Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa:
Trung Quốc không thể trì hoãn đàm phán mãi về Biển Đông


TP - Nhân dịp Hội nghị giữa các nước ASEAN và các nước đối tác cùng với Diễn đàn an ninh khu vực sắp diễn ra ở Phnom Penh, ngày 10-7, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa cho đăng trên diễn đàn Sina.com bài viết: “Không thể trì hoãn việc giải quyết vấn đề Biển Đông”.

http://www.tienphong.vn/Cache/287/205287_305.jpg
Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa .


Học giả Lý Lệnh Hoa là nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc - tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc.

Trong một cuộc hội thảo mới đây ở Trung Quốc, ông đã phát biểu thẳng rằng “Đường 9 đoạn trên Nam Hải (Biển Đông – TP) là một đường hư ảo.

Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật”.

Ông cũng chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo “Công ước Biển Liên Hợp Quốc” và các quy tắc quốc tế. (Tiền Phong đã phản ánh chi tiết trong bài
“Học giả Trung Quốc bác bỏ đường lưỡi bò", Tiền Phong chủ nhật số ra ngày 24-6-2012.

Trong bài viết của mình lần này, ông Lý bày tỏ không tán thành các quan điểm cho rằng “Trung Quốc đang biết chờ đợi”, “Trung Quốc cần trì hoãn việc giải quyết vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) với các nước xung quanh”.

Ông viết: “Thời gian không chờ người, vấn đề Nam Hải (Biển Đông) không thể cứ kéo dài mãi. Chúng ta không thể chờ đợi, cách đúng đắn nhất là chủ động, tích cực giải quyết… Phép duy vật biện chứng dạy cho chúng ta thấy rằng: có mâu thuẫn và bất đồng thì phải nhìn thẳng vào vấn đề, càng trì hoãn thì càng bị động. Chỉ cần Trung Quốc cùng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông) thiết thực nỗ lực thì vấn đề sẽ được giải quyết. Hiện nay, đối với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), bao gồm cả Trung Quốc, phát triển kinh tế là một nhu cầu bức thiết, đều cần khai thác tài nguyên biển, Trung Quốc không thể lựa chọn chính sách trì hoãn”.

Ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Chúng ta (Trung Quốc) cần triển khai đối thoại, đàm phán hữu hảo với các nước xung quanh có chung biển trên cơ sở tất cả các điều khoản quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Điều cần thiết hiện nay là phải tạo bầu không khí (hòa bình). Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tương lai tốt đẹp của nhân dân các nước toàn thế giới.

Công ước chính là “Hiến chương hải dương” thời nay. Nước ta (Trung Quốc) và các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông) đều là những quốc gia đã ký Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Các nước đều cần tỉnh táo suy xét, tích cực, thiết thực và gương mẫu quán triệt, chấp hành tất cả các điều khoản của Công ước, để Nam Hải (Biển Đông) sớm trở thành vùng biển hoà bình, hợp tác và hữu nghị”.

Thời gian qua, dư luận cộng đồng mạng Trung Quốc đã có phản ứng nhiều và trái chiều trước những luận điểm thẳng thắn, tôn trọng lẽ phải và sự thật của ông Lý Lệnh Hoa về cái gọi là “Đường 9 đoạn” cùng những quan điểm sai trái về vấn đề Biển Đông.

Bên cạnh những ý kiến cực đoan, quá khích, như gọi ông là “Hán gian”, đòi “loại bỏ” ông, cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình, ủng hộ ông.

Dưới đây xin trích một số ý kiến về phát biểu của ông Lý Lệnh Hoa tại cuộc Hội thảo Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế, được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Bắc Kinh hôm 14-6-2012:

http://www.tienphong.vn/Cache/288/205288_400.jpg
Tàu Hải giám Trung Quốc.  Ảnh: China Defense Blog.


Bạn đọc lấy nick là “Tây Phương Đạt Nhân” viết lúc 12h41’19’’ ngày 22-6: “Tuyệt! Vị học giả về biển này thật đáng ca ngợi. Cuối cùng cũng đã có một người Trung Quốc có lương tri dám đứng lên nói ra sự thật. Trung Quốc là một nước lớn, không thể làm kẻ cướp. Trung Quốc cũng từng bị người khác bắt nạt, đã nếm mùi nhược tiểu bị đòn, không thể lành vết thương rồi liền quên đau. Lẽ nào ta hùng mạnh rồi lại cũng bắt nạt người khác? Người Trung Quốc cần là những người rộng lượng, nước lớn không bắt nạt nước nhỏ mới là thông minh”.

Bạn đọc có nick Minisee, viết lúc 08h20’18’’ ngày 23-6: “Xin chớ kích động chủ nghĩa dân tộc quá khích, Bài học Nghĩa Hoà Đoàn làm Trung Quốc tủi hổ 39 năm không được quên! Phân định ranh giới biển một cách hòa bình, để lại tiếng thơm cho hậu thế, sao lại không làm? Tôi rất kính phục lão tiên sinh dám đứng ra nói lên sự thật! Tôi cũng xin có ý kiến: những kẻ khi luật quốc tế được định ra thì không dám nói quan điểm của mình; sau khi nó được định ra rồi lại kiên quyết không tuân thủ. Đám người đó cũng chính là loại phá hoại pháp luật, không tuân thủ pháp quy quốc gia mà thôi!”.

Bạn đọc nick “Hận Xà Hận Cẩu” viết lúc 09h11’29’’ ngày 23-6: “Đường 9 đoạn thực ra chỉ là cái đường nói lấy được! Trước đây, tàu cá các nước đều đến đó, phần lớn thuộc vùng biển quốc tế và những đảo không người ở… Nếu quốc gia nào cũng lấy “từ xưa đến nay”, “đã đặt chân lên, đã từng ở, đã đặt tên”…làm căn cứ pháp luật, thì thế giới ngày nay quá nửa là của Mông Cổ, Anh, Tây Ban Nha và Italia chắc?”.

Bạn đọc có nick “2342720423” viết lúc 12h07’04’’: “Tác giả là người có suy nghĩ rành rọt, sáng láng. Tôi hiểu là cần giải quyết (vấn đề) theo nguyên tắc Luật Biển quốc tế…. Cách nói của nhà nước ta (Trung Quốc) hiện nay, tôi có cảm giác là mình nói mình nghe, chả ai đếm xỉa, lối suy nghĩ có vấn đề, tự lừa dối mình mà thôi. Cần phải biết thế giới không chỉ có mỗi Trung Quốc chúng ta, cũng không phải ai cũng chấp nhận đòi hỏi của chúng ta”.

Thu Thủy

Tổng hợp



 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc tổ chức 30 tàu cá đồng loạt ra Trường Sa đánh bắt trái phép

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ sáu 13/07/2012 06:28

(GDVN) - Chỉ huy 30 tàu cá Trung Quốc ra đánh bắt trộm tại khu vực Đá Chữ Thập, Trường Sa là một ngư dân Trung Quốc 67 tuổi, Lương Á Phi

Tân Hoa Xã ngày 12/7 đưa tin, sáng 12/7 tại cầu cảng thủy sản thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, 30 tàu cá nước này tổ chức thành 2 biên đội với 6 tổ đồng loạt xuất phát ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt (trộm) cá, hải sản.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_07_13/tau_ca_trung_quoc_1.jpg
30 tàu cá Trung Quốc được tổ chức chặt chẽ thành 2 biên đội đồng loạt ra khu vực Đá Chữ Thập,
quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhằm vơ vét tài nguyên (phi pháp)
dưới sự yểm trợ của tàu Ngư chính



Tân Hoa Xã đưa tin, đây là lần số tàu cá Trung Quốc đồng loạt ra khu vực Trường Sa lớn nhất từ trước tới nay với thời gian dự kiến khoảng 20 ngày ở vùng biển phụ cận Đá Độc Lập (đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trong đội tàu cá này có 1 chiếc tàu hậu cần tổng hợp 3000 tấn cung cấp dầu, nước, đá và thu mua cá cho 29 tàu còn lại, đồng thời phụ trách chỉ huy toàn đội tàu cá này của Trung Quốc. 29 chiếc còn lại đều trên 140 tấn với 16 ngư dân trên 1 tàu.

Chỉ huy 30 tàu cá Trung Quốc ra đánh bắt trộm tại khu vực Đá Chữ Thập, Trường Sa là một ngư dân Trung Quốc 67 tuổi, Lương Á Phi. Lương Á Phi cho biết, 30 tàu cá này ra đánh bắt sẽ được tàu Ngư chính “bảo vệ” nên “vấn đề an toàn” không đáng lo.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_07_13/tau_ca_trung_quoc_2.jpg
Ngư dân Trung Quốc được chính phủ nước này bảo trợ tổ chức thành đội tàu lớn khai thác trái phép nguồn lợi
thủy sản nhằm đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan chức năng Việt Nam tại quần đảo Trường Sa



Theo Tân Hoa Xã, đây là chuyến đánh bắt xa bờ tại khu vực Trường Sa được phía Trung Quốc chuẩn bị công phu và có tổ chức.

Có thể thấy đây là một trong những động thái leo thang, có tính toán, làm phức tạp thêm tình hình của phía Trung Quốc trên biển Đông ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Cùng với việc tăng cường hoạt động của tàu Ngư chính và Hải giám trên thực địa, Trung Quốc đang cổ súy và trợ giúp ngư dân của họ tranh thủ vơ vét, đánh bắt trộm tối đa tài nguyên trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ảnh các ngư dân Trung Quốc tổ chức thành đội tàu lớn ra đánh bắt trái phép tại Trường Sa:


http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_07_13/tau_ca_trung_quoc_3.jpg
Một chuyến đánh bắt trộm, vơ vét tài nguyên hải sản tại Trường Sa có tổ chức của ngư dân Trung Quốc

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_07_13/tau_ca_trung_quoc_5.jpg
Lực lượng tàu cá Trung Quốc xuất phát tại Tam Á, Hải Nam vào sáng hôm qua 12/7
Động thái leo thang tranh thủ vơ vét tài nguyên vùng biển chủ quyền của nước khác mà phía Trung Quốc đang triển khai

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_07_13/tau_ca_trung_quoc_6.jpg
Động thái leo thang tranh thủ vơ vét tài nguyên vùng biển chủ quyền của nước khác mà phía Trung Quốc đang triển khai

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_07_13/tau_ca_trung_quoc_7.jpg
Hoạt động của ngư dân Trung Quốc dưới sự bảo trợ của chính phủ nước này ngày càng có quy mô, tổ chức
nhằm đối phó với các hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng Việt Nam trên vùng biển chủ quyền Việt Nam


Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Yêu cầu Trung Quốc hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền Việt Nam

Bài đăng trên Dân Trí Thứ Sáu, 13/07/2012 - 20:33

(Dân trí) - Đại diện UB Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng về việc 30 tàu cá Trung Quốc xuất phát từ cảng Tam Á đi đánh bắt cá xung quanh bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc mạng Tin tức Trung Quốc đưa tin ngày 12/7/2012, 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam xuất phát từ cảng Tam Á đi đánh bắt cá xung quanh bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia – Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần.

“Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế”, đại diện UB Biên giới Quốc gia bày tỏ.

PV
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Trung Quốc quấy rối trên biển để lấn át đàm phán


TT - Chiều 13-7, ông Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, cho biết ông cũng như bất kỳ người dân VN nào rất bức xúc và phản đối hành động ngang nhiên xâm phạm vùng biển VN của 30 tàu cá phía Trung Quốc.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/219/577219.jpg
Tàu đánh cá của Trung Quốc (tàu lớn) đã đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sáng 13-7. Báo Tin Tức Hải Nam cho biết tại khu vực Hoàng Sa, các tàu Trung Quốc đã chạm mặt tàu đánh cá của Việt Nam, song báo này không cho biết chi tiết các tàu Trung Quốc có gây hấn với ngư dân Việt Nam hay không - Ảnh: chinanews.com


Theo ông Trục, hành động này của Trung Quốc là một trong những hành động nằm trong chuỗi kế hoạch nhằm thực hiện âm mưu tranh giành lợi ích kinh tế trên vùng biển với các nước, trong đó có VN. Đầu tiên là các hành động cắt cáp, rồi mời thầu thăm dò dầu khí trong vùng biển, thềm lục địa của VN, hay tranh chấp bãi ngầm với Philippines... Các hành động này nhằm hiện thực hóa cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Đặc biệt lần này, hành động của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi phía Trung Quốc từ chối ngồi vào bàn đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) - điều mà trước đây Trung Quốc luôn nói sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán, và đó cũng là hi vọng của các nước.

“Tuy nhiên họ đã không dám ngồi vào bàn đàm phán vì, theo tôi, nếu bây giờ ngồi vào bàn đàm phán thì phía Trung Quốc sẽ gặp bất lợi vì về pháp lý hay chính nghĩa họ không có. Họ muốn trì hoãn và thay vào đó tăng cường các hoạt động thực tế để lấn áp đàm phán ngoại giao.

Theo tôi, họ sẽ không dừng lại mà chắc chắn sắp tới còn có những hành động mạnh mẽ hơn để tạo sức mạnh trên thực tế nhằm che đi những âm mưu, yêu sách phi lý về đường lưỡi bò. Vậy ta phải làm gì? Theo tôi, ta phải phát huy sức mạnh đoàn kết, tiếng nói chung của Asean để ngăn chặn các hành động trên thực tế của Trung Quốc. Ta có cơ sở pháp lý, có chính nghĩa, có sự đoàn kết. Ta phải phát huy các thế mạnh này. Ta phải làm sao để quốc tế và cả người dân Trung Quốc biết rõ hơn âm mưu, đòi hỏi vô lý của Trung Quốc.

Với một quốc gia có Luật biển như VN thì ta phải thể hiện sức mạnh trên thực tế. Nếu họ xâm phạm vùng biển của mình, mình phải ngăn chặn, bắt giữ và đưa ra xét xử. Ta bắt giữ sẽ đàng hoàng, đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế với những bằng chứng pháp lý cụ thể...” - ông Trục nói.

* Trao đổi với Tuổi Trẻ, chủ tịch Hội Nghề cá VN Nguyễn Việt Thắng khẳng định: “Hội Nghề cá VN luôn khẳng định chủ quyền hợp pháp của VN ở biển Đông, và phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền biển của VN.

Trước hành động xâm phạm thô bạo của 30 tàu cá Trung Quốc vào vùng biển chủ quyền của VN, Hội Nghề cá phản đối kịch liệt hành động này. Tôi đề nghị các cơ quan hữu quan của VN cần sớm có hành động để phản đối phía Trung Quốc. Đồng thời có những biện pháp hữu hiệu, quyết liệt hơn nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân VN khi hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của VN.

Ngay sau đây, Văn phòng Hội Nghề cá VN sẽ có công văn chính thức gửi Bộ Ngoại giao, Bộ NN&PTNT, MTTQ VN và các cơ quan chức năng để bày tỏ phản đối hành động của Trung Quốc, và đề nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư dân hoạt động trên biển”.

ĐỨC BÌNH ghi

Yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc mạng Tin tức Trung Quốc đưa tin ngày 12-7, 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam xuất phát từ cảng Tam Á đi đánh bắt cá xung quanh bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh:

“Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế”.


HƯƠNG GIANG

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tàu cá Trung Quốc tiến sâu vào biển miền Trung

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 13.07.2012, 07:42 (GMT+7)

SGTT.VN - Thời gian gần đây, không chỉ liên tiếp bị bắt tàu cá, ngư dân Việt Nam còn ghi nhận hàng trăm trường hợp tàu thuyền có công suất lớn của Trung Quốc xâm nhập vùng biển các tỉnh miền Trung với cường độ ngày càng nhiều.

Điều này khiến ngư trường đánh bắt của ngư dân Việt Nam ngày càng bị thu hẹp dần, trong khi đó vươn ra biển xa thì nơm nớp lo sợ phía Trung Quốc bắt giữ, lấy tàu.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=177452
Tàu cá của Trung Quốc bị biên phòng Quảng Ngãi bắt, đưa về cảng Sa Kỳ
(Bình Châu, Bình Sơn – Quảng Ngãi) vào tháng 5.2007.



Ngư dân: “Ra mấy chục hải lý là thấy tàu cá Trung Quốc”

Trò chuyện với ngư dân tại xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi thấy bà con rất bức xúc khi nói về tình trạng tàu cá của Trung Quốc xâm nhập đánh cá ở vùng biển gần đảo Lý Sơn. Anh Bưu, một ngư dân tại đây cho hay: “Cứ ra biển cách đất liền mấy chục hải lý là gặp nhan nhản tàu cá Trung Quốc. Hãi hùng nhất là cách tàu Trung Quốc đánh cá”. Anh Bưu kể, vào tháng 3 và tháng 4 vừa rồi, tàu anh ra khơi gặp các tàu cá của Trung Quốc hành nghề giã cào, cứ hai tàu một cặp đánh bắt. Tàu cá Trung Quốc không đi đơn lẻ mà hàng chục tàu dàn hàng ngang trên mặt biển, cào tất tần tật từ cá, tôm, cua cùng các loài hải sản. Ngay đến cả lưới của ngư dân Lý Sơn và các địa phương khác đến vùng biển này giăng ra bắt cá cũng bị tàu cá Trung Quốc... cào hết.

“Sao ngư dân mình không phản đối?”, chúng tôi hỏi. Anh Bưu lắc đầu: “Tàu của họ to, còn tàu mình là nhỏ. Ngay cả tàu hải quân, cảnh sát biển của mình đứng với tàu Trung Quốc cũng nhỏ hơn nhiều. Tụi tui thấy nó là lo tránh, rủi nó đụng vào là tiêu liền”.

Nhiều ngư dân khác cũng bức xúc cho hay, có nhiều khi lưới thả ra, nhưng thấy tàu Trung Quốc đến, ngư dân mình lật đật cuốn lên, nếu không giàn lưới sẽ nát thành... tương. Thậm chí, tàu cá Trung Quốc giăng ngang hàng chục hải lý nên ngư dân mình thả lưới xuống thì họ không chịu, buộc kéo lên. Ngư dân ta rất ấm ức nhưng không làm gì được vì tàu cá Trung Quốc thuộc loại tàu “khủng”, lại đi từng đoàn.

Theo ngư dân Lý Sơn và xã Bình Châu, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập đánh bắt ở gần vùng biển đảo Lý Sơn đã “quá quen” từ mấy năm nay. Nhất là vào những ngày tối trời, hàng chục tàu cá Trung Quốc thường xâm nhập vào đánh bắt cá. Còn theo một sĩ quan biên phòng ở Lý Sơn, ngay cả vào mùa biển động gió cấp 6 và 7, tàu Trung Quốc cũng đậu tại chỗ rồi thả canô cho ngư dân xuống vớt các loài cá cam nhỏ bị trôi dạt để về nuôi.

Đề nghị đóng tàu sắt công suất lớn

Ngày 5.7, báo Thanh Niên dẫn nguồn từ ông Lê Văn Trúc, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, gần đây tàu cá Trung Quốc với số lượng đông đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của ta, lấn át ngư trường (có thời điểm gần 200 lượt tàu/ngày); một số tàu Trung Quốc gây áp lực không cho ngư dân ta đánh bắt. Trước tình hình này, UBND tỉnh Phú Yên đề nghị cấp cho bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh tàu vỏ sắt công suất 3.000CV để bảo vệ biển và cứu hộ, cứu nạn trên biển. Đồng thời kiến nghị nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu vỏ sắt có công suất lớn để thành lập những tập đoàn đánh bắt hiện đại.

Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, không chỉ ở vùng biển Quảng Ngãi, mà ngư trường từ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam... tàu cá Trung Quốc cũng xâm nhập rất nhiều lần. Đơn cử như đầu tháng 2, biên phòng thành phố Đà Nẵng phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập vùng biển miền Trung, cách bờ biển Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế chỉ khoảng 45 hải lý.

Chính quyền: Không dễ bắt tàu cá Trung Quốc

Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương xác nhận, tình hình tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào gần vùng biển gần Lý Sơn thì huyện đã biết. “Cụ thể bao nhiêu vụ thì huyện không nắm rõ”. Nhận xét chung của nhiều người cho rằng, thời gian qua tàu cá Trung Quốc gia tăng sự thâm nhập vào gần bờ biển miền Trung để đánh bắt hải sản. Ngư dân Dương Tân ở xã An Hải, huyện Lý Sơn nói cùng với tàu to và công suất lớn, tàu cá Trung Quốc thường đi chung hàng đoàn từ 30 – 50 chiếc trở lên. Theo dõi của ngành chức năng cho thấy, vùng biển từ thành phố Đà Nẵng – Quảng Ngãi, hiện có khoảng 100 tàu cá Trung Quốc lén ra vào đánh bắt hải sản. Khi gặp ngành chức năng Việt Nam hay các nước, các tàu cá này kết lại thành bè lớn, bảo vệ lẫn nhau hoặc tản ra, chặt lưới, thả vật cản tàu của ngành chức năng truy đuổi.

Trên thực tế, đã có nhiều mất mát, bị thương của lực lượng chức năng ta khi đối mặt với tàu cá của Trung Quốc. Cụ thể là bị ngư dân Trung Quốc đâm tàu cá vào, hoặc ép giữa hai tàu khi cán bộ lực lượng chức năng ta tiếp cận và lên tàu kiểm tra, xử lý.

Sáng 12.7, trao đổi với chúng tôi, ông Phan Huy Hoàng, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm chủ tịch hội nghề cá Quảng Ngãi cho rằng, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Quảng Ngãi đánh bắt cá đã diễn ra từ nhiều năm qua và cường độ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không dễ bắt được tàu cá Trung Quốc, bởi trên các tàu này luôn có rađa theo dõi. Vì vậy khi lực lượng hải quân, cảnh sát biển xuất phát vài hải lý là tàu Trung Quốc phát hiện, bỏ chạy ra vùng biển Hoàng Sa (nơi có lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng) và vùng biển quốc tế ẩn núp. Sau đó, những tàu này lại quay vào đánh bắt tiếp tục.

Cũng theo ông Hoàng, bộ đội biên phòng Quảng Ngãi đã phối hợp với ngành chức năng các tỉnh khác tổ chức tuần tra truy bắt, xua đuổi tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển miền Trung. Tuy nhiên, một phần cũng do lực lượng chức năng của ta còn mỏng, do đó không giăng được hết ra khắp vùng biển miền Trung để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép.

“Theo tôi, ngành chức năng cần phải có biện pháp tăng cường sự hiện diện trên biển để vừa đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm nhập, vừa bảo vệ ngư trường cho ngư dân ta”, ông Hoàng nói.

Bài và ảnh: Phạm Anh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Không còn là “tàu lạ”

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (14/07/2012)

Biết rõ mười mươi, thế mà vì "tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là "tàu lạ”. Bọn "lạ” này không như kiểu "hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/196/2012_196_T12_anh.jpg
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Ảnh: TL



Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là "tàu lạ”. Cho dù biết rằng "tàu thì "lạ”, nhưng "bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì "đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu "chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với "cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn Biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa "Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa "mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo "Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn "tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, "Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: "Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế "Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên "con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

"Họa trung hữu phúc", trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ "tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.

GS. Tương Lai
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đã đến lúc chấm dứt sự mơ hồ chiến lược tại Biển Đông

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông Thứ năm, 12 Tháng 7 2012 00:00

Tác giả: Gregory Poling

Nhằm đối phó với sự mập mờ chiến lược trong yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, các bên tranh chấp phải có lập trường rõ ràng về những gì là tranh chấp thực sự ở Biển Đông và những gì không. Chừng nào điều căn bản này vẫn chưa rõ ràng thì  phần thua thiệt vẫn sẽ thuộc về các nước láng giềng nhỏ hơn.

http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/trungdq/scs_gg_earth.jpg


Vào ngày 27 và 28 tháng 6,  Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức hội thảo thường niên lần thứ hai về Biển Đông. Đúng như dự kiến, các cuộc thảo luận, có tiêu đề "Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi: Tìm kiếm lựa chọn cho việc quản lý tranh chấp," chứng kiến sự căng thẳng giữa các diễn giả. Điều này đặc biệt đúng giữa các diễn giả Trung Quốc với Philíppin và Trung Quốc với Việt Nam . Nhưng sau một ngày rưỡi thảo luận gay gắt, một thông điệp rõ ràng là: sự mập mờ trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và biển tại Biển Đông không phục vụ lợi ích của bất kỳ ai.

Trong khi những người tham gia có xu hướng xem xét lại các vấn đề chủ quyền và đưa ra những ý tưởng nhằm quản lý chứ không phải là giải quyết tranh chấp, hội thảo năm nay thể hiện rõ những điểm khác so với năm trước. Có thể cảm nhận được sự căng thẳng trong phòng hội thảo khi ba chuyên gia Trung Quốc tìm cách bảo vệ lập trường của Bắc Kinh. Một điều quan trọng cần ghi nhận là người ta chưa biết rõ lập trường chính xác của Trung Quốc là thế nào. Những người tham dự hội nghị đã có những phát biểu mạnh mẽ cho thấy rằng không ai mong muốn các tuyên bố mơ hồ về chính sách và giải trình của Trung Quốc.

Những gì họ thể hiện chính là sự bực tức đã lan truyền khắp các cộng đồng chính sách tại Oasinhtơn và châu Á. Đó không chỉ là sự bực tức về các tranh chấp ở Biển Đông, hay thậm chí là nhận thức về thái độ gây hấn gần đây của Bắc Kinh, cả hai điều đã trở thành một phần trong bức tranh chung của khu vực. Đúng hơn, đó là sự thất vọng trước sự mập mờ lâu nay từ chính sách của Trung Quốc, muốn tránh phải có một lập trường rõ ràng bằng mọi giá. Nếu không có một lập trường rõ ràng của Trung Quốc, việc giải quyết các tranh chấp và hòa hợp các lập trường là điều không thể.

Chính sách mập mờ chiến lược của Trung Quốc là nhằm mục đích của nó. Nó cho phép Trung Quốc linh hoạt để giải thích lập trường của mình. Đây là lý do tại sao Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể ra tuyên bố công khai vào tháng Hai năm 2012 nói rằng họ không tuyên bố chủ quyền quốc gia với toàn bộ Biển Đông và chỉ có tranh chấp về "hải đảo và vùng biển lân cận." Điều này đã làm dấy lên hy vọng tại Mỹ và các bên tranh chấp châu Á khác rằng Trung Quốc đang rút khỏi tuyên bố đường lưỡi bò và đưa lại tuyên bố của mình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, điều đó rõ ràng là không đúng. Các căng thẳng trong năm nay trên biển bắt đầu với hai tháng bế tắc giữa các tàu Trung Quốc và Philíppin tại bãi cạn Scarborough .

Cuộc đối đầu đó, cho dù có những tuyên bố ngược lại từ Bắc Kinh, là một ví dụ về một sự điều chỉnh dần dần trong tuyên bố của Bắc Kinh. Trong nhiều năm, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ giới hạn trong quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Bất kỳ tuyên bố nào với các cấu trúc địa chất khác, như bãi cạn Scarborough, chỉ được ngụ ý là nằm trong đường lưỡi bò đầy mơ hồ. Sau đó, Trung Quốc mở rộng tuyên bố chủ quyền với bãi Macclesfield hoàn toàn nằm dưới mặt nước dưới cái tên Trung Sa do tưởng tượng, mặc dù có không có cách nào theo quy định của pháp luật quốc tế để tuyên bố chủ quyền với một cấu trúc địa chất thấp hơn mặt nước giống như một hòn đảo. Hơn nữa, trong những năm gần đây, khi Bắc Kinh cố gắng không bị quá phụ thuộc vào đường chín đoạn không thể giải thích được, bãi cạn Scarborough đã được đưa vào thành một phần của Trung Sa. Việc bãi này nằm cách Macclesfield hàng trăm dặm hay việc nó chưa hề xuất hiện trong các tài liệu lịch sử mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa dường như không quan trọng.

Bắc Kinh thể hiện sự bất chấp tương tự với chính sách mà tuyên bố của Bộ Ngoại giao đưa ra hồi tháng Hai khi áp đặt lại lệnh cấm đánh bắt hàng năm đơn phương cho toàn bộ Biển Đông bên trên vĩ tuyến 12. Lệnh cấm như vậy sẽ chỉ có thể khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tất cả các vùng biển trong đường chín đoạn, chứ không chỉ với "các đảo và vùng biển lân cận." Sau đó, vào cuối tháng Sáu, Tập đoàn Dầu khí CNOOC khiêu khích Việt Nam bằng việc thông báo công ty sẽ mở 9 lô dầu khí ở Biển Đông cho nước ngoài dự thầu. Vấn đề là ở chỗ toàn bộ chín lô này nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, và trong thực tế, nhiều lô trùng với các lô mà hiện Việt Nam đã cho các công ty nước ngoài thầu, trong đó có công ty Exxon-Mobil. Quan trọng hơn, các lô của CNOOC không thể biện hộ được theo tuyên bố chủ quyền với "các đảo và vùng biển lân cận" của Biển Đông vì không có hòn đảo nào trong vòng 200 hải lý (EEZ tối đa cho phép) của tất cả các lô.

Những diễn biến này làm nổi bật sự cần thiết cho các bên tranh chấp ASEAN-Việt Nam, Philíppin, Malaixia và Brunây, phải có lập trường về những gì là tranh chấp thực sự ở Biển Đông và những gì không. Chừng nào điều căn bản này vẫn chưa rõ ràng, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục sử dụng các tuyên bố mơ hồ và mâu thuẫn để theo đuổi lợi ích của mình ở Biển Đông với phần thua thiệt thuộc về các nước láng giềng nhỏ hơn.

Một số bước đi đã được thực hiện theo hướng này. Việc Việt Nam và Malaixia năm 2009 nộp hồ sơ chung về thềm lục địa mở rộng ở phía Nam lên Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa là một bước quan trọng đầu tiên trong nỗ lực này. Luật về đường cơ sở của Philíppin, thông qua cùng năm đó, thiết lập đường cơ sở ven biển theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), cũng là một nỗ lực nữa.

Các nước ASEAN đã có lập trường thống nhất về nhiều vấn đề. Ví dụ, cả bốn nước có vẻ như đã chấp nhận rằng Trường Sa và Hoàng Sa không phải là các đảo theo luật pháp, mà chỉ đơn thuần là đá và do đó chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lý.

Một nỗ lực thực tâm để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông đòi hỏi những quan điểm này phải được luật hóa. Điều này không có nghĩa là các bên tranh chấp phải từ bỏ bất cứ điều gì liên quan đến tuyên bố chủ quyền của mình đối với các cấu trúc địa chất trên Biển Đông. Thay vào đó, nó sẽ cho phép họ củng cố cơ sở pháp lý cho tuyên bố về biển của mình và tách biệt các tranh chấp lãnh thổ khó khăn hơn nhiều nhưng có phạm vi địa lý nhỏ hơn rất nhiều. Quan trọng nhất, nó sẽ cho phép các nước này thể hiện một mặt trận thống nhất trước Trung Quốc trong lập luận về một điểm tối quan trọng: cơ sở duy nhất chấp nhận được cho các tuyên bố về biển trên Biển Đông phải là luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Nếu các bên tranh chấp ASEAN tạo được một khuôn khổ thống nhất về những gì có và không có tranh chấp, phần trách nhiệm còn lại sẽ là của Bắc Kinh phải làm rõ cơ sở cho tuyên bố của mình. Tại thời điểm đó, Bắc Kinh sẽ có các lựa chọn giới hạn. Áp lực như vậy có thể tạo ra các tiếng nói ôn hòa hơn, giống như những tiếng nói trong Bộ Ngoại giao, sự đáng tin cậy hơn, cho phép Trung Quốc làm rõ tuyên bố của mình bằng cách giữ nguyên tuyên bố chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng từ bỏ đòi hỏi quá đáng đối với các vùng biển nằm giữa. Điều này sẽ đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Theo cách khác, Bắc Kinh có thể loại bỏ hoàn toàn luật pháp quốc tế đã được chấp nhận trong tranh chấp, nhưng nó sẽ gây tổn hại cho lợi ích lớn hơn của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sẽ từ chối tham gia bất kỳ cuộc đối thoại nào. Nếu điều đó xảy ra, thì nó sẽ cho thấy Trung Quốc là bên tham chiến không thể chối cãi trong tranh chấp và dư luận quốc tế sẽ ủng hộ lập trường của các bên tranh chấp trong ASEAN. Cuối cùng, Trung Quốc có thể sẽ thấy việc làm rõ tuyên bố chủ quyền ít gây tổn hại đến danh tiếng và lợi ích của mình hơn so với việc bám vào sự mơ hồ lâu nay.

Hầu hết thời gian trong hội thảo CSIS được dành để thảo luận về các cơ sở của tranh chấp và tìm kiếm những cách thức để giải quyết các sự cố không thể tránh khỏi chứ không phải là đề xuất cách thức thực sự để giải quyết các tranh chấp. Do sự phức tạp và thời gian lâu dài của vấn đề Biển Đông, những khó khăn như vậy được dự đoán là chắc chắn có.

Nhưng lý do quan trọng nhất của việc dường như có rất ít ánh sáng ở cuối đường hầm là vì rất nhiều tranh chấp vẫn còn mơ hồ. Giờ là lúc các bên tranh chấp ASEAN phải luật hóa đầy đủ, cả luật trong nước và trong một khuôn khổ đa phương, những gì tranh chấp và không phải là tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Đó sẽ là một lập trường mà cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, có thể ủng hộ một cách chính đáng bởi vì nó sẽ có nghĩa là không bảo vệ những tuyên bố riêng của bất kỳ bên tranh chấp nào, mà là ủng hộ chính luật pháp quốc tế.

Gregory Poling là nhà nghiên cứu liên kết với Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, DC. Bản gốc được đăng trên CSIS Commentary.

Theo CSIS

Trần Quang (gt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa  
Thứ Hai, 16/07/2012 --- cập nhật 08:50 GMT+7


Khoảng 17h chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo tin của THX từ tàu cá Qiongsanya-F8168, đây là đội tàu cá lớn nhất từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa.

Các tàu này đã tới vùng biển thuộc Bãi đá Chữ thập của Việt Nam sau khi trải qua hải trình kéo dài 78 giờ đồng hồ.


Các tàu cá xếp hàng trước khi ra khơi đến quần đảo Trường Sa. (Ảnh: China Daily)

THX dẫn lời các thủy thủ cho biết, đội này, gồm có một tàu tiếp tế nặng 3.000 tấn và 29 tàu nặng hơn 140 tấn, sẽ đánh bắt cá gần bãi đá ngầm này từ 5-10 ngày. Tàu tuần tra ngư nghiệp Ngư Chính 310 đã tới khu vực trên để bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá.

Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế," vị đại diện này nói.

Theo TTXVN
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

http://laodong.com.vn/Image.aspx?id=71257&ts=425&lm=634781168286630000

hoa cỏ đã viết:
30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa  
Thứ Hai, 16/07/2012 --- cập nhật 08:50 GMT+7
Sấn Sổ & Bài Bây

Thằng Tàu tiếp tục lấn rồi đây
Kế hiểm đằng sau cái mặt dày.
Rã họng mời thầu chưa ráo mép,
Thi gan đánh cá đã ra tay.
Dù không hoặc có đều nhân cớ,
Dẫu chóng hay lâu cũng cối chầy.
Nắn rắn xoay sang chiều sấn sổ,
Sờ mềm lật lại hướng bài bây.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

      Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa'

TP - Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

http://www.tienphong.vn/Cache/919/207919_300.jpg
Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã.


Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...

Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã.

Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.

Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.

Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).

Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.

Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.

Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.

Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.

Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.

Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.

Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “Cách mạng văn hóa”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo.

Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.

Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”.

Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình.

Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt.

Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.

"
Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc"

                              Biên tập viên Tân Hoa Xã Chu Phương


Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.
Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...

Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra.

Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.

Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.

Thu Thủy
Theo Sina.com, Zhoufang.blshe.com
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối