy? người ta đùa mà...

Ra đến chợ tôi lẫm nhẩm:
" mắm nè, muối nè, 2 cái hột vịt, 1 bó rau... à... ờ... lại quên nữa!?!..
tôi đưa mắt sang Phương giả lả:

- Phương mua giùm tui nghen; tui... tui lỡ quên rùi!?!

Nhìn mặt tôi nhăn nhăn, nó bịt miệng cười:

- Biết ngay mà; để coi không có tui anh làm được gì nè! hì hì..

- Thì... nhờ vậy...
Tôi bỏ lửng, cố tình không nói nhưng nó lại gặng hỏi:

-" Nhờ vậy" thì sao?

Tôi cáu:

- Nhờ vậy mới có việc cho mấy người!

Nó im re, cúi đầu đi thẳng. Mua đồ xong chúng tôi về. Biết nó giận tôi nên tôi kiếm cớ:

- Hôm nay mẹ đưa tiền chợ dư, đi ăn chè ha?!

Nó quay lại nhìn tôi:

- Xạo vừa thôi, làm như tui không biết vậy, có bao giờ mẹ đưa dư tiền chợ đâu? tiền đó là tiền của anh thì có, để dành sáng ra còn đi học.

Tôi cười hì hì; khoác tay:

- Ối giời! khéo lo; Tiền tui còn cả đống nè..!

- Xạo nữa, ngày nào tui cũng thấy ông ăn cơm nguội ráo...

- Thì ăn cơm nguội mới có tiền bao Phương đi ăn chè chứ?!

Nó cười rồi hai đứa cùng đi.

Mà Nghĩ cũng lạ; đó giờ tôi có ưa con bé lắm chuyện này đâu , tự dưng lại phải làm hoà với nó nhỉ. Mà thôi cũng kệ, dù gì nó cũng giúp mình đi chợ, coi như trả công cho nó vậy..
....

Vừa mới sáng sớm, khi mặt trời còn chưa len được ra khỏi ngọn đồi sau làng đả nghe tiếng lẽo nhẽo của con bé:

- Anh Long, dậy đi học trễ rùi kìa..!

Ngó lên cái đồng hồ cỗ lỗ sỉ treo lủng lẳng trên vách:

- Trời, sáu giờ kém rồi. Sao không kêu người ta dậy sớm sớm chút?

- Tại thấy anh ngủ ngon quá chứ bộ. Hì hì!

Tôi dậy cơm nước, phóng như bay đến trường. Còn Phương ngày nào cũng vậy; Khi mặt trời còn đỏ lừ phía đằng đông thì nó đã dậy dọn dẹp nhà cửa rồi chạy sang phụ mẹ tôi quét tước. Mẹ tôi quý con bé lắm. Có lúc rảnh rỗi 2 mẹ con ngồi tỉ tê, bà thường trách yêu tôi:

- "Mày thấy con Phương không, nó mồ côi mà chăm ghê chưa? Ai như mày; con trai gì mà lớn chồng ngồng rồi mà không phụ hợ gì được ráo; Sai đi chợ mua có mấy thứ mà cũng quên trước quên sau..."
Tôi trả lời giọng bướng:

- Ai bỉu má đẻ con trai chi?!

- Bố mày, bắt bẻ cả tao hả?!

Vậy là hai mẹ con cùng cười. Có lúc thắc mắc, tôi hỏi:

- Má ơi, sao bố mẹ cái Phương lại chết vậy má?!

-Tao cũng không rõ lắm, nghe đâu đợt lũ năm tao dắt mày về đây ổng bả đã chết rồi; Hình như bị lũ cuốn...

Hèn chi mỗi lần mưa to tôi lại thấy nó ngồi một xó, mắt nó rưng rưng mà nhìn mặt nó buồn lắm, tôi hỏi thì nó lặng đi không nói.
Đôi khi tôi cũng thấy tôi cho nó lắm. Mới 12, 13 tuổi đầu đã mất cả cha lẫn mẹ. Nhưng biết làm gì hơn khi hằng ngày thấy nó vui cười; ngây thơ lắm...

......

Rồi năm tôi học lớp 10, nó bắt đầu chuyển thẳng qua nhà tôi ở; Nhà nó bán cho một ông gì đó ở Đà Nẵng xuống đây lập nghiệp. Bao nhiêu tiền bán đất, bán nhà nó đưa cho mẹ tôi ráo. Mới đầu bà không lấy nhưng sau nó nài nĩ ghê quá; Nó nói:

- Bác cứ giữ hộ cháu, khi nào lấy chồng bác trả cháu cũng được mà. Với lại con còn ở đây với bác, với anh Long dài dài..
Rồi nó cười, giọng nó dẻo quẹo như kẹo mạch nha mà khi còn nhò tôi và nó ưa lấy ra bờ sông ăn...

Nhắc tới sông mới nhớ; Hồi ấy dòng sông sau nhà tôi trong vắt có cây cầu gỗ bắc ra giữa sông. Tôi và nó ưa ra giặt đồ ở đó. Có lần tôi nghịch dại nhát ma nó. Nó giật mình té xuống nước phải vất vả lắm tôi mới đưa nó lên bờ được. Mặt nó xanh như tàu lá chuối. Sau trận đó, tôi bị má phạt quỳ cả buổi, đánh cho vài cây cho chừa thói. Nó cứ đứng bên hiên nhà len lén nhìn tôi; Tôi biết nhưng giả vờ như không thấy cho đỡ quê...

Trưa đó, nó lại bên tôi:

- Thôi anh đứng dậy ăn cơm đi.. lần sau đừng đùa như vậy nữa nghen. Rồi nó cười. Tôi nhìn vào mắt nó. Bây giờ nó mới đẹp làm sao. Đôi mắt ươn ướt hiền từ của nó làm tôi xúc động.

- Phương nè, cho anh xin lỗi nha.; lần sau không dám hù Phương nữa đâu..!

- Ừ, để em dọn cơm cho, ăn đi rồi đi tắm..!

Từng lời nói ngọt ngào đó cứ đọng lại mãi trong tâm thức tôi. Nhiều lúc tôi nghĩ: " giá như đừng có hôm đó để tôi đừng thương Phương nhỉ?!"

......

Năm tháng dần trôi, mới đó Phương đã trở thành một thiếu nữ mĩ miều trong làng lắm anh theo đuổi. Nhiều khi tôi tức lắm; nhất là lúc thằng Hùng "mập" rủ rỉ kể chuyện cười cho nó nghe, nó cười khúc khích.. Trong đầu tôi nghĩ ra một kế phục thù
Hôm đó nước sông cao tôi rủ thằng Hùng và bé Phương ra bờ sông chơi.Cạnh sông có cây gừa quỳ nằm nghiên ra sông, tàu lá xanh mướt. tôi thách:

- Mày có dám thi với tao leo ra đó không?
Vừa nói tôi vừa chỉ thẳng vào cành gừa, mặt kênh lên.

- Tao sợ mày à, thi thì thi!

Nói rồi tôi và nó leo thật nhanh ra tới nhánh.

- Bắt đầu nghen; Phương làm trọng tài nha!

Thằng Hùng coi mập vậy mà leo nhanh ác, vất vả lắm tôi mới theo kịp nó. Nó sắp tới đích rồi mà tôi còn ở giữa cành; Tức mình tôi rướn người ra và..." rắc!"... Cành gừa gãy, tôi rơi tõm xuống sông. Nước chảy xiết, tôi cố lắm mới lội được vào bờ. Thằng hùng ngồi chễm chệ trên cành gừa nhìn tôi phá lên cười. Tôi leo lên đến bờ vừa lạnh, vừa quê. Chợt tôi nhìn vào mắt Phương. Đôi mắt còn lạnh hơn mặt nước mùa thu nữa...
Tôi lật đật cởi áo vắt cho khô rồi lại mặc vào. Thằng Hùng chơi chán, nó bỏ về chỉ còn tôi và Phương ngồi lại đợi áo khô. Tôi chợt thấy hạnh phúc vô cùng và thiết nghĩ:

" Nếu như Phương bỏ tôi lại mà theo thằng Hùng về thì sao nhỉ?"

Như đọc được ý nhĩ của tôi. phương đưa mắt nhìn tôi rồi cúi đầu không nói gì. Tôi cũng chả biết nói gì nên đứng dậy nắm tay Phương đi về.

Trưa đó, tôi sốt cao. Người nóng bừng, tay chân run lẫy bẫy. Mẹ tôi phát hoảng, bà tất tả chạy hướng này hướng nọ tìm đủ thầy lang cho tôi. Có người nói tôi chỉ cảm lạnh bình thường, có người thì nói tôi khó qua khỏi, bà cũng chả biết tin ai.
Đêm đó tôi nằm trên giường trùm kín chăn và không biết gì nữa. Tôi nghĩ là tôi chết rồi; tay chân cứng đờ không nhúc nhích gì được nữa. trong cơn mê man đó tôi thấy Phương lẳng lặng bỏ tôi theo thằng Hùng. Tôi bật khóc, nước mắt giàn ra. Chợt tôi thấy có một bàn tay bé nhỏ, ấm áp đặt lên khoé mắt tôi. Tôi mở mắt. Thì ra là Phương. Đã ba đêm rồi Phương không hề ngủ cứ ngồi cạnh giường tôi khóc rúc rích.
Trong ánh đèn dầu vàng vọt ấy, Phương hiện ra như một nàng tiên kiều diễm ngồi trên chiếc ghế gỗ con con. Đôi môi mấp máy như muốn nói gì đó. Tôi thấy có giọt nước mắt trong veo đang lăn dài trên má. Rồi tôi cũng khóc. Mẹ tôi chạy sang thấy tôi đã tỉnh; bà mừng lắm và còn mừng hơn khi thấy hai đứa chúng tôi hoà nhập vào nhau chứ không còn cãi nhau như ngày trước nữa.
Từ ngày đó Phương gọi mẹ tôi bằng má như bà mong đợi. Nhưng " giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Đôi khi tôi cứ lơ đãng thả hồn vào nơi não nơi nào ấy. Rồi tôi làm thơ. bài thơ đầu của tôi là bài thơ tặng em. Em thích lắm; cứ bắt tôi ngâm nga mãi mỗi khi hai đứa ra đồng. Có những đêm trời hanh chẳng ngủ được tôi rủ em ra đồng chơi. Những gốc rạ cháy vàng màu nắng được thắp lên. Hai đứa tựa lưng vào nhau nhưng chẳng nói gì chỉ có đâu đó tiếng ngân nga của con mèn, tiếng vỗ cánh cành cạch của những con châu chấu làm nhạc đệm cho bài "Thơ Tôi":

......
muốn làm cuộc đời mình dài thêm thì cứ làm cho nó u buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Ân

II -LY-

Rồi cái mùa hạ với ánh nắng vàng tươi, với tiếng ve râm ran trên những tàng cây cùng những buổi chiều bắt cua, bắt cá, những buổi tối hẹn hò bên bờ ruộng cũng qua. Tôi đậu đại học; nỗi niềm mà bấy lâu nay tôi ao ước đã cận kề. Tôi vui lắm; cà Phương và mẹ cũng vui. Trong làng ai cũng gọi tôi là " cậu Tú" nghe sang và thích chí lắm. Riêng phần mẹ tôi, bà thực sự hãnh diện.
Lúc ấy, nhà tôi nghèo lắm chả đủ tiền cho tôi lên Sài Gòn ăn học. Biết mẹ buồn, Nhỏ mới nói với mẹ tôi:

- Má cứ lấy số tiền con gửi má hôm trước cho anh Long ăn học. Con bây giờ có má, có anh Long nuôi nấng, dạy bảo rồi, con chưa cần đến số tiền đó đâu... Chứ để công 12 năm học của ảnh bỏ dở ở đây con cũng không đành..."

Bất đắc dĩ, bà cầm số tiền bán đất hôm nọ Phương gửi đưa cho tôi. Cầm gói tiền trong tay mà tôi rưng rức khóc. Nước mắt chực tràn ra; Tôi gồng mình nén lại rồi tự nhủ:
"Long ơi, mày là đàn ông mày không được khóc.. khóc thì quê lắm đó..."

...

Thế rồi ngày chia tay cũng đến; tôi bỏ lại sau lưng mái nhà cổ đã gắn kết tuổi thơ tôi; Bỏ lại vườn cam ; Bỏ lại những đêm trăng hẹn hò bên bờ ruộng; Bỏ lại người mẹ sớm nắng chiều mưa nuôi tôi khốn lớn cùng người yêu bé nhỏ đã cho tôi quá nhiều niềm vui và hy vọng.
Hôm tiễn tôi lên xe Phương khóc rất nhiều. Là cô bé 16 ,17 tuổi đầu rồi mà còn nhỏng nhẽo như một đứa con nít lần đầu xa người thân. Phương côm tôi, từng giọt nước mắt lăn tròn trên má, thấm vào vai tôi buốt lạnh; giọng nhão nhoẹt:

- "Anh đi mạnh giỏi, nhớ gửi thư về cho em và mẹ nha anh... Anh đi rồi em nhớ anh lắm.. Chừng nào được phép nhớ về.. Ráng tiết kiệm s9ể sống nơi đất khách quê người đó nha anh.. Em chì có bấy nhiều thôi, anh cầm đỡ.. khi nào có tiền em sẽ gủi cho anh.. Còn mẹ anh cứ yên tâm, em sẽ chăm sóc mẹ thật tốt chờ ngày anh về... anh cứ yên tâm ăn học..."

Nghe những lời nói thấm thía chân tình ấy thì không tài nào tôi cầm được nước mắt nữa. Tôi an ủi:

- " Anh đi học rồi sẽ về chứ có đi luôn đâu mà em lo. Việc ở nhà anh giao lại cho em. Anh hứa sẽ học hành thật tốt để không phụ lòng em và mẹ.."
Rồi tôi đặt lên trán nhỏ một nụ hôn tạm biệt.

- Nín đi, nếu em còn khóc sao anh yên tâm mà đi cho được..?!

Nhỏ nín, nhưng cặp mắt ươn ướt, nheo nheo của Nhỏ làm lòng tôi nhoi nhói. Tôi tiến lại bên mẹ, choàng tay lên cổ bà nũng nịu:

- Con đi nha má; ở nhà má nhớ giữ gìn sức khoẻ, con đến nơi sẽ viết thư về cho má, má cứ yên tâm, con của má lớn rồi biết bương chải cuộc sống rồi, con không còn vụng về như lúc nhỏ nữa đâu, má cứ yên tâm..
Rồi tôi hôn vào đôi gò má của má; Đôi gò má sần sần vì chai nắng, đôi mắt nheo nheo với những vết chân chim mà thời gian và nỗi nhọc nhằn đã in hằn lên gương mặt hiền từ của má.
Tôi đi, lòng vương vấn lạ. Phương chạy theo tiễn tôi hết con hẻm và đúng chờ chiếc xe dần xa khuất...
Nhìn những hàng cây chạy dọc theo đường làng. Những chiếc cầu tre quen thuộc, những cánh đồng xanh mướt mà ngày nào tôi vẫn cùng nhỏ thả diều, chăn trâu, vui đùa.. tôi thấy lòng nhói lại..

" Bước lên xe, thôi giã biệt quê nhà,
Xe lăn bánh, lòng muốn làm chiếc hãm..."
(....)


- " Chắc là lần đầu xa quê phải khôn?"

Một cụ già ngồi ghế cạnh bên tôi vang lên ồn ồn làm xua tan cái không khí nặng nè đang bao bọc lấy tôi. Tôi rụt rè:

- D..dạ..ạ..!

- Mi cũng lên Sài Gòn hử?

- Dạ, con đi học..

- Học rứa mà giỏi hỉ? Đại học à?!

- Dạ...

- Thôi đừng buồn nữa, rồi mi cũng quen thôi. Mi thế mà sướng; Hồi đó ôn cũng như mi nhưng nhà nghèo quá khôn có tiền đi học..

Nghe câu nói ấy tôi nhớ đến Phương. Bao nhiêu gia sàn đều giao cả cho tôi. Chợt tôi thấy khoé mắt cay cay, định chặn lại nhưng không kịp; Nước mắt đã lăn theo hõm má rớt xuống thấm vào cái ba lô cũ mèm có gói tiền được cất kĩ bên trong. Cố siết nó vào lòng... Tiếng ông lão lại vang lên:

- Mi buồn hử? thôi ráng học đi!

Tôi ngồi lặng thinh nhìn ra cửa sổ. Gió mát làm tôi ngủ lúc nào không hay.

Không biết bao lâu sau; Một giọng đàn ông kéo tôi ra khỏi giấc mơ màng:


- Tới nơi rồi kìa, làm ơn xuống giùm đi cậu nhỏ.

Tôi bước xuống xe, mặt trời đã xụp xuống chân trời, những chấm đen tròn tròn to như quả dừa lửa treo lủng lẳng thẳng tắp trên những cây trụ thép cao nghều làm tôi loá mắt. Chân ướt chân ráo lên thành phố. Tôi dứng ngơ ngác bên lề nhìn quanh quẩn:
" Thành phố đây sao?! đẹp quá..! những toà nhà cao ngất, những khu chung cư rộng lớn.. Ngay cả con đường cũng đẹp; Đường nhựa nè, cả con lươn, vĩa hè cũng đẹp. Lát đá sạch trơn, cảh bù với con đường đất ngày thì cát bụi,tối thì lạnh hơi sương còn mưa thì lầy lội những sình là sình. Đang phân vân không biết đi về hướng nào thì có 1 cậu trẻ gọi:

- Bạn ơi, bạn lên đây học hả?

- ừ, mình từ quê lên, bạn biết kí túc xá trường đại học Nông Lâm ở đâu không? chỉ mình với..!

-Bạn học ở đấy hả? mình củng học trường đó , cũng năm đầu luôn. Mình mới lên đây thuê phòng được hơn 1 tuần rồi nhưng chưa vô học, phòng trọ mình ở gần đây nên đi lại cũng tiện. Vừa đi vừa luyên thuyên:

- Mà bạn tên gì khi nãy quên hỏi?

- Mình tên Long_ Đặng Kha Long; Còn bạn?

- Mình là Hải _ Huỳnh Ngọc Hải. Để mình dắt bạn đi xem trường. Trường mới tu bổ xong cũng đẹp lắm.

- Ừ, cám ơn hải nha!

- Không có gì.. à mà bạn định ở kí túc xá hả? có dự định gì chưa?

- Mình chưa biết nữa, chắc ở lại kí túc xá cho tiện...

- Nhưng ở đó phức tạp lắm; cả chục mang người nhét vô cái hốc bé tí tẹo hà; bạn mới lên chắc chưa biết, trên này người chăm học thì ít, quậy phá thì nhiều; Toàn là con cùa mấy " ông bự" không hà, hiền như bạn .. chắc "mềm xương"..

Nghe đến đó tôi bỗng thấy sợ. "Nhưng biết sao bây giờ, nếu mướn phòng trọ thì hỏng. học đến 4 năm mà ở trọ chắc trả tiền ốm người..." Đang phân vân thì hải nói:

- Hay là qua ở chung với mình đi? mình cũng đang kiếm người ở chung, tiền thuê nhà chia đôi cho nhẹ rồi mình sẽ giới thiệu việc làm cho bạn luôn; vẫn thao thao bất tuyệt_ Mình đang làm cho quán cafe Sao Mai trên đường 17 nè. Lương cũng khá, nếu tiết kiệm chắc đủ cho 1 tháng đó.
Như vớ được phao, tôi đồng ý. Thế là từ đó tôi có bạn ở chung phòng làm chung 1 quán cafe, học chung trường.. Tụi tôi nhanh chóng thân nhau, có chuyện gì cũng kể cho nhau nghe hết...
...
Nhà trọ nơi tôi và hải ở là 1 căn phòng gần 4m2; tuy nhỏ nhưng khá tươm tất nếu không muốn nói là rất sạch; sạch đến độ chả có gì ngoài cái bàn con con 1 cái đèn bàn và dăm cuốn vở... Thì ra Hải cũng nghèo như tôi...
Sau khi thu xếp chỗ ở ổn thoả tôi nhớ ngay tới em; Vội lấy giấy viết cho em vài dòng:

..." Sài Gòn, Ngày... Tháng... Năm...
Má à! con đã đến nơi con cần đếnrồi, ở nhà má vẫn khoẻ chứ ả... Con lên đây học có quen một người bạn rất tốt... Còn Phương dạo này có khoẻ không? còn " mít ướt" nữa không?....
..."

Hôm sau, hai d8ứa tôi nhập học. Ngày đầu tiên đặt chân lên ghế giảng đường lòng tôi không khỏi nao nao. không khỏi ấp úng và run như cầy sấy khi thầy gọi tên...
...

Mới đó đã 4 tháng, tranh thủ được mấy ngày ngỉ, tôi về thăm mẹ, thăm em.

Tôi ôm chặt cái bằng khen "học viên xuất sắc kì I" lòng tơ tưởng đến nét mặt vui tươi của em, nụ cười hiền từ âu yếm của mẹ. Tôi hớn hở...

Vừa nhìn thấy cái cầu khỉ lắc lẻo cùng những đồng lúa nay đã vàng màu nắng tôi như được sống dậy những ngày thơ ấu bên cánh diều, đàn nghé mà bấy lâu nay nó được thay thế bằng những chiếc cầu bê tông cốt thép, đường nhựa sạch sẽ cùng ánh đèn sáng trưng của phố thị...

Vừa bước xuống xe, tôi chạy thật nhanh băng qua cánh đồng làng, vượt mấy con mương, bất chấp lũ chó đang sủa, có con còn hăng máu dí theo sau lưng. Bà Tám trong nhà nhìn ra:

- Ai như thằng Long. Thằng Long, cậu tú làng ta về rồi..!
Cả xóm xúm xít lại, người bắt tay, người thăm hỏi:

- Ở thành phố sao con, đẹp lắm không..?
hay:
- Anh Long có quà về cho em không?

Tôi quên cả mệt, hướng thẳng đến con hẻm dẫn vào nhà tôi sau loạt " tổng chào" cả làng.
Nhà tôi vẫn vậy; Mới có 4 tháng xa nhà mà tôi ngỡ như lâu lắm lắm vậy. Ôi cái cảm giác sung sướng khi gặp mẹ, gặp bé Phương đang tràn nập trong lòng tôi.
Chạy vào mở cửa, tôi gọi to:

- Má ơi, con trai má về rồi nè!

bà bỏ cả nồi canh đang nấu chạy lên, ôm chầm lấy tôi, hôn lên má tôi với một tràn câu hỏi:

- Con khoẻ không, học hành sao rồi, ăn ở có được không, có đau ốm gì không, có ai ăn hiếp con không...?

Tôi cười;

- Dạ con vẫn khoẻ mà má.. Có quà cho má nè..!

Tôi chìa tấm bằng khen ra và cũng không quên hỏi:

- Phương đâu rồi má?

Bà cười:

- Bố mày, nó đi làm ở công ty cao su rồi, chiều nó mới về, thấy mày chắc nó vui lắm. Nó nhắc mày hoài. À; mày nhận được thư của nó chưa, nó gửi cho mày hôm qua đó...

- Chưa má à, chắc thư chưa tới. Sáng ra con vội về rồi.. Ở nhà má vẫn khoẻ chứ?

- Ừ, khoẻ! Tội con bé, nó đi làm suốt, lo kiếm tiền cho mày ăn học đó; liệu mà đối tốt với nó.

Tôi cười trừ.

- Thôi mày lên giường ngủ cho khoẻ đi, tao nấu canh cái rồi ăn cơm.

Tôi không leo lên giừơng mà chạy thẳng ra cây chôm chôm. Mùa này, chôm chôm đã trổ bông; những chùm bông trắng trắng xanh xanh bé li ti đâu khẽ khàng lên mái tóc tôi. Tôi ngã người trên võng, lim dim hai mắt ngâm nga bài thơ "Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể" của Chế Lan Viên:

"Cái rét đầu mùa anh rét xa em
Đêm dài lạnh, chăn chia làm hai nửa
Một đắp cho em ở vùng sóng bể
Một đắp cho mình ở phía không em."


Đang thơ thẩn thì nghe tiếng Nhỏ hét lên từ đầu ngõ:

- Anh Longggg..!

Tôi choàng dậy mỉm cười:

- Sao biết anh về?

- Bà con ai không biết "cậu tú" về làng?!

Rồi nhỏ cười; vẫn cái giọng cười trong trẻo như ngày nào. Tôi choàng dậy dang cả hai tay để Phương ngã vào lòng. Vuốt nhẹ mái tóc suông mềm đen óng; tôi khe khẽ:

- Anh nhớ em quá!

- Em cũng nhớ anh..!

Rồi em tặng tôi một nụ hôn nầng nàn. Đôi mắt khép, đôi môi kề; Tôi cảm nhận được vị ngọt ngào của đôi môi tươi như son và sự ấm nồng của tình yêu tha thiết.
...

Chiều hôm đó; khi tiếng chim tu hú gọi bầy trên những đọt dừa cao lêu khêu thì nhà tôi lại ngập tràn ánh sáng; vẫn thứ ánh sáng vàng vọt, tù mù của ngọn đèn dầu nhưng ấm áp nồng nàn như bếp lửa giữa đêm đông. Tôi lại cảm nhận được cái hồn quê nan mác sau những tháng ngày xa cách.
Bủa cơm chẳng có gì ngaòi dăm con cá kho, đĩa rau muốn luộc mà ai nấy đều vui. Nhà cửa lại sum tụ. Nhân lúc đó tôi với tay lấy cái ba lô đặt ở đầu chiếc giường tre cũ kĩ:

- Tặng em nè!

Tôi moi từ cái ba lô to đùng ra một chú gấu bông trắng muốt đưa cho nhỏ:

- Em thích không?

- Thích, nhưng... phí quá! hìhì!

- Em yên tâm, anh tìm được việc làm rồi mà; anh phụ bán cà phê với thằng bạn; Nó tốt với anh lắm. Để tối về anh kể cho nghe...
...

Tối hôm sau, bà con quay quần kín cả sân, mẹ tôi làm tiệc mừng tôi về. Ai cũng đến đủ cả; Chỉ thiếu một người_ là ba tôi. Tôi ngước lên trời dõi mắt tìm chòm sao Bắc Đẩu. Người ta vẫn nói: " khi lạc đường hãy tìm sao Bắc Đẩu" nhưng ở tôi; một cơn lạc lõng như chừng vô cùng đang bủa vậy; Tôi nhớ ba tôi; Chắc rằng giờ ông cũng đang nhìn tôi mĩm cười mãn nguyện _ Tôi nghĩ vậy rồi cúi đầu đi ra sau nhà. Phương biết tôi đang nhớ ông nên lẽo đẽo theo tôi:

- Anh nhớ ba hả? Chắc giờ này ở đâu đó trên kia ba cũng đang nhìn anh đó!

Nhỏ đứng sau lưng, vòng tay ôm lấy tôi. Tôi cảm thấy có gì đó ấm áp lắm; hạnh phúc lắm... tuy không trọn vẹn.
Từ nhỏ đến giờ; Chính Phương là người luôn ở bên tôi, chia sẻ vui buồn cùng tôi. Chợt tôi thấy vơi đi nỗi nhớ ông. Từ bé, tôi đã không được ở bên ông nhưng lúc nào tôi cũng cảm nhận rõ ràng tình yêu thương bao la mà ông đã hy sinh cả cuộc đời cho tôi...

- Thôi đừng buồn nữa, mình ra trước đi anh; Mọi người đang chờ..!

- Ừ, để anh rửa mặt đã, ngó lên trời nãy giờ mỏi cổ quá.

Nhỏ cười, hai con mắt híp lại, hàm răng trắng đều hiện ra trên làn môi hồng hồng màu hoa lựu.
...

Tối đó; tôi không ngủ, len lén ra ngoài bờ ruộng hóng mát. biết tôi nhớ ba nên phương cũng lặng lẽ xách bình rựu ra ruộng; Nhỏ tếu táo:

- Ngồi một mình không rủ ai; Xấu chết..!

Tôi cười, khẽ khàng kéo tay Phương ngồi sát bên tôi

- Uống rượu ha!" Thi" mà không "Tửu" thì chán lắm..!

Tôi cười; Giọng đặc sệt như mếu:

- Em cho anh nhiều quá!

Nhỏ cười:

- Vẽ chuyện!

Rồi Nhỏ rót cho tôi một ly rượu:

- uống đi, về có mấy bữa phải vui chừ; Ai lại buồn?! Uồng đi rồi " thơ" cho em nghe! hì hì!

Tôi cầm ly rượu trên tay uống một hơi hết sạch. Cái hơi rượu âm ấm, cay cay đang chảy trong lòng tôi. Tôi nói:

- Nhiều lúc anh nhớ ba lắm; một đời gian khổ nuôi con cuối cùng lại không được ở bên con...

- bậy hoài; ba vẫn ở bên anh đó chứ. Người đã mất lúc nào cũng ở bên người mình yêu thương nhất. Anh cũng vậy và... em cũng vậy!

Thì ra con bé vui, lúc nào cũng hồn nhiên là đây. Vì lúc nào Nhỏ cũng nghĩ bố mẹ nhỏ luôn ở bên nhỏ, che chở cho nhỏ nên nhỏ vơi đi nỗi buồn, nỗi mất mác lớn lao đó. Chợt giọng nhỏ cất lên cắt ngang luồng suy nghĩ của tôi:

- Học song mình cưới nhau nha anh!

Như một lời hứa hẹn; Tôi gật đầu, ôm Phương vào lòng mà thầm nghĩ:

" HẠNH PHÚC CỦA TÔI LÀ ĐÂY!"

.....
muốn làm cuộc đời mình dài thêm thì cứ làm cho nó u buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Ân

III -TAN-

   Nhưng có bao giờ con người biết trước được số mệnh của mình đâu chứ!
....

Vừa rời ghế giảng đường sau 4 năm theo đuổi tương lai. Khi cái vinh quang chói lọi đến với tôi; Tậu nhà, mua xe, thăng chức... Thì cái hạnh phúc ngày xưa giờ đã không còn bên tôi nữa.
... Căn bệnh quái ác đã mang em đi xa, xa mãi...!

Ngày cưới; Em khoác lên mình bộ sa-rê lộng lẫy, trắng toát. Nhìn em lộng lẫy như một nàng tiên; Tôi ngơ ngác, thậm chí là không tin được vào mắt mình nữa- Phải em không hay nàng tiên nào lạc bước xuống trần...!

Hạnh phúc chỉ vỏn vẹn có một tuần. Đúng một tuần em bên tôi rồi đổ bệnh. Tôi đưa em vào bệnh viện và choáng váng khi nghe bác sĩ nói em bị ung thư máu thời kì cuối.
Tôi đứng chết trân, chân tay run lẫy bẩy, chân không đứng vững nữa. Tôi thụp xuốngcạnh giường bệnh:

- Em ơi..! anh...

Rồi nước mắt ứ nghẹn nơi cổ, mặn chát, cay đắng ngăn lại tiếng tôi..
Nước mắt tơi lã chả, Phương kéo tay tôi; giọng yếu ớt:

-Vậy là em phải xa.. anh.. rồi. Đừng khóc, hãy cười lên để em được vui khi rời anh và má để về với thế giới bên kia... Chăm sóc má thay em, em thật có lỗi, em chưa làm được thiên chứa của người vợ... em ... em...

Rồi Phương oà khóc; Nước mắt cứ lăn dài. Còn tôi cghỉ biết bất lực nhìn em từng bước bỏ tôi đi về cõi hư vô...

Ba ngày, đúng ba ngày sau em mất. Nỗi đau thương tràn ngập trong lòng tôi, máu như chẳng thèm chảy nữa, ruột gan như dứt đoạn, tim như vỡ tung ra văng tuột ra khỏi lồng ngực phập phồng trong từng cơn thổn thức khi tận mắt nhìn em trút hơi thở cuối cùng.
Nàng ra đi thanh thản, vẫn để lại trên môi nụ cười mà ngày đầu em đã trao tôi. Tôi muốn thét lên, nguyền rủa, đập tan mọi thứ..

TRỜI ƠI! SAO ÔNG CHO TÔI NHIỀU THẾ RỒI LẠI BẤT CHỢT LẤY ĐI THỨ MÀ TÔI YÊU QUÝ NHẤT... ÔNG ĐỘC ÁC LẮM, TÀN NHẪN LẮM... SAO LẠI TRỚ TRÊU VẬY HỞ TRỜI... ÔNG ĐÃ MANG EM ĐẾN BÊN TÔI, ĐEM VINH QUANG ĐẾN CHO TÔI, ĐỂ TÔI HẠNH PHÚC, ĐỂ TÔI TÌM THẤY NIỀM VUI RỒI LẠI LẤY ĐI TẤT CẢ.. TẤT CẢ... EM LÀ TẤT CẢ CỦA TÔI ÔNG CÓ BIẾT KHÔNG HỞ TRỜI!!!

Nhờ có em mà tôi hạnh phúc, em là nàng tiên mang niềm vui đến cho tôi, niềm hạnh phúc đến cho tôi. Nhờ có em mà tôi có được ngày nay. Học vị của tôi cũng là do em mà có, căn nhà này cũng là do em mà có... vậy mà...bây giờ... Trời ơi!!!

Tôi khóc, mẹ tôi cũng khóc. Hàng dương liễu xanh tươi trước nhà cũng rũ lá, cây khế sau vườn cũng ngưng hoa. Nhìn lên bầu trời chỉ có áng mây bàng bạc; Chim không hót, hoa cũng chẳng mang hương, bầy trời không ánh nắng. Giờ đây chắc em đã lên tới cung nguyệt rồi; Em chẳng ở đây với tôi nữa. Cái bằng quản trị treo lủng lẳng giãư nhà kia là của em chứ nào phải của tôi?!
Tôi quỳ thụp trước quan tài của em không cho bà con hạ huyệt. Nhưng cuối cùng tôi cũng phải chấp nhận một điều; EM ĐÃ RA ĐI..!

...

Bây giờ; nửa tỉnh nửa mê; hơn nửa năm rồi mà tôi có quên được em đâu. Ngày nào cũng say; Say rồi lại khóc_ Khóc cho em; Khóc cho tôi...

Từ ngày chuyển về căn nhà này; Căn nhà ngay giữa lòng Sài Gòn bề bộn, ồn ào và nhộn nhạo này cũng chẵng làm tôi vơi đi nỗi nhớ em. Nhà rộng quá, trống vắng quá, quanh quẩn chỉ có hai mẹ con mà có lúc tôi đã tưởng tượng ra tiếng cười tiếng khóc của lũ trẻ, câu hò con sáo ru con của em.. Thế mà...!

Mỗi khi say về tôi lại quỳ thụp trước bàn thờ của em như hối lỗi; Lỗi không nuôi đựơc em; không quan tâm chăm sóc, che chở cho em; Chưa cho em được hạnh phúc..!

..........
muốn làm cuộc đời mình dài thêm thì cứ làm cho nó u buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài viết)
[1]