Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

ngh.mai đã viết:
Nguyễn Bá Hoà đã viết:
http://vn.news.yahoo.com/...7t-nam-mua-230008932.html

Khám phá tàu ngầm Kilo Việt Nam mua của Nga
VTC NewsVTC News – 22 giờ trước

   Email
   In ra

(VTC News) - Kilo là lớp tàu ngầm diesel êm nhất thế giới với khả năng ẩn nấp, biến mất và săn ngầm cực kì hiệu quả trong tác chiến ở vùng biển xa bờ.

>> Mỹ cảnh báo về âm mưu “chia rẽ và chế ngự” ở biển Đông
>> Philippines vẫn xem Trung Quốc 'là bạn'

Tàu ngầm lớp Kilo được đưa vào phục vụ trong Hải quân Nga vào đầu những năm 1980. Nó được thiết kế bởi Cục thiết kế hàng hải trung ương Rubin tại St Petersburg.
Các phiên bản của nó bao gồm Kiểu 877EKM - lớp Turbot và Kiểu 636 - lớp Kilo. Ngoài ra còn có một phiên bản hiện đại hơn là Kiểu 677 - lớp Lada được đưa vào chạy thử nghiệm tháng 11/2004. Các kỹ sư của Rubin đã phát triển hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập có thể dùng cho Kilo và vài lớp tàu ngầm khác.
Ban đầu, các tàu ngầm Kilo được đóng tại xưởng Komsomolsk nhưng hiện nay đã được chuyển về xưởng Admiralty ở St Petersburg. Kilo là lớp tàu ngầm được thiết kế với nhiệm vụ săn tàu ngầm, tàu chiến, tuần tra và trinh sát đối phương.
Nó là lớp tàu ngầm chạy động cơ diesel-điện êm nhất thế giới với khả năng phát hiện đối phương ở khoảng cách xa từ 3-4 lần so với khoảng cách tàu ngầm khác phát hiện ra nó.
Tàu ngầm lớp Kilo của quân đội Nga
Hải quân Mỹ đã gọi các tàu ngầm Kilo là 'Hố đen' do khả năng lẩn trốn và tẩu thoát cực kì khủng khiếp của nó. Được phủ một lớp vật liệu chống dội âm trên thân, Kilo có khả năng hấp thụ, làm méo và giảm cường độ tín hiệu phản lại đồng thời giúp nó chạy êm hơn để có thể giảm khoảng cách bị phát hiện bằng sóng sonar thụ động từ các tàu đối phương. Tàu ngầm gồm 6 khoang chống nước được ngăn cách nhau bởi những vách ngăn trong một lớp vỏ kép chịu áp lực cao.
Thiết kế này có thể tăng khả năng sống sót cho thủy thủ đoàn, khi một khoang thường hay 2 buồng chứa nước kề nhau bị ngập thì tàu vẫn hoạt động được. So với thế hệ cũ là 877EKM, Kilo đã được nâng cấp sức mạnh của các động cơ nhưng đồng thời vận tốc quay của chân vịt cũng được giảm xuống để giảm tối đa tiếng ồn gây ra khi di chuyển.
Tàu ngầm Kilo có khả  năng lặn sâu 300m, di chuyển với tốc độc 20km/h khi nổi, gần 40km/h khi ngập nước. Kilo có tầm hoạt động vào khoảng 12.000 km khi lặn với ống thông hơi và 650 km khi ngập nước hoàn toàn.
Các ống phóng ngư lôi 553mm phía trước mũi tàu
Vũ khí của Kilo cũng rất đáng chú ý với khả năng chiến đấu đa mục tiêu, hệ thống chỉ huy có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ để điều khiển tàu và bắn ngư lôi hiệu quả nhất.
Các máy tính tốc độ cao trang bị trong tàu giúp nó có thể xử lí các thông tin từ những thiết bị giám sát và hiển thị trên màn hình. Từ đó, các thông số về địa hình, độ sâu ngập nước, thông số về mục tiêu, tham số khi khai hỏa, khả năng tự bắn và triển khai vũ khí sẽ được hỗ trợ tối đã cho các thủy thủ. Các tàu Kilo còn có thể được trang bị hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S, phóng ra các tên lửa diệt tàu 3M-54E1 với đầu đạn nổ 450kg và tầm bắn 220km.
Một tàu ngầm lớp Kilo đang trong quá trình đóng mới
Phía đầu tàu có  6 ống phóng ngư lôi 533mm, bên hông là 6 phóng ống ngư lôi với 18 quả ngư lôi trong ống và 12 quả dự trữ.
Các ống phóng ngư lôi này cũng được sử dụng để bắn các loại mìn chống tàu chuyên dụng với 24 quả chuẩn bị sẵn trong khoang.
Hai hệ thống phóng ngư lôi được điều khiển bằng các máy tính tốc độ cao giúp nó định vị nhanh chóng và chính xác mục tiêu.
Lần bắn đầu tiên có thể thực hiện trong 2 phút, mỗi loạt tiếp theo cần tất cả 5 phút để chuẩn bị và khai hỏa.
Trung tâm điều khiển máy móc của tàu ngầm Kilo
Các tàu ngầm Kilo phát hiện mục tiêu dưới nước bằng hệ thống phát thu sóng sonar thụ động MGK-400EM. Cùng với đó là hệ thống kính tiềm vọng, radar giúp nó có cái nhìn rất bao quát về mặt biển, trên không và dưới nước. Hôm 14/8, RIA Novosti trích dẫn một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết, tàu ngầm diesel-điện Project 636 Kilo đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm cùng loại cho Việt Nam, được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg sẽ được hạ thủy trong tháng 8/2012. Buổi lễ hạ thủy sẽ được tổ chức vào ngày 28/8 tới.

Tùng Đinh
Khoe hết số lượng và tính năng vũ khí là sai lầm nghiêm trọng
Mấy cụ đại đồ nho trong tv này mà biết được các thứ vũ khí của ta , tầu hay tây... đăng lên đây thì đã lạc hậu lắm rồi. Mình đang bàn định mua nọ mua kia v.v thì nó đã biết hết cả rồi. Đợi mấy cụ trong này cung cấp thông tin để nó hoạch định...thì có mà trở về thời kỳ đồ...Big bang.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...ho%C3%A0ng-233627173.html

Bia “chủ quyền” Trung Quốc không có Hoàng Sa - Trường Sa
Thanh Niên OnlineThanh Niên Online – Thứ sáu, ngày 17 tháng tám năm 2012

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BIACHUQUYENTQ.jpeg
Bản đồ trên “bia chủ quyền” của Trung Quốc tại Trường Sa - Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo


Vừa xuất hiện bằng chứng cho thấy chính Trung Quốc sai phạm trong những tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.



Trung Quốc đang ra sức sử dụng sức mạnh truyền thông để tuyên truyền bóp méo sự thật về biển Đông nhằm đầu độc dư luận. Tuy nhiên, chính do hành động chiếm đóng phi pháp bằng vũ lực, bất chấp sự thật và luật pháp quốc tế của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nên các cơ quan truyền thông nước này đã để lộ những sơ hở.

Mới đây, trang tin Sina đăng một bài viết tuyên truyền về hoạt động của Trung Quốc tại cái gọi là “TP.Tam Sa”, được thành lập phi pháp và bao trùm cả Hoàng Sa - Trường Sa. Trong bài viết, Sina đăng lại bức ảnh của Nhân Dân nhật báo chụp bia “chủ quyền” dựng tại bãi đá Chữ Thập thuộc Trường Sa của Việt Nam. Trên bia vẽ một bản đồ Trung Quốc hoàn toàn không có Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, bản đồ này chỉ có 2 chấm nhỏ thể hiện đảo Hải Nam và Đài Loan. Trước đó, các học giả và bạn đọc Việt Nam cũng đã phát hiện nhiều bằng chứng từ bản đồ và trên phim ảnh cho thấy lãnh thổ phía nam của Trung Quốc chỉ kéo dài tới đảo Hải Nam. Nước này hoàn toàn không có quyền lịch sử gì đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả.

Gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành động mang tính “ỷ mạnh hiếp yếu” đối với Việt Nam và Philippines, gây quan ngại cho cả những bên không tham gia tranh chấp trên biển Đông. Trong tháng 8, Mỹ đã 2 lần ra tuyên bố phản đối sự xuất hiện của “TP.Tam Sa”, đồng thời cảnh báo âm mưu “chia để trị” trong vấn đề biển Đông. Hôm qua, tờ The Washington Post đăng bài xã luận cho rằng Mỹ giữ quan điểm trung lập trong vấn đề biển Đông và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, nhưng Trung Quốc lại coi đó là một “hành động thách thức” và đòi Mỹ “tôn trọng chủ quyền”. Bài báo nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh “mang tính bành trướng” và dựa trên đường 9 đoạn phi lý. Tờ báo kết luận biển Đông đang là khu vực “có nguy cơ” và “mọi người cần đảm bảo rằng nó không trở thành biển chiến tranh”.

Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã dẫn lời thiếu tướng Vương Hải Vận, thuộc Hội Nghiên cứu quan hệ Trung - Nga, nói Trung Quốc cần chế tạo 3-5 tàu sân bay để hỗ trợ hải quân bảo vệ “lãnh thổ biển rộng lớn”, phá vỡ sự ngăn chặn của Mỹ và không để nước khác “dọa dẫm”. Trong bài viết đăng trên tờ The Diplomat, Phó giáo sư James R.Holmes của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định nếu Trung Quốc sở hữu 3-5 tàu sân bay thì nước này có thể sẽ cắt cử từ 1 đến 2 chiếc hoạt động ở biển Đông.

Trùng Quang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Nghịch lý chiến lược Biển Đông của Trung Quốc




Ngày 17/7, hãng Stratfor của Mỹ công bố tài liệu với đầu đề trên, trong đó cho biết, trong thập kỷ qua, Biển Đông trở thành một trong những điểm bất ốn nhất ở Đông Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền một phần hoặc tất cả vùng biển, và các tuyên bố chồng lấn dẫn đến đối đầu ngoại giao và thậm chí quân sự trong những năm gần đây.
Do Biển Đông có nhiều quần đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, năng lượọng và gần 1/3 tuyến đường hàng hải của thế giới đi qua, nên tất nhiên vùng biển này có giá trị chiến lược đối với các quốc gia liên quan. Nhưng với Trung Quốc, kiểm soát trên Biển Đông không chỉ là vấn đề thực hiện mà còn là tâm điểm chính sách ngoại giao tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh: Làm sao để khẳng định chủ quyền hàng hải lịch sử trong khi vẫn duy trì các chính sach không đối đầu với các nước do ông Đặng Tiểu Bình xây dựng năm 1980. Trung Quốc đã khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc. Lúc đó, hầu hết ở các nước khác đều đang nổi lên các phong trào giành độc lập, Trung Quốc chỉ cần làm rất ít việc để đảm bảo lời khẳng định của mình. Nhưng do các quốc gia khác xây dựng lực lượng hàng hải, theo đuổi mối quan hệ mới và có một quan điểm tích cực hơn trong việc thăm dò và tuần tra vùng biển và với thái độ không thân thiện của Trung Quốc trước bất cứ nhượng bộ nào về lãnh thổ, cách tiếp cận lặng lẽ của Đặng Tiểu Bình là lựa chọn đúng đắn.

  Sự phát triển hàng hải của Trung Quốc

Trung Quốc là nước kiểm soát một bờ biển dài, trước kia từ biển Nhật Bản ở phía Đông Bắc tới Vịnh Bắc Bộ ở phía Nam. Mặc dù bờ biển dài, nhưng Trung Quốc gần như chỉ luôn chú trọng bên trong, ít khi quan tâm đến các vùng biển và thậm chí cả trong những thời điểm khá ổn định trên đất liền. Theo truyền thống, các mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc không xuất phát từ biển, trừ trường hợp cướp biển không thường xuyên, mà thường từ cạnh tranh nội bộ và các lực lượng du mục ở phía Bắc và phía Tây. Thách thức địa lý của Trung Quốc đã thúc đẩy một nền kinh tế nông nghiệp trên cơ sở quy mô dòng họ và nhỏ lẻ với một cơ cấu quyền lực mạnh mẽ phân cấp, được thiết kế một phần để giảm thiểu những thách thức liên tục từ các lãnh chúa và khu vực. Phần lớn thương mại của Trung Quốc với thế giới được thực hiện thông qua các tuyến đường bộ hoặc bởi người Arập và các thương nhân nước ngoài khác tại một số khu vực ven biển. Nói chung, Trung Quốc chỉ tập trung ổn định dân cư và biên giới đất liền hơn là các cơ hội tiềm tàng từ thương mại hàng hải hoặc thăm dò, bởi vì khi đó tiếp xúc với bên ngoài có thể mang lại nhiều rắc rối không kém gì những lợi ích. Hai yếu tố góp phần vào việc Trung Quốc thử nghiệm phát triển hải quân gồm: sự thay đổi chiến tranh từ phía Bắc xuống phía Nam Trung Quốc và có những thời điểm an ninh trong nước khá ổn định. Trong suốt triều đại nhà Tống (960-1279), các đội kỵ binh của vùng đồng bàng phía Bắc, vốn là một lực lượng quân sự lớn trên đất liền, kéo xuống phía Nam ven sông và đầm lầy. Lực lượng hải quân sông nước cũng phát triển ra bờ biển, và nhà Tống khuyến khích chuyển hướng về phía biển và thương thuyền của Trung Quốc thay thế các thương nhân nước ngoài dọc bờ biển. Mặc dù chủ yếu vẫn hướng vào nội địa trong suốt triều đại nhà Nguyên (1271-1368), nhưng Trung Quốc đã thực hiện ít nhất hai cuộc chiến hải quân lớn vào cuối thế kỷ 13 – chống Nhật Bản và Java – cả hai cuối cùng đã không thành công. Thất bại của các cuộc chiến góp phần vào quyết định của Trung Quốc một lần nữa quay lưng lại với biển. Cuộc phiêu lưu hàng hải lớn cuối cùng diễn ra vào đầu triều đại nhà Minh (1368-1644), khi nhà thám hiểm Hồi giáo Trịnh Hòa thực hiện 7 chuyến hành trình nổi tiếng tới nhiều khu vực trên thế giới như châu Phi, nhưng không sử dụng cơ hội này để thiết lập sức mạnh lâu dài của Trung Quốc ở nước ngoài. Hạm đội của Trịnh Hòa đã bị lãng quên vì Nhà Minh nhìn thấy khó khăn đang nổi lên trong đất liền, kể cả nạn cướp biển hoành hành ngoài khơi và Trung Quốc một lần nữa lại hướng nội. Tại cùng thời điểm mà Magellan bắt đầu chuyến thám hiểm toàn cầu vào đầu những năm 1500, Trung Quốc tiếp tục chính sách cô lập của họ, hạn chế thương mại và giao tiếp với bên ngoài và chấm dứt nghiên cứu các rủi ro hàng hải. Lực lượng hải quân Trung Quốc chuyển sang phòng vệ bờ biển hơn là tấn công. Sự xuất hiện các tàu chiến châu Âu trong thế kỷ 19 đã thu hút sự quan tâm của chính quyền Trung Quốc, và Trung Quốc sau đó đã thực hiện một chương trình hải quân dựa trên công nghệ phương Tây. Điều này cho thấy sự thống nhất trong suy nghĩ chiến lược lớn hơn của Trung Quốc vẫn hạn chế. Nhận thức không đầy đủ về hàng hải góp phần đưa đến quyết định của nhà Thanh nhượng quyền ra vào quan trọng cửa sông Đồ Môn cho Nga năm 1858, vĩnh viên đóng cửa ra vào vùng biển Nhật Bản từ phía Đông Bắc. Sau đó gần 40 năm, mặc dù xây dựng một đội tàu lớn nhất khu vực, hải quân Trung Quốc đã bị hải quân Nhật Bản mới nổi lên đánh bại. Sau đó gần một thế kỷ, người Trung Quốc một lần nữa tập trung gần như hoàn toàn trên đất liền, các lực lượng hải quân chỉ đóng vai trò phòng thủ thuần túy ven biển. Từ những năm 1990, chính sách này dần dần thay đổi khi mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với thế giới mở rộng. Đối với Trung Quốc, để bảo đảm sức mạnh kinh tế và nâng cao ảnh hưởng toàn cầu mạnh mẽ hơn, phát triển một chiến lược hải quân tiên phong đã trở thành điều bắt buộc.

  Giải thích “đường 9 đoạn”

Để hiểu lôgích hàng hải của Trung Quốc ngày nay và các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng của Trung Quốc, đầu tiên cần hiểu cái gọi là đường chín đoạn – đường biên giới lỏng lẻo phân định ranh giới các khiếu nại hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Đường 9 đoạn của Trung Quốc được dựa trên cơ sở một tuyên bố lãnh thổ năm 1947 của Chính quyền Quốc Dân Đảng lúc đó đang cầm quyền, thiếu sự cân nhắc chiến lược do lúc đó đang phải tập trung đối phó với hậu quả từ sự chiếm đóng của Nhật Bản trên đất Trung Quốc và cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi kết thúc sự chiếm đóng của Nhật Bản, Chính quyền Quốc Dân Đảng đã cử các sĩ quan hải quân và các đội khảo sát đến Biển Đông để lập bản đồ các hòn đảo khác nhau. Bộ Nội vụ Đài Loan công bô một tấm bản đồ đường 11 đoạn ở Biển Đông kéo ra xa từ bờ biển của Trung Quốc. Bản đồ này, mặc dù thiếu các tọa độ cụ thể, đã trở thành cơ sở cho tuyên bố hiện nay của Chính quyền Bắc Kinh sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Năm 1953, có lẽ như một biện pháp nhàm giảm thiểu xung đột với nước láng giềng Việt Nam, Bắc Kinh loại bỏ 2 trong số 11 đoạn, từ đó hình thành đường 9 đoạn như hiện nay. Trước đây các nước láng giềng ít phản đối hoặc khiếu nại bản đồ đường 9 đoạn của Bắc Kinh do họ đang tập trung cho các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bắc Kinh coi sự im lặng của những người hàng xóm và cộng đồng quốc tế là sự phục tùng và sau đó Bắc Kinh chủ yếu im lặng để tránh những thách thức đối với bản vẽ. Bắc Kinh lảng tránh việc tuyên bố chính thức đường 9 đoạn vì cho rằng nó là một biên giới bất khả xâm phạm bất chấp các nước khu vực và quốc tế công nhận hay không công nhận và coi đường 9 đoạn là cơ sở lịch sử để chống lại các tuyên bố chủ quyền biển khác.
Cũng như các nước tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam và Philíppin, mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là sử dụng khả năng mạnh mẽ của hải quân để kiểm soát các đảo cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị thế chiến lược của Biển Đông. Khi quân đội còn yếu kém, Bắc Kinh ủng hộ quan điểm gạt sang một bên các bất đồng chủ quyền và chú trọng phát triển chung nhằm hạn chế các bất đồng lớn do sự chống lấn chủ quyền, đồng thời kéo dài thời gian để phát triển lực lượng hải quân của mình. Bên cạnh đó, để đối phó với sự đoàn kết của các nước tuyên bố chủ quyền Biển Đông, Bắc Kinh âm mưu sử dụng cách tiếp cận đàm phán với từng quốc gia tuyên bố lãnh thổ mà không cần đề cập đến tuyên bố về đường 9 đoạn đó. Cách tiếp cận này sẽ cho phép Bắc Kinh chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán song phương – vấn đề mà họ lo sợ sẽ bị mất trong các diễn đàn đa phương. Mặc dù đường 9 đoạn không được Công ước củua Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 công nhận và liên tục gây nhiều tranh cãi, nhưng hiện nay Bắc Kinh ít có khả năng từ bỏ tuyên bố của họ. Trước sự quan tâm rất lớn của quốc tế và cạnh tranh khu vực trên Biển Đông, người dân Trung Quốc, vốn coi vùng nước trong đường 9 đoạn là khu vực lãnh hải Trung Quốc, đang ép Bắc Kinh có những hành động quyết đoán hơn. Điều này khiến Trung Quốc ở một vị thế khó khăn khi Bắc Kinh cố gắng mô tả phát triển chung như một bằng chứng cho thấy các nước khác đã công nhận tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc. Trái lại, các nước đối tác đã lảng tránh khi Bắc Kinh tìm cách giảm nhẹ tuyên bố để duy trì quan hệ quốc tế, trong khi người dân Trung Quốc ở trong nước thường tổ chức các cuộc biểu tình yêu cầu Chính phủ hành động. Nhưng bất cứ nỗ lực nào nhằm thu hút cử tri trong nước của Chính quyền Bắc Kinh đều có nguy cơ gây tức giận cho các đối tác nước ngoài hoặc ngược lại.

  Phát triển chính sách hàng hải

Các diễn biến từ đường 9 đoạn, tình hình phát triển trong nước, và hệ thống quốc tế có nhiều thay đổi đã góp phần hình thành chiến lược phát triển biển của Trung Quốc. Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc tập trung vào nội bộ và bị hạn chế do lực lượng hải quân yếu kém. Mặc dù các tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc rất mơ hồ, nhưng khi các nước láng giềng chỉ tập chung vào cuộc đấu tranh giành độc lập, Trung Quốc đưa ra quan điểm biên giới lãnh hải mạnh mẽ hơn. Phát triển hải quân của Trung Quốc chủ yếu vẫn phục vụ mục tiêu phòns thủ và bảo vệ bờ biển khỏi các cuộc xâm lược từ bên naoài. Trong các nỗ lực cải cách kinh tế trong nước cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, Đặng Tiểu Bình đã tìm cách phát triển kinh tế thực dụng hơn từ các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đặt tuyên bố chủ quyền lãnh hải sang một thời điểm khác. Chi phí quân sự của Trung Quốc tiếp tục ưu tiên cho các lực lượng trên bộ và lực lượng tên lửa, còn lực lượng hải quân chỉ đóng vai trò bảo vệ các vùng ven biến Trung Quốc. Hai thập kỷ tiếp theo, Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục các chính sách như vậy. Mặc dù lúc đó ở Biển Đông xảy ra một số đụng độ, nhưng nói chung, Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chiến lược tránh đối đầu và coi đây là một nguyên tắc cốt lõi trên biển. Hải quân Trung Quốc không ở vị trí thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ hoặc không có bất cứ hành động quyêt đoán nào đối với các nước láng giềng, đặc biệt kể từ khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường ảnh hướng trong khu vực thông qua các phương tiện kinh tế và chính trị. Nhưng đề nghị hợp tác phát triển Biển Đông của Bắc Kinh phần lớn bị thất bại. Do sức mạnh kinh tế và chi tiêu quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng, đặc biệt gần đây Trung Quốc tập trung hiện đại hóa lực lượng hải quân, từ đó khiến các nước láng giềng nghi ngờ và họ kêu gọi đóng vai trò tích cực hơn để đối trọng với sự gia tăng của Trung Quốc. Vấn đề đường 9 đoạn và tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc cùng nổi lên đáng kể vì nhiều nước nộp đơn khiếu nại chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Trung Quốc, đã ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển chủ yếu do lợi ích hàng hải và tài nguyên ở Biển Đông, nhận thấy chính họ cũng phải đưa ra một số tuyên bố ngược lại ở Biển Đông, từ đó báo động ở các nước láng giềng trước những gì được coi là hành động thúc đẩy ý đồ bá chủ khu vực của Bắc Kinh. Nhưng không chỉ các quốc gia có tranh chấp Biển Đông tỏ ra lo ngại trước các biện pháp của Trung Quốc, các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc Mỹ, Ôxtrâylia và Ấn Độ…, những nước phụ thuộc vào biển về thương mại và vận tải quân sự, cũng tỏ thái độ không thể chấp nhận quan điểm bành trướng của Trung Quốc. Tất cả các quốc gia này coi những hành động của Trung Quốc như một khúc dạo đầu thách thức các vùng nước thuộc quốc gia khác. Trung Quốc phản ứng băng những lời lẽ ngày càng quyết đoán và quân đội Trung Quốc cũng đóng vai trò lớn hơn trong các quyết định chính sách đối ngoại. Rõ ràng chính sách về không đối đầu của Trung Quốc trước đây nay đã được thay thế bằng một cách tiếp cận mới.

(xem tiếp phần sau}
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
(Tiếp theo)

Nghịch lý chiến lược Biển Đông của Trung Quốc



Tranh luận về chính sách đối ngoại

Năm 1980, Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách đối ngoại, trong đó yêu cầu Trung Quốc lặng lẽ quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời…. Những nguyên lý cơ bản này vẫn là cốt lõi trong chính sách đối ngoại Trung Quốc và được coi là nguyên tắc chỉ đạo hành động hoặc sử dụng để bào chữa cho hành động yên lặng. Nhưng môi trường trong nước và khu vực đã thay đổi đáng kể từ những ngày đầu của cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình phát động và phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Do đó Bắc Kinh hiểu rằng chỉ thông qua một chính sách chủ động hơn, Trung Quốc mới có thể phát triển từ một sức mạnh duy nhất trên đất liền đến sức mạnh trên biển và định hình lại khu vực một cách có lợi cho lợi ích an ninh của họ. Nếu không hành động như vậy, các quốc gia khác trong khu vực và đồng minh của họ, cụ thể Mỹ, sẽ âm mưu hoặc thậm chí đe dọa các tham vọng của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang tranh cãi hoặc thay đổi ít nhất bốn yếu tố chính sách của Đặng Tiểu Bình: 1. Thay đổi từ không can thiệp chuyển sang việc can thiệp sáng tạo; 2. Thay đổi từ nền ngoại giao song phương sang ngoại giao đa phương; 3. Thay đổi từ ngoại giao phản ứng sang ngoại giao phòng ngừa; 4. Phát triển từ chính sách không liên kết chặt chẽ sang bán liên minh. Can thiệp sáng tạo được Bắc Kinh mô tả như một biện pháp để Trung Quốc chủ động hơn trong việc bảo vệ lợi ích của họ ở nước ngoài bằng cách tham gia nhiều hơn vào tình hình chính trị của các nước khác – một sự thay đổi từ không can thiệp sang một thứ gì đó linh hoạt hơn. Trung Quốc đã sử dụng tiền và các công cụ khác để hình thành sự phát triển bên trong ở các nước khác trong quá khứ, nhưng sự thay đối chính sách chính thức sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải can dự sâu hơn các vấn đề khu vực. Nhung điều này sẽ làm suy yếu các nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy ý đồ: Trung Quốc chỉ là một quốc gia đang phát triển giúp các nước đang phát triển khác trong bối cảnh của chủ nghĩa đế quốc phương Tây và bá quyền. Sự thay đổi trong nhận thức có thể ảnh hưởng đến một số lợi thế của Trung Quốc trong việc lôi kéo các nước đang phát triển vì Bắc Kinh dựa trên những cam kết không can thiệp chính trị như một biện pháp chống lại những lời chào mời của phương Tây về các công nghệ tốt hơn hoặc những nguồn phát triển tốt hơn thường kèm theo nhũng yêu cầu thay đổi chính trị của phương Tây. Từ lâu Trung Quốc đã dựa vào quan hệ song phương như một biện pháp ưa thích để quản lý các lợi ích quốc tế. Khi hoạt động trong các diễn đàn đa phương, Trung Quốc thường im lặng chứ không thể hiện sức mạnh của một siêu cường. Ví dụ, Trung Quốc có thể ngăn chặn các biện pháp trừng phạt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhưng hiếm khi đề nghị các giải pháp khác cho cộng đồng quốc tế theo đuổi.
Nhưng hiện nay Trung Quốc đang theo đuổi các mối quan hệ đa phương như một cách để bảo đảm quyền lợi của họ thông qua các nhóm lớn hơn. Mối quan hệ của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và theo đuổi hội nghị thượng đỉnh ba bên giúp Bắc Kinh định hướng chính sách của các tổ chức này. Bằng việc chuyển sang cách tiếp cận đa phương, Trung Quốc có thể làm cho một số quốc gia yếu hơn cảm thấy an toàn, từ đó có thể ngăn chặn các nước này chuyển sang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ. Theo truyền thống, Trung Quốc áp dụng một chính sách ngoại giao tương đối tích cực, đối phó với cuộc khủng hoảng khi chúng xuất hiện nhưng thường không phát hiện hoặc hành động để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trước khi chúng trở thành hiện thực. Ở những nơi đã tìm cách tiếp cận được các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Bắc Kinh thường bị chỉ trích không quan tâm tới những thay đổi trong khu vực và không chuẩn bị các chiến lược phản ứng, chẳng hạn sự phân chia Xuđăng thành hai nước Xuđăng và Nam Xuđăng. Giờ đây Trung Quốc đang tranh luận về việc chuyển hướng chính sách này sang một chính sách khác để có thể hiểu biết các lực lượng cơ bản và các nguy cơ dẫn đến xung đột, từ đó hành động một mình hoặc hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm xoa dịu các căng thẳng. Đối với Biển Đông, điều này có nghĩa, Trung Quốc phải làm rõ chủ quyền biển của họ ở mức nào thay vì tiếp tục sử dụng đường 9 đoạn mơ hồ, đồng thời nỗ lực theo đuổi các ý tưởng cho một cơ chế an ninh châu Á, trong đó Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lãnh đạo tích cực. Lập trường của Trung Quốc về các liên minh vẫn giữ nguyên như Đặng Tiểu Bình đưa ra trong những năm 1980: Trung Quốc không tham gia thiết lập liên minh nhằm chống lại nước thứ ba. Đây là quan điểm cho phép Trung Quốc duy trì chính sách đối ngoại độc lập và tránh các vấn đề quốc tế do liên minh gây nên. Ví dụ, kế hoạch Trung Quốc chiếm lại Đài Loan bị nhấn chìm bởi sự tham gia của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên và nhờ đó quan hệ của Trung Quốc với Mỹ được thiết lập lại sau một thập kỷ. Sự sụp đổ của hệ thống Chiến tranh Lạnh và sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã tạo nên chính sách mới. Bắc Kinh theo dõi thận trọng khi NATO mở rộng về phía Đông và khi Mỹ tăng cường liên minh quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, chính sách không liên minh của Bắc Kinh khiến Trung Quốc thiếu khả năng một mình đối mặt với các tổ chức này. Do đó, Trung Quốc chủ trương theo đuối cơ cấu bán liên minh nhăm khăc phục nhược điểm này. Hiện nay Trung Quốc đang tìm kiếm và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như các cuộc diễn tập quân sự và nhân đạo với nhiều quốc gia khác là một phần của chiến lược này. Chiến lược mới của Trung Quốc nhằm xây dụng một cơ cấu liên minh chống lại Mỹ. Trong chiến lược biển, Bắc Kinh đang nỗ lực hợp tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong các hoạt động clìống cướp biển, và trao đổi các hoạt động của hải quân và diễn tập chung.

  Hướng về phía trước

Thế giới đang thay đổi. Sự phát triển của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế lớn buộc Bắc Kinh phải suy nghĩ lại chính sách đối ngoại truyền thống. Trước mắt, vấn đề Biển Đông là một mô hình thu nhỏ của cuộc tranh luận rộng lớn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các tuyên bố chủ quyền mập mờ của Trung Quốc chỉ có tác dụng khi tình hình khu vực yên tĩnh, nhưng không phục vụ mục đích phát triển lợi ích biển và hoạt động của hải quân Trung Quốc, ngược lại đã làm tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và khu vực. Công cụ chính sách trước đây không còn phục vụ các nhu cầu của Trung Quốc. Chính sách phát triển kế thừa từ Đặng Tiểu Bình không còn mang lại bất cứ sự hợp tác đáng kể nào với các nước láng giềng ven biển và việc khẳng định đường 9 đoạn hoàn toàn trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đồng thời làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở trong nước cũng như các phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng. Mặc dù chính sách biển thiếu rõ ràng, nhưng Trung Quốc thể hiện ý đồ tiếp tục củng cố tuyên bố của họ trên cơ sơ đường 9 đoạn. Bắc Kinh thừa nhận những thay đổi chính sách là cần thiết, nhưng sự thay đổi đó không được gây nên bất cứ hậu quả nào./.

Stratfor (Hoa Kỳ)
Nguồn: TTXVN/BS
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Thêm một bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam



http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/anh-sach-hs-a.jpg
  
Bìa cuốn sách “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”

Trước thềm Xuân Nhâm Thìn, nhà giáo lão thành Thân Trọng Ninh gọi điện cho tôi:
- Mình nhận được sách từ Pháp rồi. Cậu xuống đi!
Ông không dài dòng, vì quả tim của ông lão 90 tuổi đang lúc “trục trặc”, nhưng niềm vui khiến giọng nói của ông như trẻ lại.
Khoảng nửa tháng trước, ông đã trao cho tôi một tài liệu mà bà Yvette Amiot Thân Trọng – một cô dâu của họ Thân – từ Pháp vừa gửi về – một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu là bản phô-tô từ một một cuốn sách nên ông đã đề nghị bà Yvette gửi cho cuốn sách đã xuất bản tại Pháp. Và hôm nay cuốn sách từ Pháp đã về đến Huế.
Đó là cuốn “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” (“Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”) của tiến sĩ Monique Chemillier Gendreau (NXB L’ Harmattan, Paris, 1996), trong đó có lá thư (nguyên văn chữ Pháp) viết từ Huế ngày 23 tháng giêng năm 1929 của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương (Hà Nội) liên quan tới quần đảo Hoàng Sa. Ông Thân Trọng Ninh đã dịch lá thư và nội dung quan trọng nhất chúng ta đọc thấy dưới đây là một bằng chứng rằng quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã thuộc về Việt Nam:
“…Trong quyển sách viết về “Điạ lý Nam Kỳ” dịch ra tiếng Anh và đăng trong “Báo của Hội Châu Á xứ Bengale” năm 1838, Đức Ông Jean-Louis Taberd, giám mục xứ Isauropolis, giám mục tông toà xứ Nam Kỳ, Cao Miên và Champa đã viết về việc vua Gia Long đã đem quân ra chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1816 và đã làm lễ thượng kỳ lá cờ Nam Kỳ một cách long trọng tại đó.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/anh-sach-hs-b.jpg

Một trang nguyên bản lá thư của Khâm Sứ Trung kỳ…

Tuy nhiên vẫn có sự nghi ngờ về tính xác thực của sự kiện chính vua Gia Long đã đích thân chỉ huy sự chiếm đóng Quần đảo, nhưng sự chiếm đóng này là có thực và đã được khẳng định trong các biên niên ký của Chính phủ An Nam hay là “Đại Nam Nhất Thống Chí” quyển số 6, và “Nam Việt Địa Dư” quyển số 2, về địa lý nước An Nam xuất bản vào năm thứ 14 triều vua Minh Mạng và sau cùng trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” quyển 6 về địa lý dưới triều vua Duy Tân.
Những tài liệu nói trên được lưu giữ tại các thư viện của Chính phủ An Nam đã cung cấp thêm cho chúng tôi nhiều chi tiết sau đây:
Trong những triều đại trước đây, một đội quân gồm 70 lính tuyển mộ trong dân chúng làng Vĩnh An đã được phái ra đóng đồn tại quần đảo Hoàng Sa, lấy tên là “Đội Hoàng Sa”; một đội khác mang tên “Đội Bắc Hải” được thành lập sau đó và được đặt dưới quyền chỉ huy của Đội Hoàng Sa….
Dưới triều vua Minh Mạng có nhiều phái bộ của Chính phủ được gửi ra nghiên cứu và khai thác tại Quần đảo. Một phái bộ đã phát hiện một ngôi chùa cổ trong đó có ghi một dòng hàng chữ.
Năm 1838, nhà vua lại phái ra Quần đảo một đội thợ xây cùng các nguyên vật ;iệu để xây dựng một ngôi chùa và một tấm bia nhằm đánh dấu kỷ iệm sự có mặt của họ đã đến đây….
Nhà nước được chúng ta bảo hộ đã khẳng định từ lâu đời chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và ngài Thân Trọng Huề, nguyên là Thượng thư Bộ Binh, qua đời năm 1925, trong một bức thư đề ngày 3 tháng 3 năm ấy, đã viết “những hòn đảo này luôn luôn thuộc chủ quyền của nước An Nam, việc này không có gì để bàn cãi cả…”
Đoạn tiếp theo nhấn mạnh vị trí quan trọng của quàn đảo Hoàng Sa trong việc lưu thông và lập căn cứ quân sự để sử dụng khi tấn công đất liền.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/nhagiaoThantrongNinh-c.jpg

Nhà giáo Thân Trọng Ninh chăm chú xem cuốn sách vừa gửi từ Pháp về.

Xin được lưu ý ông Thân Trọng Huề (1869-1925) là một trong những nhân vật nổi tiếng của dòng họ Thân danh giá mà tiêu biểu hơn cả là tiến sĩ Thân Nhân Trung, tác giả câu nói bất hủ đã đã ghi trên một tấm bia tại Quốc Tử Giám (Hà Nội): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Năm 2010, trong dịp kỷ niệm 1000 họ Thân cũng tại Văn Miếu (Hà Nội), đã có bài viết nêu công lao của ông Thân Trọng Huề “đã buộc nhà đương cục Pháp phải ký vào văn kiện công nhận lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa” nhưng chưa có bằng chứng cụ thể.
Nay, với lá thư của Khâm Sứ Trung Kỳ đã dẫn ở trên, việc đó mặc nhiên được xác nhận, đồng thời thêm một bằng chứng khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Nội dung này có thể có nhà nghiên cứu đã biết, nhưng việc một phụ nữ Pháp, chỉ với “chức danh” duy nhất liên hệ đến đề tài này là cô dâu của một gia đình họ Thân định cư ở Pháp nhiều chục năm trước vẫn luôn hướng về Việt Nam, chăm chú tìm những tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa gửi về  cho một ông giáo già ở Huế là điều rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Lẽ nào một “bà đầm” bên Tây, một ông lão gần đất xa trời còn biết đau đáu về một vùng lãnh thổ của Việt Nam bị nước ngoài ngang nhiên chiếm đoạt, quan tâm tìm thêm bằng chứng lịch sử để đòi họ thực thi theo luật pháp quốc tế mà những cơ quan công quyền, những vị chức trọng quyền cao lại cảm thấy “khó khăn” mỗi khi lên tiếng đòi chủ quyền cho Tổ quốc mình?

Nguyễn Khắc Phê
Nguồn: quechoa
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Nhân dịp các bác nhắc đến những người Việt (hoặc gốc Việt) yêu nước hiện đang ở Pháp, tôi mời những bác nào thích đọc tiếng Pháp tham khảo link sau đây, để nghe lời ngỏ của Nguyên Huu Tan-Duc trong một bức thư mở cho "những người Hoa có thiện chí", và ngoài ra, cho nhân dân Trung quốc, những người dân bị nhà cầm quyền cộng sản bịt mắt bịt tai bịt miệng, họ đã không thông hiểu hết tình hình ở Biển Đông.

http://eglasie.mepasie.or...-chinois-de-bonne-volonte

Dưới đây là đoạn đầu bức thư của Nguyên Huu Tan-Duc:

POUR APPROFONDIR - Lettre ouverte d’un Vietnamien aux Chinois de bonne volonté



Cet appel, lancé vers la Chine par un Vietnamien comme on jette une bouteille à la mer, dit l’auteur, est sans doute d’abord un appel à la raison et au cœur des Chinois pour qu’ils examinent sans passion et sans volonté hégémonique les multiples points de litige qui forment l’ensemble du contentieux opposant les deux pays. C’est pourquoi cette longue adresse « aux Chinois de bonne volonté »...

http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/mai-2012-29-vietnam-4.jpg/image_preview



.. constitue en même temps un véritable dossier rigoureux et pratiquement exhaustif, se référant sans cesse à des documents historiques et des travaux, cités en note. Une érudition qui, bien évidemment, n’empêche pas l’auteur de s’engager avec passion dans la défense de la cause de son pays. Car ce texte – le lecteur s’en apercevra vite – est aussi un vibrant plaidoyer, non pas contre la Chine, mais pour le Vietnam, pour son existence, pour sa survie, alors que son puissant voisin entame une montée en puissance.
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Trung Quốc có nguy cơ thành kẻ thù chung của thế giới


   
Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc) phân tích những điều sai trái, ngang ngược, vô lý trong lập trường, chủ trương, yêu sách của chính phủ Trung Quốc về biển Ðông.

Ngày 13-8, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc), người có nhiều bài viết phê phán những quan điểm sai trái của Trung Quốc về vấn đề biển Ðông, bác bỏ Ðường lưỡi bò, đăng trên blog của ông loạt bài viết của một học giả Trung Quốc khác có bút danh “Bao Phác Tiên Nhân”.

Học giả này cũng phân tích những điều sai trái, ngang ngược, vô lý trong lập trường, chủ trương, yêu sách của chính phủ Trung Quốc về biển Ðông. Tiền Phong trích dịch một số đoạn:

Vấn đề Nam Hải (biển Ðông)

Cái gọi là vấn đề Nam Hải, bao gồm vấn đề Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), chủ yếu là vấn đề Nam Sa, rốt cục là như thế nào? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc? Căn cứ vào đâu mà tuyên bố?
Hoàng đế Thanh triều đến lãnh thổ trên bộ còn không giữ được, thật khó nói có biết đến chuyện lãnh hải hay không, đương nhiên không biết yêu cầu về quyền lợi biển.
Sau khi chính phủ Dân quốc thành lập, chẳng được mấy ngày bình yên, hết nội chiến lại đến ngoại họa, sau đó là Ðại chiến thế giới, may mà đứng về phía bên chiến thắng, nên mới có vấn đề Nam Sa. Nếu đứng về bên thua trận thì ngày nay làm gì có tư cách bàn đến vấn đề này.
Năm 1946, Lâm Tuân dẫn hạm đội đi thu phục các đảo. Nói là thu phục, nhưng theo tôi, đúng ra là tiếp thu tài sản của kẻ thất bại. Có một số đảo thực ra không biết là của ai, Nhật Bản chiếm, rồi thua trận đem dâng cho ta, dĩ nhiên ta vui vẻ nhận.
Ði cùng hạm đội có một ông quan cấp vụ trưởng ở Bộ Ðịa chất Khoáng sản vung bút vẽ đại một Ðường đứt khúc 9 đoạn hư ảo thành cái túi to tướng. Cái túi đó lớn đến mức bản đồ của ta phải vẽ thêm một ô phụ ở góc để thể hiện nó. Sau khi quay về, in vào bản đồ chính phủ Dân quốc, đem công bố, thế là ra đời một đường biên giới…
Nhưng cái Ðường 9 đoạn hư ảo đó thực tình vẽ quá mức, cơ bản đều vẽ sát vào bờ biển nhà người ta. Người ta giải quyết xong chuyện trong nhà, đương nhiên phải ra mặt có ý kiến.
Thế là vấn đề Nam Hải càng ngày càng gay gắt. Cái Ðường 9 đoạn hư ảo ấy rốt cục là đường gì? Nó không phải là đường cơ bản lãnh hải, cũng không phải là đường lãnh hải.
Rút cục nó có ý nghĩa pháp lý gì? Trong nhà chúng ta cũng thấy rất khó xử, cho nên năm 1995 khi công bố đường cơ bản lãnh hải đã không hề đề cập đến nó…
Quan điểm của tôi là: thực chất của vấn đề Nam Sa làtranh. Về mặt pháp lý, quả thực có vấn đề. Nhưng mạnh thì ra tay trước, tranh được bao nhiêu hay bấy nhiêu…

Trung Quốc thực sự có quyền lợi không thể tranh cãi ở Nam Hải không?

Nói đến quyền lợi ở Nam Hải, chúng ta thường thích nói một câu là: từ xưa đến nay thế này thế nọ, có lúc hứng lên còn thêm vào hai chữ “thiêng liêng”.
Ðó chính là cái gọi là chứng cứ lịch sử… Nhưng những chứng cứ đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại… Chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sự kiểm soát thực tế.
Anh nói chỗ đó là của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa? Người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không? Có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa, chúng ta đã không có được điều đó…
Vào thời nhà Thanh (đời Hàm Phong hoặc Ðồng Trị), có một chiếc tàu hàng Pháp chở đồng đi qua vùng biển Tây Sa thì gặp cướp biển, bị cướp sạch.
Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng cứ để khi về báo cáo với chủ hàng và đòi hãng bảo hiểm bồi thường.
Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ (có lẽ là tri huyện) địa phương.
Viên quan địa phương đó nói với thuyền trưởng Pháp: “Nơi chúng ta đứng đây có tên làThiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển). Ðất của Thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm, không quản được và cũng không muốn quản”.
Thế rồi tống cổ tay thuyền trưởng bị cướp ra khỏi nha môn. Nhưng sự kiện đó cần phải có cái kết, nếu không về Pháp biết ăn nói ra sao? Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng.
Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu ra chạy lòng vòng, coi như đã truy bắt cướp.
Ðó là chứng cứ gì? Ðó chính là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Tây Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó.
Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho rằng Tây Sa là lãnh thổ của họ, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó.
Ðiều đó chả phải đã chứng minh Tây Sa từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao? Nếu bạn là đại biểu đàm phán của Trung Quốc, được huấn luyện đầy đủ về luật biển và luật quốc tế, trước những chứng cứ như thế thì phải làm thế nào? Thật là muốn có cỗ máy thời gian để quay trở lại thời đó bóp chết viên tri phủ kia!...
Cái Ðường đứt khúc 9 đoạn kia rốt cục có ý nghĩa thế nào về pháp luật? Là lãnh hải? Là vùng biển quần đảo? Hay là vùng biển lịch sử? Chẳng ai biết được! Trước hết, có thể là lãnh hải không? Không thể! Quyền lực của một quốc gia đối với biển bắt nguồn từ lục địa (đất liền), cũng tức là quyền về biển bắt nguồn từ quyền về lục địa.
Muốn xác định lãnh hải, trước hết cần xác lập đường cơ bản lãnh hải. Muốn có đường cơ bản, trước tiên phải xác định các điểm cơ bản, đó phải là các đảo và lục địa không có tranh cãi về chủ quyền, khoảng cách giữa các điểm cơ bản không được quá 24 hải lý.
Ðiểm chặt chẽ nữa là trên đảo phải có đủ điều kiện để con người sinh sống. Vậy Nam Sa có điểm nào phù hợp? Sách giáo khoa của ta nói đến “các đảo Nam Hải” đều có một câu “phía Nam kéo dài đến bãi cát ngầm Tăng Mẫu”.
Bãi cát ngầm, bãi đá ngầm không nhô khỏi mặt nước, đất còn chả có, nói gì đến quyền về biển? Câu đó về mặt pháp lý là không trụ vững được. Thế nhưng từ khi triều đại hiện nay lập quốc, chúng ta đã cứ giáo dục quốc dân như thế.
Nay đột nhiên nói câu đó không ổn về mặt pháp lý, quốc dân không chấp nhận được, chúng ta đành phải chơi trò rùa rụt đầu lại, không nêu lên nữa là xong.
Vùng nước mà Ðường đứt khúc 9 đoạn bao bọc chắc chắn không phải là lãnh hải. Vậy thì phải tìm lý do khác. Nhiều đảo như thế, liệu có thể gọi là vùng biển quần đảo được không? Indonesia được thì chúng ta cũng là một quốc gia ngàn đảo được chứ! Vùng biển quần đảo là vùng biển chủ quyền được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thừa nhận.
Căn cứ Công ước, cấu thành vùng biển quần đảo cần phải hội đủ mấy điều kiện. Thứ nhất, tỷ lệ diện tích vùng nước và diện tích lục địa (bao gồm các bãi san hô) phải đạt được từ 1:1 đến 9:1.
Thứ hai, độ dài đường cơ bản không được quá 100 hải lý, cho phép quá 3% thì cũng không được quá 125 hải lý. Các đảo Nam Sa vừa nhỏ, lại cách nhau quá xa, không thể đạt được hai tiêu chí đó.
Nếu chúng ta cứ cố tuyên bố đường cơ bản thì một rắc rối nữa lại xuất hiện: sau khi xác định đường cơ bản thì vùng biển phía trong nó trở thành nội thủy, phía trên nội thủy là vùng trời chủ quyền.
Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài, trong đó có tàu quân sự đều không được tự do qua lại. Muốn qua lại phải thông báo trước, phải được phép, phải nổi trên mặt nước, treo cờ, đi nhanh, không được dừng máy, không được thả neo, căng thẳng ra thì bắt giải giáp vũ khí.
Muốn tránh những rắc rối đó thì phải thiết lập hành lang hàng hải và hàng không để tàu thuyền, máy bay nước ngoài qua lại...
Chúng ta có thể tuyên bố Nam Sa là “vùng biển lịch sử” của mình. Nhưng làm sao các nước xung quanh lại không có phản ứng? Mấy cường quốc biển và vận tải biển như Mỹ, Nhật Bản sẽ đều chất vấn: “Nghe nói các ông muốn tuyên bố đây là vùng biển lịch sử? Thế từ nay về sau, chúng tôi qua đây đều phải báo cáo, xin phép các ông à?”.
Nơi này vốn là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, mỗi ngày có hàng ngàn tàu thuyền qua lại. Nếu tuyên bố đây là vùng biển lịch sử, việc quản lý nó giống như quản lý nội thủy, không chỉ quản mặt biển mà còn phải quản cả vùng trời, lại còn phải quản lý theo luật trong nước, mọi quyền sinh quyền sát đều trong tay ta, muốn bắt thì bắt, muốn xử thì xử; không nói đến tàu quân sự, các tàu hàng, tàu khách đi qua đều không yên tâm... Nếu cứ cố tuyên bố thì chắc chắn ta sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới.

Nguồn: tienphong
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc sử dụng dân quân gây hấn trên biển

Bài đăng trên Vietnam+ 21/08/2012 | 20:14:00

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=158728&at=0&ts=300&lm=634811818277200000
Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. (Ảnh: AFP)


Theo Kyodo, Quân đội Trung Quốc đã sử dụng dân quân để tiến hành các cuộc tấn công mạng và hoạt động gây hấn trên biển.

Điều này được ghi trong một tài liệu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mà Kyodo thấy được ngày 21/8, đã bất ngờ hé lộ các hoạt động từ trước đến nay không được đề cập của dân quân Trung Quốc, với khoảng 8 triệu người trên toàn quốc.

Tài liệu trên cho thấy dân quân Trung Quốc có thể đã tham gia các cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ cũng như doanh nghiệp Nhật Bản trong những năm qua.

Dân quân Trung Quốc có các đơn vị đặc biệt phụ trách công nghệ máy tính và các đơn vị hoạt động theo lệnh của quân đội.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vẫn một mực bác bỏ cáo buộc nước này dính líu tới các cuộc tấn công mạng.

Tài liệu của PLA, hướng dẫn luyện tập chiến thuật dành cho dân quân, cũng ám chỉ rằng dân quân Trung Quốc đã giả làm ngư dân trong các vụ gây hấn trên biển.

Theo tài liệu này, Bộ Tổng tham mưu PLA chịu trách nhiệm huy động các dân quân.

Cũng theo tài liệu, có các đơn vị dân quân nằm trong số ngư dân ở các khu vực duyên hải và vũ khí sẽ do Hải quân cung cấp. Các đơn vị này có thể nhận lệnh của quân đội để tham gia các hoạt động tấn công kẻ thù.

Tài liệu còn nói dân quân Trung Quốc có các lực lượng đặc biệt đảm trách về vũ khí sinh học và hóa học cũng như gây nhiễu hệ thống thông tin của kẻ thù./.

(Vietnam+)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đàn áp dân là tự làm yếu mình trước bành trướng, bá quyền Trung Quốc

Bài đăng trên Quê Choa 23/8/2012

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

https://lh5.googleusercontent.com/-Cc4uH-epJTc/UDWEWgUpuBI/AAAAAAAAJjQ/pbHZtJZ4QS0/s512/384689_508572339169518_1134843707_n4.jpg



Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ gồm nhiều bộ, trong đó có Bộ Công an và lực lượng công an. Nhiệm vụ chủ yếu của công an là bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự xã hội, trấn áp tội phạm để bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, giúp đỡ dân khi cần thiết. Khi ấy tôi từng được thấy những hành động rất đẹp của người công an: dẫn cụ già qua đường, vào can đám đánh nhau, dỗ dành em bé lạc mẹ và giúp em tìm mẹ, bênh vực một người dân lương thiện bị côn đồ bắt nạt… Thật đúng “công an là bạn dân” như Bác Hồ dạy.

Ngày nay, nhìn đâu tôi cũng thấy nhiều điều ngược lại: công an tùy tiện bắt dân, muốn bắt ai thì bắt dù không có lệnh của Viện Kiểm sát, dù họ không phạm pháp quả tang; hàng nghìn công an viên đánh đập nông dân một cách tàn bạo, cưỡng chế lấy đất của nông dân để làm giàu cho các nhà đầu tư và người có chức quyền; đàn áp những người biểu tình yêu nước, gán ghép cho họ nào là “bị nước ngoài xúi giục”, “bị kẻ xấu kích động”, “gây rối trật trật tự cộng”, v.v.

Những người biểu tình là những người yêu nước chân chính có tư duy độc lập, thấy chủ quyền đất nước bị xâm phạm thì họ phản đối, nước ngoài nào xúi được họ? Họ là những thanh niên yêu nước, những lão thành cách mạng, là những cựu chiến binh, là những trí thức tên tuổi, là nông dân chân lấm tay bùn… Họ có phải là trẻ con đâu mà “kẻ xấu” nào kích động được? Họ đi có trật tự chung quanh Hồ Gươm, lên đường Điện Biên Phủ, họ có làm ách tắc giao thông, có cãi nhau đánh nhau đâu mà bịa ra là “gây rối trật tự công cộng”? Họ không hô khẩu hiệu chống Đảng Cộng sản, chống Nhà nước, chỉ hô khẩu hiệu và mang biểu ngữ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược, cướp biển đảo của Việt Nam, sao lại đàn áp bắt bớ họ?

Đàn áp người yêu nước biểu tình hòa bình là phi đạo lý.

Đàn áp người biểu tình yêu nước thì những người đàn áp họ có còn lòng yêu nước nữa không?

Đàn áp người biểu tình là vi phạm Hiến pháp nếu không muốn nói là đứng trên Hiến pháp, bộ luật cơ bản và cao nhất của Nhà nước.

Đàn áp nông dân để lấy đất, đàn áp dân yêu nước biểu tình chống xâm lăng là coi dân thuộc lực lượng đối lập; lại còn nói: “việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đã có Đảng và Nhà nước lo”. Thế là đã bỏ ngoài tai lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, và không biết đến câu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” sao?

Các vị nắm quyền của ta “khôn khéo”, luôn khẳng định trung thành với “16 chữ”, nín nhịn, mơn trớn, làm mọi việc để lấy lòng những người lãnh đạo Trung Quốc, nhưng có ngăn chặn được họ tiếp tục lấn tới đâu: họ lập huyện Tam Sa, gọi thầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, đưa 23.000 tàu cá có nhiều tàu “hải giám” hộ vệ xuống đánh bắt cá trong vùng Trường Sa của ta, đuổi, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta. Họ vẫn luôn đe dọa đánh ta, láo xược và hung hăng nhất là câu đăng trên báo mạng của Trung Quốc “phải diệt hết bọn Việt Nam “xâm lược” để làm lễ tế cờ cho trận chiến thu hồi Nam Sa (Trường Sa)”.

Tuy nhiên họ mới chỉ dọa thôi, chưa phải thời điểm họ có thể phát động chiến tranh đánh Việt Nam hoặc Philippines, vì trong bối cảnh quốc tế, họ đương bị cô lập trong thế bao vây của Mỹ, đương bị dư luận thế giới phản đối thái độ hung hăng của họ ở biển Đông và đương phản đối dùng vũ lực, yêu cầu duy trì hòa bình trên đường hàng hải quốc tế biển Đông. Họ gây chiến thì cái mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” của họ sẽ rơi xuống, sẽ bị thế giới lên án.

Về nội bộ, họ sắp họp Đại hội lần thứ 18 cũng không ít phức tạp, không khí bất mãn gay gắt giữa quần chúng với chính quyền tràn đầy khắp đất nước; thái độ chống đối ở Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương tiềm ẩn sự bùng nổ bất cứ lúc nào.

Vì những lý do nêu trên nên họ chưa đánh ta, chứ không phải vì lãnh đạo của ta “khôn khéo”, chịu nín nhịn, khéo lấy lòng họ mà ngăn cản được họ. Một khi giới hiếu chiến Trung Quốc bất chấp mọi tình hình, bất chấp lợi hại, điên cuồng quyết đánh, thì có quỳ gối van xin họ, họ cũng vẫn đánh.

Để ngăn cản biểu tình yêu nước, người ta còn đưa ra luận điệu là “biểu tình làm mất ổn định xã hội dễ bị kẻ địch lợi dụng”! Kẻ địch nào? Kẻ địch chính là những người đã huy động 600.000 quân vào nước ta, tàn sát đồng bào ta, phá hoại triệt để các tỉnh biên giới của ta vào tháng Hai năm 1979; chính là những người đã mua rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ dọc biên giới của ta; chiếm lĩnh Tây Nguyên chiến lược của ta; vào do thám, nghiên cứu quân cảng Cam Ranh – một vị trí chiến lược tốt nhất Đông Nam Á của ta –, đưa hàng vạn người Trung Quốc rải khắp nước ta, vừa là thủ đoạn di dân vừa là rải gián điệp, là “đội quân thứ 5” ngay trong lòng nước ta, chiếm lĩnh thị trường nước ta, bóp chết công nghiệp của ta. Kẻ địch chính là những kẻ chiếm biển đảo của ta, đâm chìm tàu cá, cướp ngư cụ, cướp cá, bắn giết ngư dân của ta, mặc sức hoành hành ngang ngược coi như ao nhà của họ. Tình hình vô cùng nguy hiểm bởi mưu đồ của những người lãnh đạo bành trướng bá quyền Trung Quốc.

Trước nguy cơ đó, thiết nghĩ lãnh đạo ta cần thay đổi: trước hết, không đẩy dân ra xa thành đối lập mà cần gắn bó với dân, tạo nên khối đoàn kết toàn dân thật sự để tạo thành sức mạnh; thực hiện dân chủ; trọng dụng nhân tài; lắng nghe những ý kiến phản biện đúng, những lời thẳng thắn, tâm huyết. Đồng thời tuyên truyền rộng rãi chính nghĩa của ta để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới, tăng cường quan hệ với các nước lớn, kể cả Mỹ để tạo thế cân bằng. Một mặt vẫn duy trì tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, mặt khác phải dũng cảm đấu tranh với những thủ đoạn cường quyền và âm mưu xảo trá của giới lãnh đạo bành trướng bá quyền của họ.

Cần cố gắng tăng cường lực lượng quốc phòng đồng thời đề cao cảnh giác, luôn sẵn sàng chiến đấu, đề phòng mọi bất trắc.

Có như thế mới bảo vệ được chủ quyền, độc lập để tiến lên.

N.T.V.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hàn Quốc bắt 2 tàu cá Trung Quốc

Bài đăng trên Tiền Phong 07:32 | 23/08/2012

TP - Theo mạng Tin tức Trung Quốc (CNS) dẫn nguồn tin của hãng Yonhap cho biết, ngày 22-8, Cục Cảnh sát biển Mokpo (Hàn Quốc) thông báo: Tối 21-8, họ bắt giữ 2 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế nước này tại địa điểm cách đảo Koju 97km về phía tây nam. Cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ xử phạt sau khi thẩm vấn các thuyền viên.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=219507&Width=400
Các ngư dân Trung Quốc bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt.


Trước đó, trên vùng biển Hoàng Hải tiếp giáp hai nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trong vùng biển Hàn Quốc.

Hôm 17-1, một chiếc tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ, xảy ra xô xát giữa 13 thuyền viên với các cảnh sát Hàn Quốc. Ngày 30-4, cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ 9 ngư dân Trung Quốc.

Ngày 22-8, toà án tỉnh Jeju mở phiên toà thứ ba xét xử công khai các ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép và sử dụng bạo lực chống trả cảnh sát biển Hàn Quốc.

Các ngư dân Trung Quốc nói phía Hàn Quốc sử dụng bạo lực trước và cho rằng, hai phiên lần trước, toà xử qua loa.

Dự kiến, ngày 23-8, toà án tỉnh Incheon mở phiên thứ ba xét xử phúc thẩm vụ án Trình Đại Vĩ, thuyền trưởng tàu cá Lỗ Văn của Trung Quốc, bị cáo buộc đâm chết một cảnh sát biển Hàn Quốc khi bị nhà chức trách vây bắt do vào vùng biển nước này đánh bắt trái phép.

Vụ việc này xảy ra hồi tháng 12-2011. Hồi tháng 4 năm nay, toà án Incheon xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Trình Đại Vĩ 30 năm tù giam và 20 triệu won (17.500 USD).

Thu Thủy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] ... ›Trang sau »Trang cuối